PHẦN I: CƠ HỌC
CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì
- Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu đã cho.
2. Năng lực
a. Năng lực được hình thành chung :
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý :
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm
- Năng lực trao đổi thông tin
- Năng lực cá nhân của HS
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về xác định vị trí của một điểm để cho hs thảo luận.
2. Học sinh
- Ôn lại về phần chuyển động lớp 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu:HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Trên đường đi từ BK đến TN có đoạn cột cây số ghi Thái Nguyên 40km, ở đây cột cây số được gọi là vật làm mốc. Vậy vật làm mốc là gì? Vai trò? Ta vào bài học h.nay để tìm hiểu.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Chuyển động cơ. Chất điểm
a) Mục tiêu:HS nắm được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
CH1.1:Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
- Lấy ví dụ minh hoạ.
CH1.2:Như vậy thế nào là chuyển động cơ? (ghi nhận khái niệm) cho ví dụ?
- Khi cần theo dõi vị trí của một vật nào đó trên bản đồ (ví dụ xác định vị trí của một chiếc ôtô trên đường từ Cao Lãnh đến TP HCM) thì ta không thể vẽ cả chiếc ô tô lên bản đồ mà có thể biểu thị bằng chấm nhỏ. Chiều dài của nó rất nhỏ so với quãng đường đi.
CH1.3: Vậy khi nào một vật chuyển động được coi là một chất điểm? Nêu một vài ví dụ về một vật chuyển động được coi là một chất điểm và không được coi là chất điểm?
- Từ đó các em hoàn thành C1.
- Trong thời gian chuyển động, mỗi thời điểm nhất định thì chất điểm ở một vị trí xác định. Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó được gọi là quỹ đạo của chuyển động
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Hs tự lấy ví dụ.
- Hs phát biểu khái niệm chuyển động cơ. Cho ví dụ.
- Cá nhân hs trả lời. (dựa vào khái niệm SGK)
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày kết quả thảo luận
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
I. Chuyển động cơ. Chất điểm.
1. Chuyển động cơ.
Chuyển của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm.
Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).
3. Quỹ đạo.
Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó được gọi là quỹ đạo của
nguon VI OLET