Câu lạc bộ khối 2

TUẦN 3-4

Chủ đề: NHỮNG CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC ( 2 tiết)

  1. MỤC TIÊU

- Học sinh nhận ra và nêu được đặc điểm và màu sắc của một số con vật sống dưới nước

- Biết sử dụng các nét đã học để vẽ và trang trí một số con vật sống dưới nước theo ý thích

- giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

- Vận dụng phương pháp xây dựng cốt truyện

- Hoạt động nhóm, cá nhân

III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • GV: - Tranh ảnh về các con vật sống dưới nước

             - Bài vẽ của học sinh vẽ về chư đề này

  • HS: giấy màu, màu vẽ, chi….

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  • Khởi động

Giáo viên cho hs hát bài Cá vàng bơi và hỏi HS….và dẫn dắt vào nội dung bài học

  1. Hướng dẫn tìm hiểu

-         Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm

-         Yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh dã chuẩn bị để học sinh tìm hiểu về hình dáng màu sắc đường nét trên các bộ phận của con vật sống dưới nước và cách vẽ cách trang trí con vật

-         GV nêu một số câu hỏi gợi mở:

+ Kể tên một số con vật sông dưới nước mà em biết

+ Con vật đó có hình dáng màu sắc như thế nào? Gồm có những bộ phận nào

+ Em có nhận ra con vật nào trong số các con vật mà em vừa quan sát….

-         Giaos viên tóm tắt: các con vật sông dưới nước có hình dáng và màu sắc rất đa dạng, mỗi con vật trong tranh được vẽ với các đường nét khác nhau…

2: Hướng dẫn thực hiện

-         Giaos viên vẽ một hai con vật sông ở dưới nước và hướng dẫn để học sinh nhận ra cách vẽ:

+ Vẽ  phác hình dáng con vật

+ Vẽ phác các bộ phận đường nét trang trí cho rõ đặc điểm riêng của con vật

+ Vẽ màu

3: Hướng dẫn cách thực hiện

  1. Hoạt động cá nhân

-  Giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ và trang trí con vật theo ý thích của từng cá nhân

b. Hoạt động nhóm

- giáo viên hướng dẫn gọc sinh

+ Cắt rời hình ảnh con vật đã vẽ và hoàn thiện xong

+ Lựa chọn và swps xếp các hình ảnh trên khổ giấy A3 tạo thành bức tranh tập thể

+ Vẽ hoặc cắt xé dán thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động hhown

4: Tổ chức trưng bày và đánh giá sản phẩm

Giáo viên hướng dẫn hs trưng bày sản phẩm

Hướng dẫn Hs thuyết trình sản phẩm của nhóm mình, gợi ý các bạn ở nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm bạn để cùng chia sẻ và nêu cảm xúc học tập lẫn nhau:

Các bạn đã vẽ và thực hiện trang trí con vật này như thế nào?

Vì sao các bạn lại có ý tưởng sắp xếp các con vật như thế này vào tranh

Em thích bức tranh của nhóm nào nhất, em có nhận xét gì về các hình ảnh trong bức tranh này?

Theo các em những con vật trong tranh sống ở ao hồ hay biển..

Theo em bức tranh trên có cần thêm hay bớt hình ảnh nào nưa để cho tranh sinh động hơn không?....

  • TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ

Giáo viên nhận xét chung giườ học, tuyên dương những học sinh tích cực,động viên khuyến khích những học sinh chưa hoàn thành bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TUẦN 5- 6

CHỦ ĐỀ: ĐÂY LÀ TÔI

I.MỤC TIÊU

- Học sinh nhận ra và nêu được vẽ đẹp của tranh chân dung

- Nhận ra được đạc điểm và sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt người

- Vẽ được chân dung của bản thân hoặc của người mình yêu thích

- Giới thiệu và nêu được cẩm nhận về sản phẩm của bản thân cũng như của bạn

II.PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

Phương pháp trực quan gợi mở, kết hợp pp vẽ biểu cảm

Hình thức hoạt động là vẽ theo cá nhân

III.ĐỒ DÙNG

Giáo viên: tranh chân dung, tranh chân dung vẽ theo biểu cảm, hình minh họa cách vẽ

Học sinh: vở chì, màu….

