Ngày 5/9/2008      Chương 1: Tìm hiểu nghề làm vườn 

               Bài 1: Tiết 1                 Giới thiệu nghề làm vườn

I.Mục tiêu bài học:

 + Biết được vị trí, vai trò quan trọng của nghề làm vườn và phương hướng phát triển của nghề làm vườn ở nước ta.

+ Xác định thái độ học tập đúng đắn , góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

II: Đồ dùng dậy học.

- G viên : Chuẩn bị tranh vẽ về các mô hình  làm vườn điển hình.

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

2.Mở bài:

                     Bài 1:            Giới thiệu nghề làm vườn

 

Hoạt động dạy -  học

Phần trọng tâm.

? Em hãy cho biết nghề làm vườn của nước ta hiện nay như thế nào.

GV: Cho học sinh đọc nội dung SGK. Trả lời câu hỏi?

? Nghề làm vườn bổ xung thực phẩm và lương thực cho chúng ta như thế nào?

GV: Gần đây việc phát triển vườn theo hệ sinh thái VAC đã trở thành hoạt động rộng khắp ở các vùng nông thôn.

 

GV: Cho học sinh đọc nội dung SGK.

 

 

GV: Đưa ra một số ví dụ như trong SGK để HS thấy được mức độ thu nhập của nghề làm vườn?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Cho học sinh đọc nội dung SGK.

 

 

? Tình hình nghề làm vườn hiện nay như thế nào.

 

 

 

 

 

 

? Nguyên nhân nào làm cho vườn ở nước ta chưa được mở rộng.

 

 

? Phương hướng phát triển nghề của nước ta như thế nào?.

 

I.Vị trí của nghề làm vườn.

1.Vườn là nguồn bổ xung thực phẩm

                 và lương thực

- Cung cấp các loại rau, quả tươi cho bữa ăn hằng ngày.

- Cung cấp cá, thịt cho bữa ăn hằng ngày.

 

 

2. Vườn tạo thêm việc làm, tăng thu

            nhập cho nông dân.

- Tạo công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn.

- Nghề làm vườn được phát triển với nhiều mô hình khác nhau.

3. Làm vườn là cách thích hợp nhất để đưa đất chưa sử dụng thành đất nông

                        nghiệp.

- Làm vườn để mở rộng diện tích đất canh tác, đáp ứng nhu cầu phát triển của nhân dân.

4. Vườn tạo nên môi trường sống

         trong lành cho con người.

- vườn cây làm tăng lượng khí o xi, giảm khí cácboníc cho con người

- Bảo vệ đất chống sói mòn.và làm tăng độ màu mỡ của đất…

II. Tình hình và phương hướng phát

          triển làm vườn ở nước ta.

1. Tình hình nghề làm vườn hiện nay.

- Hiện nay nghề làm vườn ở nước ta đang ngày một được mở rộng từ đồng bằng, trung du, miền núi, vùn biển…

- Nhìn chung phong trào phát triển kinh tế vườn còn chưa đủ mạnh, số lượng còn nhiều, diện tích còn hẹp, chưa chú ý đầu tư giống vào sản xuất, kỉ thuật nuôi trồng lạc hậu -> Kinh tế còn thấp.

- Nguyên nhân: Người làm vườn chưa có ý thức đầu tư, thiếu vốn, thiếu giống, thiếu hiểu biết, chưa mạnh dạn cải tạo vườn.

2. Phương hướng phát triển của nghề.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải tạo và xây dựng các mô hình vườncho phù hợp với từng địa phương.

- Khuyến khích phát triển vườn đồi, vườn rừng, trang trại…

- Tăng cường hoạt động của hội làm vườn nhằm hướng dẫn trao đổi kinh nghiệm cho bà con nông dân.

- Xây dựng các chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng…phù hợp để khuyến khích phát triển nghề làm vườn.

  

IV.Kiểm tra đánh giá.

   Gv: Kiểm tra bằng hệ thống câu hỏi SGK

V.Dặn dò.

- Học bài cũ , đọc trước bài mới.

- Trả lời các câu hỏi cuối bài

 

 

 


Ngày soạn:  5/9/2008                      

Bài 2: Tiết 2-3          ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU VÀ TRIỂN VỌNG

                                              CỦA NGHỀ LÀM VƯỜN

 

I.Mục tiêu bài học:

+ Học sinh nắm được các đặc điểm yêu cầu của nghề làm vườn .

+ Biết được vị trí, vai trò quan trọng của nghề làm vườn và phương hướng phát triển của nghề làm vườn ở nước ta trong thời gian tới.

+ Xác định thái độ học tập đúng đắn , góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

II: Đồ dùng dậy học.

-  G viên : Chuẩn bị tranh vẽ về các mô hình  làm vườn điển hình..

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

Kiểm tra: 

Tình hình và phương hướng phát  triển nghề làm vườn ở nước ta như thế nào.

2.Mở bài:

            Bài 2:    Đặc điểm, yêu cầu và triển vọng của nghề làm vườn

 

Hoạt động dạy- học

Phần trọng tâm.

 

 

? Đối tượng lao động của nghề là gì.

 

 

?Ngề làm vườn có mục đích như thế

nào?

 

 

 

? Nội dung lao động gồm những công việc gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Công cụ lao độngở đây là gì?

 

 

? Điều kiện lao động như thế nào?

 

 

 

 

GV: Cho học sinh nghiên cứu nội dung SGK Trả lời câu hỏi?

? Đối với nghề làm vườn  chúng ta cần phải có những tri thức và kĩ năng gì?

 

 

? Người làm vườn phải có tâm sinh lí như thế nào ?

 

? Người làm vườn phải có sức khoẻ như thế nào ?

 

? Nghề làm vườn  được đào tạo ở đâu?

 

 

 

GV: Cho học sinh đọc nội dung SGK.

 

 

? Tình hình nghề làm vườn hiện nay như thế nào.

 

 

 

 

 

? Nguyên nhân nào làm cho vườn ở nước ta chưa được mở rộng.

 

 

? Phương hướng phát triển nghề của nước ta như thế nào?.

 

 

I.Đặc điểm , yêu cầu của nghề làm

                     vườn.

1. Đối tượng lao động.

- Là các cây trồng như cây rau, cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh, cây dược liệu, cây lấy gỗ…

2. Mục đích lao động.

- Để tận dụng được đất đai, sức lao động để sản xuất ra sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng.

3. Nội dung lao động.

- Làm đất:  Cày, bừa, làm nhỏ đất, lên luống…Nhằm tạo đất tốt hơn.

- Gieo trồng: Tiến hành sử lí, gieo hạt, trồng cây con cho phù hợp.

- Chăm sóc: Làm cỏ, vun sới,tưới nước, phun thuốc trừ sâu,tỉa cây, cắt cành…

- Thu hoạch: Đúng kỉ thuật tuỳ theo từng loại cây.

- Chọn nhân giống: Như lai tạo, giâm, chiết , ghép… -> Giống cây tốt.

4. Công cụ lao động: Gồm cày bừa, cuốc, cào, mai, thuổng,dao,bơm nước, bơm thuốc trừ sâu…

5. Điều kiện lao động:

Người lao động phải chịu ảnh hưỡng của thiên nhiên như nhiệt độ, ánh sáng, mưa gió, các hoá chất…

6. Sản phẩm của nghề: gồm các loại rau, quả, cây cảnh, cây dượcliệu, gỗ..

II. Những yêu cầu đối với nghề làm vườn.

1.Tri thức – Kĩ năng.

- Vận dụng các kiến thức ở tất cả các môn học

- Yêu thích nghề.

2. Tâm sinh lí:

Phải yêu thích nghề, cản thận, tỉ mỉ, có khả năng quan sát, phân tích

3. Sức khoẻ: Phải có sức khoẻ tốt, dẻo dai có khả năng thích ứng với môi trường.

4. Nơi đào tạo: Các khoa trồng trọt ở các trường : TC, CĐ, ĐH

III.  Tình hình nghề làm vườn và phương hướng phát  triển trong thời gian tới ở nước ta.

1. Tình hình nghề làm vườn.

- Hiện nay nghề làm vườn ở nước ta đang ngày một được mở rộng từ đồng bằng, trung du, miền núi, vùn biển

- Nhìn chung phong trào phát triển kinh tế vườn còn chưa đủ mạnh, số lượng còn nhiều, diện tích còn hẹp, chưa chú ý đầu tư giống vào sản xuất, kỉ thuật nuôi trồng lạc hậu -> Kinh tế còn thấp.

- Nguyên nhân: Người làm vườn chưa có ý thức đầu tư, thiếu vốn, thiếu giống, thiếu hiểu biết, chưa mạnh dạn cải tạo vườn.

2. Phương hướng phát triển của nghề trong những năm tới.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải tạo và xây dựng các mô hình vườn cho phù hợp với từng địa phương.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật như các giống cây, con tốt, dùng chất kích thích sinh trưởng

- Tăng cường hoạt động của hội làm vườn nhằm hướng dẫn trao đổi kinh nghiệm cho bà con nông dân.

- Trong nhà trường phổ thông việc xây dựng vườn theo hệ sinh thái VAC

Là rất cần thiết.

  

IV.Kiểm tra đánh giá.

   Gv: Kiểm tra bằng hệ thống câu hỏi trong SGK

V.Dặn dò.

