TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI                                                                               TỔ: VẬT LÍ                         

Ngày soạn: 5/ 1/2020     

Tuần 20- Tiết KHDH: 39

CHƯƠNG IV. TỪ TRƯỜNG

BÀI 19. TỪ TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 + Biết được từ trường là gì và nêu lên được những vật nào gây ra từ trường.

 + Biết cách phát hiện sự tồn tại của từ trường trong những trường hợp thông thường.

 + Nêu được cách xác định phương và chiều của từ trường tại một điểm.

 + Phát biểu được định nghĩa và nêu được bốn tính chất cơ bản của đường sức từ.

     2. Kỹ năng:

 + Biết cách xác định chiều các đường sức từ của: dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài, dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn.

 + Biết cách xác định mặt Nam hay mạt Bắc của một dòng điện chạy trong mạch kín.

    3. Thái độ:

    + Say mê khoa học, kĩ thuật. khách quan, trung thực, cẩn thận

    + Tự lực, tự giác học tập, tham gia xây dựng kiến thức

4. Định hướng hình thành năng lực

- Năng lực chung:

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm; năng lực dự đoán, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu.

- Phiếu học tập

Phiếu học tập 1

P1.1.Làm thí nghiệm với các nam châm để chứng tỏ chúng có từ tính?

P1.2 Thực hiện các thí nghiệm 19.2,19.3,19.4 và trả lời câu hỏi C2. Kết luận rằng dòng  điện có từ tính?

P1.3 Từ  trường là gì? Qui ước xác định từ trường tại một điểm?

Phiếu học tập 2

P2.1 Đường sức từ là gì? Các tính chất của đường sức từ?

P2.2 Mô tả đường sức từ của các dạng dòng điện khác nhau: dây dẫn thẳng dài và khung dây tròn?

- Học liệu: Sách giáo khoa, tạp chí, tư liệu liên quan đến từ trường

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa, tranh ảnh về từ trường

- Nghiên cứu về đặc điểm của từ trường

- Bảng phụ, bài trình chiếu về các ứng dụng  của từ trừơng

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá

Nội dung

Nhận biết

MĐ1

Thông hiểu

MĐ2

Vận dụng

MĐ3

Vận dụng cao

MĐ4

1. Tìm hiểu nam châm,từ tính của dây dẫn có dòng điện. .

Biết được từ trường là gì và nêu lên được những vật nào gây ra từ trường.

+ Nêu được cách xác định phương và chiều của từ trường tại một điểm.

 

 

2. Tìm hiểu từ trường

 

 

+ Biết cách phát hiện sự tồn tại của từ trường trong những trường hợp thông thường.

 

3. Tìm hiểu đường sức từ.

+ Phát biểu được định nghĩa và nêu được bốn tính chất cơ bản của đường sức từ.

 

+ Biết cách xác định chiều các đường sức từ của: dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài, dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn.

 

GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG  


TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI                                                                               TỔ: VẬT LÍ                         

 

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Các hoạt động dạy và học

A. KHỎI ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1 (10 phút). Tình huống xuất phát

           Ở chương I đã học về các loại điện tích điện tích, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, hai điện tích khác dấu thì hút nhau khi đó lực tương tác giữa hai điện tích người ta gọi là lực điện. Và môi trường vật chất bao quanh điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó là điện trường (điên tích đứng yên). Vậy nếu bây giờ các điện tích chuyển động thì lực tương tác giữa các điện tích gọi là lực gì? Dạng vật chất bao quanh điện tích chuyển động gọi là gì?

Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi trên.

1. Mục tiêu

- Tạo được tình huống có vấn đề để học sinh nghiên cứu.

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Xử lí tình huống/ giao nhiệm vụ làm việc cá nhân.

3. Hình thức tổ chức hoạt động

- Chia lớp thành các nhóm thảo luận;

- Cho hs quan sát hình ảnh hai nam châm, 2 dòng điện, 1 nam châm và 1 dòng điện đặt gần nhau và xa nhau.

