TuÇn 7

Thø  6,  ngµy  21 th¸ng  10  n¨m  2016

CÂU LẠC BỘ “EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA” 

- Tìm hiểu về dân ca Nghệ Tĩnh.

-  Học bài hát: Ví đò đưa sông La.

 

 

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh biết nguồn gốc của dân ca Ngh Tĩnh.

- Học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca bài hát Ví đò đưa sông La

II. Chuẩn bị:

- Giáo trình v dân ca Ngh Tĩnh.

- Hát truyền cảm bài Ví đò đưa sông La .

III. Hoạt động:

1. Khởi động: Trò chơi “Truyền điện”:

- GV chia HS thành 6 tổ.

- GV phổ biến cách chơi, luật chơi: Các em trong tổ sẽ nối tiếp nhau theo hàng ngang hát bài Quê hương tươi đẹp và Mời bạn vui múa ca. Bạn chơi đầu tiên sẽ hát câu thứ nhất, bạn tiếp theo sẽ hát câu thứ hai, trò chơi tiếp tục như vậy cho đến hết bài hát. Nếu đến lượt mình mà bạn đó không thuộc lời hoặc hát sai lời sẽ bị phạt theo yêu cầu của lớp.

- GV tổ chức cho HS chơi.

- HS cùng GV nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương tổ giỏi nhất.

- GV tổ chức cho HS chơi.

- HS cùng GV nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương tổ giỏi nhất.

2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh.

- GV hỏi HS có ai biết dân ca là gì không?

+ HS tr lời – GV nhận xét.

- GV giới thiệu:

- Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An  Hà Tĩnh thuộc miền Trung Việt Nam. Dân ca ví giặm (cũng viết là dặm) tại Nghệ Tĩnh là một di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại tại kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngày 27/11/2014 tại Paris (Pháp). 

 Ví, Giặm là hai lối hát dân ca không nhạc đệm được cộng đồng người Nghệ Tĩnh sáng tạo ra từ hàng trăm năm nay. Loại hình nghệ thuật này phổ biến trong đời sống của các cộng đồng xứ Nghệ, được hát trong hầu hết mọi hoạt động đời thường, từ ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa...Vì vậy, các lối hát cũng được gọi tên theo các hoạt động như Ví phường vải, Ví đò đưa, Ví phường nón, Giặm ru, Giặm kể, Giặm khuyên, v.v.

 Lời ca của dân ca ví, giặm ca ngợi những giá trị sâu sắc và truyền thống như sự tôn trọng với các bậc cha mẹ, lòng chung thủy, tận tụy vì người khác cũng như ngợi ca đức tính thật thà và cách cư xử tử tế giữa con người với con người.

- Một số tác phẩm Ví, Giặm:

 Ví giận thương, hát khuyên nàng, đại nham thạch, tứ xuyên hoa, xẩm cẩm thương, xẩm đi chợ, một nắng hai sương đội trời đạp đất, tình sâu nghĩa nặng vừa, em giữ lời nguyền (nói thế thôi), khóc cha, cuộc đời nổi trôi dìm chết, ai cứu con chàng, Con cóc nhí, xoay xở đâu ra, lập lờ lị, lập loè đốm, đi rao hàng, đèo bòng bông, khen Thầy tài ngu, to gan nhít, nỏ uất ức, bướm say rượu hoa, chồng chềnh ni ni, lòng vả lòng sung "xướng", Vào hội đông xuân thu, đứng thẳng người lên nào, gốc lúa quầng trăng, cha ơi ngồi dậy mà xem ti vi, hỡi công nông binh, hò vượt sông

3. Giới thiệu về thể hát Ví:

Hát ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co giãn một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi còn tuỳ thuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ. Ví thuộc thể ngâm vĩnh, bằng phương pháp phổ thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể...)

