MỞ CHỦ ĐỀ
TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ!

Chủ đề “Trường mầm non của bé” được mở ra giúp trẻ hiểu biết về trường mầm non.
Biết kính trọng, lễ phép với các bác, các cô.
Biết giữ gìn vệ sinh sân trường sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi nơi sân trường.
Cháu biết đọc thơ, bài hát về chủ đề “Nghề nghiệp” .
Phát triển vốn từ thông qua tên gọi đồ dùng của các cô trong trường:sách, viết…của cô giáo, đồ dùng của các cô cấp dưỡng: bếp, chảo, nồi..Đồ chơi nấu ăn, tập làm cô giáo theo chủ đề..
Giáo viên sử dụng các biện pháp:
- Trò chuyện, đàm thoại, gợi mở, giúp cháu nhớ lại những kiến thức liên quan đến chủ đề.
- Kết hợp sử dụng tranh ảnh, mô hình, máy, các bài hát, bài thơ,trò chơi phù hợp tạo hứng thú để lôi cuốn cháu vào chủ đề.
- Trang trí một số hình ảnh, sách báo và một số đồ dùng, đồ chơi có liên quan đến chủ đề.



















ĐÓNG CHỦ ĐỀ
TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ!
Với chủ đề: “Trường mầm non của bé”.Lớp thực hiện 3 tuần, qua đó nhận thấy các cháu làm quen với chủ đề còn bỡ ngỡ, lúng túng với tuần đầu qua các hoạt động, sau đó cháu dần dần làm quen được và tiếp xúc trực tiếp hình ảnh, bài thơ, bài hát. Biết kính trọng, lễ phép với các bác, các cô.
Biết giữ gìn vệ sinh sân trường sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi nơi sân trường.
Sang chủ đề: “Nghề nghiệp”.
Cô chuần bị một số tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi để cháu được làm quen và hiểu biết vể các loài động vật
Cô chuẩn bị một số hình ảnh, một số đoạn phim, cho cháu tham quan xem các cô, các bác làm việc, đồ chơi đồ dùng có liên quan đến chủ đề.



















CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ!
Thời gian thực hiện: 3/9-20/9/19

I. Mục tiêu:
1. Phát triển nhận thức:
- Có một số hiểu biết về trường,lớp mầm non,biết tên trường, lớp, địa điểm, biết các khu vực của trường
- Nhận biết tên gọi, công dụng của đồ dùng đồ chơi trong trường, lớp
- Biết công việc hằng ngày của cô giáo, các cô chú trong trường,biết tên các hoạt động của bé trong trường
- Biết so sánh các đối tượng, xác định được vị trí trên, dưới, trước,sau
- Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân loại, chú ý, ghi nhớ…
2. Phát triển ngôn ngữ
- Rèn luyện khả năng lắng nghe và diễn đạt lại ý nghĩ của trẻ bằng các câu có đủ ý nghĩa.
- Biết sử dụng vốn từ phong phú để diễn tả sự vật, sự việc trẻ quan sát được.
- Biết tái tạo lại hành động trẻ đã thực hiện bằng ngôn ngữ
3. Phát triển thẩm mỹ
- Cảm nhận được vẻ đẹp của trường, lớp và biết giữ gìn vệ sinh lớp, sắp xếp, giữ gìn đồ dùng đồ chơi
- Biết sử dụng ngôn ngữ để miêu tả sự cảm nhận về cái đẹp một cách đơn giản.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của đồ dùng, đồ chơi, của màu sắc trong lớp học của bé.
- Biết sử dụng ngôn ngữ để miêu tả sự cảm nhận về cái đẹp một cách đơn giản.
- Yêu thích tham gia vào các hoạt động nghệ thuật
4. Phát triển thể chất
- Hình thành cho trẻ một số kỹ năng về vận động của cơ thể: đi, chạy, bò, ném
- Phát triển các cơ bàn tay thông qua các hoạt động: tạo hình, âm nhạc….
- Yêu thích việc luyện tập thể dục.
- Rèn luyện, phát triển hệ cơ vận động và thực hiện một số vận động một cách nhẹ nhàng và nhanh - nhẹn
5. Phát triển tình cảm – xã hội
- Trẻ biết tiếp nhận và cảm nhận tình cảm, cảm xúc khác nhau của bản thân và của người khác.
- Sẵn sàng giúp đỡ chia sẽ với bạn bè
- Tình cảm yêu thương đối với ngôi trường và mọi người trong trường

MẠNG NỘI DUNG
Thời gian thực hiện: 3/9-20/9/19



























MẠNG HOẠT ĐỘNG











nguon VI OLET