4. Phương tiện dạy học

- Máy chiếu, thí nghiệm…

5. Sản phẩm

+ Hai nam châm, 2 dòng điện, 1 nam châm và 1 dòng điện đặt gần nhau thì chúng tương tác với nhau, xa thì không tương tác

Nội dung của hoạt động 1

- Tổ chức cho hs nghiên cứu về từ trường

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp:

quan sát thí nghiệm hình ảnh 2 nam châm, 2 dòng điện, 1 nam châm và 1 dòng điện đặt gần nhau và xa nhau.em hãy mô tả lại những vấn đề quan sát được.

- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trao đổi thảo luận

- Báo cáo kết quả, thảo luận, học sinh cập nhật sản phẩm của hoạt động học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 2 (15 phút). TÌM HIỂU NAM CHÂM.TỪ TÍNH CỦA DÂY DẪN CÓ DÒNG ĐIỆN

1. Mục tiêu

    + Biết được nam châm là gì và nêu lên được những vật nào được gọi là nam châm.

 + Biết xác định cực nam và cực bắc của 1 nam châm. Tương tác giữa hai nam châm gọi là tương tác từ.

      + Tương tác giữa hai dòng điện gọi là tương tác từ.

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Thảo luận nhóm/ kĩ thuật ...

3. Hình thức tổ chức hoạt động

- Chia lớp thành bốn nhóm, trong mỗi nhóm chia thành bốn nhóm nhỏ thảo luận, tự tìm hiểu kiến thức theo phiếu học tập số 1.

4. Phương tiện dạy học

GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG  


TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI                                                                               TỔ: VẬT LÍ                         

- Bảng phụ

5. Sản phẩm

Hai nam châm đặt gần nhau sẽ tương tác với nhau, cùng cực thì đẩy nhau khác cực thì hút nhau. Gọi là lực từ.

Tương tác giữa hai nam châm gọi là tương tác từ. Dòng điện có từ tính.

Nội dung cần đạt

I. Nam châm.

- Có 2 cực: cực Nam ( S) và cực Bắc ( N).

- Có từ tính.

II. Từ tính của dây dẫn có dòng điện.

Khi hai dây dẫn mang dòng điện cùng chiều thì hút nhau, ngược chiều thì đẩy nhau.

* Kết luận: tương tác từ là tương tác giữa nam châm với nam châm; nam châm với dòng điện; dòng điện với dòng điện.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm theo PHT1, mỗi cá nhân trình bày ý kiến của mình trên một phần bảng phụ.

- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

- Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trao đổi thảo luận

- Báo cáo kết quả, thảo luận, học sinh cập nhật sản phẩm của hoạt động học.

HOẠT ĐỘNG 3 (15 phút). TÌM HIỂU TỪ TRƯỜNG

1. Mục tiêu

 + Biết được từ trường là gì và nêu lên được những vật nào gây ra từ trường.

 + Biết cách phát hiện sự tồn tại của từ trường trong những trường hợp thông thường.

 + Nêu được cách xác định phương và chiều của từ trường tại một điểm.

 + Phát biểu được định nghĩa và nêu được bốn tính chất cơ bản của đường sức từ.

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Thảo luận nhóm/ kĩ thuật ...

3. Hình thức tổ chức hoạt động:

- Chia lớp thành bốn nhóm, trong mỗi nhóm chia thành bốn nhóm nhỏ thảo luận, tự tìm hiểu kiến thức theo phiếu học tập số 1.

4. Phương tiện dạy học

- Bảng phụ

5. Sản phẩm

+  Nêu được từ trường tồn tại ở đâu? có tính chất gì?

+ Nêu được đường sức từ là gì? có tính chất nào?

+Nêu được đặc điểm và cách xác định chiều của đường sức từ do dòng điện thẳng dài và dòng điện uốn thành vòng tròn tạo ra.

Nội dung cần đạt

III. Từ trường

1. Định nghĩa

  Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó.

2. Hướng của từ trường

  Từ trường định hướng cho cho các nam châm nhỏ.

  Qui ước: Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam – Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.

IV. Đường sức từ

1. Định nghĩa

  Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

  Qui ước chiều của đường sức từ tại mỗi điểm là chiều của từ trường tại điểm đó.

