Tuần: 17
Bài 16: TỔNG KẾT CHƯƠNG II: ÂM HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về nguồn âm, âm cao, âm thấp, âm to, âm nhỏ, môi trường truyền âm, phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn.
2. Kỹ năng:
- Tìm được ví dụ, giải thích được các hiện tượng thực tiễn.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học, tích cực trong học tập.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Sơ đồ tư duy tổng kết chương 2
2. Học sinh:
- SGK, SBT.
- Mỗi HS vẽ 01 sơ đồ tư duy.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
* Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
* Tạo tình huống cho bài mới:
- Tiết học hôm nay thầy sẽ hướng dẫn cả lớp hệ thống, ôn tập lại kiến thức chương II: Âm học.
2,3. Củng cố kiến thức, luyện tập:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
Mục tiêu: củng cố các kiến thức chương âm học. vận dụng làm được các bài tập
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: năng lực vận dụng, năng lực kiến thức vật lý vào cuộc sống



- Hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức theo sơ đồ tư duy.
- Gv giới thiệu các sơ đồ tư duy hay, đẹp


+ Cá nhân HS thực hiện. Các HS khác tham gia nhận xét, bổ sung


1. Kiến thức cơ bản

* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện phần kiểm tra và vận dụng SGK

Mục tiêu: vận dụng kiến thức chương âm họclàm được các bài tập
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: năng lực vận dụng, năng lực kiến thức vật lý vào cuộc sống



-Gv Gọi từng HS thực hiện phần tự kiểm tra.

















- Gọi cá nhân HS thực hiện từng yêu cầu SGK.


+ Cá nhân HS thực hiện.
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung.

2. Tự kiểm tra
1. a) dao động
b) ...tần số. ....Héc (Hz)
c) đề xi ben
d) 340m/s
2.
a) Tần số càng lớn âm phát ra càng bổng.
b) Tần số càng nhỏ âm phát ra càng trầm.
c) Dao động càng mạnh, biên độ dao động càng lớn thì âm phát ra càng to.
d) Dao động càng yếu, biên độ dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng to.
3. Rắn, lỏng, khí.
4. Âm dội lại khi gặp mặt chắn gọi là âm phản xạ.
5. D
6. a) ... cứng...nhẵn.
b) ... mềm ... gồ ghề.
7. b) Làm việc cạnh nơi nổ mìn, phá đá.
d) Hát karaokê to lúc ban đêm.
3. Vận dụng
1. Đàn ghi ta: dây đàn.
Kèn lá: lá.
Sáo: không khí trong ống sáo.
Trống: mặt trống.
2. C
3 a) Dây đàn dao động mạnh khi phát ra âm to.
b) Dây đàn dao động nhanh khi phát ra âm cao.
4. Âm truyền từ không khí trong mũ rồi qua mũ đến không khí trong mũ người kia.
5. Tiếng vang hay tiếng bước chân phản xạ từ các vách tường.
6. A.

3. Hoạt động củng cố
Tổ chức cho hs choi trò chơi ô chữ
4. Hoạt động vận dụng
Yêu cầu HS thực hiện bài tập: Một người đứng áp tai vào đường ray, một người thứ hai đứng cách đó một khoảng 1700m gõ mạnh búa vào đường ray. Người thứ nhất nghe thấy tiếng búa truyền trong thanh ray sớm hơn tiếng búa truyền trong không khí là 4giây. Biết tốc độ truyền âm trong không khí 340 m/s. Tính tốc độ truyền âm trong thanh ray.
- GVHD: Âm thanh truyền trong thanh ray đến trước còn âm trong không khí đến sau.
+ Thời gian âm truyền trong không khí: 
+ Thời gian âm truyền trong thanh ray: t = 5 - (s)
+ Tốc độ truyền âm trong thanh
nguon VI OLET