Tính biểu cảm của hát ví tuỳ vào môi trường hoàn cảnh, không gian thời gian và tâm tính của người hát. Âm vực của ví thường không quá một quãng 8. Tình điệu ví nghe trang trải mênh mang sâu lắng, bâng khuâng xao xuyến, tha thiết ân tình. Tuy vậy, vẫn có loại ví ghẹo và ví mục đồng nghe dí dỏm hài hước, nghịch ngợm hồn nhiên tươi trẻ.

Hát ví hát giao duyên nam nữ được phổ biến vùng Nghệ Tĩnh, các thể kỷ trước dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái. Vào các đêm trăng sáng thường đi ngắm trăng. Hát theo lối tường thuật ngẫu hứng một câu chuyện nào đó trong quá trình lao động và nông nhàn, trong lối sống thường nhật lâu dần được dân gian hóa

Thể hát ví: Ví có nhiều điệu như: ví đò đưa, ví phường vải, ví phường cấy, ví phường võng, ví phường chè, ví đồng ruộng, ví trèo non, ví mục đồng, ví chuỗi, ví ghẹo...

4. Hoạt động 2: Học hát bài Ví đò đưa sông La

- GV giới thiệu: Bài hát Ví đò đưa sông La là một bài hát ví ca ngợi cảnh sông nước, núi non hùng vĩ của mảnh đất Xứ Nghệ. Bài hát do Vi Phong ghi âm, Lương Hảo viết lời, mang âm hưởng tha thiết, trầm buồn, tiết tấu chậm rãi.

- GV hát mẫu cho HS nghe.

- GV hướng dẫn cả lớp đọc lời ca:

Người ơi! dưới bến Tam Soa sương trùm sóng ơ ơ ơ vỗ

Trên ngọn Tùng Sơn thông rủ gió gào

Cánh buồm bạt gió lao đao

Hận chìm đáy nước hờn cao ngất trời.

- GV hát mẫu câu 1 rồi đàn giai điệu câu 1 (2- 3 lần)- HS nghe và hát lại câu 1

- GV hát mẫu câu 2 rồi đàn câu 2- HS hát câu 2

- GV hát 2 câu rồi đàn 2 câu- HS hát nối 2 câu

- GV hướng dẫn hát từng câu và ghép các câu còn lại tương tự theo lối móc xích đến hết bài

- HS hát cả bài.

- Tập thể hiện tình cảm của bài hát: Vui tươi, trong sáng

- HS hát đồng thanh vài ba lần- GV nhận xét

5. Hoạt động 3: Luyện hát theo nhóm và vận động phụ họa

- GV chia lớp thành 6 nhóm và nêu yêu cầu:  Hát rõ lời, tròn tiếng, đúng giai điệu và lời ca.

- GV yêu cầu HS hát vận động: khuyến khích HS hát nhún chân, đung đưa người theo nhịp hoặc sáng tạo các động tác phụ họa cho bài hát.

- Các nhóm hoạt động theo yêu cầu của GV

6. Hoạt động 4: Thi biểu diễn

- GV yêu cầu các nhóm lên biểu diễn trước lớp

- HS biểu diễn nhóm- Các nhóm khác ngồi theo dõi, động viên.

- HS và GV nhận xét bổ sung (hoặc khen ngợi)

7. Hoạt động 5: Bình chọn, nhận xét.

- Sau khi xem phần biểu diễn của các nhóm, HS và GV bình chọn, nhận xét nhóm có phần biểu diễn tự nhiên, động tác đều, đẹp nhất, hay nhất.

- Cả lớp vỗ tay chúc mừng nhóm được xếp thứ nhất và mời nhóm đó biểu diễn lại cho các bạn xem.

8. Củng cố, dặn dò:

HS nêu tên bài hát vừa học, cả lớp hát đồng thanh.

Yêu cầu HS hát thuộc lời ca bài hát Ví đò đưa sông La và tìm các động tác phụ họa phù hợp cho bài hát.

 

nguon VI OLET