2. Các ví dụ về đường sức từ

GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG  


TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI                                                                               TỔ: VẬT LÍ                         

+ Dòng điện thẳng rất dài

- Có đường sức từ là những đường tròn nằm trong những mặt phẵng vuông góc với dòng điện và có tâm nằm trên dòng điện.

- Chiều đường sức từ được xác định theo qui tắc nắm tay phải: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón tay kia khum lại chỉ chiều của  đường sức từ.

+ Dòng điện tròn

- Qui ước: Mặt nam của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào đó ta thấy dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, còn mặt bắc thì ngược lại.

- Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt Nam và đi ra mặt Bắc của dòng điện tròn ấy.

3. Các tính chất của đường sức từ

+ Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức.

+ Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

+ Chiều của đường sức từ tuân theo những qui tắc xác định.

+ Qui ước vẽ các đường sức mau (dày) ở chổ có từ trường mạnh, thưa ở chổ có từ trường yếu.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm theo PHT1, mỗi cá nhân trình bày ý kiến của mình trên một phần bảng phụ.

- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

- Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trao đổi thảo luận

- Báo cáo kết quả, thảo luận, học sinh cập nhật sản phẩm của hoạt động học.

C.LUYỆN TẬP

HOẠT ĐỘNG 4: Hệ thống kiến thức(10 phút). Vận dụng giải các bài tập (5 phút).

1. Mục tiêu

- Củng cố lại kiến thức đã học về từ trường , đường sức từ.

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Cá nhân trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm và thảo luận làm các bài tập tự luận.

3. Hình thức tổ chức hoạt động:

- Chia lớp thành bốn nhóm nhỏ thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 1

4. Phương tiện dạy học

- Bảng phụ, máy chiếu, máy hình.

5. Sản phẩm

PHT2

Câu 1(MĐ2): Hai dòng điện chạy trong dây dẫn kim loại đặt gần nhau có lực tương tác với nhau k? đó là lực gì?

Câu 2 (MĐ1):Đường sức từ luôn là đường cong đúng hay sai?

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp theo PHT2

- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh  thực hiện nhiệm vụ

- Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trao đổi thảo luận

- Báo cáo kết quả, thảo luận, học sinh cập nhật sản phẩm của hoạt động học.

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG

HOẠT ĐỘNG 5 (  phút). Vận dụng kiến thức vào thực tế (giao nhiệm vụ về nhà)

1. Mục tiêu

- Tìm hiểu ứng dụng tìm hiểu lịch sử nghiên cứu của từ trường

- Mở rộng nâng cao kiến thức cho một số hs có học lực giỏi bộ môn.

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Học sinh tự nghiên cứu và thuyết trình trước lớp.

GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG  


TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI                                                                               TỔ: VẬT LÍ                         

3. Hình thức tổ chức hoạt động

- Cá nhân trình bày kết quả nghiên cứu.

4. Phương tiện dạy học

5. Sản phẩm

- Tìm hiểu được một số lịch sử nghiên cứu của từ trường

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp:

Hướng dẫn hs tìm hiểu lịch sử nghiên cứu của từ trường. Những ứng dụng của từ trường trong cuộc sống, kỹ thuật.

- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

- Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trao đổi thảo luận

- Báo cáo kết quả, thảo luận.

E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

- Ôn lại các kiến thức đã học trong bài.

- Làm các bài tập còn lại trong phiếu học tập và trong SGK.

- Giải thích các hiện tượng về từ trường trong cuộc sống.

Nội dung câu hỏi và bài tập

Câu 1. Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?

A. Sắt và hợp chất của sắt;  B. Niken và hợp chất của niken;

C. Cô ban và hợp chất của cô ban; D. Nhôm và hợp chất của nhôm.

 

Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm?

A. Mọi nam châm khi nằm cân bằng thì trục đều trùng theo phương bắc nam;

B. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau;

C. Mọi nam châm đều hút được sắt;

D. Mọi nam châm bao giờ cũng có hai cực.

Câu 3. Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì 2 dây dẫn

A. hút nhau.  D. đẩy nhau.  C. không tương tác. D. đều dao động.

Câu 4. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và

A. tác dụng lực hút lên các vật.

B. tác dụng lực điện lên điện tích.

C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện.

