KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT LỚP 1
(Chương trình mới)
CHÂN TRỜI SÁNG TẠO


Chủ đề

Nội dung

Số tiết

1
THẾ GIỚI MĨ THUẬT


4

2
NGÔI NHÀ CỦA EM

4

3
THIÊN NHIÊN VÀ BẦU TRỜI

3

4
KHU VƯỜN NHÀ EM

4

5
KHÉO TAY HAY LÀM

4

6
NHỮNG NGƯỜI BẠN

4

7
CON VẬT EM YÊU

4

8
PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG

4

Đánh giá kết quả giáo dục
Học kì 1 và 2

4

Tổng cộng
35













KẾ HOẠCH DẠY HỌC MĨ THUẬT KHỐI LỚP 1
(Chân Trời Sáng Tạo) GVBM: Nguyễn Đình Thái
Thứ…….ngày…..tháng…..năm 20…..

Ngày soạn:….……/……/20…… Từ tuần… .Đến tuần…..
Ngày giảng: .……/……/20…… ……/……/20……
.……/……/20…… ……/……/20……


Chủ đề 1: THẾ GIỚI MĨ THUẬT
(Thời lượng: 4 tiết)

1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
* Mục tiêu chung:
- HS tiếp cận với những kiến thức ban đầu về Mĩ thuật và hình thành các kĩ năng cơ bản trong thực hành sáng tạo, ứng dụng, trải nghiệm.
- Bước đầu hình thành, phát triển năng lực thẩm mĩ, tình yêu nghệ thuật và cảm nhận, vận dụng sáng tạo vào học tập, sinh hoạt hằng ngày;
- Bước đầu biết biểu đạt cảm xúc, trí tưởng tượng, suy nghĩ về bản thân và thế giới xung quanh thông qua Mĩ thuật, từ đó hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tử chủ và tự học.
1. Về phẩm chất:
- Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách
nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:
- Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu
vẽ,… trong thực hành, sáng tạo;
- Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn;
- Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình torng trao đổi, nhận xét
sản phẩm;
- Có ý thức gìn giữ đồ dùng, sản phẩm mĩ thuật, bảo vệ môi trường.
2. Về năng lực:
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
* Năng lực đặc thù môn học:
- Nhận biết được mĩ thuật có ở cuộc sống xung quanh, biết ba màu cơ bản và
một số yếu tố tạo hình;
- Biết sử dụng chấm, nét, hình, mảng để tạo hình bức tranh;
- Biết trưng bày, nêu tên sản phẩm và phân biệt màu cơ bản.
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học/thực
hành trưng bày, nêu tên sản phẩm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa
phẩm để thực hành tạo nên bức tranh.
* Năng lực đặc thù của HS.
- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận
xét.
* Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về đường nét hoặc màu sắc
trong việc lựa chọn trang phục, đồ dùng học tập, sinh hoạt hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học, một số tấm bìa màu có hình cơ bản; một số hình ảnh minh họa (tranh, ảnh, vật mẫu thật hoăc vật mẫu bằng mô hình sản phẩm của HS,…)
- Một số tranh, ảnh, đồ vật,… có chấm màu, nét, hình, mảng;
- Màu vẽ, giấy màu,…
2. Học sinh: SGK, VBT;
- Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu, bút màu dạ, màu nước,…), giấy
trắng, tẩy/gôm, bìa, giấy màu, keo dán, kéo, bút lông, bảng pha màu, tăm bông, vật
liệu (lõi giấy, vỏ hộp cũ),…
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo,
thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá;
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá
nguon VI OLET