Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI MỞ ĐẦU: TẠI SAO CÀN HỌC ĐỊA LÍ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Thông qua bài học, HS nắm được:
- Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt.
- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.
- Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực riêng: Tìm tòi kiến thức thông qua các thông tin trong bài học và các kiến thức đã được học để hiểu được vai trò của các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí và ý nghĩa của việc học môn Địa lí.
3. Phẩm chất
- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).
Một số tranh ảnh và bản đồ minh họa.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình chiếu hình ảnh thời tiết nắng, bản đồ:




Nắng Bản đồ
- GV dẫn dắt vấn đề: Các hiện tự nhiên quen thuộc như mưa, nắng, tuyết rơi,…các em đã được học ở chương trình Tiểu học. Lên THCS, những câu hỏi như tại sao lại có mưa, tại sao lại có nắng? Tại sao Việt Nam thường không có tuyết rơi nhưng ở các nước khác trên thế giới, đặc biệt là Nam Cực tuyết lại phủ đầy quanh năm? Bản đồ là gì, cách xem bản đồ hay quả Địa Cầu như thế nào? Tất cả các câu hỏi này, các em sẽ có được những câu trả lời qua các bài học môn Địa lí. Khi học Địa lí, các em không chỉ được thoả mãn khát khao hiểu biết, trí tò mò của mình về các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội, mà còn có khả năng tự mình tìm hiểu các vấn đề mà em quan tâm, giải thích được nhiều câu hỏi lí thú. Các kiến thức và kĩ năng địa lí vừa giúp em mở rộng tầm hiểu biết, vừa giúp em vận dụng vào cuộc sống. Những mong muốn, khó khăn hay sự tò mò, thắc mắc của các em về môn Địa lí chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp trong bài học đầu tiên của ngày hôm nay: Bài mở đầu - Tại sao cần học Địa lí?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Những câu hỏi chủ yếu khi học Địa lí
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được tầm quan trọng của việc nắm được các khái niệm cơ bản trong học tập và trong sinh hoạt.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS đọc phần Câu hỏi: Cái gì? Ở đâu? và giới thiệu kiến thức:
+ Học Địa lí, em được tìm hiểu về các đối tượng và các hiện tượng địa lí như: đồi núi, sông, các thành phố, các quốc gia, động đất, núi lửa phun trào, gió, bão, sóng thần, dòng biển,...Các đối tượng và hiện tượng này đều gắn với địa danh và với các khái niệm thuật ngữ (Cái gì ?). Ví dụ: Dãy Hi-ma-lay-a là một dãy núi cao đồ sộ của thế giới. Để hiểu và nhớ về Hi-ma-lay-a, em sẽ tìm hiểu về đặc điểm của vùng núi này và sẽ sử dụng đến khái niệm núi cao, núi trẻ, sự phân hoá thiên nhiên theo đai cao ở vùng núi.
+ Mỗi địa phương khác nhau
nguon VI OLET