D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.

Câu 5. Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho

A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.

D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.

Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không phải của các đường sức từ biểu diễn từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài?

A. Các đường sức là các đường tròn;

B. Mặt phẳng chứa các đường sức thì vuông góc với dây dẫn;

C. Chiều các đường sức được xác định bởi quy tắc bàn tay trái;

D. Chiều các đường sức không phụ thuộc chiều dòng dòng điện.

7. Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?

A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức;

B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu;

C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường;

D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.

 

 

GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG  


TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI                                                                               TỔ: VẬT LÍ                         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn: 5/ 1/2020   

Tuần 20- Tiết KHDH: 40

BÀI 20. LỰC TỪ . CẢM ỨNG TỪ

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 + Phát biểu được định nghĩa véc tơ cảm ứng từ, đơn vị của cảm ứng từ.

 + Mô tả được một thí nghiệm xác định véc tơ cảm ứng từ.

 + Phát biểu đượng định nghĩa phần tử dòng điện.

 + Nắm được quy tắc xác định lực tác dụng lên phần tử dòng điện

    2. Kỹ năng

 Biết cách xác định vectơ lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường đều

   3. Thái độ

-          Say mê khoa học, kĩ thuật. khách quan, trung thực, cẩn thận

-          Tự lực, tự giác học tập, tham gia xây dựng kiến thức

4. Định hướng hình thành năng lực

- Năng lực chung:

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm; năng lực dự đoán, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Dụng cụ: phấn màu, thước kẻ…; Thí nghiệm xác định lực từ;

- Chuẩn bị phiếu học tập.

PHT1

P1.1. - Từ trường đều là gì?

- Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài hoặc khung dây tròn có phải là từ trường đều không?

P1.2. - Hiện tượng gì xảy ra khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn M1M2? Giải thích?

- Cho biết hướng các véctơ, mối quan hệ giữa chúng?

 PHT2:

P2.1. - Cảm ứng từ là đại lượng có hướng hay vô hướng?

- Hướng của vectơ cảm ứng từ tại một điểm được xác định như thế nào?

P2.2.

 - Nêu các đặc điểm của lực từ tác dụng lên dây dẫn đặt trong từ truờng đều?

- Độ lớn của lực từ phụ thuộc và yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào?

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa, tranh ảnh về lực từ, cảm ứng từ.

- Nghiên cứu về đặc điểm của lực từ, cảm ứng từ.

- Bảng phụ, bài trình chiếu về lực từ, cảm ứng từ. từ trừơng

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá

GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG  


TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI                                                                               TỔ: VẬT LÍ                         

Nội dung

Nhận biết

MĐ1

Thông hiểu

MĐ2

Vận dụng

MĐ3

Vận dụng cao

MĐ4

1. Tìm hiểu lực từ.

+ Phát biểu đượng định nghĩa phần tử dòng điện.

+ Nắm được quy tắc xác định lực tác dụng lên phần tử dòng điện

Biết cách xác định vectơ lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường đều

 

2. Tìm hiểu cảm ứng từ.

+ Phát biểu được định nghĩa véc tơ cảm ứng từ, đơn vị của cảm ứng từ.

+ Mô tả được một thí nghiệm xác định véc tơ cảm ứng từ.

 

 

 

 

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài : Từ trường là gì? Tương tác từ là gì? Để mô tả từ trường người ta sử dụng cách nào?

3. Các hoạt động dạy và học

A. KHI ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1 (10 phút). Tình huống xuất phát

         Đại lượng đặc trưng cho điện trường là cường độ điện trường. Vậy đại lượng đặc trưng cho tác dụng của từ trường là đại lượng nào?

1. Mục tiêu

- Tạo được tình huống có vấn đề để học sinh nghiên cứu.

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Xử lí tình huống/ giao nhiệm vụ làm việc cá nhân.

