CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Tiết 1- Bài 1
CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Ngày soạn: 25/08/2021
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú


8A
11


I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a) Kiến thức
- Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
- Nêu được những ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối những vật được chọn làm mốc.
- Nêu được ví dụ các chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, cong, tròn.
b) Kỹ năng
- Rèn cho HS kỹ năng quan sát.
- Phân biệt được các loại chuyển động trong thực tế.
c) Thái độ
- Nghiêm túc, chú ý trong giờ học
- HS yêu thích môn học
2. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy, hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí
- Năng lực tự học.
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm
- Trực quan
- Đàm thoại
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
- Tranh vẽ hình 1.1; 1.2; 1.3
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước nội dung bài học
III. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động khởi động (5’):
- Giới thiệu CTVL8: Gồm 2 chương: Cơ học, nhiệt học.
Nêu mục tiêu của chương.
- Đặt vấn đề vào bài: GV cho HS quan sát hình 1.1 và đặt câu hỏi “Mặt trời mọc đằng nào, lặn đằng nào? Vậy mặt trời và trái đất thì vật nào chuyển động vật nào đứng yên?”
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

* Hoạt động 1: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? (10’)



- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu C1




- GV cho HS đọc thông tin trong SGK sau đó thông báo khái niệm về chuyển động cơ học

- GV hướng dẫn HS cách chọn vật mốc

- Từ kiến thức vừa học về chuyển động cơ học, HS trả lời C2 và C3.
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
C1. Ta có thể nhận biết vật chuyển động hay đứng yên bằng cách so sánh vị trí của ô tô, thuyền, đám mây với 1 vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông.
+ Ô tô đi trên đường cách xa dần cây bên đường, tiếng máy to hoặc nhỏ dần,...
- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học.
- Có thể chọn vật bất kì làm mốc. Thường ta chọn Trái Đất và những vật gắn với Trái Đất làm mốc.
C2.
- Ôtô chuyển động trên đường, vật làm mốc là cây xanh bên đường.
- Tàu hoả rời ga trên đường sắt, vật làm mốc là nhà ga.
C3. Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của nó không thay đổi so với vật chọn làm mốc.
- Ôtô đỗ trong bến xe là vật đứng yên, vật chọn làm mốc là bến xe.
- Quyển sách nằm yên trên mặt bàn, vật chọn làm mốc là mặt bàn.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên(13’)



- GV cho HS quan sát hình 1.2 sau đó suy nghĩ trả lời C4, C5, C6, C7




.


- GV hướng dẫn HS tự rút ra kết luận về tính tương đối của chuyển động

- HS trả lời câu C8
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
- C4: So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí của người này thay đổi so với nhà ga.
- C5: So với toa tàu thì hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách so với toa tàu là không đổi.
- C6: (1) đối với vật này; (2) đứng yên.
- C7: Hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng đứng yên so với tàu.
=> Vật được coi là chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào vật làm mốc.
Ta nói: chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
C8. Mặt Trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với Trái Đất vì vậy có thể coi
nguon VI OLET