- Học bài cũ , đọc trước bài mới.

- Tiết sau chúng ta học bài thực hành về đất trồng chuẩn bị như  SGK

 

 


 Ngày soạn: 10/9/2008                      Ngày dạy:

Bài 3: Tiết 4-5        Thực hành: ĐẤT TRỒNG                      

I.Mục tiêu bài học:

- Học sinh nắm được các bước làm đất, tạo luống, gieo ươm cây.

- Các bước làm đất để đóng bầu.  

II: Đồ dùng dạy học.

-         G viên :    Chuẩn bị nguyên liệu khử độc phòng trừ sâu bệnh như vôi,

                      fomalin 0,5 % - 0,7%, Booc đô 0,5%, Ben lat 0,15%....

-         Học sinh: Đất, phân chuồng hoai mục, trấu, phân NPK…

-         Dụng cụ làm đất: cày, bừa, cuốc, xẻng, vồ đập đất…

-         Túi bầu có kích thước 8 – 10cm

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

Kiểm tra: Dụng cụ các tổ, nhóm

2.Mở bài:

               TIẾT 4:        NỘI DUNG CÁCH LÀM

                                   QUY TRÌNH THỰC HÀNH

Hoạt động dạy học

Phần trọng tâm.

 

.

GV: lưu ý độ sâu khi cày hoặc cuốc.

GV: lưu ý kích thước của hạt đất phải phù hợp với kích thước hạt gieo.

 

GV: lưu ý HS tỉ lệ phân chuồng, phân vô cơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: lưu ý cách đóng bầu cho HS.

-Dùng 2 ngón tay ấn chặt 2 góc của bầu, sau đó mới tiếp tục cho đất vào tiếp, làm như Vậy bầu sẽ thẳng, không bị gẫy khúc.

 

1.LÀM ĐẤT, TẠO LUỐNG, GIEO

                      ƯƠM CÂY

B1: Cày đất sâu 10 – 15cm.

B2: Làm đất tơi, nhặt cỏ dại.

B3: Trộn phân bón và tạo mặt luống

-         Tỉ lệ phân bón: 7 phân chuồng + 3 phân vô cơ.

-         Kích thước luống 6 – 1m

B4: Phun thuốc phòng trừ sâu hại

 

2.    .LÀM  ĐẤT ĐÓNG BẦU.

B1: Lấy đất phơi ải, đập nhỏ.

B2: Trộn đất đã sàng + phân chuồng hoai + trấu theo tỉ lệ:

7 đất + 2 phân chuồng hoai + 1 phần trấu.

B3: Đóng bầu

 

 

 

B4: Xếp các bầu đã đóng vào luống và tưới nhẹ.

 

     TIẾT 5:     GV cho học sinh ra vườn để làm thực hành ngoài trời.

 

 

+ GV : Cuối buổi thực hành cho các nhóm học sinh đánh giá kết quả cho nhau theo

            mẫu trong bảng ở trang 14 SGK   

+ Cuối cùng giáo viên nhận xét đánh giá .

 

IV.Kiểm tra đánh giá.

   Gv: Nhận xét, đánh giá kết quả bằng điểm cho một số nhóm có tinh thần học tốt.

 

V.Dặn dò.

- Học bài cũ , đọc trước bài mới.

- Về nhà làm thu hoạch tiết hôm sau nạp lại .

 

 

 

 

 


Ngày soạn:  10/9/2008                     Ngày dạy:

Bài 4: Tiết 6        TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH SỬ DỤNG

                                               PHÂN BÓN HOÁ HỌC

I.   Mục tiêu bài học:

+ Học sinh nắm được tính chất, đặc điểm  phân hoá học.

+ Cách sử dụng phân hoá học. ưu nhược điểm của phân hoá học.  

II: Đồ dùng dậy học.

-         Giáo viên : Chuẩn bị phân đạm, phân lân, phân kali.

-         Học sinh:   Chuẩn bị phân đạm, phân lân, phân kali

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

2.Mở bài:

      Tiết:6 - Bài 4: TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH SỬ DỤNG

                                               PHÂN BÓN HOÁ HỌC

 

Hoạt động dạy -  học

Phần trọng tâm.

GV: Cho HS nghiên cứu  SGK T 15

? Phân hoá học có tính chất, đặc điểm như thế nào?

+  Phân hoá học là loại phân được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp, nó có những tính chất và đặc điểm chủ yếu sau.

- URê chứa 46% đạm,

- Sunfát chứa 20 – 21 % đạm.

- Nhưng phân chuồng tốt chỉ có 0,35% đạm.

 

 

 

? Trong sản xuất phân hoá học người ta chia ra làm mấy loại? Đó là những loại nào?

 

 

 

GV hướng đẫn HS cách bón các loại phân đam tuỳ theo các loại đất khác nhau.

 

? Cây trồng ở nước thì ta nên bón loại phân đạm nào?

? Cây trồng ở cạn thì ta nên bón loại phân đạm nào?

? Đối với cây họ đậu  thì ta nên bón loại phân đạm nào?

 

? Đất phù xa trung tính, ít chua nên bón loại phân đạm nào?

? Kể tên các loại phân lân mà em biết.

 

 

? Phân lân tự nhiên có đặc điểm gì?

 

? Phân lân chế biến có đặc điểm gì?

 

 

? Phân Kali có đặc điểm gì?

 

 

I. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM:

+ Phân hoá học chứa số lương chất dinh dưỡng ít nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. như  Đạm sunfát ka li, sunfát ....

+ Phân hoá học thường gây chua .

+ Phân hoá học dễ hoà tan trong nước cây hấp thụ dễ dàng.

+ Phân hoá học hút ẩm mạnh , dễ chảy nước. vì vây cần chú ý khi bảo quản.

+ Phân hoá học chứa số lương chất dinh dưỡng cao nên khi bón  cần khối lượng ít, việc vận chuyển dễ dàng.

II: CÁCH SỬ DỤNG:

+ Phân hoá học chia làm 2 loại là phân đa lượng và phân vi lượng.

1: Phân đa lượng:  gồm các loại phân như Đạm, lân, kali.

a. Phân đạm: Có nhiều loại, cách sử dụng cũng khác nhau.

- Đạm dễ tan và bị rữa trôi nên phải bón làm nhiều lần.

- Mỗi loại cây, mỗi loại đất thường thích ứng với một vài loại phân đạm khác nhau.VD cây trồng ở nước bón đạm sun phát hoặc đạm clorua. Cây trồng ở cạn thì bón phân đam nitrat là tốt nhất. Còn cây họ đậu thì chỉ cần bón đạm thời gian đầu.

- Đất phù xa trung tính, ít chua nên bón đạm sun phát, đất cát nhẹ, đất phèn  thì bón đạm clorua và đạm Urê. 

b. Phân lân: Chia làm 2 nhóm là phân lân tự nhiên và phân lân chế biến.

- phân lân tự nhiên (apatít,phốt phorít) phân ở dạng tự nhiên, khó tan, phân giải chậm, dùng đẻ bón lót.

- phân lân chế biến ( supe lân, phân lân nung chảy) phân dễ hoà tan trong nước dùng bón cho nhiều loại cây.

c. Phân kali: dễ hoà tan trong nước là loại phân chua sinh lí.

- Với cây lấy củ, lấy đường, lấy sợiđều rất cần.

- Phân kali bị đất hấp thụ mạnh  nên dùng bón lót là chủ yếu và bón làm nhiều lần để tránh bị rữa trôi.

2. Phân vi lượng:  Cây trồng cần rất ít

  

IV.Kiểm tra đánh giá.

   Gv: Kiểm tra bằng hệ thống câu hỏi SGK

V.Dặn dò.

- Học bài cũ , đọc trước bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Ngày soạn:   15/9/2008            BÀI 5:  TIẾT 7-8        THỰC HÀNH

                            NHẬN BIẾT CÁC LOẠI PHÂN HOÁ HỌC

I.Mục tiêu bài học:

- Giúp HS phân biệt được các loại phân hoá học bắng các phương pháp phổ biến để tránh nhầm lẫn khi sử dụng và bảo quản.    

II: Đồ dùng dậy học.

-         G viên :

-         Các loại phân bón hoá học : chủ yếu là phân hoá học u rê, đạm sun phát clorua, Kali sun phát, Kali clorua .........

-         Cốc đựng ống hút, ống nghiệm than củi

-         Hoá chất : BaCl2 5% - 10 %, AgNO3 2 – 5% NaOH 10 – 20%

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

2.Mở bài:

                     Tiết:1 -   NHẬN BIẾT CÁC LOẠI PHÂN

                                       HOÁ HỌC BẰNG NHIỆT

Quy trình thực hành:

     Cách làm

 

Loại phân

Quan sát

Đốt trên than củi

 

 

Hoá chất

Đạm sunfat

Trắng

Nổ lách tách,

 

Đạm clorua

Trắng

Bốc hơi nhiều, khói trắng đậm, có mùi hắc

 

Đạm nitrat

Trắng

Cháy sáng xoẹt lửa như thuốc pháo

 

Urê

Hạt trắng

Bốc khói có mùi khai

 

Kali

Bột đỏ

Kkhông có hiện tượng gì, hoặc chỉ nổ lốp bốp

 

Phân lân

Bột xám

Có mùi khai

 

 

 

Tiết:2 -   NHẬN BIẾT CÁC LOẠI PHÂN HOÁ HỌC BẰNG HOÁ CHẤT

      PHƯƠNG PHÁP NÀY CŨNG CHỈ ĐỂ PHÂN BIỆT CÁC LOẠI PHÂN

                                              ĐẠM VÀ KALI

a. Nhân biết nhóm đạm gốc NH4 (SGK)

b. Nhân biết nhóm đạm gốc sun phát SO4(SGK)

c. Nhân biết nhóm đạm gốc Clorua (SGK)

Gv: Hướng dẫn học sinh như  SGK. HS tự làm thực hành- GV kiểm tra

 

IV.Kiểm tra đánh giá.

