Tuần 1                     Thứ hai ngày 22 tháng  8 năm 2016

                                                          Học vần

Tiết 1- 2: Ổn định tổ chức

 

  I. Mục tiêu :

    - Làm quen với SGK Tiếng Việt tập một và bộ thực hành Tiếng Việt

    - Rèn kỹ năng sử dụng SGK,nề nếp học tập môn Tiếng Việt

   - HSKT :Làm quen với sách giáo khoa Tiếng Việt tập một và bộ thực hành Tiếng Việt.

    - Có ý thức bảo quả SGK và đồ dùng học tập . Tạo hứng thú cho HS khi làm quen

với SGK của môn học

    II.Chuẩn bị:

     GV: SGK, Bộ thực hành Tiếng Việt

     HS: SGK, Bộ thực hành Tiếng Việt

   III.Các hoạt động dạy học :                        

*Tiết 1

 * Hoạt động 1: Kiểm tra

    GV yêu cầu HS lấy SGK để kiểm tra

    . Số lượng

    . Bao bìa, dán nhãn

    . Nhận xét tuyên dương : cá nhân ,tổ, lớp

    Nhắc nhở HS chưa thực hiện tốt

 * Hoạt động 2: Giới thiệu sách

  1.                            Sách Tiếng Việt 1: Là sách bài học có hình và chữ giúp các em học tập tốt môn Tiếng Việt là môn học dạy tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ Việt Nam

           Quan sát tranh vẽ trong SGK

-                                Minh hoạ một số tranh vẽ đẹp , màu sắc

        Từng em nêu cảm nghĩ khi xem sách

-                                HD HS xem cấu trúc của sách

-                                Sách gồm 2 phần : Phần dạy âm, phần dạy vần

    * HD HS làm quen với các kí hiệu trong sách

     *Thực hiện các thao tác học tập

   - Mở sách, chỉ que , cất sách

   - Viết, xoá bảng

   - Tư thế ngồi học

b. Sách tập viết, vở in

     Giúp các em rèn luyện viết chữ

  Hoạt động 3: Rèn nếp học tập

     - Cách mở sách, cầm sách, chỉ que, để sách

     - Thao tác sử dụng bảng, viết bảng, xoá bảng, cất

bảng.

      - Tư thế ngồi học, giơ tay phát biểu

*Tiết 2

*Hoạt động 4: Giới thiệu bộ thực hành Tiếng việt

1

 


 

   * Hướng dẫn HS phân loại đồ dùng của môn Tiếng

Việt và môn Toán

      - Có mấy loại đồ dùng môn Tiếng Việt?( 2 loại)

   * Giới thiệu và HD cách sử dụng bảng chữ cái

       - Bảng chữ có mấy màu sắc? (2 màu : xanh và đỏ)

       - Tác dụng của bảng chữ để ráp âm, vần,tạo tiếng

   * Giới thiệu và HD cách sử dụng bảng chữ cái

       - Bảng chữ cái giúp các em gắn được âm, vần tạo tiếng

    *  Dặn dò

      - Bảo quản sách và bộ thực hành

      - Chuẩn bị bút và vở tập viết để hôm sau học bài :

*Rút kinh nghiệm:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

                                                ------------------------- -------------------------

                                                Thứ ba ngày 23 tháng  8 năm 2016

                                                          Học vần

                                       Tiết 3 - 4: Các nét cơ bản

      I.Mục tiêu :

      - HS làm quen và nhận biết được tên các nét cơ bản

      - Đọc và viết được các nét cơ bản . HS khuyết tật tập đọc, viết các nét cơ bản.

