GIÁO ÁN GDCD 6 NĂM 2011 - 2012

 

 

Tiết thứ: 29

Ngày soạn: 3 /4/2011

Lớp dạy: 6A, 6B

BÀI 16: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ

TÍNH MẠNG,THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM.(T2)

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

a. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Hiểu những quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. 

- Hiểu đó là tài sản quý nhất của con người cần phải giữ gìn, bảo vệ.  

b. Kĩ năng:

- Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

- Biết bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân.

c.Thái độ:

- Phê phán những hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

- Tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

 -KN tư duy phê phán

 -KN tự nhận thức

 -KN sáng tạo

 -KN đặt mục tiêu

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

 - Giải quyết vấn đề

 -Động não

 -Xử lí tình huống

 -Liên hệ và tự liên hệ

 - Thảo luận nhóm....

 - Kích thích tư duy

IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh ảnh, câu chuyện về vi phạm thân thể,nhân phẩm, danh dự .

-Giấy khổ to, bút dạ.

- Luật giáo dục.

- Máy chiếu.

V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/Ổn định tổ chức:(1’)

2/Kiểm tra bài cũ:(5’)

 Quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm là quyền như thế nào? Những quy định của pháp luật nước ta?

1

                                                                                                                          Trang


GIÁO ÁN GDCD 6 NĂM 2011 - 2012

3/ Bài mới (35’)

a)    Khám phá

b) Kết nối

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

HĐ 1: (10 phút)                      Rèn luyện cách ứng xử cho hs.

Mục tiêu: Giúp học sinh biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

Cách tiến hành

Gv: HD học sinh làm bài tập c ở sgk/45.

Gv: Theo em khi tính mạng, thân thể bị xâm hại cần phải làm gì?.

( Phản kháng, thông báo tìm sự giúp đỡ của người có trách nhiệm..).

 

HĐ2  ( 10 phút):                                 HS thảo luận nhóm

Mục tiêu: Giúp học sinh biết phê phán những hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.Tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.

Cách tiến hành

ND: Tìm hai hành vi xâm hại đến:

N1: Tính mạng,

N2: Thân thể, Sức khoẻ

N3:  Danh dự.

N4: Nhân phẩm.

Các nhóm thảo luận, trình bày, GV nhận xét, chốt lại.

Gv: Khi thân thể tính mạng...của người khác bị xâm phạm thì chúng ta cần làm gì?.

2. Trách nhiệm của công dân học sinh:

- Phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Biết tự bảo vệ quyền của mình.

-Không ai được đánh người.

- Không ai được làm nhục, vu khống làm thiệt hại đến danh dự và uy tính của người khác.

- Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình, tra tấn người.

- Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật phải kịp thời cứu giúp.

 

c)/Thực hành, luyện tập: (15 phút)                  Luyện tập.

Mục tiêu: Giúp học sinh biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

Cách tiến hành

Gv: HD học sinh làm các bài tập b,c,d,đ sgk/46.

( Ở bài tập b, Gv có thể cho HS sắm vai).

Gv: HD học sinh làm các bài tập ở sách bài tập tình huống 6/49,50.

( Nếu còn thời gian Gv cho HS làm tiếp những bài tập sau:

1. Trong những hành vi sau hành vi nào xâm phạm đến tính mạng..... của CD?.

III. Bài tập:

 

* Bài tập c. (SGK/54)

- Phê phán việc làm xấu của nhóm con trai.Vì đó là cách ứng xử giúp ta bảo vệ mình trước việc làm xấu… 

 

 

* Bài tập đ. (SGK/54)

- Khi bị xâm hại phải biết phản kháng, thông báo, tìm sự giúp đỡ của người có trách nhiệm.

1

                                                                                                                          Trang


GIÁO ÁN GDCD 6 NĂM 2011 - 2012

a. Lan ở nhà trông em, sợ em chạy ra đường nên đã lấy dây buộc chân em vào chân giường.

b. Hà, Nam Huân cùng vào hùa với nhau trêu đùa Linh đến phát khóc.

c. Nghe thấy một bạn nói xấu cô giáo, Hiền đến lớp mách cô giáo, cô phê bình làm bạn có lỗi rất xấu hổ.

d. Sợ con gẫy tay, gẫy chân bố mẹ cấm không cho Hưng chơi bất cứ môn thể thao nào.

2. Nguyên vô tình hắt nước vào Nhân, rồi lẳng lặng bỏ đi. Bực quá Nhân đuổi theo đá cho Nguyên mấy cái thế là cuộc ẩu đã xãy ra.