   Gv: Kiểm tra bằng hệ thống câu hỏi như SGK

V.Dặn dò.

- Học bài cũ , đọc trước bài mới.

 

 

                                                 Ngày dạy:15/9/2008

Bài 6 : Tiết 9:       TÍNH CHẤT ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH

                               SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ

 

I.Mục tiêu bài học:

- Hs nắm được tính chất và đặc điểm các loại phân hữu cơ.

- Hs biết cách sử dụng phân chuồng, phân xanh.

II: Đồ dùng dậy học.

- Chuẩn bị: Phân hữu hữu cơ

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

Kiểm tra :

HS 1: Em hãy cho biết cách nhận biết các loại phân hoá học bằng nhiệt.

HS2 : Em hãy cho biết cách nhận biết các loại phân hoá học bằng hoá chất.

2.Mở bài:

                     Tiết:1 - Bài 6: Tính chất đặc điểm và cách sử dụng hữu cơ 

 

Hoạt động dạy học

 

Phần trọng tâm.

 

 

GV: Cho học sinh nghiên cứu phần nội dung SGK trả lời câu hỏi?.

 

? Phân hữu cơ là loại phân có nguồn gốc từ đâu?

? Phân hữu cơ ở địa phương em thường dùng là loại phân nào?

 

 

? Phân hữu cơ là loại phân có đặc điểm như thế nào?

 

. GV: Cho học sinh nghiên cứu phần nội dung SGK trả lời câu hỏi?.

 

? Nêu cách sử dụng phân chuồng?.

 

? Nêu phương pháp ủ phân chuồng?

 

 

 

? Nêu cách sử dụng phân xanh ?.

 

 

 

 

 

? Nêu phương pháp làm phân xanh?

 

 

 

? Em hãy cho biết ở địa phương em thường làm phân xanh như thế nào?.

I. TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM :

- Phân hữu cơ là loại phân có nguồn gốc từ các chất thải ra từ động vật, người và các xác vi sinh vật. Phân hữu cơ thường dùng là phân chuồng, phân xanh, phân bắc .

1. Phân hữu cơ có chứa đạm lân Kali và các nguyên tố vi lượng với tỉ lệ thấp khoảng 0,35% đạm, 0,15 % Lân, 0,6 % Kali.

2. Phân chứa nhiều chất hữu cơ khó tiêu như xenlulôzơ, nhiều hợp chất phức tạp nên cây khó sử dụng ngay phải nhờ vi sinh vật phân giải cây mới hấp thụ được .

3. Phân hữu cơ cải tạo cho đất, tăng độ phì cho đất.

4. Phân phát huy hiệu quả chậm nhưng có  tác dụng lâu dài đối với cây trồng.thành phần chất dinh dưỡng không ổn định, phụ thuộc vào phẩm chất của phân.

II. CÁCH SỬ DỤNG

  1. Phân chuồng :

- Phân chuồng trước khi sử dụng phải được ủ vì trong quá trình ủ chất hữu cơ được phân giải để biến những chất khó hấp thụ thành những chất dễ hấp thụ cho cây.

- Phân được dùng để bón lót

- Có nhiều phương pháp ủ phân chuồng : ủ nóng, ủ nguội hoặc trát bùn. trộn phân lân vào phân chuồng khi ủ sẽ tăng cường hoạt động cho vi sinh vật phân giải.

  1. Phân xanh :

- Gồm thân cây lá cây họ đậu là phân hữu cơ bón cho cây rất tốt nó có  nhiều tác dụng như :

- Tăng cường tích luỹ chất hữu cơ cho cây và nâng cao độ phì nhiêu cho đất

- Làm đất tơi xốp  và thoáng.

- Phủ đất chống xói mòn , giữ nước và chống cỏ dại .

+ Các cây phân xanh được chia làm hai loại:

-         Cây phân xanh hoang dại như cây cỏ keo dâu, cúc tần ........

-         Cây phân xanh gieo trồng : Bèo hoa dâu, điền thanh muồng................

Cây làm phân có đặc tính là : năng suất chất xanh cao.

Cách sử dụng :

-         Bón lót trực tiếp cho cây .

-         Dâm trong bể lấy nước tưới cho cây

-         ủ với phân chuồng rồi đem bón lót cho cây

  

IV.Kiểm tra đánh giá.

   Gv: Kiểm tra bằng hệ thống câu hỏi như SGK

V.Dn dò.

- Học bài cũ , đọc trước bài mới.

 

                       

 

 

 

 

 


  Ngày 15/10/2008

 

Bài 7: Tiết 10 – 11:       XÁC ĐỊNH ĐỘ PH CỦA ĐẤT VƯỜN                    

 

I.Mục tiêu bài học:

    - Xác định được độ PH của đất bằng thiết bị thông thường

- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường

II: Đồ dùng dậy học.

-         Mãu đất khô nghiền nhỏ từ 2 – mẫu

-         Máy đo PH

-         Đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ đeo tay

-         Dung dịch KCl 5 N và nước cất

-         Bình tam giác dung dịch dung tích 100ml : 2

-         ống đong dung tích 50 ml : 2

-         Cân kĩ thuật

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

2.Mở bài:

                              XÁC ĐỊNH ĐỘ PH CỦA ĐẤT VƯỜN

 

Hoạt động dạy -  học

Phần trọng tâm.

 

GV Hướng đẫn học sinh quy trình thực hành.

 

 

GV: Chia nhóm rồi phân dụng cụ thực hành cho các nhóm.

 

 

 

 

 

Lưu ý: Các nhóm làm phải ghi chép cẩn thận rồi ghi lại những gì đã quan sát được vào giấy.

 

 

GV: Đánh giá kết quả thực hành của học sinh.

 

 

 

 

 

 

GV : Hướng dẫn học sinh cách 2:

HS làm theo từng nhóm

 

GV : Hướng dẫn học sinh cách 3:

HS làm theo nhóm đã phân chia.

 

 

GV: Đánh giá kết quả thực hành của học sinh.

 

 

Quy trình thực hành :

Cách 1 :

Bước 1 : Cân hai mẫu, mỗi mẫu 20 (g), đổ vào một bình tam giác dung tích 100 ml

Bước 2 : Dùng ống đong 50 ml dung dịch KCl 1 N đổ vào bình tam giác thứ nhất và 50 ml nước cất vào bình tam giác thứ hai

Bước 3 : Xác định PH của đất .

Dùng máy đo PH để đo. Vị trí bầu điện cực ở giữa dung dịch huyền phù. Đọc kết quả máy đo khi đã ỏn định trong 30 giây, ghi kết quả vào bảng sau :

 

 

Kết quả thí nghiệm ghi theo mẫu sau :

 

Mẫu đất

Trị số PH

PH H2O

PH KCl

Mẫu 1

 

 

Mẫu 2

 

 

Mẫu 3

 

 

 

 

 

Cách 2: SGK

 

Cách 3: SGK

+ Hai cách này làm đơn giản hơn cách 1 nên Gv  “có thể ” cho HS ra ngoài làm trực tiếp.

  

IV.Kiểm tra đánh giá.

  Hs tự đánh giá theo mẫu sau :

 

Chỉ tiêu đánh giá

Kết quả

Người đánh giá

Tốt

Đạt

Không đạt

Thực hiện quy trình

 

 

 

 

 

Gv: Kiểm tra  và nhận xét những ưu, nhược điểm của buổi thực hành

GV: Cho học sinh kẻ bảng so màu SGK . Khi thực hành HS có thể ghi trực tiếp vào bảng, rồi nạp lại cuối buổi thực hành.

 

V.Dặn dò.

- Học bài cũ , đọc trước bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                         


Ngày:15/10/2008

 

              CHƯƠNG II .  THIẾT KẾ VÀ QUY HOẠCH VƯỜN                      

Bài 8 : Tiết 12: THIẾT KẾ VƯỜN VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH VƯỜN

 

I.Mục tiêu bài học:

    Sau bài học Hs nắm được

-         HIểu biết được những yêu cầu và nội dung thiết kế vườn

-         Biết một số mô hình vườn điển hình ở nước ta

II: Đồ dùng dạy học.

     - G viên : Chuẩn bị.

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

2.Mở bài:

                    

Hoạt động dạy học

Phần trọng tâm.

 

. GV cho học sinh nghiên cứu thông tin sách giáo khoa trả lời câu hỏi.

 

?Muốn đạt hiệu quả kinh tế cao thì chúng ta cần phải làm gì?

GV thông báo quy mô của vườn ở một số vùng.

 

 

 

?VAC là gì ?

? Khái niệm hệ sinh thái.

? Vườn có chức năng gì ?

 

 

 

 

 

 

?Việc thiết kế xây dựng vườn phải căn cứ vào những yếu tố nào?.

