Ngày soạn: 16/02/2021
Tiết 81
Câu đặc biệt

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Khái niệm câu đặc biệt.
- Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết câu đặc biệt.
- Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ:
-Yêu thích và sưu tầm nhiều câu đặc biệt
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Đàm thoại, giảng giải, thảo luận nhóm.
- KTDH: Động não
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với HS.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc. Soạn bài đầy đủ theo câu hỏi ở sgk.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là câu rút gọn? Cho 1 ví dụ?
- Khi sử dụng câu rút gọn cần chú ý điểm gì? Ví dụ?
2. Bài mới
* Đặt vấn đề: Trong thực tế, khi viết, nói, người ta thường sử dụng câu rút gọn nhưng cũng có lúc người ta sử dụng một kiểu câu: đó là câu đặc biệt. Câu đặc biệt này khác với câu rút gọn ở điểm nào? Làm sao phân biệt được 2 dạng câu này? Bài học hôm nay giúp các em nắm về vấn đề này?
Hoạt động 1: Thế nào là câu đặc biệt?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC


I. Thế nào là câu đặc biệt?


1. Ví dụ: (Sgk).


2. Nhận xét:

? Câu gạch chân có cấu tạo như thế nào?
- Đó là câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

Thảo luận: Nó có phải là câu rút gọn không? Vì sao?
- Nó không phải là câu rút gọn vì không thể có chủ ngữ và vị ngữ. Mà câu rút gọn có thể khôi phục được chủ ngữ và vị ngữ. (Thành phần bị lược bỏ).

? Thế nào là câu đặc biệt?
3. Ghi nhớ: (Sgk).

Gọi Hs đọc mục ghi nhớ (Sgk).


Bài tập nhanh: Xác định câu đặc biệt trong đoạn văn sau?
- Rầm! Mọi người ngoảnh lại nhìn. Hai chiếc xe máy đã tông vào nhau. Thật khủng khiếp.

Hoạt động 2: Tác dụng của câu đặc biệt
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC


II. Tác dụng của câu đặc biệt

Gọi Hs đọc ví dụ ở Sgk.
1. Ví dụ: (Sgk).


2. Nhận xét:

? Xác định câu đặc biệt ở 4 ví dụ?
(1) Đêm mùa đông


(2) Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.


(3) Trời ơi!


(4) Sơn! Em Sơn! Em ơi! Chị An ơi!

? Nêu tác dụng của từng câu đặc biệt trong mỗi ví dụ?
* Tác dụng:
(1) Xác định thời gian, nơi chốn.


(2) Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.


(3) Bộc lộ cảm xúc.


(4) Gọi đáp

Bài tập nhanh: Xác định và nêu tác dụng của các câu đặc biệt trong mẫu chuyện sau?
Hai ông sợ vợi tâm sự với nhau. Một ông thở dài:
- Hôm qua, sau một trận cãi vã tơi bời. Tớ buộc bà ấy phải qùi ...

nguon VI OLET