Tuần…………….. - Ngày soạn: ……………..
PPCT: Tiết ...............

Bài 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến.
- Phân biệt được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa câu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam quả cầu Địa Lí.
2. Kĩ năng:
- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ.
- Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa câu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên bản đồ và trên quả Địa Cầu.
3. Thái độ:
- Tin vào thế giới quan khoa học chính xác, phê phán những niềm tin thiếu tính khoa học.
- Nghiêm túc và chú ý rèn luyện các kỹ năng địa lí.
4. Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV:Quả địa cầu, máy tính, các phiếu học tập, hình minh họa, hình 1,2,3 sgk phóng to...
2. Chuẩn bị của HS:Bút màu, giấy A0, đồ dùng học tập bộ môn, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
NộiDung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
VD cao

TRÁI ĐẤT

- Xác định được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến.
- Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa câu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên quả cầu Địa Lí.
- Tính được số đường kinh tuyến, vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam trên quả địa cầu.
-Vẽ được các đường kinh, vĩ tuyến của Trái Đất theo yêu cầu.
- Xác định được các thành phố thuộc bán cầu nào.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Tình huống xuất phát (3 phút)
1. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh khi bước vào bài học đầu tiên.
- Giới thiệu chủ đề số 1- Trái Đất.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:Phương pháp nêu vấn đề/kĩ thuật đặt câu hỏi và hợp tác.
3. Phương tiện:Các hình ảnh về vũ trụ, Hệ Mặt Trời và Trái Đất
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV dẫn dắt giao nhiệm vụ cho HS bằng câu đố (Chia lớp làm hai nhóm lớn cùng thi đua tìm lời giải đáp cho câu đố)
Câu đố: Em hãy quan sát ảnh sau và cho biết chủ đề các ảnh đề cập đến là gì (giáo viên cho từng ảnh xuất hiện)?
- Bước 2: GV chiếu ảnh - HS theo dõi quan sát ảnh
- Bước 3: HS nêu chủ đề ảnh TRÁI ĐẤT
- Bước 4: GV dẫn dắt vào nội dung của bài.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: VỊ TRÍ CỦA TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI (10 phút)
1. Mục tiêu:
- Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Hình thành biểu tượng địa lí
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:Hoạt động nhóm, sử dụng phương tiện trực quan.
3. Phương tiện:Bộ ảnh về các hành tinh trong hệ Mặt Trời, phiếu học tập.
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV chia lớp thành 8 đội chơi, tên của các độ chơi lấy theo tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời và tự tìm vị trí hành tinh của đội mình trong hình 1 SGK trang 6- (ví dụ hình dưới) và giao nhiệm vụ với trò chơi nhanh có tên gọi "Ai nhanh hơn"

Yêu cầu: - Trong vòng 3 phút các đội chơi phải điền được các thông tin vào phiếu học tập sau:
- Bước 2: Giáo viên cho các đội chấm
nguon VI OLET