Ngày soạn:24-01-2007
Tiết :25 Bài :27 MỐI GHÉP ĐỘNG
I. MỤC TIÊU :
+ Hiểu được khái niệm về mối ghép động. + Biết được cấu tạo,đặc điểm và ứng dụng của mộ số mối ghép động
II. CHUẨN BỊ :
Chuẩn bị của thầy :
* Đồ dùng dạy học:
+ Tranh vẽ bộ ghế gấp, khớp tịnh tiến, khớp quay, (ổ bi, bản lề) + Đồ dùng: Chiếc ghế xếp, hộp bao diêm, ngăn kéo học bàn, bơm tiêm, , giá gương xemáy, ổ bi, moay ơ xe đạp, mô hình động cơ 4 kì.
* Phương án tổ chức lớp học: tổ chức cá nhân.
2. Chuẩn bị của trò:
+ Xem trước nội dung bài học: Dự kiến trả lời các câu hỏi ở SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:2’
2. Kiểm tra bài cũ: ( 7’ ) ? Mối ghép bằng đinh tán và hàn được hình thành như thế nào? Nêu ứng dụng của chúng. ? Hãy nêu cấu tạo của mối ghép bằng ren và ứng dụng của từng loại. 3. Bài mới:

TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hs
Kiến thức

16’








13’










































4’
Hoạt động 1:TÌm hiểu thế nào là môùi ghép động: + GV: Cho HS quan sát H27.1SGK, chiếc ghế xếp ở 3 tư thế: Gấp, đang mở và mở hoàn toàn. ? Chiếc ghế gồm mấy chi tiết ghép với nhau? Chúng được ghép theo kiểu nào? ? Khi gấp ghế và mở ghế, tại các mối ghép A,B,C,D các chi tiết chuyển động với nhau như thế nào? + Sau khi HS trả lời, GV hoàn chỉnh và nêu khái niệm mối ghép động: Mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau gọi là mối ghép động hay khớp động. + GV: Cho HS quan sát vật mẫu: Bơm tiêm,thùng quẹt diêm, gọng gương xeHon da, mô hình động cơ 4 kì, ổ, bi. ? Hình dáng của các khớp động này như thế nào. + Sau khi HS trả lời được sự đa dạng về hình dáng, GV tiến hành phân loại khớp động. + GV: Hình thành cho HS khái niệm cơ cầu và cho HS xem cơ cấu 4 khâu bản lề( Cơ cấu tay quay thanh lắc).
Hoạt động 2:Tìm hiểu các loại khớp động: + GV: Cho HS quan sát H27.3 và các mô hình đã chuẩn bị. ? Bề mặt tiếp xúc của các khớp tịnh tiến có cấu tạo như thế nào. + GV: Làm mẫu để HS thấy sự chuyển động của Pittông trong xi lanh. ? Trong khớp tịnh tiến, các điểm trên vật chuyển động như thế nào. + GV: Chỉ cho HS thấy các bề mặt tiếp xúc khi chuyển động. ? Khi làm việc 2 chi tiết trượt lên nhau, sẽ xảy ra hiện tượng gì. Hiện tượng này có lợi hay có hại; nếu là có hại , em hãy nêu cách khắc phục. +GV: Yêu cầu HS nêu các loại khớp tịnh tiến mà các em biết. + GV: Cho HS quan sát H27.4. ? Khớp quay gồm bao nhiêu chi tiết. Các mặt tiếp xúc của khớp quay thường có hình dạng gì. + GV: Cho HS quan sát một khớp quay đơn giản ( ổ trục trước xe đạp – sau khi đã thao khớp quay). ? Trục trước xe đạp gồm mấy chi tiết? Mô tả cấu tạo của các chi tiết. ? Để giảm ma sát cho khớp quay, trong kĩ thuật , người ta có giải pháp gì?
+GVKL: ( SGK) Hoạt động 3: Củng cố
? Em cho biết các khớp quay đơn giản mà em biết
Hoạt động 1:TÌm hiểu thế nào là mối ghép động: - HS: Quan sát H27.1SGK. -Trả lời: Chiếc ghế gồm 4 chi tiết được ghép với nhau. Chúng được ghép theo kiểu các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau. -HS: Nghe GV đưa ra khái niệm: * Mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau gọi là mối ghép động hay khớp động. - HS quan sát vật mẫu. - HS: Nêu hình dáng của các khớp động: Đa dạng về hình dáng
nguon VI OLET