Tuần 1 - Tiết 1
Ngày soạn: ....../......./2018 Ngày dạy: ....../....../2018
Bài 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT RẤT ĐA DẠNG VÀ PHONG PHÚ .
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
-HS được sự đa dạng phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.
2/ Kỹ năng : - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh. Kỹ năng hoạt động nhóm
3/ Thái độ : - Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II/ Đồ dùng dạy- học:- GV: Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng.
- HS: Đọc trước bài mới.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ định lớp:
2/ Hoạt động dạy-học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
sung

15’
HOẠT ĐỘNG 1
TÌM HIỂU SỰ ĐA DẠNG LOÀI VÀ SỰ PHONG PHÚ VỀ SỐ LƯỢNG CÁ THỂ




- Gv yêu cầu Hs nghiên cứu thông tin Sgk, quan sát hình 1.1 và 1.2 ( thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Sự phong phú về loài được thể hiện như thế nào?
+ Hãy kể tên loài Đv trong:
Một mẻ kéo lưới ở biển?
Tát một ao cá?
Đánh bắt ở hồ?
Chặn dòng nước suối nông?
+ Ban đêm mùa hè ở trên cánh có những loài Đv nào phát ra tiếng kêu?

- Em có nhận xét gì về số lượng cá thể trong bầy ong, đàn kiến, đàn bướm?
- Gv yêu cầu Hs tự rút ra kết luận về sự đa dạng của động vật.
- Gv thông báo thêm: một số động vật được con người thuần hoá thành vật nuôi, có nhiều đặc điểm phù hợp với nhu cầu của con người.
- Cá nhân đọc thông tin Sgk( quan sát hình( thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.Nêu được

+ Số lượng loài hiện nay 1,5 triệu.
+ Kích thước khác nhau.
- 1 vài Hs trình bày đáp án( Hs khác bổ sung.
- Hs thảo luận nhóm từ những thông tin đọc được hay xem thực tế. Yêu cầu nêu được:
Dù ở ao, hồ hay suối đều có nhiều loại Đv khác nhau sinh sống.
+ Ban đêm mùa hè thường có một số loài Đv như: cóc, ếch, nhái, dế mèn, sâu bọ…phát ra tiếng kêu.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án( nhóm khác bổ sung.
- Yêu cầu nêu được: Số cá thể trong loài rất nhiều.
* KL:
Thế giới Đv rất đa dạng về loài và đa dạng về số cá thể trong loài


20’
 HOẠT ĐỘNG 2
ĐA DẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG


- Gv yêu cầu Hs đọc thông tin quan sát hình 1.4 ( thảo luận nhóm ( hoàn thành bài tập. Điền chú thích.


- Gv tiếp tục cho Hs thảo luận:

+ Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
+ Nguyên nhân nào khiến Đv ở nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn vùng ôn đới, Nam cực?

+ Đv nước ta có đa dạng phong phú không? Tại sao?

- Gv hỏi thêm:
+ Hãy cho ví dụ để chứng minh sự phong phú về mppi trường sống của Đv?
- Gv cho Hs thảo luận toàn lớp.
- Yêu cầu tự rút ra kết luận.
- cá nhân tự nghiên cứu( trao đổi nhóm( hoàn thành bài tập. Yêu cầu:
+ Dưới nước: cá, tôm, mực…
+ Trên cạn: Voi, gà, hươu, chó…
+ Trên không: các loài chim…
- Cá nhân vận dụng kiến thức đã có( trao đổi nhóm( yêu cầu nêu được.
+ Chim cánh cụt có bộ lông dày xốp, lớp mỡ dưới da dày( giữ nhiệt.
+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thực vật phong phú, phát triển quanh năm( thức ăn nhiều, nhiệt độ phù hợp.
+ Nước ta Đv cũng phong phú vì nằm trong khí hậu nhiệt đới.

- Hs có thể nêu thêm 1 số loài khác ở các môi trường như: Gấu trắng bắc cực, đà điểu sa mạc, cá phát sáng đáy biển, lươn đáy bùn…
- Đại diện nhóm trình bày đáp án( nhóm khác bổ sung.
* KL:
Đôïng vật có ở khắp nơi do chúng thích nghi với mọi môi trường sống.


IV/ Kiểm tra-đánh giá: (5’( 7’)
- Gv gọi 1 Hs đọc phần kết luận cuối bài.
-Hs làm bài tập:
1. Hãy đánh dấu nhân vào câu trả lời đúng.
nguon VI OLET