      - Rèn viết đúng đơn vị nét, dáng nét

      - Giáo dục tính kiên trì, cẩn thận rèn chữ,giữ vở

      II.Đồ dùng dạy học

     - GV: Bảng mẫu các nét cơ bản,kẻ bảng vở tập viết

     - HS: Bảng con, vở tập viết

     III.Các hoạt động dạy học :

 * Hoạt động 1: KT đồ dùng học tập của HS

         + Bảng, phấn,thước kẻ

     + Vở tập viết ở nhà ,bút 

 * Hoạt động 2: Giới thiệu các nét cơ bản

   Giới thiệu nhóm nét          

Nhận biết và thuộc tên gọi các nét viết đúng

Các nét, viết đúng nét

*  GV dán mẫu đọc tên từng nét và giới thiệu

   *Trò chơi :

ND : Tìm các mẫu chữ có dạng các nét vừa học

GV viết một số chữ lên bảng phụ ,HS chỉ và gọi tên các nét mà các em vừa được học

 *Hoạt động 3: Giới thiệu nhóm nét

  Nhận biết, thuộc tên viết đúng các nét

             . Nét cong hở phải

             . Nét cong hở trái

              . Nét cong kín

1

 


 

GV dán mẫu từng nét và giới thiệu

       - Nét cong hở trái cao mấy đơn vị? (Cao 2 đơn vị)

       - Nét cong hở trái cong về bên nào? (Cong về bên trái)

       - Nét cong hở phải cao mấy đơn vị?( Cao 2 đơn vị)

       - Nét cong hở phải cong về bên nào?( Cong về bên phải)

       - Nét cong kín cao mấy đơn vị ?( Cao 2 đơn vị )

       - Vì sao gọi là nét cong kín?( Nét cong không hở)

     * HD viết bảng con và nêu quy trình

       . Nét cong hở trái: đặt phấn trên đường kẻ thứ hai, kết thúc ở đường kẻ thứ nhất ,

viết cao 1 ô bảng  và hở về bên trái

      . Nét cong hở phải viết tương tự nhưng hở về bên phải

       . Nét cong kín thì khép kín và kết thúc ở điểm đặt đầu tiên .

      . Nét cong hở phải viết tương tự nhưng hở về bên phải

       . Nét cong kín thì khép kín và kết thúc ở điểm

đặt đầu tiên .   

  * Hoạt động 4: Giới thiệu nhóm nét

    Gài mẫu từng nét và giới thiệu:

.Nét khuyết trên

.Nét khuyết dưới

.Nét thắt

  •                                                       HD viết bảng và nêu quy trình viết
  •                                                       HS thực hành viết bảng con

          . Nét khuyết trên cao 5 dòng li nhưng khi viết bảng con thì cao 2 ô rưỡi bảng

         . Nét khuyết dưới tương tự như nét khuyết trên nhưng kéo xuống phía dưới

         .  Nét thắt cao 1 ô bảng nhưng điểm thắt của nét cao hơn 1 ô

  * Dặn dò :

      Chuẩn bị bài: âm e

*Rút kinh nghiệm: 

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........………………………………………………………………………………                          

  ------------------------- -------------------------

  Thứ  tư  ngày   24  tháng 8 năm 2016

                    Học vần

  Bài 1:    e

I. Mục tiêu:

- Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.

- Học sinh làm quen và nhận biết được chữ và âm e. Biết đọc, viết chữ e. HS khuyết tật tập đọc, viết các nét cơ bản

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung:Trẻ em, loài vật đều có lớp học của mình.

II. Chuẩn bị :

- Bộ chữ cái

- Tranh minh hoạ, một sợi dy

- Bảng phụ có kẻ ô li,viết chữ e

1

 


 

II Các hoạt động dạy học:

Tiết 1  *  Khởi động

* Hoạt động 1: Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh: Hướng dẫn cách giữ gìn  sách vở, đồ dùng học tập.

* Hoạt động 2: Dạy chữ e.

- Giáo viên cho HS quan sát tranh và  giới thiệu chữ e . Viết chữ e lên bảng và đọc: e.(CN- ĐT)

- Nhận diện: Chữ e gồm 1 nét thắt. Giáo viên thao tác trên sợi dây cho HS quan sát

- Phát âm: GV đọc mẫu: e (CN- ĐT)

  - Học sinh tìm âm e gài bảng  và đọc.

