Tuần:1
Tiết :1
BÀI 1:
DÂN SỐ
Ngày soạn:15/8/2015
Ngày dạy :17/8/2015


I. MỤC TIÊU: Sau bài học này học sinh phải nắm được.
1. Kiến thức:
Trình bày được quá trình phát triển và gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó.
2. Kĩ năng:
- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số.
- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới.
3. Thái độ:
Có ý thức về sự cần thiết phải phát triển dân số một cách có kế hoạch.
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh tháp dân số; các H1.1, H1.2, H1.3, H1.4 trong sgk phóng to.
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Dân số là một vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay vì nó ảnh hưởng to lớn đến nguồn lao động và đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ để sản xuất phát triển. Sự gia tăng dân số ở mức quá cao hay quá thấp đều có tác động sâu sắc tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một dân tộc. Dân số là bài học đầu tiên trong chương trình lớp 7 được chúng ta nghiên cứu trong chương trình lớp 7.
b. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH

 Hoạt động 1: Dân số, nguồn lao động.
Bước 1.
- Gv hỏi: Thế nào gọi là dân số?
- Gv: Cho học sinh nhận biết về tháp tuổi .
+ Bên trái thể hiện số Nam.
+ Bên phải thể hiện số Nữ.
+ Mỗi băng thể hiện một độ tuổi
Ví dụ: 0 – 4 tuổi, 5 – 9 tuổi …độ dài băng cho biết số người trong từng độ tuổi . Trên tháp tuổi người ta tô màu cho 3 độ tuổi là trẻ em , trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động.

Bước 2.Thảo luận nhóm
- Gv nêu yêu cầu: Theo 2 câu hỏi cuối trang 3 - Chia lớp thành 8 nhóm, nhóm chẳn thảo luận câu 1, nhóm lẽ thảo luận câu 2. Thời gian thảo luận là 5 phút.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2: Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỷ XIX và XX.
- GV xác định vấn đề: Tình hình dân số thế giới từ thế kỷ XIX và XX
- Gv: Cho học sinh đọc “ tỉ lệ sinh”, “Tỉ lệ tử”, “gia tăng dân số” ở bảng thuật ngữ.
- Gv nêu cách tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ gia tăng dân số cơ giới.
- Yêu cầu Hs Quan sát hình 1.2
*Thảo luận theo bàn:
? Em hãy nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới giai từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX.
- Gv nêu vấn đề: Tại sao từ đầu thế kỉ XIX dân số tăng nhanh?
Chuyển ý: Trong khi gia tăng dân số nhanh, đột ngột thì sẽ xảy ra hiện tượng “Bùng nổ dân số”. Chúng ta nghiên cứu hiện tượng này ở mục 3 sau đây.
Hoạt động 3: Sự bùng nổ dân số.
- HS xem bài viết trong SGK.
? Cho biết bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào và gây nên những hậu quả tiêu cực gì?
Học sinh dựa vào kiến thức SGK và sự hiểu biết của bản thân để vận dụng.
*Từ dòng 9 đến dòng 12: không dạy (theo giảm tải)
- HS xem hình 1.3 và hình 1.4 SGK
?Nhận xét về tình hình gia tăng dân số ở 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển ở hình 1.3 và 1.4?
-HS trả lời, nhận xét, bổ sung, gv chuẩn xác lại kiến thức.
1. Dân số, nguồn lao động.

- Dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ ở một thời điểm cụ thể
nguon VI OLET