Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Ghi chú

12/8/2019

9a




9b




9c



Phần I – DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương I – CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Tiết 1: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Học sinh trình bày được khái niệm, mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của di truyền học.
- Hiểu được công lao to lớn của Menđen và phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen
- Ghi nhớ 1 số thuật ngữ và kí hiểu trong di truyền học
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Rèn kỹ năng quan sát tìm tòi.
- Rèn kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, lớp.
3. Phẩm chấtnăng lực:
- Năng lực chung: NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông,
- Năng lực chuyên biệt: NL quan sát, tìm mối quan hệ
- Có niềm tin khoa học về bản chất, vật chất của các hiện tượng sống và khả năng nhận thức của con người
- Phẩm chất
- Xây dựng ý thực tự giác và thói quen học tập bộ môn.
- Áp dụng khoa học kĩ thuật – sinh học vào chăn nuôi, trồng trọt
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.GV:
+ Dự kiến các phương pháp, kĩ thuật dạy học :
-Vấn đáp - tìm tòi - Giải quyết vấn đề, dạy học nhóm
+ Đồ dùng : : Tranh phóng to hình 1.2 SGK
- Bảng phụ,
2.HS: Nghiên cứu trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Giáo viên nhắc lại các phần sinh học lớp 6,7,8 học về phần gì và giới thiệu cơ bản về chương trình sinh học lớp 9
Lớp 6: Thực vật
Lớp 7: Động vật
Lớp 8: Con người
Lớp 9: Di truyền và biến dị
Sinh vật và môi trường
GV chỉ một vài học sinh khen: đôi mắt đẹp, da trắng,…..Hỏi “em giống ai trong gia đình”. HS trả lời giống hoặc không giống ai. GV: dẫn dắt: là do di truyền và biến dị. Vậy để tìm hiểu rõ DT và BD như thế nào chúng ta sẽ nghiên cứu trong họ kì I này.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Di truyền học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

- GV cho HS đọc khái niệm di truyền và biến dị mục I SGK.
-Thế nào là di truyền và biến dị?
- GV giải thích rõ: biến dị và di truyền là 2 hiện tượng trái ngược nhau nhưng tiến hành song song và gắn liền với quá trình sinh sản.
- GV cho HS làm bài tập (SGK mục I.
- Cho HS tiếp tục tìm hiểu mục I để trả lời:
- Cá nhân HS đọc SGK.- 1 HS dọc to khái niệm biến dị và di truyền.

- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Liên hệ bản thân và xác định xem mình giống và khác bó mẹ ở điểm nào: hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu da... và trình bày trước lớp
- Dựa vào ( SGK mục I để trả lời

Kết luận:
- Khái niệm di truyền, biến dị (SGK).
- Di truyền học nghiên cứu về cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
- Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống, y học và đặc biệt là công nghệ sinh học hiện đại.
2. Menđen – người đặt nền móng cho di truyền học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

- GV cho HS đọc tiểu sử Menđen SGK.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ hình 1. 2 và nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai?
- Treo hình 1. 2 phóng to để phân tích.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và nêu phương pháp nghiên cứu của Menđen?
- GV: trước Menđen, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các phép lai trên đậu Hà Lan nhưng không thành công. Menđen có ưu điểm: chọn đối tượng thuần chủng, có vòng đời ngắn, lai 1-2 cặp tính trạng tương phản, thí nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần, dùng toán thống kê để xử lý kết quả.
- GV giải thích thêm vì sao menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng để NC.
- 1 HS đọc to , cả lớp theo dõi
nguon VI OLET