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Gv tổ chức cho học sinh chơi trò chơi mắt, mồm, tai cho cả lớp tham gia. Qua đó học sinh nhận biết được vị trí các bộ phận trên khuôn mặt người… Giaos viên giới thiệu về chủ đề

1.Hướng dẫn tìm hiểu

- Giáo viên gọi một số bạn lên cho cả lớp quan sát để nhận biết:

+ Điểm khác biệt giữa khuôn mặt người này với người khác( mặt trò, trái xoan, chữ điền…)

+ Vị trí các bộ phận trên khuôn mặt

+ Trạng thái cảm xúc của từng người : vui , buồn,, bình thane, ngạc nhiên

-         Giaos viên tóm tắt(….)

-         Giáo viên cho học sinh quan sát tranh chân dung và nêu một số câu hỏi gợi mở để học sinh nhận ra đặc điểm của tranh chân dung:

+  Em thấy tranh chân dung vẽ gì?

+ Người đó già hay trẻ nam hay nữ, người đó vui hay buồn?

+ Chân dung vẽ cả người hay nử người?

+ Mùa sắc trong bức tranh được thể hiện như thế nào?

-         Giaos viên tóm tắt(….)

  1. Hướng dẫn thực hiện

Vẽ minh họa trên bảng cho học sinh quan sát để nhận ra cách vẽ:

+  Vẽ hình khuôn mặt cân đối trong tờ giấy

+ Vẽ các bộ phận của khuôn mặt: mắt mũi miệng, tai..

+ Vẽ thêm những đặc điểm nổi bật của nhân vật như tóc dài, tóc ngắn đeo kính

+ Vẽ màu tranh chân dung

+ có thể kết hợp đường nét và màu sắc để thể hiện cảm xúc

3.Hướng dẫn thực hành

- Giaos viên hướng dẫn học sinh vẽ thực hành vẽ chân dung của mình hay chân dung bạn, người thân vào giấy A4. Giaos viên hướng dẫn học sinh cách kẻ  khung hình và kích thước giấy trừ để vẽ và trang trí kiểu khung ảnh

Sau khi học sinh vẽ xong giáo viên cho học sinh trao đổi tranh cho nhau ở phần giới thiệu chân dung

-         Giaos viên hướng dẫn học sinh vẽ và trang trí khung tranh bằng họa tiết và màu sắc hteo ý thích. Giaos viên có thể hướng dẫn học sinh thêm cách trang trí  bằng cách chọ bố cục chân dung hợp lý sau đó dán lên  1 khung giấy trắng khác…

Tổ chức trưng bày giới thiệu và đánh giá sản phẩm

  1. – giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm

– Giaos viên hướng dẫn học sinh thuyết trình giới thiệu về sản phẩm của mình bằng các câu hỏi gợi mở:

- Em thích bức vẽ của bạn nào trong lớp?

- Bức vẽ chân dung đó có cân đối với tờ giấy không?

-Màu săc đã thể hiện được đậm nhạt chưa?

- Em có thích thú với việc vẽ chân dung của bạn, của mình không?

- Em có cảm nhận gì về bức chân dung bạn vẽ về mình?

* TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ

Giáo viên nhận biết chung tiets học tuyên dương một số học sinh có ý thức học tâp, có bài vẽ đẹp

Về nhà các em có thể vẽ chân dung của người thân trong gia đình bằng nhiều chất liệu khác nhau

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TUẦN 7 – 8

CHỦ ĐỀ: HỘP MÀU CỦA EM

 

I.MỤC TIÊU

- Học sinh nhận ra và kể được một số màu sắc

- Phân biệt được một số chất liệu màu và pha được 3 màu: da cam, xanh lục, tím

- Vẽ được một bức tranh đơn giản và vẽ màu theo ý thích

- Giới thiệu và nêu được cảm nhận về tranh của nhóm mình nhóm bạn

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

- Phương pháp:  vận dụng quy trình vẽ cùng nhau

- Hình thức tổ chức : hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

III.ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Giáo viên: sách, hình ảnh về ba màu, cách pha màu, bài vẽ của học sinh, một số chất liệu khác..