 

 

 

 

 

 

GV : Trong quá trình thiêt kế vườn  phải đảm bảo các phương châm sau .

 

 

 

 

 

 

? Vườn có những chức năng gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV cho học sinh nghiên cứu thông tin sách giáo khoa trả lời câu hỏi.

 

 

 

?Chúng ta dựa vào đâu để tiến hành thiết kế quy hoạch vườn?

 

 

 

 

? Nội dung thiêt kế vườn bao gồm những

công việc nào ?

 

 

 

 

 

HS nghiên cứu nội dung SGK trả lời câu hỏi.

? ở vùng đồng bằng vườn có đặc điểm gì?

 

GV cho học sinh quan sát mô hình vườn ở vùng đồng bằng.(SGK).

? Khi xây dựng mô hình vườn ở vùng đồng bằng cần chú ý đến vấn đề gì.?

 

? ở vùng trung du miền núi vườn có đặc điểm gì ?

GV cho học sinh quan sát mô hình vườn ở vùng trung du miền núi.(SGK).

? Khi xây dựng mô hình vườn ở vùng trung du miền núi cần chú ý đến đặc điểm nào.?

? ở vùng  ven biển ,vườn có đặc điểm gì ?

GV cho học sinh quan sát mô hình vườn ở vùng ven biển.(SGK).

? Khi xây dựng mô hình vườn ở vùng  ven biển cần chú ý đến đặc điểm nào.?

 

I. Khái niệm về thiết kế quy hoạch vườn

1. Ý nghĩa :

- Muốn đạt hiệu quả kinh tế cao trên mảnh vườn cần phải tiến hành thiết kế, quy hoạch bố trí vườn, ao, chuồng, nhà ở, công trình phụ phù hợp có năng suất có năng suất cao, phẩm chất tốt

- Vì vậy việc thiết kế vườn hợp lí, nêu ra được quy trình xây dựng và cải tạo vườn là một việc cần thiết có tác dụng quan trọng trong việc phát triển kinh té vườn ở gia đình

2. Khái niệm về hệ sinh thái VAC

- VAC là chữ đầu của ba từ đầu Vườn – Ao -  Chuồng. VAC là một hệ sinh thái trong đó có sự kết hợp chặt chẽ hoạt động làm vườn, nuôi cá, chăn nuôi và có mối quan hệ tác động qua lại. Một phần sản phẩm của cây trồng dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, nuôi cá. Ao nuôi cá cung cấp nước tưới và bùn bón cho cây, thức ăn cho chăn nuôi. Phân chuồng bón cho cây trong vườn và làm thức ăn cho cá .

- Hệ sinh thái VAC hình thành ỳư kinh nghiệm rất độc đáo của nhân dân ta và có cơ sở khoa học vững chắc. Nó dựa trên chiến lược tái sinh năng lượng mặt trời thông qua quang hợp của cây trồng và tái sinh chất thải làm sạch môi trường tái tạo những sản phẩm có ích

trong vườn kết hợp nhiều loại cây tuy theo nhiều tầng để tận dụng năng lượng mặt trời và đất đai, nuôi nhiều giống cá ở nhiều tầng khác nhau để tận dụng một cách hợp lí năng lượng mặt trời, đất đai, mặt nước vốn đầu tư để đạt được hiệu quả

Vườn có thể có các chức năng sau :

+ Chức năng

- Cung cấp  thực phẩm cho bữa ăn hằng

ngày trong gia  đình.

-Tạo ra sản  phẩm   hàng hóa  cung cấp

cho xã hội thực phẩm nguyên  vật liệu.

- Bảo vệ đât .

- Vườn còn tạo vẻ mĩ quan làm đẹp thêm cho căn nhà.

- Vườn tự cung, tự cấp và vườn tạo ra sản phẩm hàng hoá.

3 ) Căn cứ để thiêt kế

+ Điều kiện đất đai , nguần nươc , khí hậu. ở địa phương ( SGK )

+) Mục đích sản xuât và vấn đề tiêu thụ sản phẩm.( SGK ) .

+) Dựa vào khả năng vật tư và vốn (SGK).

+) Trình độ kỉ thuật của người làm vườn (SGK).

+) Thực hiện thâm canh  cao (SGK).

+) Lấy ngắn  nuôi dài (SGK).

+) Làm dần từng việc theo thời vụ (SGK).

+) Nắm được những kĩ thuật mới (SGK)…

4. Nội dung thiêt kế .

a ) Điều tra cơ bản về tình hình diện tích đất đai,tính chất đất,khí hậu …ở địa phương (SGK).

b) Xác định phương hướng và mục tiêu sản xuât (SGK).

c) Lập sơ đồ của vườn (SGK)

d) Quy hoạch thiết kế cụ thể (SGK)                                                                                                                

II . Một sồ mô hình vườn điển hình ở các

                            vùng .

1)Vùng đồng bằng .

a)Đặc điểm : đất ít , phải tận dụng diện tích bố trí hơp lí cây trồng ,vật nuôi.

-Mực nước ngầm ít .

-Thường có nắng nóng về mùa hè ;mùa đông có gió đông băc lạnh ,ẩm và khô .

b)Mô hình .SGK

2) Vùng trung du miền núi                    

a) Đặc điểm.

+ Đất dốc mưa tập trung nhiều dễ bị rửa trôi làm đất nghèo và chua .

+ ít có bão nhưng lại rét và có sương muối nhiều.

+ Nguồn nước tưới ,nước tiêu khó khăn.

b) Mô hình (SGK)

3) Vùng ven biển.

a) Đặc điểm.

+ Đất cát,hay bị nhiểm mặn,mực nước ngầm cao,nước ngấm nhanh,hay bị gió ,bị bão mạnh.

b)Thiết kế mẩu vườn. (SGK)        

  

IV.Kiểm tra đánh giá.

   Gv:Kiểm tra bằng hệ thống SGK

V.Dặn dò.

- Học bài cũ , đọc trước bài mới.

 

 

                         

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Ngày:20/10/2008

       Bài 9 : Tiết13 :        CẢI TẠO VF TU BỔ VƯỜN TẠP

I.Mục tiêu bài học:

    Biết được đặc điểm của vườn tạp

    Hiểu rõ nguyên tắc và các bước cải tạo tu bổ vườn tạp

II: Đồ dùng dậy học.

     - G viên : Chuẩn bị.

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

2.Mở bài:

Hoạt động dạy học

Phần trọng tâm.

 

 

GV Hiện nay vườn ở các nơi chưa bảo đảm được yêu cầu kĩ thuật và kinh tế.Vì vườn còn một số nhược điểm sau.

 

 

 

 

? Hiện nay nghề làm vườn có những nhược điểm gì chưa hợp lí.

 

 

 

 

 

 

? Có những nguyên tắc cải tạo tu bổ vườn như thế nào.?

 

 

 

 

 

 

 

? Để tiến hành công việc tu bổ và cải tạo vườn đạt kết quả thì chúng ta phảI làm  như thế nào ?

 

 

 

GV : Khi phân tích những ưu nhược điểm của từng yếu tố VAC cần tiến hành đánh giá chung về vườn bao gồm khu nhà ở, công trình phụ .và khu VAC. Trên cơ sở đó rút ra được những điểm tốt và những điểm chưa tốt để cần khắc phục.

 

 

 

 

 

 

 

 

? Vì sao cần phải xây  dựng  kế  hoạch  và  tu   bổ  vườn  ?

1)  Một số nhận xét về vườn hiện nay.

a) Vườn:

     Cây trồng không hợp lí,tròng quá dày hoặc quá xưa,trồng lộn sộn,giống không tốt, việc trồng xen trồng gối để tận dụng đất chưa  hợp lí, chăm sóc chưa đầy đủ.

b. Ao:

    Chưa đáp ứng kỹ thuật,bờ dò rĩ nước, ao thiếu khí,thiếu thức ăn.Kỹ thuật nuôi chưa chưa bảo đảm, quản lý chăm sóc  chưa tốt.

c. Chuồng :

     Chuồng nuôi thường chật hẹp, thiếu vệ sinh bệnh tật nhiều. Giống chưa tốt, thức ăn chưa đảm bảo…

2.  Nguyên tắc cải tạo, tu bổ vườn

* Phải chọn cây trồng nào là chính. Để bảo đảm việc thu hoạch sản phẩm của vườn không bi giảm sút trong quá trình cải tạo, tu bổ, có thể trồng xen cây giống tốt với cây giống cũ.

* Quá trình cải tạo tu bổ vườn nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và trình độ kĩ thuật của người làm vườn.

3. Tu bổ và cải tạo vườn.

3.1)Phân tích đánh giá hiện trạng của vườn.

* Vườn:

      Cần đánh giá những ưu nhược điểm của cây trồng có phù hợp với đất, khí hậu, thời tiết không?  Vấn đề sử dụng diện tích, chống sói mòn, cải tạo đất…. Để đánh giá chung và đề ra biện pháp khắc phục.

*Ao:

     Kĩ thuật xây dưng, hệ thống dẫn nước tiêu nước, tình trạng ao.Về kĩ thuật cần phân tích về giống, mật độ, về kĩ thuật nuôi, năng xuất, hiệu quả ….

* Chuồng :

    Có đảm bảo hợp vệ sinh không, các biện pháp chống rét, chống nóng như thế nào? kĩ thuật chăn nuôi có ưu nhược điểm gì ?