Em có suy nghĩ gì về cách cư xử của 2 bạn. Nếu em là một trong hai bạn đó em sẽ xử sự ntn?.

 

 

 d) Vận dụng( 2 phút)

 Gv yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.

 4. Dặn dò: ( 2 phút)

 - Học bài,

 - Xem trước nội dung bài 17.

 - Nhóm 1 chuẩn bị đồ dùng chơi sắm vai, theo tình huống của bài.

  1. Phần bổ sung:

......................................................................................             

......................................................................................

 

************************************************

 

Tiết thứ: 30

Ngày soạn: 3 /4/2011

Lớp dạy: 6A, 6B

BÀI 17:  QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở.

 

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

Giúp Hs hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

 2. Kĩ năng:

- Biết được các hành vi vi phạm pháp luật về chổ ở của công dân.

- Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chổ ở

- Biết bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của mình. 

3.Thái độ:

- Tôn trọng chổ ở của người khác.

- HS biết phê phán và tố cáo những việc làm xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

1

                                                                                                                          Trang


GIÁO ÁN GDCD 6 NĂM 2011 - 2012

 II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

 -KN tư duy phê phán

 -KN tự nhận thức

 -KN sáng tạo

 -KN đặt mục tiêu

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

 - Giải quyết vấn đề

 -Động não

 -Xử lí tình huống

 -Liên hệ và tự liên hệ

 - Thảo luận nhóm....

 - Kích thích tư duy

IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh ảnh, câu chuyện về vi phạm về chổ ở .

-Giấy khổ to, bút dạ.

- Luật hình sự 1999

V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/Ổn định tổ chức:(1’)

2/Kiểm tra bài cũ:(4’)

1. Khi bị người khác xâm hại đến tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm cần phải làm gì?.

2. Theo em Hs cần có trách nhiệm gì đối với quyền được bảo hộ tính mạng....?.

3/ Bài mới :(35’)

a)    Khám phá:(1’) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân. Vậy nội dung của quyền đó là gì?. Nó có ý nghĩa như thế nào?.

b) Kết nối: (1’) GV dẫn dắt vào bài.

 Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

HĐ 1: (10 phút)                       Thảo luận, phân tích tình huống ở sgk.

Mục tiêu: Giúp học sinh biết tình huống này vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Cách tiến hành

Gv: Cho Hs sắm vai theo nội dung tình huống ở sgk.

Sau khi HS thể hiện tình huống GV nêu những câu hỏi  tảo luận như sau:

1. Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hoà?

    Bà Hoà bị mất con gà mái hoa mơ đang độ đẻ trứng. Mấy ngày sau lại bị mất cái quạt bàn.

2. Bà Hoà đã có những suy nghĩ và hành động ntn?

   Bà Hoà nghĩ chỉ có nhà T bắt trộm gà nên đã chửi động suốt ngày và doạ sẽ vào nhà T để khám

   Bà Hoà mất chiếc quạt bàn nên cũng nghi ngờ nhà T lấy và đã xông vào nhà T khám

3.Bà Hoà hành động như thế là đúng hay sai?. Theo em bà Hoà nên làm gì?.

Gv: Gọi Hs đọc phần tư liệu tham khảo ở sgk/53.

 

 

1

                                                                                                                          Trang


GIÁO ÁN GDCD 6 NĂM 2011 - 2012

HĐ2: ( 13 phút)                   HD học sinh tìm hiểu nội dung bài học.

Mục tiêu: Giúp học sinh nắm nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Cách tiến hành

Gv: Theo em chỗ ở là gì?.

Gv: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được qui định tại điều mấy của HP?. Nội dung cụ thể của quyền đó là gì?.

 

Gv: Khi nào thì được khám chỗ ở của người khác?. Những ai có quyền khám chỗ ở?.

Gv: Khi khám nhà phải tuân thủ các thể thức sau:

+ Có lệnh khám nhà( ViệnTrưởng phó ViệnTrưởng VKSND, VKSQS; Chánh án, phó chánh àn TAND; Thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc TAQS cấp quân khu trở lên chủ toạ phiên toà; trưởng CA, phó CA cấp huyện, Trưởng ,phó cơ quan điều tra cấp tỉnh..)

+ Người thi hành lệnh phải đi cùng đại diện UBND, và người láng giềng làm chứng.

+ Lập biên bản.

Gv: có thể giới thiệu một số thể thuéc khám người.

