Bài soạn:
GV: Hà Thị Thao
Trường PTDTBT THCS Hùng Mỹ
.................................................................................................................
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG
TUẦN 2- TIẾT 2: SINH HOẠT DƯỚI CỜ (TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG EM)
MỤC TIÊU
Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy truyền thống nhà trường;
Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe, kĩ năng thuyết trình, tự giác tham gia các hoạt động; phẩm chất trách nhiệm.
Năng lực:
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đồ
Nàng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác
nhau.
Phấm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
THIÉT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối vói TPT, BGH và GV
Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
-Văn nghệ: Phân công ba lớp chuẩn bị ba tiết mục với nội dung hát múa về mái trường,thầy cô, bạn bè;
Ba bảng đen phục vụ trò chơi “Ai biết nhiều hơn?”;
Thành lập BGK châm thi;
Phần thưởng cho đội đoạt giải.
Đối với HS:
Tìm hiểu về ý nghĩa của tên trường; về gương các thầy giáo, cô giáo, gương các HS có thành tích học tập và rèn luyện tốt của trường; về truyền thống, thành tích nối bật của nhà trường....
Mỗi khối lớp thành lập một đội thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) (3 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với giờ chào cờ. (Chơi trò chơi Bóng căng, bóng nổ)
Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị chào cờ.
Sản phẩm: Thái độ của HS
Tổ chức thực hiện:
GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THÚC.
Hoạt động 1: Chào cờ (12 phút)
Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.
Tổ chức thực hiện:
HS điều khiển lễ chào cờ.
Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: Chơi trò chơi “ Ai biết nhiều hơn?” (5 phút)
Mục tiêu: Thể hiện được những hiểu biết của bản thân về truyền thống nhà trường.
Nội dung: chơi trò chơi “Ai biết nhiều hơn?”.
Sản phẩm: HS tham gia trò chơi.
Tổ chức thực hiện:
TPT mời ba HS lên sân khấu chơi trò chơi “Ai biết nhiều hơn?”.
TPT viết lên ở chính giữa ba tấm bảng đen cụm từ “Truyền thống trường em” và khoanh tròn lại. Sau đó ba em HS ghi các từ, cụm từ nói về truyền thống nhà trường xung quanh cụm từ “Truyền thống trường em” trong vòng 2 phút.
Em nào viết được nhiều từ và đúng hơn sẽ được nhận phần thưởng.
Cả trường chú ý theo dõi, cố vũ, động viên.
Hoạt động 3: tìm hiểu về truyền thống nhà trường (10 phút)
Mục tiêu:
Nêu được các truyền thống tốt đẹp của nhà trường và ý nghĩa của những truyền
thống đó;
Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy truyền thống nhà trường.
Nội dung: đi tìm hiểu truyền thống nhà trường.
Sản phẩm: HS tham gia cuộc thi.
Tổ chức thực hiện:
Người điều khiến giới thiệu BGK cuộc thi.
Các đội thi vào vị trí để chuẩn bị thi. BGK nêu thể lệ thi, cách chấm điểm, quy định thời gian chuẩn bị để trả lời, thang điếm cho từng loại câu hỏi để các đội thi cùng biết.
Người dẫn chương trình lần lượt nêu yêu cầu và từng câu hỏi thi. Các đội thi cùng nhau suy nghĩ, thảo luận trong 1 phút để đưa ra câu trả lời cho mỗi câu hói. Đội nào có tín hiệu trước (bằng cách cắm cờ hoặc lắc chuông) thì sẽ được quyền trả lời. Nếu trả lời chưa đúng thì đội khác có quyển thay thế. Nếu không có
nguon VI OLET