3. Hình thức tổ chức hoạt động:

- Chia lớp thành các nhóm thảo luận

- Cho hs quan sát thí nghiệm hình 22.2 sgk

4. Phương tiện dạy học

- Máy chiếu, thí nghiệm…

5. Sản phẩm:

+ Mô tả lại thí nghiệm quan sát được

Nội dung của hoạt động 1

- Tổ chức cho hs nghiên cứu về lực từ, cảm ứng từ.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp:

quan sát thí nghiệm hình 22.2 sgk em hãy mô tả lại những vấn đề quan sát được.

- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trao đổi thảo luận

- Báo cáo kết quả, thảo luận, học sinh cập nhật sản phẩm của hoạt động học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 2 (15 phút). TÌM HIỂU LỰC TỪ.

1. Mục tiêu

 + Biết được từ trường đều là gì và nêu lên được những vật nào gây ra từ trường đều.

 + Xác định lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Thảo luận nhóm/ kĩ thuật ...

3. Hình thức tổ chức hoạt động

GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG  


TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI                                                                               TỔ: VẬT LÍ                         

- Chia lớp thành bốn nhóm, trong mỗi nhóm chia thành bốn nhóm nhỏ thảo luận, tự tìm hiểu kiến thức theo phiếu học tập số 1.

4. Phương tiện dạy học

- Bảng phụ

5. Sản phẩm:

+ Nêu được từ trường đều là gì?

+ Nêu được đặc điểm lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều Nội dung cần đạt

I. Lực từ

1. Từ trường đều

  Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm; các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau.

2. Lực từ do từ trường đều tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện

  Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có phương vuông góc với các đường sức từ và vuông góc với đoạn dây dẫn, có độ lớn phụ thuộc vào từ trường và cường độ dòng điện chay qua dây dẫn

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm theo PHT1, mỗi cá nhân trình bày ý kiến của mình trên một phần bảng phụ.

- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

- Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trao đổi thảo luận

- Báo cáo kết quả, thảo luận, học sinh cập nhật sản phẩm của hoạt động học.

HOẠT ĐỘNG 3 (15 phút). TÌM HIỂU CẢM ỨNG TỪ.

1. Mục tiêu

 + Biết được cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường tại điểm mà ta khảo sát.

 + Xác định vecto cảm ứng từ. Đơn vị.

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Thảo luận nhóm/ kĩ thuật ...

3. Hình thức tổ chức hoạt động

- Chia lớp thành bốn nhóm, trong mỗi nhóm chia thành bốn nhóm nhỏ thảo luận, tự tìm hiểu kiến thức theo phiếu học tập số 2.

4. Phương tiện dạy học

- Bảng phụ

5. Sản phẩm:

+ Nêu được cảm ứng từ là gì là gì?

+ Nêu được vecto cảm ứng từ. Đơn vị

Nội dung cần đạt

II. Cảm ứng từ

1. Cảm ứng từ

  Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường và được đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng diện đặt vuông góc với  đường cảm ứng từ tại điểm đó và tích của cường độ dòng điện và chiều dài đoạn dây dẫn đó.

B =

2. Đơn vị cảm ứng từ

  Trong hệ SI đơn vị cảm ứng từ là tesla (T).

1T =

3. Véc tơ cảm ứng từ

  Véc tơ cảm ứng từ tại một điểm:

+ Có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG  


TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI                                                                               TỔ: VẬT LÍ                         

+ Có độ lớn là: B =

4. Biểu thức tổng quát của lực từ

  Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt trong từ trường đều, tại đó có cảm ứng từ là :

+ Có điểm đặt tại trung điểm của l;

+ Có phương vuông góc với ;

+ Có chiều tuân theo qui tác bàn tay trái;

+ Có độ lớn F = IlBsin

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm theo PHT2, mỗi cá nhân trình bày ý kiến của mình trên một phần bảng phụ.

- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

- Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trao đổi thảo luận

- Báo cáo kết quả, thảo luận, học sinh cập nhật sản phẩm của hoạt động học.

C.LUYỆN TẬP

HOẠT ĐỘNG 4:Hệ thống kiến thức(10 phút). Vận dụng giải các bài tập (5 phút). Tìm tòi mở rộng

1. Mục tiêu

- Củng cố lại kiến thức đã học về lực từ, cảm ứng từ.