3.2)Xây dựng kế hoạch và tu bổ vườn

- Trong kế hoạch  cần định rõ tiến độ và nội dung công  việc cần làm. nội dung cải tạo cần tập trung vào mấy điểm sau.

+ Giống cây trong vườn phải thích hợp với khí hậu, đất đai.

+ Cải tạo  đất vườn .

+ Kĩ thuật trồng.

+ Sản xuất ươm cây giống.

3.3) Thực hiện kế hoạch cải tạo tu bổ theo từng bước quy định  bao gồm nội dung công việc, thời gian và mục tiêu đạt được.

 

  

IV.Kiểm tra đánh giá.

   Gv:Kiểm tra bằng hệ thống câu hỏi SGK

V.Dặn dò.

- Học bài cũ , đọc trước bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Ngày:20/10/2008

Bài 10 : Tiết 14,15,16:       THỰC HÀNH

                        QUAN SÁT MÔ TẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH VƯỜN Ở ĐỊA PHƯƠNG

I.Mục tiêu bài học:

    - Nhận biết và so sánh được những điểm giống nhau và khác nhau của các mô hình vườn.

- Phân tích ưu , nhược điểm của từng mô hình vườn ở địa phương trên cơ sở những điều dã học

- Thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường

II: Đồ dùng dạy học.

-         G viên : Chuẩn bị. vở ghi bút viết Đọc trước nội dung cần khảo sát tìm hiểu thực tế.

-         Đọc kĩ bài lí thuyết : Thiết kế vườn và các mô hình vườn

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

2.Mở bài:

                               Tiết:1 - QUY TRÌNH THỰC HÀNH

 

            Hoạt động dạy học

Phần trọng tâm.

GV: Cho học sinh nghiên cứu tài liệu SGK trả lời câu hỏi?.

 

? Quan sát địa điểm lập vườn cần chú ý đến những vấn đề gì?

 

 

 

? Quan sát xem cây trồng trong vườn đã hợp lí hay chưa?.

 

 

 

? Cần nắm được các thông tin của vườn chúng ta làm như thế nào?.

 

 

 

? Cần trao đổi những vấn đề gì?.

? Thu thập hằng năm của từng loại cây trồng chính, phụ và các nguồn thu khác của vườn là bao nhiêu?.

 

 

 

? Đầu tư hằng năm của chủ vườn, chi phí cho vật tư, kĩ thuật trong vườn (giống, phân, thuốc trừ sâu, thuốc sinh trưởng .....) là bao nhiêu?.

? Nêu các biện pháp kĩ thuật chủ yếu đã áp dụng (bao gồm cả nhưng biến đổi kĩ thuật) như thế nào?.

 

? Đã vận dụng những kinh nghiệm nào trong hoạt động của nghề làm vườn?.

 

?  Đối chiếu với những đã học tập phân tích nhận xét ưu, nhược điểm của từng mô hình vườn. ý kiến đề xuất của bản thân

 

Bước 1 : Quan sát địa điểm lập vườn.

- Địa hình : Bằng phẳng hay dốc gần hay xa đồi núi .......

- Tính chất của đất vườn

- Diện tích từng khu trong vườn, cách bày trí các khu.

- Nguồn nước tưới cho vườn

- Vẽ sơ đồ khu vườn

Bước 2 : Quan sát cơ cấu cây trồng trong vườn.

- Những loại cây trồng trong vườn : Cây trồng chính cây trồng xen, cây làm hàng rào, cây chắn gió ...

Bước 3 : Trao đổi với chủ vườn để biết được thông tin khác liên quan đến vườn.

- Thời gian làm vườn tuổi của những cây trồng chính ....

- Lí do chọn cơ cây giống trồng trong vườn

- Thu thập hằng năm của từng loại cây trồng chính, phụ và các nguồn thu khác

- Nhu cầu thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm .

- Đầu tư hằng năm của chủ vườn, chi phí cho vật tư, kĩ thuật trong vườn (giống, phân, thuốc trừ sâu, thuốc sinh trưởng .....)

- Các biện pháp kĩ thuật chủ yếu đã áp dụng (bao gồm cả nhưng biến đổi kĩ thuật)

- Nguồn nhân lực phục vụ vườn

- Tình hình cụ thể về chăn nuôi cá của gia đình .

- Những kinh nghiệm trong hoạt động của nghề làm vườn

Bước 4 : Phân tích nhận xét và bước đầu đánh giá hiệu quả các mô hình vườn có ở địa phương

- Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả của vườn .

  

IV.Kiểm tra đánh giá.

   Gv:Kiểm tra bằng cách

- Sau buổi thực hành, từng nhóm HS làm một báo cáo theo các nội dung nêu trên.

- Mỗi nhóm cử đaị diện nhóm trình bày báo cáo kết quả tại lớp theo sự phân công của giáo viên.

Cả lớp góp ý, nhận xét, bổ sung .

V.Dặn dò.

- Học bài cũ , đọc trước bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Ngày:24/10/08

Bài 11 : Tiết17,18,19 :                THỰC HÀNH :

                   KHẢO SÁT LẬP KẾ HOẠCH TU BỔ VƯỜN TẠP

I.Mục tiêu bài học:

    - Biết điều tra và thu thập càn thiết cho việc tạo và tu bổ vườn tạp cụ thể (vườn trường hoặc vườn gia đình)

- Vễ được sơ đồ vườn tạp trước và sau khi cải tạo

- Xác định được nội dung cần được cải tạo và kập kế hoạch thực hiện

II: Đồ dùng  dạy học.

-         G viên : Chuẩn bị

-         Giấy khổ lớn, bút chì, bút dạ để vẽ sơ dồ vườn

-         vở ghi bút viết.

-         Phiếu klhảo sát vườn tạp ở địa phương.

-         Thứơc dây, một số cọc tre, để do kích thước của vườn

-         Đọc kĩ lí thuyết bài 2: Cải tạo tu bổ vườn tạp

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

2.Mở bài:

                               Tiết:1 - Quy trình thực hành 

Hoạt động dạy học

Phần trọng tâm.

 

Quy trình thực hành thiết kế cải tạo tu

 

 

 

 

          

 

                    

 

 

bổ vườn tạp như sau

 

 

 

 

 

 

 

Bước 1 : Xác định mục tiêu cải tạo vườn trên cơ sở kết quả đã khảo sát.

Bước 2 : Nhận xét, đánh giá những điểm bất hợp lí của vườn tạp, những tồn tại cần cải tạo.

-  Hiện trạng mặt bằng của vườn tạp :

Các khu cây trồng, ao, chuồng, nhà ở, đường đi.............

- Cơ cấu cây trồng các giống cây đang có trong vườn.

- Trạng thái đất vườn.

Bước 3 : Vẽ sơ đồ vườn tạp.

Bước 4 : Thiết kế sơ đồ vườn tạp sau khi cải tạo. Đo đạc và ghi kích thước cụ thể các khu trồng cây trong vườn, đường đi, ao, chuồng............

Bước 5 : Dự kiến những giống cây sẽ đưa vào vườn.

Bước 6 : Dự kiến các biện pháp cải tạo vườn.

Bước 7 : Lê kế hoạch cải tạo vườn cho từng giai đọan cụ thể

 

GV: Cho học sinh nghiên cứu tài liệu SGK trả lời câu hỏi?.

? Chúng ta cần xác định mục tiêu cải tạo vườn như thế nào.

 

? Nhận xét, đánh giá những điểm bất hợp lí của vườn như thế nào, những tồn tại nào cần cải tạo.

 

 

 

 

? Thiết kế sơ đồ vườn tạp sau khi cải tạo như thế nào.

 

 

 

? Tiếp theo chúng ta cần phải chọn cây trồng nào là chính?

? Lên kế hoạch cải tạo vườn cho từng giai đọan cụ thể?

 

IV.Kiểm tra đánh giá.

Gv: Sau mồi bài thực hành, mỗi nhóm HS làm mẫu báo cáo với nội dung sau :

- Đánh giá nhận xét hiện trạng của vườn tạp cần cải tạo.

- Các kết quả điều tra thu thập được để làm căn cứ cải tạo.

- Bản vẽ thiết kế khu vườn trước và sau khi cải tạo.

- Dự kiến cơ cấu giống cây trồng trong vườn.

- Kế hoạch vườn theo giai đoạn .

 

 


Phiếu khảo sát một vườn tạp ở địa phương

-         Tên chủ hộ : ......................................................................................................

-         Trình độ văn hoá :.............................................................................................

-         Dân tộc : ...........................................................................................................

-         Nơi ở : ...............................................................................................................

-         Tổng diện tích vườn :.................................................................................  m2 .

-         Các loại cây trồng xen trong vườn (Cây thời vụ ngắn ngày): ...........................

-         Nguồn gốc mua cây giống (chợ, trung tâm khuyến nông):...............................

-         Địa hình khu vườn: ...........................................................................................

-         Nguồn nước: .....................................................................................................

-         Các giống cây quý có ở địa phương: ................................................................

-         Khả năng tiêu thụ sản phẩm của vườn (nhu cầu của thị trường).......................

-         Những kĩ thuật chủ yếu đã thực hiện: ...............................................................

-         Tính chất chủ yếu của vườn (Đằng bằng đất đồi dốc đất dốc hay trung bình hay xấu): ...........................................................................................................

