Tiết 1: VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT
TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG.
I - Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp HS biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống.
Tư tưởng và rèn luyện kĩ năng:
HS có nhận thức đúng đắn đối với việc học tập môn vẽ kĩ thuật , từ đó phục vụ cho đời sống.
II - Chuẩn bị :
Về phía GV :
- Giáo án bài dạy , nghiên cứu nội dung SGK, tham khảo tài liệu có liên quan.
- Tranh ảnh có liên quan đến bài dạy , bảng phụ và 1 số mẩu vật khác.
Về phía HS:
Tìm hiểu, nghiên cứu kĩ nôi dung bài học trước ở nhà.
III - Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp .
2. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò.

Nội dung ghi bảng.

Hoạt động 1: Giới thiệu bài học.
GV: Giới thiệu vẻ kĩ thuật là như thế nào, vai ttrò của bản vẻ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống ra sao thì chúng ta hãy cùng nhau đi làm sáng tỏ ở tiết học này.
HS: Chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bản vẻ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1 (SGK) sau đó đặt câu hỏi: Trong giaao tiếp hàng ngày con người thường dùng các phương tiện gì ?
HS: Quan sát hình kết hợp thực tế để trả lời.
GV: Nhận xét và kết luận.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Yêu cầu HS quan sát tiếp hình
1.2 kết hợp với tranh ảnh sau đó đặt câu hỏi:
- Các sản phẩm, công trình muốn chế tạo được như ý muốn thì người thiết kế phải thể hiện nó bằng gì?
- Người công nhân muốn chế tạo ra sản phẩm, xây dựng các công trình thì họ cần căn cứ vào cái gì ?
HS: Chú ý lắng nghe và trả lời.
GV: Nhấn mạnh tầm quan trọng của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật.
GV: Cho HS xem sơ đồ hình 1.4(SGK) và đặt câu hỏi.
- Các lĩnh vực kĩ thuật có cần trang thiết bị không ?
- Có cần xây dựng cơ sở hạ tầng không ?
HS: Chú ý quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét và kết luận








I - Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống.
- Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống.
- Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất và đời sống.



















II - Bản vẽ kĩ thuật dùng trong sản xuất và đời sống.
- Mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có loại bản vẽ kĩ thuật riêng của ngành mình.
- Bản vẽ được vẽ bàng tay, bằng dụng cụ vẽ hay bằng máy tính điện tử.

Củng cố:
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK sau đó đặt 1 số câu hỏi liên quan đến nội dung của bài học để cũng cố lại kiến thức vừa học.
Dặn dò:
GV yêu càu HS về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới cho thật tốt.
Vẽ trước các hình 2.2; 2.3; 2.4; 2.5 trong SGK.



Tiết 2: HÌNH CHIẾU
I – Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp HS hiểu được một cách cơ bản như thế nào là hình chiếu của một vật.
Tư tưởng và rèn luyện kĩ năng.
- HS có thái độ yêu thích việc học tập môn công nghệ.
- HS có thể nhận biết các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật.
II - Chuẩn bị:
Về phía GV:
- Giáo án bài dạy, nghiên cứu,tham khảo SGK, tài liệu có liên quan.
- Một số tranh ảnh có liên quan, bảng phụ có nội dung liên quan đến bài học.
Về phía HS:
Nghiên cứu kĩ nội dung bài học trước ở nhà và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết khác.
III - Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống ?
Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung ghi bảng.

Hoạt động 1: Giới thiệu bài học.
GV: Giới thiệu
nguon VI OLET