Thư giãn

* Hoạt động 3: Hướng dẫn viết bảng con chữ e.

-  Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết :

+ e: Đặt bút giữa li thứ nhất viết chéo sang phải hướng lên trên lượn cong lên li thứ hai viết  nét cong hở trái. Dừng bút giữa li thứ nhất. Chữ e cao 2 li

- HS viết bảng con ,GV quan sát giúp đỡ HS viết đúng độ cao con chữ

* Tiết 2.

* Hoạt động 1: Luyện đọc:

- Học sinh đọc lại bài tiết 1 trên bảng lớp, GV chỉnh sửa

- Học sinh đọc e theo nhóm, bàn, cá nhân.

- Cho HS đọc SGK: GV dọc mẫu – CN- ĐT

* Hoạt động 2: Luyện viết vở:

- HS đọc nội dung bài viết trên bảng phụ

- Hướng dẫn học sinh cách tô chữ e.

  - Học sinh tập tô chữ e theo hiệu lệnh của GV. Giáo viên sửa tư thế ngồi và cách cầm viết cho học sinh.

* Hoạt động 3: Luyện nói.

- GV giới thiệu chủ đề luyện nói : “Các lớp học của loài chim, ve, ếch, gấu và lớp học của HS

- GV cho HS quan sát tranh và gợi ý:

+ Chim đang làm gì?

+ Đàn ong đang học gì?...

- HS thảo luận theo nhóm đôi

- Đại diện trình bày, nhận xét bổ sung

*Giáo viên chốt ý GD: Học là cần thiết và rất vui . Ai cũng phải học và học chăm chỉ.

* Trò chơi “ Tìm và tô nhanh âm e có trong các tiếng mẹ, bé, hè, cá”.

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS học bài và làm VBT

 * Rút kinh nghiệm

...........................................................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................................................................................................................

 

1

 


 

Thứ   năm   ngày 25 tháng 8 năm 2016

Học vần                                                                           

                Bài 2:   b

I. Mục tiêu:

- Học sinh làm quen và nhận biết được chữ và âm b, đọc, viết được chữ b, be . HS khuyết tật tập đọc, viết b, be

- Ghép được tiếng be.

- Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em và của các con vật.

II. Chuẩn bị :

- Bộ chữ cái.

- Tranh minh hoạ, bảng phụ.

III.Các hoạt động dạy học

*Tiết 1.

  *  Khởi động

* Hoạt động 1:Kiểm tra bài âm e.

- Học sinh đọc bảng phụ âm e.

- HS đọc SGK

- Học sinh viết bảng con : e

* Hoạt động 2: Dạy chữ b.

a/ GV giới thiệu chữ b. Viết bảng và đọc: b (CN- ĐT)

- Nhận diện: Chữ b gồm 1 nét khuyết và 1 nét thắt .

- Phát âm: GV đọc mẫu –CN - ĐT

- Học sinh tìm âm b gài bảng  và đọc.

- GV gợi ý , học sinh ghép tiếng be.

- Đánh vần: b-e-be;

- Đọc trơn: be.

- Đọc lại bài: be be. GV đọc mẫu –CN- ĐT

* Thư giãn.

b /Hướng dẫn viết bảng con chữ b, be

- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn

* Chữ b : Đặt bút trên  li thứ nhất viết nét khuyết trên cao 5 li ,liền mạch viết nét thắt trên li thứ 2, dừng bút giữa li thứ nhất. Chữ b cao 5 li

* Chữ be: Viết b nối qua e

- Học sinh viết bảng con chữ b, GV theo dõi sửa chữa

*Trò chơi” Chuyền thư”.

- HS vừa hát bài ‘Cả nhà thương nhau” vừa chuyền thư, đọc các từ b, e, be.