-         Ý muốn cải tạo vườn của chủ vườn :.................................................................

-         Sơ đồ của khu vườn tạp chưa cải tạo : ...............................................................

-         Lực lượng lao động của gia đình : ....................................................................

-         Khả năng kinh tế của gia đình (khá, trung bình, nghèo): .................................

V.Dặn dò.

- Học bài cũ , đọc trước bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày 27/10/2008

                            KỸ THUẤT TRỒNG CÂY TRONG VƯỜN

Tiết: 20       A-CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG.

Bài 12. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT

I.    Mục tiêu : 

+ HS biết được ưu điểm, nhược điểm của phương pháp gieo hạt

HS nắm được những điểm cần chúi ý khi nhân giống bằng hạt và kỹ thuật gieo hạt.

II .  Nội dung

1. Kiểm tra  :

? Tại sao phải tiến hành thiết kế quy hoạch vườn.

? Tại  sao  phải  tiến  hành  tu  bổ  ,cải  tạo   vườn  .

2. Nội dung bài giảng.

 

Hoạt động dạy học

Phần trọng tâm.

Nêu ưu nhược điểm của phương pháp gieo hạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Gieo hạt cần chú ý đến những điều kiện gì của hạt .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Trình bày các phương pháp gieo hạt.

 

 

 

 

 

 

 

I .Ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt

1. Ưu điểm

-Kỹ thuật đơn giản.

-Cây con khỏe, thích ứng rộng, tuổi thọ cao.

-Hệ số nhân giống cao

-Giá thành sản xuất cây con thấp.

2. Nhược điểm

-Cây phát sinh nhiều biến dị không mong muốn

-Chậm ra hoa, quả

-Tán cây không đều, khó chăm sóc, thu hoạch

II. Những điểm cần  lưu ý khi nhân giống bằng hạt.

1. Chọn hạt giống tốt

2. gieo hạt trong điều kiện thích hợp

a, Thời vụ gieo hạt

b, Đất gieo hạt

3. Cần biết đặc tính chín của hạt để có biện pháp xử  lý trước khi gieo

III. Kỹ thuật gieo hạt

1. Gieo hạt trên luống

a, làm đất

b, Bón phân lót đầy đủ

c, Lên luống

d, Xử lý hạt trước khi gieo

e. Gieo hạt

g. Chăm sóc sau khi gieo

2. gieo hạt trong bầu

 

Củng cố: Hãy nêu những ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt?

Hãy tóm tắt nội dung quy trình kỹ thuật gieo dưới dạng sơ đồ

 


Ngày 27/10/2008

Tiết: 21

Bài 13. PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH

I.    Mục tiêu : 

+ HS biết được ưu điểm, nhược điểm của phương pháp giâm cành

HS nắm được những yếu tố ảnh hưởng đấn sự ra rễ của cành giâm và kỹ thuật giâm cành.

II .  Nội dung

1. Kiểm tra  :

2. Nội dung bài giảng.

Hoạt động dạy học

Phần trọng tâm.

 

Thế nào là giâm cành?

 

Nêu ưu nhược điểm của phươgn pháp giâm cành?

 

 

 

 

 

 

Ở địa phương em thường giâm cành loại cây nào?

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ra rễ của cành giâm?

 

 

 

1. Khái niệm: Giâm cành dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của một đoạn cành đã cắt rời khỏi thân cây mẹ .

* Ưu điểm .

 -Cây non giữ được đặc tính, tính trạn của cây giốn mẹ

-Cây sinh trưởng nhanh

-Hệ số nhân giống cao

* Nhược điểm 

-Điều kiện CSVC cao...

-Dễ bị già hóa

II. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rễ của cành giâm.

1. Yếu tố nội tại của cành giâm

a. Giống cây

b. Chất lượng cành giâm

2. Yếu tố ngoại cảnh

a. Nhiệt độ

b. Độ ẩm

c. Ánh sáng

d. Giá thể cành giâm

3. Yếu tố kỹ thuật

- Chọn nơi cao ráo ,  thoáng mát , kín gió …

- Kỹ thuật giâm .

+ Chọn cành giâm  .

+ Cắt cành ,vào sáng sớm hoặc chiều tối .

+ Cây ra rể nhanh thì cắt cắm luôn .

+ Cây khó ra rể thì phải sử lí bằng thuốc hóa học .

-Thời vụ :  Vụ xuân  tháng ( 10/2 – 20/4 ).

                  Vụ thu  tháng   ( 20/9 -20/10 ).

-Khi cành mọc đủ rể và dài , chuyển màu vàng thì ra cây ở vườn ươm .

 

 

Củng cố: Tại sao người ta sử dụng phương pháp giâm cành để nhân giống

2 Hãy nêu những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự ra rễ của cành giâm.


Tiết: 22

Bài 14. PHƯƠNG PHÁP CHIẾTCÀNH

I.    Mục tiêu : 

+ HS biết được cơ sở khoa học ưu điểm, nhược điểm của phương pháp chiết cành

HS nắm được những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rễ của cành chiết và kỹ thuật chiết.

II .  Nội dung

1. Kiểm tra  :

Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rễ của cành giâm

2. Nội dung bài giảng.

 

Hoạt động dạy học

Phần trọng tâm.

? Chiết cành là gì ?

 

 

 

? Cho biết ưu nhược điểm của chiết cành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Chọn cây , chọn cành như thế nào .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Thời vụ vào tháng mấy .

 

 

?  Cho biêt kĩ thuật chiêt như thế nào .

?  Kỹ thuật khoanh vỏ như thế nào .

 

 

 

 

?  Cần chât độn bầu như thế nào .

 

 

 

 

 

? Bó bầu như thế nào .

 

 

? Thời gian nào ra cây chiêt .

 

 

 

 

 

 

a) Chiết cành : Là tạo ra những rể mới ở cành của cây mẹ.

*Ưu điểm . – Cây cho quả sớm

- Giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ

- Cây thấp ,tán gọn, phân cành đều nên thuận lợi cho công việc chăm sóc và thu hoạch.

- Thời gian có cây giống đem trồng nhanh (3-4 tháng hoặc 8 tháng tuỳ theo giống).

*Nhược điểm ._ Hệ số nhân giống chưa cao

- Nếu chiết nhiều cành sẽ làm ảnh hưỡng đến

sinh trưỡng của cây mẹ.

- Cây chiết mau cỗi hơn so với cây ghép hoặc giâm, dễ bị sâu bệnh phá hại.

*Chú ý. Chọn cây , chọn cành chiêt  nên chọn cây khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh và có phẩm chất quả tốt, năng xuất cao, hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Chọn các loại cành có 2 nhánh , đường kính từ 1-2 cm, chiều dài từ 40-60cm. Cành đã hoá gỗ nằm ở vị trí tầm tán phơi ra ngoài ánh sáng.

- Thời vụ : 2 vụ chính .

Miền bắc

+ Vụ xuân tháng 2, 3 ,4

+ Vụ thu tháng 8,9,10 .

Miền nam: Chiết vào đầu mùa mưa.

- Kỹ thuật chiết .

+ Khoanh vỏ : Dùng dao sắc cắt khoanh vỏ cách gốc cành 10-15cm,chiều dài 1,5-2 lần đường kính gốc cành chiết. Sau khi khoanh vỏ cạo sạch lớp tế bào dính trên lõi gỗ rồi lau sạch. Cắt vỏ buổi sáng, buổi chiều bó bâu.đối với những giống khó ra rễ hoặc cây có nhựa,có mũ cân phơi nắng khoãng 1 tuần rồi mới bó bầu.

  + Chât độn bầu : Dùng đất thịt nhẹ đất mùn,trộn với mùn cưa, trấu,rơm,và phân

chuồng ủ hoai thêo tỉ lệ 2/3và đất bó bầu đảm bảo độ ẩm 70%.

Chú ý: Sử dụng chất kích thích để tăng khả năng ra rễ như IBA,NAA với nồng độ 2000-4000 ppm.

  + Bó bầu : Đất được dàn đều sung quanh cành để phủ chờm ra 2 đầu đã cạo vỏ. dùng

giấy ni lon bọc ngoài để giữ ẩm,buộc chặt giữa và 2 đầu để giữ cho bầu không bị soay..

  + Ra cây chiêt : Sau khi chiết 3-4 tháng bầu có màu rễ màu nâu vàng hoặc hơi xanh thì cắt cành đem ra vườn ươm.

Chú ý : Khi hạ bầu phải cắt bỏ 1/2 số lá để giảm sự thoát hơi nước qua lá mới

trồng phải tưới đủ nước cho cây.

 

Củng cố: Muốn chiết cành tỉ lệ ra rễ cao cần phải chú ý những khâu kỹ thuật nào? Liên hệ với thực tế sản xuất ở địa phương em.


Tiết: 23-24

Bài 15. PHƯƠNG PHÁP GHÉP VÀ CÁC KIỂU GHÉP

I.    Mục tiêu : 

+ HS biết được ưu điểm, nhược điểm của phương pháp ghép cành

HS nắm được những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ ghép thành công

-Phân biệt được nội dung kỹ thuật của từng phương pháp ghép

II .  Nội dung

1. Kiểm tra  :

Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rễ của cành chiết

2. Nội dung bài giảng.

 

Hoạt động dạy học

Phần trọng tâm.

