Ngày dạy:

Tiết 1 + 2
Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.

I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Tự lập”;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ
Tiết 2: Truyền thống là gì? Truyền thống về gia đình, dòng họ là gì?
3. Bài mói:
Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.


Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
Tổ chức thực hiện:
GV cho học sinh nghe bài hát “Lá cờ” Sáng tác Tạ Quang Thắng
HS thảo luận câu hỏi:
a, Bài hát nói về truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
b, Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó?



-Bài hát thể hiện niềm tin, sự tự hào của cả một thế hệ đã lao động và chiến đấu gian khổ vì Tổ quốc.
 -Dù có gặp bao khó khăn trên đường đời thì bản thân luôn thấy những điều đó chẳng thấm vào đâu so với bố mẹ ngày xưa và vững bước theo đuổi con đường mình đang đi

Hoạt động khám phá

Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ.
1.Truyền thống gia đình, dòng họ

- Nộidung:Đọcthôngtinsgk,nghegiáoviênhướngdẫn,họcsinhthảoluận, trao đổi.
- Tổ chức thực hiện:
Bước1:GVchuyểngiaonhiệmvụhọc tập
+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện
Mời một HS đọc to, rõ ràng câu chuyện, cả lớp lắng nghe.
Sau khi HS đọc truyện, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi
a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống gì? Em hãy suy nghĩ gì về truyền thống ấy?
b) Hãy kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+HStiếpnhậnnhiệmvụ,suynghĩvàtrảlời câu hỏi.
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
+ GV mời đại diện các nhóm trả lời. GV khen ngợi các bạn có câu trả lời đúng và hay; chỉnh sửa, bổ sung đối với câu trả lời còn thiếu và kết luận
+ GV tiếp tục cho HS thảo luận về một vài tấm gương về việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có liên quan tới thực tế cuộc sống để HS suy ngẫm và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là truyền thống của gia đình, của dòng họ?
Bước3:Báocáokếtquảhoạtđộngvà thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước4:Đánhgiákếtquảthựchiện nhiệm vụ học tập










a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống hiếu học.  Em suy nghĩ gì về truyền thống ấy là một truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ và phát huy.
b) Tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết: truyền thống hiếu học, truyền thống làm gốm, truyền thống yêu nước, truyền thống giúp đỡ người khác...













Truyền thống là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người thực hiện.
Truyền thống của gia đình, của dòng họ là: Nghề nghiệp, học tập, đạo đức, văn hóa.

 Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của truyền thống của gia đình, của dòng họ.
2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ

- Nộidung:Đọcthôngtinsgk,nghegiáoviênhướngdẫn,họcsinhthảoluận, trao đổi.
- Tổ chức thực hiện:
nguon VI OLET