BÀI DỰ THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2018 - 2019.

 

GIÁO VIÊN: ĐINH VĂN BÌNH.

TỔ: SỬ - ĐỊA - GDCD .

TRƯỜNG THCS EA YIÊNG.

 

KỶ NIỆM KHÓ QUÊN

 

       Thấm thoát cũng đã hơn 10 năm trong nghề dạy học, nhưng mỗi lần nhắc đến đám học trò cũ thì hình ảnh cậu bé Nam lại hiện về trong ký ức của tôi.

Năm 2004, tôi về công tác tại trường THCS Êaphê. Đúng vào dịp chuẩn bị khai giảng năm học mới. BGH nhà trường phân công tôi chủ nhiệm lớp 9. Lớp học gồm có 50 em, trường Êaphê đa số là con em người đồng bào, các hộ gia đình làm nghề nông vì vậy bố mẹ thiếu sự quan tâm đến quá trình học hành của con cái.

    Việc đầu tiên của tôi là lấy tờ tự khai để hoàn tất phần tóm tắt lí lịch của học sinh. Rà soát mấy lần mà tôi vẫn thấy thiếu một tờ. Tôi tới lớp hỏi.

  - Còn em nào chưa nộp lí lịch?

Một em học sinh nam có vẻ lì lợm đứng dậy. Tôi nhìn về phía em.

  - Sao em không nộp bản tóm tắt  lí lịch của mình?

  - Thưa thầy em không biết.

  - Vậy bố mẹ của em tên gì?

  - Em không biết ạ.

Tôi xuống dưới lớp tới sát bên em tay gõ nhẹ xuống bàn.

  - Thầy hỏi lại em, bố mẹ em tên gì?

    - Thưa thầy … Em không biết.

  Cậu học sinh ngước nhìn tôi rồi lại cúi mặt xuống . không nén nổi tức giận tôi quát lớn. Thầy mời em ngồi xuống, cuối buổi học ở lại gặp thầy”.

   Tôi trở lại bục giảng nhìn xuống lớp cả lớp im lặng vẻ nặng nề chứ không phải là không khí của một lớp học biết giữ kỉ luật. Từ phía cuối lớp một em học sinh nữ ngập ngùng đứng dậy.

     - Em… em thưa thầy.

   - Sao có vấn đề gì em cứ nói đi.

   - Thưa thầy chúng em xin thầy đừng phạt bạn Nam, bạn ấy khổ lắm. Chỉ nói có vậy rồi em học sinh nữ ngồi xuống rơm rớm nước mắt. Không khí lớp như chìm xuống. Tôi nhìn thấy trên gương mặt các em nhìn tôi như thể đang muốn cầu xin một điều gì đó. Tôi chợt nhận ra có điều gì uẩn khúc đối với em Nam. Trống báo hiệu giờ ra chơi. Tôi cho cả lớp ra ngoài sân chơi và gặp riêng một số em ở gần nhà em Nam. Nam cúi đầu lặng lẽ bước ra sân một mình.

      Qua tìm hiểu một số em học sinh tôi biết hoàn cảnh của Nam thật éo le. Bố mẹ của em đã li hôn, mẹ đi lấy chồng, bố đi lấy vợ khác. Em ở với ông bà nội đã ngoài 80 tuổi. Mức trợ cấp của địa phương và các con cái hỗ trợ cho hai cụ chưa đủ sống


. Vậy là ngoài giờ học Nam phải đi kiếm việc làm thuê để có tiền phụ thêm với ông bà.

     Đến giờ sinh hoạt lớp tôi nói rõ từng lời.

  - Trước tiên thầy xin lỗi em Nam vì thầy chưa hiểu rõ hoàn cảnh của em. Thầy xin lỗi các em vì để không khí lớp học hôm nay không được vui.

    Sau buổi học đó tôi đã đến thăm gia đình em và đã tận mắt chứng kiến được hoàn cảnh khó khăn của em, tôi đã động viên các bạn trong lớp ủng hộ Nam mười quyển vở còn bản thân tôi cũng tặng em  một chiếc áo trắng để em mặc đi học. Kể từ khi đó tôi thường xuyên trò chuyện để động viên Nam, khích lệ tinh thần em cũng từ đó mà em dần trở lên hòa đồng với các bạn, và cũng hay tìm tôi để tâm sự khiến cho tình cảm thầy trò trở lên gần gũi, thấm thoát đã đến ngày các em phải rời xa mái trường cấp 2 để lên học cấp3. Cho đến nay tôi vẫn chưa quên hình ảnh trò Nam rưng rưng nước mắt khi nhận món quà của tôi và tập thể lớp năm nào.

       Bây giờ Nam đã trưởng thành và đã lập gia đình và là một công an viên của thôn và là một Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhưng mỗi dịp 20-11 em vẫn ghé thăm tôi và em còn nhắc “Ngày ấy nếu không có thầy và các bạn luôn ở bên động viên em làm sao có được như ngày hôm nay. Cậu học trò nghèo khổ và bất hạnh năm xưa nay đã chững chạc.

     Với tôi năm tháng đã qua đi, nhưng năm tháng đã để lại trong tôi những dấu ấn không thể phai mờ. Phải chăng những tháng ngày mới chập chững bước vào nghề, cùng trò Nam năm xưa đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong bước đường dạy học của tôi.

     Qua câu chuyện trên, tôi thấy rằng ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân với những hoàn cảnh khó khăn như em Nam, là những người thầy giáo, cô giáo chúng ta luôn quan tâm chia sẻ với các em về vật chất lẫn tinh thần, những món quà đó tuy nhỏ bé nhưng nó là động lực rất lớn giúp các em tiến bộ về mọi mặt.

Các em tiến bộ cũng là nguồn động viên, niềm tự hào đối với mỗi thầy cô giáo như những người lái đò thầm lặng”.

 

Nhận xét, đánh giá của BGH nhà trường.           

………….………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………             

 

 

 

 

 

nguon VI OLET