Tuần 1 Ngày soạn:
Tiết PPCT 1 Ngày dạy:
CHƯƠNG I: CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH
(TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX)
Bài 1: NHẬT BẢN

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868- là cuộc CMTS, đưa NB từ nước nông nghiệp lạc hậu thành nước công nghiệp phát triển và chuyển sang giai đoạn ĐQCN.
Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX.
2. Kỹ năng:
Giúp HS nắm vững khái niệm “ Cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tư liệu rút ra nhận xét đánh giá.
3. Thái độ:
Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách đối với sự phát triển của xã hội…
HS có thể giải thích được vì sao CNĐQ thường gắn liền với chiến tranh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
a. Phương pháp:phát vấn,giải thích, tường thuật, cho HS thảo luận...
b. Phương tiện: SGK, SGV, bài soạn, lược đồ, máy tính, tranh Thiên Hoàng Minh Trị
2. Học sinh: SGK, chuẩn bị bài…
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Tổ chức
2. Kiểm tra kiến thức cũ Không
3. Nội dung bài mới:
Sử dụng bản đồ thế giới, giới thiệu về vị trí Nhật Bản: là một quốc gia đảo ở châu Á, trải dài theo hình cánh cung bao gồm các đảo lớn nhỏ trong đó có 4 đảo lớn. Honsu, Hokaiđo, Kyusu và Sikôku. Diện tích khoảng 374.000km vuông.NB nằm trong vòng cung núi lửa,luôn xảy ra động đất, đất nước có nhiều núi đồng bằng trồng trọt chỉ chiếm 15%,đất đai khô cằn ít tài nguyên. Nhưng nhân dân NB có truyền thống tự lực tự cường















Hoạt động của giáo viên
Nội dung kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước 1868
- Tình hình NB từ nửa đầu TK 19 đến trước năm 1868 có điểm gì nổi bật?
Chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô-gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.
- Nêu những biểu hiện suy yếu về kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật?
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.
- Chính trị: Giữa TK XIX, Nhật vẫn là 1 quốc gia PK.
- Xã hội: Chính phủ Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp.
- Tại sao Mĩ lại chú ý đến NB?
Vì NB là nơi dừng chân cho các con tàu của Mĩ rồi tỏa ra khu vực TQ và TBD
Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước Tư bản Âu- Mĩ tìm cách xâm nhập.
- Đi đầu là Mĩ dùng vũ lực buộc Nhật Bản “mở cửa” sau đó Anh, Pháp, Nga, Đức cũng ép Nhật ký các Hiệp ước bất bình đẳng.
-Trước nguy cơ bị các nước ĐQ xâm lược NB đã làm gì?
Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường là: bảo thủ duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, hoặc là cải cách

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc duy tân Minh Trị
GV giới thiệu :Thiên Hoàng Minh Trị (1852-1912) là hiệu của hoàng đế NB Mút xu hi tô năm 1867 ông lên ngôi thiên hoàng, ông là người thông minh và dũng cảm.
- Trước khi Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi thì quyền lực nằm trong tay ai?
Tướng quân sôgun đóng ở phủ chúa gọi là Mạc Phủ
- Hoàn cảnh dẫn đến sự ra đời của cuộc Duy Tân Minh Trị ở NB?
Ngày 3/1/1868 Thiên hoàng Minh Trị thành lập chính phủ mới,chấm dứt thời kỳ thống trị của dòng họ Tô-kư-ga-oa và thực hiện một cuộc cải cách.
- Nêu những chính sách cải cách của Thiên hoàng.
Chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới..


- Kinh tế: chính phủ đã thi hành chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường..

- Quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây.

- Giáo dục: chính phủ thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

- Em có nhận xét gì
nguon VI OLET