ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN TIẾNG VIỆT - ĐỀ SỐ 3
MÓN QUÀ QUÝ
Mẹ con nhà thỏ sống trong một cánh rừng. Thỏ mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Bầy thỏ con rất thương yêu và biết ơn mẹ. Tết sắp đến, chúng bàn nhau chuẩn bị một món quà tặng mẹ. Món quà là một chiếc khăn trải bàn trắng tinh, được tô điểm bằng những bông hoa sắc màu lộng lẫy. Góc chiếc khăn là dòng chữ “ Kính chúc mẹ vui, khỏe” được thêu nắn nót bằng những sợi chỉ vàng.
Tết đến, thỏ mẹ cảm động nhận món quà của đàn con hiếu thảo. Nó rất hạnh phúc, cảm thấy những mệt nhọc tiêu tan hết.
Theo CHUYỆN CỦA MÙA HẠ
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
Câu 1. Mẹ con nhà thỏ sống ở đâu?
A.Ngoài vườn
B .Trong rừng
C .Ngoài đồng
Câu 2. Câu văn nào dưới đây tả sự vất vả của thỏ mẹ?
A. Thỏ mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con.
B. Bầy thỏ con rất thương yêu và biết ơn thỏ mẹ.
C. Thỏ mẹ cảm thấy những mệt nhọc tiêu tan hết.
Câu 3.  Để tỏ lòng thương yêu và biết ơn mẹ, bầy thỏ con đã làm gì?
A. Hái tặng mẹ những bông hoa lộng lẫy.
B. Làm tặng mẹ một chiếc khăn trải bàn.
C. Tặng mẹ một chiếc áo mới.
Câu 4.Món quà được tặng mẹ vào dịp nào?
A. Vào ngày sinh nhật
B. Vào ngày chủ nhật
C. Vào dịp tết.
Câu 4.  Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ màu sắc của vật?
A. hiếu thảo, hạnh phúc.
B. vàng, trắng tinh.
C. mệt nhọc, nắn nót.
Câu 10. Từ nào viết sai chính tả ?
A. chải chuốt
B. chòn trĩnh
C. chậm chạp
Câu 10. Từ nào viết đúng chính tả ?
A. nghỉ hiu
B. Nguệc ngoặc
C.ngoằng nghèo
Câu 11 :Câu “Mái tóc bà em bạc như cước”. Thuộc kiểu câu gì?
A .Thế nào?
B.Làm gì ?
C.Là gì?
Câu12: Câu “Mẹ em đang giặt quần áo”. Thuộc kiểu câu gì?
A.Thế nào?
B.Làm gì ?
C.Là gì?
Câu 13 :Câu “Bố em là bộ đội”. Thuộc kiểu câu gì?
Thế nào?
B.Làm gì ?
Là gì?
Câu 14: Loài chim nào báo hiệu mùa xuân về ?
Chim công
chim én
chim sâu
Câu 15 .Bộ phận in đậm trong câu “Chúng em đi du lịch biển Nha Trang vào mùa hè tới.” Trả lời cho câu hỏi nào?
Ở đâu ?
Khi nào ?
Vì sao ?
Câu 16 :
Con gì tai thính mắt tinh
Nấp trong bóng tối ngồi rình chuột qua.
A.con mèo
B .con thỏ
C .con gà
Câu 17Từ trái nghĩa với từ “lười biếng”
A. lười nhác
B. nhanh nhẹn
C. chăm chỉ
Câu 18 : Trái nghĩa với “hiền lành” là :
A. độc ác
B. yêu quý
C. hiền từ
Câu 19. Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai thế nào?
A.Em Nụ ngoan lắm .
B. Hoa viết thư cho bố.
C. Chó là loài rất trung thành và tình cảm.
Câu 20: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm : “Đen như ….”
a. quạ
b. vẹt
c. khướu

nguon VI OLET