Gv: Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học

1/ Quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân:

- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở  là quyền cơ bản của công  dân.

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:

+ Chỗ ở của công dân được nhà nước, mọi người tôn trọng và bảo vệ.

+ Không ai được xâm phạm, tự ý vào chỗ ở của người khác, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

* Chỉ được khám chỗ ở khi:

- Cần bắt người can tội đang lẫn trốn.

- Cần thu thập tang vật, chứng cứ liên quan đến hành vi phạm tội.

 

2. Trách nhiệm của CD và học sinh:

- Phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác.

- Phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình. 

- Phê phán, tố cáo những người xâm phạm đến chỗ ở của người khác trái với quy định của pháp luật.

 

c)/Thực hành, luyện tập:( 10 phút)                      Luyện tập.

Mục tiêu: Giúp học sinh biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Cách tiến hành

GV: Tổ chức thảo luận nhóm, sắm vai thể hiện cách ứng xử đúng ở bài tập đ. Ý 1và 2 (SGK/56)

HS các nhóm lên sắm vai. Các nhóm khác nhận xét.

GV: Vì sao em chọn cách ứng xử đó?

HS: Trả lời.Học sinh khác nhận xét.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.

GV: Kết luận bài học

Gv: HD học sinh làm các bài tập 1,2,3ở sách bài tập tình huống 6/59,60.

III. Bài tập:

* Bài tập đ. (SGK/56)

- Ý2 không cho ai vào nhà khi cha mẹ đi vắng, có thể nhờ hàng xóm giúp đỡ…

1

                                                                                                                          Trang


GIÁO ÁN GDCD 6 NĂM 2011 - 2012

Gv: đọc truyện:" Cảnh giác bắt kẻ gian" sbt tình huống/58.

 

 d) Vận dụng: ( 2 phút)

GV: Tổ chức thảo luận nhóm, sắm vai thể hiện cách ứng xử đúng ở bài tập đ (SGK/56) ý 3,4,5.

HS các nhóm lên sắm vai. Các nhóm khác nhận xét.

Học sinh khác nhận xét.

GV: Nhận xét, kết luận toàn bài.

 Gv yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.

 4) Dặn dò: ( 3 phút)

* Bài cũ:

+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 55,56.

+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang  56.

* Bài mới:

- Chuẩn bị bài 18: “Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín”

     + Xem trước tình huống (đóng vai), trả lời câu hỏi gợi ý.

                + Xem phần nội dung bài học, bài tập sách giáo khoa trang  57, 58.

                + Mỗi nhóm chuẩn bị một tình huống sắm vai theo nội dung bài học.  

  1. Phần bổ sung:

......................................................................................             

......................................................................................

 

***********************************

Tiết thứ: 31

Ngày soạn: 9 /4/2011

Lớp dạy: 6A, 6B

BÀI 18:  QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN

VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN.

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

Giúp Hs hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

2. Kĩ năng:

- Biết được các hành vi thực hiện đúng và hành vi vi phạm về an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

- Biết bảo vệ quyền của mình,không xâm phạm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.             

3.Thái độ:

- Tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

 -KN tư duy phê phán

1

                                                                                                                          Trang


GIÁO ÁN GDCD 6 NĂM 2011 - 2012

 -KN tự nhận thức

 -KN sáng tạo

 -KN đặt mục tiêu

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

 - Giải quyết vấn đề

 -Động não

 -Xử lí tình huống

 -Liên hệ và tự liên hệ

 - Thảo luận nhóm....

 - Kích thích tư duy

IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh ảnh, câu chuyện về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín

-Giấy khổ to, bút dạ.

- Luật hình sự 1999

V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/Ổn định tổ chức:(1’)

2/Kiểm tra bài cũ:(4’)

1. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của CD là gì?. Nêu một vài hành vi vi phạm Pl xâm phạm đến chỗ ở của CD?.

2. Khi nào thì được khám chỗ ở của người khác?.

3/ Bài mới :(35’)

a)    Khám phá:(1’) Nếu nhặt được thư của bạn, em sẽ làm gì?. Gv cho Hs thảo luận sau đó dẫn dắt vào bài.

b) Kết nối: (1’) GV dẫn dắt vào bài.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

HĐ 1: (11 phút)               Thảo luận, phân tích tình huống ở sgk

Mục tiêu: Giúp học sinh biết các hành vi vi phạm về an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Cách tiến hành

Gv: Gọi Hs đọc tình huống ở sgk/49.