* Tiết 2.

* Hoạt động 1: Luyện đọc:

- Học sinh đọc lại bài tiết 1 trên bảng lớp                                                             

- Luyện đọc sgk.GV đọc mẫu cả bài- HS đđọc CN-ĐT

* Hoạt động 2:Luyện viết vở

- HS đọc nội dung bài viết trên bảng phụ 

1

 


 

- HS nhận xét chữ mẫu

- Gv viết mẫu và HD viết

- Học sinh tập tô chữ b, be trong vở tập viết theo hiệu lệnh của GV

* Hoạt động 3: Luyện nói chủ đề: “Việc học tập của từng cá nhân”

- Học sinh quan sát tranh - giáo viên gợi ý :

+Ai đang học bài?

+ Bạn voi đang làm gì ? Các bạn ấy có biết đọc chữ không ?

- HS thảo luận theo nhóm

- Một số học sinh nói trước lớp.Các bạn nhận xét,bổ sung.

*GD: Muốn học giỏi hãy chăm học, siêng năng đọc sách , tập viết đẹp…

* Trò chơi “ Tìm và tô nhanh âm b có trong các tiếng bò, bé, hè, cá”.

-Nhận xét, dặn dò.

* Rút kinh nghiệm

............................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

                                     ------------------------- -------------------------

          Thứ   sáu ngày  26 tháng 8 năm 2016

                                                                 Học vần

Bài 3:   / (Dấu sắc)

I. Mục tiêu:

- Học sinh làm quen và nhận biết được dấu và thanh sắc..

- Đoc, viết, ghép được tiếng bé.. HS khuyết tật tập đọc, viết bé

- Biết được dấu và thanh sắc ở  tiếng chỉ đồ vật, sự vật.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em .

II. Chuẩn bị:

- Bộ chữ cái.

- Tranh minh hoạ, bảng phụ.

III.Các hoạt động dạy học

*Tiết 1.

* Khởi động :

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài âm b.

- Học sinh đọc bảng phụ : b,e, be.

- Học sinh viết bảng con :b, be.

- Đọc sách giáo khoa.

* Hoạt động 2: Dạy dấu thanh sắc.

a/ Giới thiệu bài :

- Cho HS quan sát tranh, GV giới thiệu dấu sắc _ Viết bảng và đọc: dấu sắc.

b/ Dạy dấu thanh sắc:

- Nhận diện: Dấu sắc là một nét xiên phải  .

- Học sinh tìm dấu sắc gài bảng  và đọc.

- GV gợi ý HS ghép tiếng bé.

1

 


 

- Đánh vần: bờ-e-be- sắc –bé

- Đọc trơn: bé.                                                                                                                       

- Đọc bài khóa : dấu sắc –be- bé.

* Thư giãn.

c/ Hướng dẫn viết bảng con : dấu sắc( / )

- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn: Đặt bút trên  li thứ 2 viết nét xiên phải nhỏ.

- Học sinh viết bảng con.

* Trò chơi “ Đi chợ”.

- Học sinh chơi trò chơi đi chợ và đọc: b,  e, be, bé.

*Tiết 2.

* Hoạt động1: Luyện đọc:

-  Học sinh đọc lại bài tiết 1 trên bảng lớp, GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS

-  Luyện đọc sgk. GV đọc mẫu cả bài, CN- ĐT

* Hoạt động 2: Luyện viết vở: be, bé

- HS đọc nội dung bài viết trên bảng phụ, nhận xét chữ mẫu

- GV viết mẫu và nêu quy trình viết:

+ be: Đặt bút trên li thứ nhất viết chữ b,liền nét viết con chữ e

+ bé: Viết chữ be, nhấc tay viết dấu sắc trên e

- Học sinh tập tô chữ be , bé trong vở tập viết theo hiệu lệnh của GV,GV quan sát giúp đỡ HS viết đúng độ cao con chữ

* Hoạt động 3: Luyện nói theo chủ đề về bé “ Nói về các sinh hoạt thường gặp của các em ở độ tuổi đến trường

- Học sinh quan sát tranh –GV gợi ý :

+ Quan sát tranh, các em thấy những gì ?

