Tuần 1 Ngày soạn: 01/9/2020
Tiết 1 Ngày dạy: 07/9/2020

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
BÀI 1: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học. Hiểu được các phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. Trình bày được một số thuật ngữ, kí hiệu trong Di truyền học.
- Hs hiểu được các bước tiến hành thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng, lai 2 cặp tính trạng của Menden.
- Hs hiểu thế nào là Lai phân tích; biến dị tổ hợp, ý nghĩa tương quan trội – lặn.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn tư duy so sánh, liên hệ thực tế.
- Kĩ năng hoạt động nhóm. Kỹ năng giải 1 số dạng bài tập di truyền.
3. Giáo dục: Giáo dục ý thức học tập Di truyền học cho Học sinh, cơ sở khoa học của các hiện tượng di truyền và biến dị trong đời sống.
4. Thái độ:
Giáo dục HS ý thức học tập nghiêm túc, khơi dậy niềm say mê, yêu thích môn học.
5. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Phương tiện: tranh ảnh, phiếu học tập, tư liệu.
- HS: Sách giáo khoa sinh học 9, vở và các tài liệu tham khảo. Nghiên cứu trước bài học


III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp (1p):
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Trong đời sống hàng ngày chúng ta thấy nhiều hiện tượng động vật , thực vật và con người giữa các cá thể trong cùng một dòng giống nhau, nhưng cũng trong những cá thể đó lại xuất hiện những cá thể có những đặc điểm khác với bố mẹ chúng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến các hiện tượng trên ? Học Di truyền học sẽ giúp ta tìm câu trả lời ?

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học.
- các phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV yêu cầu HS n/cứu thông
tin mục I/SGK và nêu thêm
một số ví dụ về hiện tượng di truyền: trong một gia đình có
một cháu bé mới sinh, người ta thường tìm hiểu xem cháu bé
có điểm gì giống bố, điểm gì giống mẹ, ví dụ: mắt giống mẹ, mũi giống bố ... Giống bưởi
Năm Roi nổi tiếng từ xưa đến nay vẫn giữ được các đặc điểm: vị ngọt thanh và hình dáng quả đẹp...
? Qua các VD trên, em hãy
cho biết những đ/điểm mà thế
hệ trước truyền cho thế hệ sau thuộc loại đặc điểm nào ?

- GV nhận xét, bổ sung thêm: con cái chỉ giống bố mẹ ở một
số đặc điểm, đó là hiện tượng
di truyền; còn khác với bố mẹ
và khác nhau về nhiều chi tiết,
đó là hiện tượng biến dị.
? Di truyền là gì ? Cho ví dụ ?
? Biến dị là gì ? Cho ví dụ ?
- GV hoàn thiện, giảng giải:
nguon VI OLET