Hs: Thảo luận theo nội dung những câu hỏi sau:

1. Theo em Phượng có thể đọc thư mà không cần sự đồng ý của Hiền không?. Vì sao?.

   Phượng không được đọc thư của Hiền, vì đó không phải là thư của Phượng. Dù Hiền là bạn thân, nhưng nếu không được sự đồng ý của Hiền  thì không được đọc.

2. Em có đồng ý với giải pháp của phượng là đọc thư rồi dán lại và đưa cho Hiền không?.

   Giải pháp này là không chấp nhận được.Bởi vì làm như vậy là lừ dối bạn, là vi phạm quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 

 

1

                                                                                                                          Trang


GIÁO ÁN GDCD 6 NĂM 2011 - 2012

3.Nếu là Loan em sẽ làm gì?.

- Giải thích cho Phượng hiểu không được đọc thư của bạn khi chưa được ban đồng ý

- Nếu cố tình đọc là vi phạm quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 

Gv: Gọi hs đọc điều 73 HP 1992 và điều 125 bộ luật hình sự 1999. sgk/49,50.

   -Thư tín, điện thoại, điện tính của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.

   - Việc bóc mở, kiểm soạt, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín của công dân phải do người có thẫm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.

 

*HĐ2: .( 10 phút)                   HD học sinh tìm hiểu nội dung bài học

Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu các quy định về an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Cách tiến hành

Gv: Quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại....của Cd là gì?được pháp luật quy định như thế nào?

 

 

 

 

 

Gv: Khi nào thì được bóc thư của người khác?.

Gv: Vì sao CD có được quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín...?.

Gv: Hãy kể 1 số hành vi vi phạm bí mật thư tín...?.

- Đọc trộm thư của người khác

- Thu giữ thư, điện tín của người khác

- Nghe trộm điện thaọi của người khác.

- Đọc trộm thư của người khác rồi đi nói lại cho người khác biết

 

Gv: Theo em Hs cần có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm quyền này?.

HS: tự rút ra trách nhiệm của mình.

1. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại, điện tín của CD:

    Điều 73, hiến pháp 1992 quy định: Thư tín, điện thoại, điện tín của Cd được bảo đảm an toàn và bí mật, có nghĩa là:

- Không được chiếm đoạt.

- Không được tự ý mở thư tín, điện tín.

- Không được nghe trộm điện thoại của người khác.

Việc bóc, mở, kiểm soát thư tín điện tín của Cd phải do người có thẩm quyền tiến hành theo qui định của PL.

 

 

 

 

 

 

2. Trách nhiệm của HS:

 

c)/Thực hành, luyện tập:( 12 phút)            Luyện tập.

Mục tiêu:Giúp học sinh hiểu biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

 

1

                                                                                                                          Trang


GIÁO ÁN GDCD 6 NĂM 2011 - 2012

Cách tiến hành

Gv: HD học sinh làm các bài tập b,c,d sgk/50.

Gv: Nếu bố mẹ, anh chị đọc nhật kí của em thì em sẽ làm gì?.

BT: Khi mượn vở của Tâm để chép bài, Lý thấy kẹp giữa quyển vở của Tâm 1 lá thư đã bóc. Tò mò, Lý cầm lên đọc và biết đây là thư của Nam một bạn trai trong lớp gửi cho Tâm. Hôm sau đến lớp Lý liền kể cho một số bạn gái nghe.

Hãy nêu các sai phạm trong việc làm của Lý?.

Gv: HD học sinh làm bài tập 1,2 sbtth/64.

Gv: Đọc truyện: " Mẹ cứ bóc đi" ( sbtth/63).

 

 

 d) Vận dụng: ( 2 phút)

GV: Tổ chức thảo luận nhóm, sắm vai thể hiện cách ứng xử đúng ở bài tập d (SGK/58).

HS các nhóm lên sắm vai. Các nhóm khác nhận xét.

Học sinh khác nhận xét.

GV: Nhận xét, kết luận toàn bài.

Gv yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.

 4) Dặn dò: ( 3 phút)

+ Ôn lại nội dung từ bài 12- 18, xem lại nội dung bài học, bài tập, liên hệ thực tế địa phương.

+ Mỗi nhóm chuẩn bị một tình huống sắm vai theo nội dung các bài ôn tập.

- Học bài.

- Tiết sau học ngoại khoá “ Giáo dục giá trị và kỹ năng sống”  

  1. Phần bổ sung:

......................................................................................             