+ Các bức tranh này có gì giống nhau? (đều có các bạn )

+ Em thích bức tranh nào nhất ?

+ Em và các bạn ngoài các hoạt động kể trên còn những hoạt động nào khác?

- HS thảo luận theo nhóm

- Đại diện trình bày , nhận xét bổ sung

* Củng cố - dặn dò: Trò chơi “ Tìm và tô nhanh dấu sắc có trong các tiếng bò, bé, chó, thỏ,  hè, cá”.

-Nhận xét, dặn dò.

*Rút kinh nghiệm

..............................................................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................................................................................................................

                                                   ------------------------- ------------------------Tuần 2

Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2016

                                                                                  Học vần

                                                              Bài 4:  ?, .( Dấu hỏi – dấu nặng ) 

I. Mục tiêu:

- Học sinh nhận biết được dấu  hỏi , nặng.

1

 


 

- Đoc, viết, ghép được tiếng bẻ, bẹ.HS khuyết tật tập đoc, viết dấu ? .bẻ, bẹ

- Biết được dấu và thanh hỏi, nặng ở  tiếng chỉ đồ vật, sự vật.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động của mẹ, bạn gái và bác nông dân.

II. Chuẩn bị :

-   Bộ chữ cái.

  -  Tranh minh hoạ, bảng phụ.

III.Các hoạt động dạy học                                                                         

* Tiết 1.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài dấu sắc(/)                                                                                           

- Học sinh đọc bảng phụ: b, e, be, bé.

- Học sinh viết bảng con :b, be, bé.

- Đọc sách giáo khoa.

* Hoạt động 2: Dạy dấu hỏi, nặng.

a. Dạy dấu hỏi:

- Cho HS quan sát tranh, GV gợi ý và giới thiệu dấu hỏi . GV ghi bảng và đọc: ? (Dấu hỏi )

- Nhận diện: Dấu hỏi là một nét móc .

- Học sinh tìm dấu hỏi gài bảng  và đọc.

- GV gợi ý , học sinh ghép tiếng bẻù.

- Đánh vần: b- e- be - hỏi –bẻù(CN-ĐT)

- Đọc trơn: bẻ

- Đọc lại bài khóa: dấu hỏi- be –bẻ   

* Hướng dẫn viết dấu hỏi, (?), bẻ

- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết

+ Dấu hỏi:  Đặt bút trên li thứ ba viết nét cong phải nhỏ.

+ bẻ:  Đặt bút trên li thứ hai viết tiếng be, nhấc tay viết dấu hỏi trên e

- Học sinh viết bảng con dấu hỏi –bẻ, GV chỉnh sửa 

b. Dạy dấu nặng : HD Tương tự.

- HS đọc lại cả bài

* Trò chơi “ Đi chợ”.

- Học sinh chơi trò chơi đi chợ và đọc: b, e,be,bé, bẻ bẹ.

  * Tiết 2.

* Hoạt động 1: Luyện đọc:

- Học sinh đọc lại bài tiết 1 trên bảng lớp, GV chỉnh sửa phát âm cho HS

- Luyện đọc sgk.(ĐM-CN-ĐT)

* Hoạt động 2: Luyện viết vở TV

- HS đọc nội dung bài viết trên bảng phụ, nhận xét chữ mẫu

- GV viết mẫu & hướng dẫn học sinh viết chữ bẻ , bẹ.

- HS tập viết theo hiệu lệnh của GV- GV quan sát giúp đỡ HS viết đúng độ cao con chữ

- Chấm một số vở, nhận xét

* Hoạt động 3: Luyện nói theo chủ đề: “bẻ”

- HS đọc tên chủ đề luyện nói

1

 


 

- Cho HS quan sát tranh, giáo viên gợi ý :

+ Mẹ đang làm gì cho bé?

