Ngày soạn: 03/02/2009

THỰC HÀNH: LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MỘT CHI TIẾT ĐƠN GIẢN TRÊN MÁY TIỆN

A. Mục tiêu
1. Kiến thức
Lập được quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết đơn giản trên máy tiện.
2. Kĩ năng
Lập được quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết.
3. Thái độ: Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.
B. Phương pháp giảng dạy
Phát vấn đàm thoại.
Thực hành kiến thức.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Mẫu vật, bản vẽ chi tiết của mẫu.
2. Học sinh: Ôn lại bài 17, chuẩn bị bút, thước, giấy.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số <1’>
2. Kiểm tra bài cũ <3’> Hãy cho biết các chuyển động khi tiện?
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề <1’>
Để chế tạo một sản phẩm cơ khí phải tuân theo một quy trình công nghệ, việc làm này rất cần thiết vì hiện nay các sản phẩm cơ khí cũng như các sản phẩm khác đều phải tuân theo một quy trình công nghệ.
b. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: <5’> Tìm hiểu cấu tạo của chi tiết

GV: treo bản vẽ và yêu cầu hs quan sát nhận xét.
HS: Quan sát và nhận xét bản vẽ trên.
GV: Đưa mẫu vật thật để hs quan sát.
1. Cấu tạo của chốt cửa
- Là bản vẽ của chốt cửa.
- Có hai khối trụ tròn xoay với hai bậc có đường kính,chiều dài khác nhau.
+ Đường kính: 2 phần có đường kính khác nhau: 20 mm và 25 mm.
+ Hai côn có kích thước: 1450.
+ Chiều dài của hai khối: 40 mm. Khối ngắn dài 15 mm, khối còn lại dài 25 mm.
- Vật liệu chế tạo: thép.

Hoạt động 2: <10’> Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo chi tiết

GV: Thế nào là quy trình công nghệ chế tạo?
HS: Trả lời.
GV: Để lập quy trình công nghệ chế tạo, cần tuân thủ những bước nào?
HS: Trả lời.

2. Lập quy trình công nghệ chế tạo
a. Khái niệm: là các bước cần có để chế tạo một chi tiết.
b. Các bước lập quy trình công nghệ
B1: Chọn phôi.
- Chọn đúng vật liệu đảm bảo độ bền sử dụng.
- Đường kính phôi > Đường kính của chi tiết.
- Chiều dài phôi > Chiều dài chi tiết.
B2: Gá phôi và dao lên máy tiện.
- Nguyên tắc: phải đồng tâm.
B3: Lắp dao lên đài gá dao.
- Nguyên tắc: vừa chạm tới mặt đầu của phôi.
B4: Tiện khoả mặt đầu
B5: Tiện phần trụ dài 45 mm, đường kính 25 mm.
- Nguyên tắc: tiện từ ngoài vào trong, các phần có kích thước lớn trước rồi đến kích thước nhỏ.
B6: Tiện phần trụ dài 20 mm, đường kính 20 mm.
B7: Vát mép.
B8: Cắt đứt đủ chiều dài 40 mm.

Hoạt động 3: <21’> Đánh giá kết quả thực hành

GV: Yêu cầu hs lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết đơn giản trên máy tiện.
HS: Lập quy trình.
Lập quy trình công nghệ chế tạo của 1 chi tiết đơn giản (hình a).


4. Củng cố <2’>
- Nhận xét về sự chuẩn bị của Hs.
- Nhận xét về ý thức học tập của HS.
- Đánh giá kết quả thực hành.
5. Dặn dò <2’>
- Làm các bài tập 1, 2, 3 sgk.
- Chuẩn bị bài mới: Bài 19: Tự động hóa trong chế tạo cơ khí.
Khái niệm: máy tự động, dây chuyền tự động, người máy công nghiệp, sưu tầm các tranh ảnh liên quan.
Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.

nguon VI OLET