NS: 16/3/2008
Tiết 53: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (tt)
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài HS biết:
- Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.
- Hiểu được tính hiệu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lí.
- Yêu thích công việc, thích tìm tòi khám phá để tổ chức hoặc đề xuất được bữa ăn ngon, bổ ít tốn kém mà không lãng phí
B. Tiến trình bài học
1/ Ổn định tổ chức: 1ph
2/ Kiểm tra bài cũ: 5ph
Thế nào là bữa ăn hợp lí?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

Hoạt động 1: III. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình
1/ Nhu cầu của các thành viên trong gia đình (8ph)

Trong 1 gia đình thường gồm nhiều thành viên khác nhau như người lớn, trẻ em, nam, nữ
Hỏi: Em cho biết nhu cầu dinh dưỡng của mỗi thành viên trong gia đình như thế nào? ( giống nhau và khác nhau)
GV: chốt lại vấn đề:



GV: Cho HS nhắc lại kiến thức dinh dưỡng đã học về nhu cầu ăn uống của từng đối tượng
Hỏi: Em có nhận xét gì nếu cần phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu khác nhau của từng thành viên trong gia đình, trong bữa ăn
GV: Để trả lời câu hỏi ta nghiên cứa mục 2





HS trả lời như gợi ý ở SGK
Tuỳ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, thể trạng và công việc mà mỗi người có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Từ đó định chuẩn cho việc chọn mua thực phẩm thích hợp

2/ Điều kiện tài chính (8ph)


Điều kiện tài chính của mỗi gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lựa chọn thực phẩm đáp ứng yêu cầu trong bữa ăn, tuy nhiên để mua đủ thức ăn cần thiết với số tiền hiện có khi đi chợ cần phải cân nhắc kĩ càng như:
Lựa chọn thực phẩm đáp ứng được về chất dinh dưỡng mà đa số thành viên trong gia đình cần.
Lựa chọn loại thực phẩm mới, tươi ngon và phổ thông
Lựa chọn thực phẩm không trùng về nhóm dinh dưỡng chính









Nếu điều kiện tài chính cho phép thì có thể lựa chọn được các loại thực phẩm đáp ứng đủ nhu cầu bữa ăn, tuy nhiên để có một bữa ăn giàu chất dinh dưỡng, hợp lí nhất thiết không phải có nhiều tiền

 3/ Sự cân bằng chất dinh dưỡng (9ph)


Hỏi: Như thế nào là cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn?
GV: Bổ sung: Phải có đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm dinh dưỡng để kết hợp thành một bữa ăn hoàn chỉnh
Hỏi: Em hãy cho VD một thực đơn về sự cân bằng chất dinh dưỡng? Loại thực phẩm em chọn thuộc nhóm dinh dưỡng nào?
HS: Tái hiện kiến thức dinh dưỡng để trả lời
Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm dinh dưỡng để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh cân bằng dinh dưỡng

4/ Sự thay đổi món ăn (9ph)


Hỏi : Tại sao phải thay đổi món ăn?
GV: Thay đổi món ăn trong thực đơn bữa ăn còn có tác dụng cân bằng các chất dinh dưỡng, thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết mà một loại thực phẩm không đáp ứng được
Hỏi: Làm như thế nào để thay đổi được món ăn trong thực đơn bữa ăn?
GV: Chốt lại và yêu cầu HS biết được

Thay đổi món ăn cho gia đình mỗi ngày để tránh nhàm chán





HS: Có nhiều hình thức thay đổi
Thay đổi các PP chế biến thức ăn để có món ăn ngon miệng
Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn
Trong bữa ăn không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng PP chế biến với món chính đã có sẵn

 4/ Tổng kết dặn dò (5ph)
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
Nhắc lại nội dung chính của bài
Nêu câu hỏi củng cố và luyện kĩ năng vận dụng kiến thức.
Dặn dò HS đọc trước bài 22- Qui trình tổ chức bữa ăn.
NS:16/3/2008
Tiết 54: QUI TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài HS;
- Biết sắp xếp công việc hợp lí theo qui trình công nghệ nhất định như cách chể biến món ăn, trình bày bàn, phục vụ và thu dọn trước trong, sau khi ăn
- Rèn luyện kĩ năng làm việc khoa học, kĩ năng cuộc sống gắn bó và có trách nhiệm với cuộc sống gia đình
B.
nguon VI OLET