+ Bác nông dân đang làm gì?...

   + Các bức tranh có điểm gì giống nhau?

+ Trước khi đến trường, em có sửa lại quần áo cho gọn gàng không ? có ai giúp em không?

+ Khi có quà bánh em có thường chia cho mọi người cùng ăn không hay thích ăn một mình ?

+ Tiếng “bẻ” còn dùng chỉ những việc gì ?

- HS thảo luận theo nhóm

- Đại diện trình bày, nhận xét , bổ sung

* Trò chơi “ Tìm và tô nhanh dấu hỏi , nặng  trong  tiếng “bàø, bẻ,cá, nụ”.

-Nhận xét, dặn dò.

*Rút kinh nghiệm

...........................................................................................................................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................

                            ------------------------- -------------------------

 Thứ  ba  ngày 30  tháng 8 năm 2016

                    Học vần

Bài 5:   Dấu huyền- dấu ngã

I. Mục tiêu :

- Học sinh nhận biết được dấu  huyền, dấu ngã.

- Đọc, viết, ghép được tiếng bè, bẽ.. HS khuyết tật tập đọc, viết bè, bé

- Biết được dấu và thanh huyền, dấu ngã ở  tiếng chỉ đồ vật, sự vật.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Nói về bè và tác dụng của nó trong đời sống.

II. Chuẩn bị :

- Bộ chữ cái.

- Tranh minh hoạ, bảng phụ.

III.Các hoạt động dạy học

*Tiết 1.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài dấu hỏi, dấu nặng.

- Học sinh đọc bảng phụ : b,e,be, bé ,bẻ ,bẹ.

- HS đọc SGK

- Học sinh viết bảng con :bẻ,bẹ.

* Hoạt động 2: Dạy dấu huyền, ngã.

a. Dạy dấu huyền:

  - Giáo viên giới thiệu dấu huyền, viết bảng và đọc: dấu huyền.

- Nhn din: Dấu huyền là một nét xiên trái.

- Học sinh tìm dấu huyền gài bảng  và đọc.

- GV gợi ý học sinh ghép tiếng bè.

- Đánh vần: bờ-e-be- huyền –bè.

- Đọc trơn: bè.

- Đọc lại bài khóa: dấu huyền- be- bè.

1

 


 

* Hướng dẫn viết dấu huyền(\),bè

- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết:

+ Dấu huyền: Đặt bút trên  li thứ ba viết nét xiên trái nhỏ.

+ bè: Đặt bút trên đường kẻ thứ hai viết tiếng be, nhấc tay viết dấu huyền trên e

- Học sinh viết bảng con.; GV quan sát giúp đỡ HS viết đúng độ cao con chữ

b. Dấu ngã: HD Tương tự như dấu \

- HS đọc lại cả bài

* Trò chơi

- Học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng” .HS thi tìm nhanh dấu \ , dấu ngã trên các tiếng : bò , võ, cỏ, bế.

* Tiết 2.

* Hoạt động 1: Luyện đọc:

- Học sinh đọc lại bài tiết 1 trên bảng lớp

- Luyện đọc sgk.(ĐM-CN-ĐT)

* Hoạt động 2: Luyện viết vở: bè, bẽ                                                                                                        

- Hs đọc nội dung bài viết trên bảng phụ

- Nhận xét chữ mẫu

- GV viết mẫu và hướng dẫn viết (như tiết 1)                                                                      

- HS viết bè, bẽ trong vở tập viết theo hiệu lệnh của GV. GV quan sát uốn nắn sửa chữa giúp HS viết đúng dộ cao con chữ

* Hoạt động 3: Luyện nói chủ đề: “bè"

- HS đọc tên chủ đề luyện nói

- Cho HS quan sát tranh, giáo viên gợi ý :

+ Em thấy gì trong tranh ?