? Thế nào là ghép cây .

 

 

 

? Ghép cây có ưu nhược điểm gì .

 

? Chọn mắt , cành ghép như thế nào .

 

? Gôc ghép phảỉ bảo đảm những tiêu chuẩn nào .

 

 

 

 

? Kể tên các phương pháp ghép phổ biến .

 

 

 

 

? HS nghiên cứu các kiểu ghép phổ biến (SGK).

-Giáo viên hướng dẩn bằng hình vẽ các kiểu ghép  .

- Nghiên cứu nội dung ( SGK ) trả lời.

? Trình bày cách ghép áp .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Ưu , nhược điểm của cách ghép.

 

 

?Trình bày cách ghép cành.

 

 

 

 

 

 

? Chọn cành ra trong thời gian nào ?

 

 

 

 

 

GV: Người ta còn có thể ghép cành theo nhiều cách khác nhau như ghép nêm,ghép dưới vỏ, ghép yên ngựa, (H.7)

 

? Ghép mắt có ưu điểm gì ?

 

 

 

GV: Trong sản xuất người ta thường áp dụng các phương pháp ghếp mắt sau như : Ghép cửa sổ, ghép chữ T,ghép mắt nhỏ có gổ.

 

 

HS nghiên cứu nội dung SGK Trang 22.Trả lời câu hỏi.

 

? Khi ghép cành ,ghép mắt chúng ta phải chú ý đến đặc điểm gì ?

c) Ghép cây: Đựơc thực hiện bằng cách đem gắn một bộ phận của cây này sang một gôc của cây khác  cây mới . Vẫn giữ được đặc tính của giống ban đầu .

* Ưu điểm ( SGK ).

* Nhược điểm ( SGK ) .

- Chọn măt , cành ghép : lấy cac măt ở cac cành giữa tầng tán nhô ra ánh sáng …

- Chọn gôc ghép :

+ Giống tôt ,sinh trưởng tôt , không sâu bệnh , dễ nhân giống ,ít moc mầm phụ ở gốc cây con , có khả năng tiêp hợp với thân , cành ghép .

- Thời vụ : Vụ thu đông tháng ( 8 -12 )

                   Vụ xuân tháng  (2- 4).

- Các phương pháp ghép :

  + Ghép cành (ghép áp ,nêm , chẻ bên…)

  + Ghép mắt  (ghép cửa sổ , ghép chử T,         mắt nhỏ có gổ )

-         Một số kiểu ghép áp dụng phổ biến (SGK.tr 19 )

 

* Ghép áp .

-  Các cây gốc ghép được trồng trong túi ni lông hoặc trong các chậu có đất và phân trộn  sẵn . Khi cây đạt tiêu chẩn đem ra gần cành ghép đã chọn trên cây gốc ghép đều cắt vát một miếng vừa chớm đến lớp gổ dài 1,5- 2 cm , rộng 0,4-0,5 cm. Ap 2 tượng tầng vào nhau , ở vị trí vêt cắt , buôc chặt bằng dây nilông khoảng 30-40 ngày thấy chổ ghép đã liền thì cắt ngọn của gốc ghép và gốc cành ghép cách chổ buộc 2 cm làm cho cành ghép tách khỏi cây mẹ .

-Ưu điểm : cây giống cao .

- Nhươc điểm : tốn công , hệ số nhân thâp

* Ghép cành :

-  Là phương pháp phổ biến áp dụng cho những cây khó lấy mắt hoăc ghép trong những thời vụ mà nhiệt độ và độ ẩm thâp .

- Làm cỏ  cắt cành phụ ở đoạn gốc cây bón phân , tưới nươc cho cây phát triển tốt .

 

-  Những cành ra trong vụ xuân hoăc vụ hè ( ghép ở vụ thu ) cành có lá to , mầm to, sau khi căt cành phải bỏ hêt lá bó lại thành bó đem đến vườm ươm .

- Dùng kéo cắt  cành , cắt ngọn gốc ghép cách mặt đất 10-  15cm .Sau đó dùng dao cắt vát một đoạn 1,5-2 cm , đầu kia cũng tương tự để khi đặt  vào tượng tầng của gốc và cành trùng khít nhau rồi buộc chặt bằng dây ni lon . Sau 3 ngày phải tưới nước. Khoảng 30-35 ngày mở ra kiểm tra

* Ghép măt :

- Áp dụng cho những loại cây ăn quả.

- Ưu điểm :Thao tác đơn giản,hệ số nhân giống cao, vận chuyển được xa, cây ghép ít bị bệnh.

d)Một số đặc điểm cần chú ý khi ghép cây

+ Có cành, mắt ghép tốt. Gốc phải khỏe mạnh ,trước khi ghép nên tưới nước phân đạm có nồng độ 1% cho gốc ghép.

+ Nên ghép vào buổi sáng,tránh lúc mưa, lúc nắng,lúc lá còn ướt.

+ Khi ghép song phải buộc chặt thật kỷ, không để nước thấm vào mắt ghép.

+Dao phải sắc, cắt phải ngọt, không để lại sơ.

+ Người ghép phải thành thạo ,ghép nhanh,không để nhựa bị khô, bị ô xi hóa,làm dính cát,bụi vào phần cắt ở mặt và gốc ghép.

 

 

IV .Cũng cố:

 

                        ? Khi ghép cành , ghép mắt chúng ta phải chú ý đến đặc điểm gì ?

 

V . Dặn dò :

 

                        + Học bài trả lời câu hỏi SGK .

                        + Tìm hiểu kỹ thuật  trồng các loại cây ăn quả .

Kiểm tra:


Ngày 21/11/2008

Tiết: 27, 28

THỰC HÀNH: KỸ THUẬT GIEO HẠT TRONG BẦU

A. Mục tiêu bài học:

- Thực hiện được các thao tác: Chuẩn bị đất và phân cho vào bầu, xử lý hạt trước khi gieo, gieo hạt vào bầu

- Nghiêm túc thực hiện các khâu kỹ thuâtj

- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động.

B. Nội dung thực hành:

1. Chuẩn bị:

- đất phù sa, đất thịt nhẹ.

- Các loại túi bầu.

- Một số loại hạt giống

- Nước đun sôi và nước nguội lạnh.

- Ô doa, thùng tưới...

2. Quy trình thực hành:

Bước1: Trộn hỗn hợp giá thể

Bước2: Làm bầu dinh dưỡng

Bước 3: Xếp bầu vào luống

Bước 4: Xử lý hạt giống trước khi gieo

Bước 5: Gieo hạt vào bầu

3. Đánh giá kết quả

Học sinh tự kiểm tra, đánh giá

Tiết đầu chuẩn bị đồ dùng thực hành ở nhà, tiết 2 viết báo cáo thực hành.

 

 

 

 

 

 


Ngày soạn:05/12/2008     

Tiết: 29,30

THỰC HÀNH: KỸ THUẬT GIÂM CÀNH

A. Mục tiêu bài học:

- Thực hiện được các thao tác: Chuẩn bị nền giâm, chọn cành và cắt đoạn hom giâm, xử lý hom giâm và cách cắm hom....

- Nghiêm túc thực hiện các khâu kỹ thuật

- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động.

B. Nội dung thực hành:

1. Chuẩn bị:

- Các giống cây ăn quả.

- Gạch bao luống hoặc khay gỗ

- Chế phẩm kích thích ra rễ

- Nguyên liệu làm giá thể

- Kéo cắt cành.

- Nhà ươm

- Ô doa, thùng tưới...

2. Quy trình thực hành:

Bước1: Chuẩn bị nền giâm

Bước2: Chọn cành để cắt hom giâm

Bước 3: Xử lý hom giâm

Bước 4: Cắm hom vào bầu

Bước 5: Phun nước giữ ẩm

3. Đánh giá kết quả

Học sinh tự kiểm tra, đánh giá theo các nội dung:

- Trình tự các thao tác.

- Thành phần chất độn bầu

- Tên chất kích thích ra rễ

- Tự nhận xét, đánh giá.

Tiết đầu chuẩn bị đồ dùng thực hành ở nhà, tiết 2+3 tiến hành các thao tác

 

 

 

 

 


Ngày soạn:5/12/2008     

Tiết: 31,32:

THỰC HÀNH: KỸ THUẬT CHIẾT CÀNH

A. Mục tiêu bài học:

- Thực hiện được các thao tác chiết cành đúng quy trình kỹ thuật

- Nghiêm túc thực hiện các khâu kỹ thuật

- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động.

B. Nội dung thực hành:

1. Chuẩn bị:

- Dao ghép, cắt cành

- Ni lông trắng để bó bầu

- Nguyên liệu làm giá thể

- Chế phẩm kích thích ra rễ

- Ô doa, thùng tưới...

2. Quy trình thực hành:

Bước1: Chuẩn bị giá thể bầu chiết

Bước2: Chọn cành chiết

Bước 3: Khoanh vỏ cành chiết

Bước 4: Bó bầu

3. Đánh giá kết quả

Học sinh tự kiểm tra, đánh giá

Tiết đầu chuẩn bị đồ dùng thực hành ở nhà, tiết 2+3 tiến hành các thao tác

 

 

 


Ngày soạn:9/12/2008     

Tiết: 33,34

THỰC HÀNH: GHÉP MẮT CỬA SỔ

A. Mục tiêu bài học:

- Thực hiện được các thao tác ghép mắt cửa sổ theo đúng quy trình kỹ thuật.

