Tuần: 1
Ngày soạn: 15 /8
Ngày dạy : 23/8

Tiết : 1



CHƯƠNG I: CƠ HỌC

BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được thế nào là chuyển động cơ học. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong cuộc sống hằng ngày. Xác định được vật làm mốc.
- Học sinh nêu được vài ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt xác định được trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc
2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Học sinh quan sát và biết được vật đó chuyển động hay đứng yên.
- HS thực hiện thành thạo: nh ận biết vật chuyển động hay đứng yên.
3. Thái độ:
- HS có thói quen: Ổn định, tập trung, biết cách quan sát, nhìn nhận sự vật.
- Rèn cho học sinh tính cách: Cẩn thận, học nghiêm chỉnh.
4. Năng lực, phẩm chất :
4.1. Năng lực
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực thực nghiệm, năng lực vận dụng, trao đổi thông tin
4.2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập.
II. CHUẨN BỊCỦA GV- HS
1. Giáo viên: Tranh vẽ (H1.1, 1.2, 1.3 – SGK).
2. Học sinh: nghiên cứu kĩ sgk
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
1. Ổn định lớp:
b. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
2.1. Khởi động: Gv giới thiệu qua cho học sinh rõ chương trình vật lý 8.
Tình huống bài mới : Các em biết rằng trong tự nhiên cũng như trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có rất nhiều vật đang chuyển động dưới nhiều hình thức khác nhau. Những chuyển động đó sẽ như thế nào? Hôm nay ta vào bài mới “Chuyển động cơ học”.
2.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên
* Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, luyện tập
* Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, thực hành, quan sát, trình bày 1’, hỏi đáp.
* Năng lực
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực thực nghiệm
* Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập.


GV: Em hãy nêu 2 VD về vật chuyển động và 2 VD về vật đứng yên?
HS: Người đang đi, xe chạy, hòn đá, mái trường đứng yên.
GV: Tại sao nói vật đó chuyển động?
HS: Khi có sự thay đổi so với vật khác.
GV: Làm thế nào biết được ô tô, đám mây… chuyển động hay đứng yên?
HS: Chọn một vật làm mốc như cây trên đường, mặt trời…nếu thấy mây, ô tô chuyển động so với vật mốc thì nó chuyển động. Nếu không chuyển động thì đứng yên.
GV: Giảng cho HS vật làm mốc là vật như thế nào.
GV: Cây trồng bên đường là vật đứng yên hay chuyển động? Nếu đứng yên có đúng hoàn toàn không?
HS: Trả lời dưới sự hướng dẫn của GV.
GV: Em hãy tìm một VD về chuyển động cơ học. Hãy chỉ ra vật làm mốc? C2
HS: Xe chạy trên đường, vật làm mốc là mặt đường.
GV: Khi nào vật được gọi là đứng yên? lấy VD?
HS: Là vật không chuyển động so với vật mốc.
VD: Người ngồi trên xe không chuyển động so với xe.
GV: Lấy VD thêm cho học sinh rõ hơn
I. Làm thế nào để biết được vật chuyển động hay đứng yên.






C1: So sánh vị trí của ô tô, thuyền, đám mây với một vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông.











C2: Em chạy xe trên đường thì em chuyển động so với cây bên đường.




C3: Vật không chuyển động so với vật mốc gọi là vật đứng yên. VD: Vật đặt trên xe không chuyển động so với xe.

Hoạt động 2: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
* Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập
nguon VI OLET