Ngày 01 tháng 9 năm 2018

Chủ đề 1: ý nghĩa tầm quan trọng của việc chọn
nghề có cơ sở khoa học

I.Mục tiêu cần đạt
- Biết được ý nghĩa tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học.
- HS hiểu 3 nguyên tắc chọn nghề và hình thành cho các em ý thức phấn đấu trong học tập tu dưỡng để có thể đạt được việc chọn nghề theo 3 nguyên tắc.
- Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học. Nêu dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.
III. Tiến trình tổ chức chủ đề.

Hoạt động 1: Cơ sở khoa học của việc chọn nghề.
- Trong đời sống hằng ngày con người luôn đứng trước sự lựa chọn. Việc chọn nghề phải có cơ sở khoa học. Đối với HS, nhà trường phải hướng nghiệp cho các em:
+ Về sức khoẻ, phát triển thể lực và đặc điểm sinh lí, mình có điểm nào mà nghề không chấp nhận.
+ Về tâm lí, mình có những đặc điểm gì không phù hợp với nghề mình muốn chọn.
+ Về điều kiện sinh sống có gì trở ngại khi làm nghề mà mình thích nhưng từ nơi ở đến nơi làm việc quá xa.
Hoạt động 3: Tìm hiểu 3 nguyên tắc chọn nghề
I. Nguyên tắc chọn nghề
1. Nguyên tắc 1: Không chọn những nghề mà bản thân mình không yêu thích.
2. Nguyên tắc 2: Không chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện tâm lí, thể chất hay XH để đáp ứng yêu cầu của nghề.
3. Nguyên tắc 3: Không chọn những nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung.
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi:
? Mỗi quan hệ chặt chẽ giữa 3 câu hỏi đó thể hiện ở chỗ nào?
- GV gợi ý cho học sinh tự tìm ra ví dụ để chứng minh rằng không được vi phạm 3 nguyên tắc chọn nghề.
- GV tìm một số mẫu chuyện bổ sung về vai trò của hứng thú và năng lực nghề nghiệp. Đồng thời cần nói thêm rằng trong cuộc sống nhiều khi không hứng thú với nghề, nhưng do hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề thì con người vẫn làm tốt công việc.
Ví dụ:- Một người không thích nghề chữa bệnh, cũng không thích sống ở vùng cao, nhưng thấy cán bộ y tế ở vùng đồng bào thiểu số còn thiếu nên vẫn học nghề chữa bệnh và tình nguyện suốt đời ở vùng núi để chữa bệnh cho đồng bào.
- Cũng có người học trường sư phạm, do không được hướng nghiệp nên khi đi thực tập đạt kết quả không cao, lại mắc tật nói ngọng, vậy mà người ấy phấn đấu rèn luyện nên đã trở thành một nhà giáo giỏi.

II. Thảo luận câu hỏi:
- GV đặt ra câu hỏi thảo luận: Tốt nghiệp THCS chúng ta sẽ đứng trước một vấn đề cần có sự cân nhắc: Sẽ chọn nghề gì trong cuộc sống tương lai ?
a. Bạn thích nghề gì ?
b. Bạn làm được nghề gì ?
c. Bạn cần làm nghề gì ?
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Các nhóm tranh luận - nhận xét rút ra vấn đề.
nguon VI OLET