- Tìm hiểu ứng dụng tìm hiểu ứng dụng của lực từ

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Cá nhân trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm và thảo luận làm các bài tập tự luận.

- Học sinh tự nghiên cứu và thuyết trình trước lớp.

3. Hình thức tổ chức hoạt động

- Chia lớp thành bốn nhóm nhỏ thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 3

4. Phương tiện dạy học

- Bảng phụ, máy chiếu, máy hình.

5. Sản phẩm:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp theo PHT3

- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh  thực hiện nhiệm vụ

- Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trao đổi thảo luận

- Báo cáo kết quả, thảo luận, học sinh cập nhật sản phẩm của hoạt động học.

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG

HOẠT ĐỘNG 5 (5  phút). Vận dụng kiến thức vào thực tế (giao nhiệm vụ về nhà)

1. Mục tiêu

- Tìm hiểu ứng dụng tìm hiểu ứng dụng của lực từ

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Học sinh tự nghiên cứu và thuyết trình trước lớp.

- Hướng dẫn hs tìm ứng dụng của lực từ

3. Hình thức tổ chức hoạt động:

- Cá nhân trình bày kết quả nghiên cứu.

4. Phương tiện dạy học:

5. Sản phẩm:

- Tìm hiểu được một số ứng dụng của lực từ

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp:

Hướng dẫn hs tìm ứng dụng của lực từ

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trao đổi thảo luận

GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG  


TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI                                                                               TỔ: VẬT LÍ                         

- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sing thực hiện nhiệm vụ

- Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.

- Báo cáo kết quả, thảo luận.

E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

- Ôn lại các kiến thức đã học trong bài.

- Làm các bài tập còn lại trong phiếu học tập và trong SGK.

- Giải thích các hiện tượng về lực từ trong cuộc sống.

Nội dung câu hỏi và bài tập

Câu 1. Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường

A. thẳng. B. song song.  C. thẳng song song. D. thẳng song song và cách đều nhau.

Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng về cảm ứng từ?

A. Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ;

B. Phụ thuộc vào chiều dài đoạn dây dẫn mang dòng điện;

C. Trùng với hướng của từ trường;

D. Có đơn vị là Tesla.

Câu 3. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào

A. độ lớn cảm ứng từ.    B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.

C. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện.  C. điện trở dây dẫn.

Câu 4. Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện  không có đặc điểm nào sau đây?

A. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện;

B. Vuông góc với véc tơ cảm ứng từ;

C. Vuông góc với mặt phẳng chứa véc tờ cảm ứng từ và dòng điện;

D. Song song với các đường sức từ.

Câu 5. Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ trong ra ngoài. Nếu dây dẫn chịu lực từ tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới  thì cảm ứng từ có chiều

A. từ phải sang trái. B. từ phải sang trái.  C. từ trên xuống dưới.    D. từ dưới lên trên.

Câu 6. Một đoạn dây dẫn dài 1,5 m mang dòng điện 10 A, đặt vuông góc trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 1,2 T. Nó chịu một lực từ tác dụng là

A. 18 N.   B. 1,8 N.  C. 1800 N.  D. 0 N.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG  


TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI                                                                               TỔ: VẬT LÍ                         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn: 12/1/2020

Tuần 21- Tiết CTDH 41+42

Bài 21: TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG CÁC DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT

      

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

     - Phát biểu được cách xác định phương chiều của cảm ứng từ B của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳn dài, dòng điện chạy trong dây dẫn tròn và dòng điện chạy trong ống dây.

 - Viết được công thức tính cảm ứng từ B của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳn dài, dòng điện chạy trong dây dẫn tròn và dòng điện chạy trong ống dây.

2. Về kĩ năng

    -  Vận dụng được nguyên lí chồng chất từ trường để giải các bài tập.

    Biết dựa vào đặc điểm của vectơ cảm ứng từ để xác định độ lớn, phương, chiều của vectơ cảm ứng từ

 - Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK

3. Về thái độ

- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học

4. Định hướng hình thành năng lực

- Năng lực chung:

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm; năng lực dự đoán, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu.

GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG  

nguon VI OLET