Có đủ giáo án cả 3 bộ sách: Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ 1: KẾT NỐI BẠN BÈ
BÀI 1: CHÂN DUNG BẠN EM (2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm của thể loại tranh chân dung
- Bước đầu tìm hiểu và nắm được tỉ lệ khuôn mặt người, trình bày được cách vẽ và vẽ được tranh chân dung người bạn của mình
- Giới thiệu và nêu được cảm nhận về tranh chân dung
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động chuẩn bị đủ đồ dùng, vật liệu để học tập, tự giác tham gia học tập.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn trao đổi, thảo luận và nhận xét đặc điểm khuôn mặt, tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn, sử dụng công cụ, hoạt phẩm để thực hành tạo sản phẩm.
+ Năng lực ngôn ngữ : khả năng trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét sản phẩm theo chủ đề.
- Năng lực mĩ thuật:
+ Nêu được đặc điểm của thể loại tranh chân dung.
+ Tìm hiểu và nắm được tỉ lệ khuôn mặt người, trình bày được cách vẽ và vẽ được tranh chân dung người bạn của mình.
+ Giới thiệu và nêu được cảm nhận về tranh chân dung.
3. Phẩm chất
Bài học góp phần hình thành và bồi dưỡng ở HS những phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực qua các biểu hiện chủ yếu sau:
- Thể hiện tình thương, quý mến, hoà đồng với bạn trong lớp, biết quan tâm bạn; tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.
- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập, không tự tiện lấy đồ dùng học tập của bạn.
- Hăng hái trao đổi, thảo luận, có ý thức trong các hoạt động chung; có thái độ không đồng tình với các biểu hiện không đúng.
- Biết giữ vệ sinh lớp học và có ý thức bảo quản đồ dùng học tập; Biết trân trọng sản phẩm của mình và của bạn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK Mĩ thuật 6, kế hoạch DH, phiên bản tranh chân dung hoạ sĩ, ảnh chân dung, bài vẽ chân dung của HS, tranh chân dung thời kì La Mã Ai Cập cổ đại, hình minh hoạ thực hành, giấy, màu, bút,...
2. Đối với học sinh
- SGK, Mĩ thuật 6, Vở thực hành Mĩ thuật 6
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số lớp
- Giới thiệu những đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: Có những cách nào để lưu giữ lại chân dung của một người?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi : chụp ảnh chân dun, vẽ chân dung,…
- GV đặt vấn đề: Có nhiều cách để lưu giữ chân dung như: chụp ảnh, vẽ tranh, nặn tượng,... Thông thường nhất vẫn là chụp ảnh chân dung và vẽ tranh chân dung. Bài học sẽ giúp các em hiểu hơn về tranh chân dung bằng việc vẽ chân dung người bạn của mình. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn cách vẽ chân dung, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Bài 1: Một số thể loại mĩ thuật.
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Khám phá)
a. Mục tiêu: HS biết được đặc điểm của thế loại tranh chân dung : kích thước khuôn mặc, nét và màu sắc dử dụng,…
b. Nội dung: HS quan sát các bức tranh trong SGK do hoạ sĩ và HS vẽ, kết hợp hình ảnh GV sưu tầm để tìm hiểu về đặc điểm chân dung của nhân vật qua các câu hỏi gợi ý.

c. Sản phẩm học tập: trình bày nội dung tìm hiểu của HS theo câu hỏi gợi ý, ý kiến thảo luận của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV hướng dẫn HS quan
nguon VI OLET