Tuần: Ngày soạn:
Tiết: Ngày dạy:
§12. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu các tính chất cơ bản của phép nhân. Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên.
2. Kĩ năng: Bước đầu có ý thức và biết vận dụng các tính chất trong tính toán.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận khi vận dụng tính toán, suy luận chặt chẽ cho HS.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: NL tư duy, NL tính toán, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tự học, NL hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: NL vận dụng các tính chất của phép nhân, NL sử dụng MTBT.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
III. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, Sgv, các dạng toán…
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao
(M4)

Tính chất của phép nhân.
 Biết các tính chất của phép nhân.
Hiểu về dấu của tích chứa một số chẵn, một số lẻ thừa số nguyên âm.
Vận các tính chất trong tính toán


IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
* Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)
Mục tiêu: Bước đầu Hs thấy được tính chất của phép nhân các số tự nhiên và số nguyên giống nhau
Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
Sản phẩm: Các tính chất của phép nhân các số tự nhiên
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs

Hãy nhắc lại tính chất của phép nhân các số tự nhiên? Số nguyên có những tính chất nào? Có giống với tính chất trên tập hợp số tự nhiên không?
Hs nêu dự đoán.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG 2.Tính chất giao hoán. - Hoạt động cá nhân
Mục tiêu: Hs nêu được tính chất giao hoán và vận dụng tính toán
Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
Sản phẩm: Các phép tính của học sinh
NLHT: NL Tư duy,NL nhân hai số nguyên
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG

GV giao nhiệm vụ học tập.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- Nêu tính chất của phép nhân trong N?
- Nêu tính chất giao hoán trong Z?
- Tính: (-3) . 4 = 4 . (-3) = -12
(-5) . (-7) = (-7) . (-5) = 35
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
1. Tính chất giao hoán
a . b = b . a a ; b ( Z

- Ví dụ: (-3) . 4 = 4 . (-3) = -12
(-5) . (-7) = (-7) . (-5) = 35


HOẠT ĐỘNG 3. Tính chất kết hợp. - Hoạt động cá nhân
Mục tiêu: Hs trình bày được tính chất kết hợp và vận dụng tính toán
Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
Sản phẩm: Các phép tính của hs
NLHT: NL tính toán
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG

GV giao nhiệm vụ học tập.
GV yêu cầu HS:
- Nêu tính chất kết hợp?
- Nêu chú ý SGK
- Tích
nguon VI OLET