- Học sinh: vở A4, chì ,màu…

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

* Khởi động: giáo viên cho học sinh chơi trò chơi kể tên các đồ vật, sự vật có màu đỏ, vàng lam….

  1. Hướng dẫn tìm hiểu

- Giáo viên cho học sinh xem một số chất liệu màu quen thuộc  và cảm nhận vẽ đẹp của từng chất liệu

 - Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các màu có trong hộp màu cảu mình

- Giáo viên nêu một số câu hỏi gợi mở:

+Hộp màu cảu em là loại màu gì?

+ Em chỉ ra và gọi tên 3 m,àu cơ bản có trong hộp màu ?

+ Gọi tên nhưng màu khác có trong hộp màu?

- Giáo viên cho học sinh vẽ 3 hình tròn và lần lượt vẽ 3 màu cơ bản vào đó

- Giáo viên tóm tắt: có rất nhiều chất liệu để vẽ tranh, mỗi chất liêu có vẽ đẹp và đậm nhạt khác nhau. Loại màu thông dụng các em hay vẽ đó là: chì, dạ, sáp, màu nước

Từ 3 màu cơ bản chúng ta có thể tạo ra được vô số màu sắc khác nhau theo tỉ lệ

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh vẽ với các chất liệu khác nhau để học sinh thấy được cái riêng đặc trưng của mỗi chất liệu mang lại từ đó học sinh có thể lựa chọn chất liệu phù hợp cho mình

- Giáo viên nêu một số câu hởi gợi mở:

+ Tranh vẽ hình ảnh gì?

+ Em có nhận xét gì về màu sắc của từng chất liệu?

+ Em thích vẽ chất liệu gì, vì sao?

- Giáo viên tóm tắt: hoa quả, đồ vật trong cuộc sống đều có màu sắc, khi vẽ những hình ảnh đó vào tranh bằng các chất liệu khác nhau chúng sẽ tạo ra được vẽ đẹp riêng: màu nước màu chì nhẹ nhàng, màu sáp có độ xốp, màu dạ đậm màu..

  1. Hướng dẫn thực hiện

a.Cách pha trộn màu

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách pha màu nước, sáp màu

- Giáo viên vứ nêu câu hỏi vừa gợi ý học sinh pha màu:

+ Làm thế nào để có màu da cam?

+ Pha màu đỏ với màu da cam sẽ được màu gì?

+ Cách pha màu xanh lục?

+ Em thấy có khó khăn gì khi pha trộn màu không?

- Giáo viên cho học sinh lấy 3 màu cơ bản để pha ra 3 màu mới

- Giáo viên tóm tắt: từ 3 màu cơ bản pha trộn theo cặp sẽ được 3 màu da cam, xanh lục, tím

  1. Hướng dẫn cách vẽ tranh đồ vật hoa quả

- giáo viên cho học sinh xem hình trong sách và hướ dẫn học sinh cách vẽ:

     + Chọn hình ảnh theo trí nhớ

     +Vẽ hình vào trang giấy

Sử dụng các màu vừ học vẽ vào tranh theo ý thích

3.Hướng dẫn thực hành

  1. Hoạt động cá nhân

- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hoa quả đồ vật trên giấy theo trí nhớ

- Mỗi cá nhân vẽ từ 1 – 3 hình và vẽ màu dựa trên các màu đã học

- Học sinh cắt rời từng hình để tạo kho hình ảnh

  1. Các nhóm lựa chọn sắp xếp hình ảnh tạo thành bức tranh tĩnh vật của nhóm

4.Tổ chức trưng bày và đánh giá sản phẩm

- Các nhóm trưng bày sản phẩm

- Học sinh thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình, giáo viên gợi ý học sinh hởi về sản phẩm của nhóm bạn: trong tranh bạn vẽ quả gì? Bạn dùng nhừng màu gì để vẽ? trong tranh màu nào là màu đậm, màu naod là màu nhạt?