+ Bè đi trên cạn hay dưới nước ?

+ Bè dùng để làm gì ?

- HS thảo luận theo nhóm

- Một số học sinh nói trước lớp. Các bạn nhận xét.

- Gd : Đi thuyền bè phải cẩn thận, không đùa nghịch .Vì như thế rất nguy hiểm có thể ngã xuống sông…

* Trò chơi “ Tìm và tô nhanh dấu huyền, ngã trong tiếng “cá ,cà, cỏ, bẽ, lễ ,nụ”.

- Nhận xét, dặn dò.

*Rút kinh nghiệm

...........................................................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ tư ngày 31  tháng 8  năm 2016

Học vần

Bài 6 : Ôn tập : be,bè,bé, bẻ, bẽ, bẹ.

I. Mục tiêu:

- Học sinh nhận biết được âm và chữ e, b và các dấu thanh ngang,

-Ghép e với b, be với các dấu thanh thành tiếng có nghĩa. HS khuyết tật tập đọc, viết be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ

1

 


 

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: phân biệt các sự vật , việc, người qua sự thể hiện khác nhau về dấu thanh.

II. Chuẩn bị :

- Bộ chữ cái, bìa chữ.

- Tranh minh hoạ, bảng phụ.

III.Các hoạt động dạy học

*Tiết 1.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài dấu huyền, dấu ngã.

- Học sinh đọc bảng phụ : be, bè, bẽ, bẹ.

  - Học sinh viết bảng con :bè, bẽ..

- Đọc sách giáo khoa.

* Hoạt động 2: Ôn tập

a. GV giới thiệu âm, dấu cần ôn : b, e,

- HS lần lượt ghép b với e , be với các dấu thanh để được các tiếng :be, bè ,bé , bẻ,bẽ, be và luyện đọcï.

 

\

/

?

 

.

be

 

 

 

 

 

 

b

e

be


- HS luyện nói – GV sửa sai phát âm cho hs

b. Luyện viết bảng con: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.

- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn hs viết từng chữ. Lưu ý độ cao chữ b là 5lô li, e là 2 ô li và vị trí các dấu thanh.

-Học sinh viết bảng con, Gv uốn nắn, sửa chữa

*Thư giãn                                                                                                                           

c. Đọc từ: e, be be, bè bè, be bé.

- GV đính từ lên bảng, HS đọc thầm tìm tiếng có âm và dấu thanh vừa ôn (e, b, \, /)                                                                                                

- HS luyện đọc âm, tiếng rồi đọc từ.(CN-ĐT)

d . GV đọc mẫu toàn bài -2 hs đọc - ĐT

* Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng : HS làm các động tác bằng tay như dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng.

* Tiết 2.

* Hoạt động 1: Luyện đọc:

- Học sinh đọc lại bài tiết 1.GV chỉnh sửa phát âm cho HS

- Luyện đọc từ ứng dụng: be bé

+ GV giới thiệu tranh gợi ý, nêu từ ứng dụng

+ HS luyện đọc từ  theo nhóm –CN-ĐT

- GV nêu: Thế giới đồ chơi của trẻ em là sự thu nhỏ lại của thế giới có thực mà chúng ta đang sống. Vì vậy tranh minh họa có tên là be bé

- Luyện đọc sgk: hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn.(CN-ĐT)

* Thư giãn

* Hoạt động 2: Luyện viết vào vở: be,bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.

- HS đọc nội dung bài viết trên bảng phụ, nhận xét chữ mẫu 

- GV viết mẫu và hướng dẫn viết  từng chữ . Lưu ý b cao 5 ô li ,e cao 2 ô  li. Độ rộng chữ be trong khoảng gần 1ô.

- Học sinh tập  viết vào vở theo hiệu lệnh của GV

1

 

nguon VI OLET