Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHỦ ĐỀ 4: BÀI TẬP THỂ DỤC
A. NỘI DUNG VÀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Bài
Tên bài
Nội dung
Số tiết

1
Bài thể dục liên hoàn
- Từ nhịp 1 đến nhịp 11
- Trò chơi phát triển khéo léo
2

2
Bài thể dục liên hoàn
- Từ nhịp 12 đến nhịp 23
- Trò chơi phát triển khéo léo
2

3
Bài thể dục liên hoàn
- Từ nhịp 24 đến nhịp 30
- Trò chơi phát triển khéo léo
3

II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
TT
Tên bài
Kế hoạch dạy học



Tiết 1-2
Tiết 3- 4
Tiết 5-7

1
Bài thể dục liên hoàn
Từ nhịp 1 đến nhịp 11
x



2
Bài thể dục liên hoàn
Từ nhịp 12 đến nhịp 23

x


3
Bài thể dục liên hoàn
Từ nhịp 24 đến nhịp 30


x

B. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU
- Trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng thực hành bài tập thể dục liên hoàn.
- Rèn luyện tư thế, phát triển năng lực liên kết vận động, năng lực định hướng trong không gian và nhịp điệu.
II - YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhận biết được mục đích, tác dụng luyện tập bài tập thể dục.
- Nhận biết và ghi nhớ được hình thái biểu hiện, tên gọi các động tác.
- Biết cách đếm nhịp, cách thực hiện các động tác.
- Nhận biết được một số sai sót đơn giản trong luyện tập, cách sửa chữa.
- Nhận biết yêu cầu và cách hoạt động nhóm, biết hợp tác với bạn để luyện tập.
- Biết cách vận dụng bài tập để tự rèn luyện thân thể.
2. Kĩ năng
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác theo nhịp.
- Phát hiện và tự sửa chữa được một số sai sót đơn giản trong luyện tập.
- Thực hành được bài tập theo nhịp tự hô để rèn luyện thân thể.
3. Thế lực
- Có sự phát triển về năng lực liên kết động tác, năng lực định hướng và nhịp điệu.
4. Thái độ
- Tích cực, chủ động trong phối hợp nhóm, tổ để luyện tập.
- Bước đầu có thói quen và nhu cầu tự luyện tập.
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
BÀI 1: BÀI THỂ DỤC LIÊN HOÀN
(Từ nhịp 1 đến nhip 11)
(Thời lượng 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Luyện tập từ nhịp 1 đến nhịp 11 bài tập thể dục liên hoàn
2. Năng lực
- Năng lực chung:Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
Nhận biết được các động tác bổ trợ và biết cách luyện tập.
Tạo sự phát triển về năng lực, liên kết vận động.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng để rèn luyện thân thể hàng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV Sử dụng phương tiện trực quan giới thiệu khái quát về hoạt động luyện tập hoặc trình diễn các loại hình bài tập thể dục, yêu câu HS trả lời câu hỏi sau:
+ Bài tập thể dục 8 động tác.
+ Bài tập thể dục nhịp điệu, bài tập thể dục dưỡng sinh.
+ Đồng diễn thể dục, bài tập thẻ dục liên hoàn,...
- Sử dụng phương tiện trực quan, động tác mẫu để HS nhận biết về hình ảnh của các động tác nhịp 1 — 11. Đặt câu hỏi về bài tập thể dục đã học ở Tiểu học để thu hút sự chú ý của HS đối với nội dung học tập:
+ Kể tên các động tác của bài tập thể dục đã học ở Tiểu học.
+ Nêu cách thực
nguon VI OLET