  • Tổng kết chủ đề:

  Giáo viên nhận xét chung tiết học khên ngowin những cá nhân nhóm có ý thức trong học tập, tạo ra sản phẩm đẹp..

Về nhá các em vẽ thêm các chất liêu khác…

 

 

TUẦN 9 – 11

 

CHỦ ĐỀ: TƯỞNG TƯỢNG CÙNG HÌNH TRÒN, HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TAM GIÁC (3 tiết)

I.MỤC TIÊU

- Học sinh nhận ra được một số sự vật có dạng hình vuông hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật

- Biết tạo hình theo trí tượng tượng từ các hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận riêng về sản phẩm của nhóm mình nhóm bạn

II.PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

- Phương pháp tạo hình 3 chiều

- Hình thức hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: sách học, dạy mt 2

- Hình ảnh về các đồ vật có dạng hình cơ bản nêu trên

- Một số sản  phẩm tạo hình từ hình trên

*Học sinh: giấy A4, các vật liệu tìm được…

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

*Khởi động:

- Giáo viên vẽ các hình cơ bản lên bảng yêu cầu học sinh vẽ thêm nét để tạo thành các hình khác. Giáo viên nhận xét và nêu nội dung chủ đề

1.Hướng dẫn tìm hiểu

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm

- Các nhóm thảo luận và kể tên các đồ vật trong tự nhiên và trong cuộc sống có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác

- Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác và nêu một số câu hỏi gợi mở:

+ Em thích đồ vật nào? Đồ vật đó có dạng hình gì? Màu sắc như thế nào?

+Em thích hình ảnh nào trong tự nhiên? Hình dạng và màu sắc của hình ảnh đó như thế nào?

- Giáo viên tóm tắt: Các sự vật trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú, nhiều sự vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác….Con người cũng tạo ra nhiều đồ vật có dạng hình vuông hình tròn như cánh buồm hình tam giác, ti vi hình chữ nhật, khăn tay có hình vuông…

2.Hướng dẫn thực hiện.

- Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng của học sinh:

- Từ hình tròn…..em có thể tưởng tượng ra những hình ảnh gì?

- Em sẽ tạo ra đồ vật, hình ảnh gì trong tự nhiên?

- Em sẽ thực hiện như thế nào?

- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 5.3 trong sách học mĩ thuật 2 để học sinh hiểu rõ hơn cách thực hiện tạo hình đồ vật sự vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác trên cơ sở trí tưởng tượng của ca nhân

- Giáo viên cho học sinh tham khảo thêm hình ảnh một số sản phẩm sáng tạo ở hình 5.4 và một số hình đẵ chuẩn bị đẻ các em tham khảo

3.Hướng dẫn thực hiện

- Giáo viên cho học sinh cắt các hình cơ bản từ giấy màu sau đó tạo thêm các chi tiết để tạo ra sản phẩm mới. giáo viên cho học sinh sữ dụng các vật liệu sẵn có để tạo ra sản phẩm mới

4.Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm

-  Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thuyết trình về sản phẩm của mình:

Nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, chia sẻ cách tạo ra sản phẩm của nhóm mình.Trong các sản phẩm trên em thích sản phẩm nào nhất, vìa sao?

  • Tổng kết chủ đề:

- Giáo viên đánh giá giờ học, khen ngợi những học sinh có ý thức trong học tập

 

 

Nguyễn Thị Thúy – Trường TH Sơn Diệm – thuymt1986@gmail.com

nguon VI OLET