......................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

Tiết thứ: 34

Ngày soạn: 18 /4/2011

Lớp dạy: 6A, 6B

1

                                                                                                                          Trang


GIÁO ÁN GDCD 6 NĂM 2011 - 2012

            ÔN TẬP HỌC KÌ II

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm kiến thức đã học một cách có hệ thống, biết khắc sâu một số kiến thức đã học.

 2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

3. Thái độ: HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học.

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

 -KN tư duy phê phán

 -KN tự nhận thức

 -KN sáng tạo

 -KN đặt mục tiêu

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

 - Giải quyết vấn đề

 -Động não

 -Xử lí tình huống

 -Liên hệ và tự liên hệ

 - Kích thích tư duy

IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh ảnh, câu chuyện về một số kiến thức đã học.

-Giấy khổ to, bút dạ.

- Luật hình sự 1999

V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/Ổn định tổ chức:(1’)

2/Kiểm tra bài cũ: (5’)

Quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại....của Cd là gì?được pháp luật quy định như thế nào? Khi nào thì được bóc thư của người khác?.

3/ Bài mới :(35’)

a)Khám phá:(1’) Gv nêu lí do của tiết học

b) Kết nối: (1’) GV dẫn dắt vào bài.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

*HĐ1: ( 23 phút) Ôn lại nội dung các bài đã học

Mục tiêu:Giúp học sinh ôn lại nội dung các bài đã học( Phần lí thuyết).

Nêu ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện các chuẩn mực đối với cá nhân, gia đình, xã hội và tác hại của việc vi phạm chuẩn mực.

Cách tiến hành

Gv: Yêu cầu HS tìm mối quan hệ giữa các chuẩn mực pháp luật đã học

 

 

* GV có thể cho hs tự hệ thống kiến thức theo cách lập bảng như sau:Tt,Tên bài,Nội dung của quyền hoặc nghĩa vụ,Ý nghĩa, Trách nhiệm của CD- HS.

I. Nội dung các chuẩn mực PL đã học:

 

 

 

 

 

 

1. Công ước LHQ về quyền trẻ em.

* Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ.

* Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.

1

                                                                                                                          Trang


GIÁO ÁN GDCD 6 NĂM 2011 - 2012

1. Công ước LHQ về quyền trẻ em.

Công ước LHQ về quyền trẻ em được chia thành mấy nhóm?

 

? Nêu nội dung của các nhóm quyền đó?

 

? Trẻ em có bổn phận như thế nào?

 

 

?Ở địa phương em có những biểu hiện nào tốt và chưa tốt  trong việc thực hiện quyền trẻ em?

 

 

 

 

 

 

 

2. Công dân nước CHXHCN Việt Nam.

Công dân là gì?

? Căn cứ để xác định công dân của mỗi nước là gì?

GV. Giải thích: Quốc tịch là dấu hiệu pháp lý, xác định mối quan hệ giữa một người dân cụ thể với một nhà nước, thể hiện sự thuộc về một nhà nước nhất định của một người dân.

?Người nước ngoài đến Việt Nam công tác, có được coi là CD Việt Nam không? Vì sao?.

? Người nước ngoài đến làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam, có được coi là CD Việt Nam không?

-Người nước ngoài đến Việt Nam công tác, không được coi là CD Việt Nam

- Người nước ngoài đến làm ăn sinh sống lâi dài ở Việt Nam, tự nguyện tuân theo PL VN thì được coi là CD Việt Nam

  ?Em có phải là CD Việt Nam không?

  ?Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những ai?

GV: Cho HS làm BT b)

3. Thực hiện trật tự an toàn giao thông.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là gì?.

 

* nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật..

* Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình...

Bổn phận của trẻ em:   

- Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.

- Thực hiện tốt bổn phận của mình.

- Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.

2.Căn cứ để xác định công dân của một nước

Công dân là người dân của một nước.

-  Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với công dân nước đó.

- Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam.

- Mọi người dân ở nước CHXHCNVN đều có quyền có quốc tịch VN.

- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN đều có quốc tịch VN.

 

BTb) Hoa là công dân VN vì Hoa sinh ra và lớn lên ở VN. Gia đình Hoa thường trú tại VN đã lâu

 

3. Thực hiện trật tự an toàn giao thông.

Nguyên nhân:

- Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt. Chưa tự giác chấp hành luật lệ giao thông.

- Dân số tăng nhanh.Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.

- Các phương tiện tham gia giao thông còn thô sơ.

 

1

                                                                                                                          Trang

nguon VI OLET