- Nghiêm túc thực hiện các khâu kỹ thuậ, cận thận,chính xác.

- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động.

B. Nội dung thực hành:

1. Chuẩn bị:

- Dao ghép, cắt cành

- Ni lông trắng để buộc.

- Cây gốc ghép trồng trong bầu.

- Các giống cây ăn quả ...

2. Quy trình thực hành:

Bước1: Chọn cành để lấy mắt ghép

Bước2: Mở gốc ghép

Bước 3: Lấy mắt ghép

Bước 4: Đặt mắt ghép

Bước 5: Buộc dây

3. Đánh giá kết quả

Học sinh tự kiểm tra, đánh giá theo tiêu chí:

- Buộc chặt,kín, đúng yêu cầu

- Mắt ghép.cửa sổ mở không bị giập nát.

- Kích thước,vị trí cửa sổ mở đúng quy định.

Tiết đầu chuẩn bị đồ dùng thực hành ở nhà, tiết 2+3 tiến hành các thao tác

 

 

 


Ngày soạn:9/10/2008     

Tiết: 35,36

THỰC HÀNH: GHÉP MẮT CHỮ T VÀ GHÉP MẮT NHỎ CÓ GỖ

A. Mục tiêu bài học:

- Thực hiện được các thao tác ghép mắt chữ T và ghép mắt nhỏ có gỗ

- Nghiêm túc thực hiện các khâu kỹ thuật, cận thận,tỉ mỉ.

- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động.

B. Nội dung thực hành:

1. Chuẩn bị:

- Dao ghép, cắt cành

- Ni lông trắng bản mỏng

- Các gốc ghép trên luống hoặc trong bầu

- Các cây giống

2. Quy trình thực hành:

1. Ghép mắt chữ T

Bước1: Chọn cành, xử lý cành để lấy mắt ghép

Bước2: Cách mở gốc ghép

Bước 3: Cách lấy mắt ghép

Bước 4: Luồn mắt ghép vào gốc ghép

Bước 5: Buộc dây

2.Ghép mắt nhỏ có gỗ

Các thao tác giống ghép mắt chữ T

3. Đánh giá kết quả

Học sinh tự kiểm tra, đánh giá với các nội dung:

- So sánh kỹ thuật của 2 cách ghép trên.

- Kiểm tra, đánh giá sản phẩm ghép của mình

- Chọn cành lấy mắt ghép

- Mở gốc ghép đúng kỹ thuật chưa

Tiết đầu chuẩn bị đồ dùng thực hành ở nhà, tiết 2+3 tiêna hành các thao tác.

 

 

 


Ngày soạn:10/12/2008     

Tiết: 37,38

THỰC HÀNH: KỸ THUẬT GHÉP ÁP CÀNH

A. Mục tiêu bài học:

- Thực hiện được các thao tác ghép áp cành đúng quy trình kỹ thuật

- Nghiêm túc thực hiện các khâu kỹ thuật

- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động.

B. Nội dung thực hành:

1. Chuẩn bị:

- Dao ghép, cắt cành

- Ni lông trắng.

- Các bầu cây gốc ghép

- Các giống cây mẹ

- Kệ để cây gốc ghép, dây buộc

2. Quy trình thực hành:

Bước1: Đặt bầu cây gốc ghép

Bước2: Cắt vỏ cây gốc ghép.

Bước 3: Cắt vỏ cành ghép

Bước 4: Đặt gốc ghép áp vào cành ghép

Bước 5: Buộc dây

3. Đánh giá kết quả

Học sinh tự kiểm tra, đánh giá theo nội dung:

- Buộc dây đúng yêu cầu kỹ thuật

- Các vét cắt đạt yêu cầu kỹ thuật

- Chọn cành, đặt bầu cây gốc ghép

Tiết đầu chuẩn bị đồ dùng thực hành ở nhà, tiết 2 +3 tiến hành các thao tác.

 


Ngày 10/12/2008

Tiết39+40: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI

 

A. Mục tiêu bài học:

Qua bài này học sinh phải:

a. Về kiến thức:

- Hiểu được một số đặc điểm sinh hcọ và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây ăn quả có múi

- Hiểu được quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

b. Về kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh.

c. Thái độ:

- Có thái độ học tập đúng đắn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

B. Ph­ương tiện:

a. Giáo viên:

- Giáo án, sgk, tranh vẽ…

b. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

B. Phương pháp:

-Vấn đáp tìm tòi.

- Vấn đáp gợi mở.

- Hoạt động nhóm.

D. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra bài cũ:

b. Tiến trình bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế.

Thao tác 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk mục I và trả lời câu hỏi:

- Giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi?

- Cây ăn quả có múi có giá trị dinh dưỡng như thế nào?

 

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Các nhóm học sinh trả lời và các nhóm khác nhận xét.

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

Hoạt động2: Tìm hiểu đặc điểm thưck vật của cây ăn quả có múi

Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk mục II và trả lời câu hỏi:

- Cây ăn quả có múi có đặc điểm sinh học như thế nào?

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Các nhóm học sinh trả lời và các nhóm khác nhận xét.

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

Hoạt động3: Tìm hiểu yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh

Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi:

- Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến cây cam, quýt...?

- Gió, đất đai có ảnh hưởng đến cây ăn quả có múi không?

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Đại diện các nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

Hoạt động4: Tìm hiểu một số giống hiện trồng.

Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi:

- Cam, chanh hiện nay gốm những giống nào?

- Hiện nay quýt được trồng phổ biến ở đâu?

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Đại diện các nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

Hoạt động5: Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk mục II và trả lời câu hỏi:

- Kỹ thuật trồng như thế nào?

-- Chăm sóc cây ăn quả có múi như thế nào?

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Các nhóm học sinh trả lời và các nhóm khác nhận xét.

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

Hoạt động6: Tìm hiểu về thu hoạch và bảo quản.

Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi:

- Thu hoạch và bảo quản cây ăn quả có múi như thế nào?

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Đại diện các nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

 

I. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế

1. Giá trị dinh dưỡng

......

2. ý nghĩa kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Đặc điểm thực vật

1. Bộ rễ:

- Thuộc loại rễ nấm.

- Phân bố ở tầng đất từ 10-30 cm.

2. Thân, cành:

- Cây thân gỗ.

3. Lá:

.....

4. Hoa:

.........

5. Quả:

......

 

III. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh.

1. Nhiệt độ.

2. Nước và chế độ ẩm

3. ánh sàng.

4. Gió

5.Đất đai.

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Một số giống hiện trồng

1. Các giống cam, chanh:

a. Các giống ở các tỉnh phía bắc và băc trung bộ.

b.Các giống ở các tỉnh phía nam.

2. Các giống quýt:

a. Phía bắc.

b. Phía nam

3.Các giống bưởi:

 

 

 

 

 

 

V. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Kỹ thuậ trồng:

sgk

2. Kỹ thuật chăm sóc:

sgk

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI. Thu hoạch và bảo quản.

1. Thu hoạch

...

2. Bảo quản.

...

c. Tổng kết đánh giá bài học:

Củng cố:

Trong KT trồng cam, quýt, cần lưu ý những khâu KT nào?

Bài tập về nhà:

Trả lời câu hỏi cuối bài và đọc tr­ước bài 19.

 

 

 


Ngày soạn: 15/12/2008

 

Tiết: 41,42                  KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TRONG VƯỜN

                                                  (CÂY CHUỐI, CÂY DỨA)

I Yêu cầu :

                + học sinh nắm được một số hiểu biết chung về cây ăn quả.

                + Nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả.

                + Yêu thích nghề hứng thú học nghệ.

II .Đồ dùng :

               +Cây chuối, cây dứa

III . Nội dung :

1-Kiểm tra.

               ? Thế nào là nhân giống vô tính tự nhiên ?

               ? Thế nào là nhân giống vô tính nhân tạo ?

               ? Nhân giống vô tính nhân tạo bao gồm những hình thức nào ?. Cho biết ưu,   nhược điểm của giâm, triết ,ghép.

              ? Khi ghép cành ,ghép mắt chúng ta cần chú ý đến đặc điểm gì ?

2-Bài mới .

 

GV: Cho học sinh nghin cứu nội dung SGK

 

 

 

?Cây ăn quả được chia thành mấy nhóm ?. Kể tên ?

 

GV : Ngoài ba nhóm cây có trong vườn còn những loại cây nào ?. Có trongvườn ở nước ta ?

 

? Cần lưu ý những gì khi chúng ta chọn cây ăn quả để trồng ?.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV cho học sinh nguyên cứu SGK?cây chuối có giá trị như thế nào ?

 

 

 

 

? Có bao nhiêu giống chuối đó là những giống nào .

 

 

 

 

? Chuối ngự có đặc điểm gì ?

 

Chuối cần những điều kiện sống như thế nào?     

 

 

 

I.Một số hiểu biết chung về cây ăn quả.

1 . Các giống cây ăn quả ở nước ta .

+Được chia làm ba nhóm

+Nhóm cây ăn quả nhiệt đới gồm :   Chuối mít,dừa xoài ,dứa…

+Nhóm cây ăn quả ắ nhiệt đới gồm cam quýt chanh vải, bưởi , nhản lồng …

+Nhóm cây ăn quả ôn đới ,táo tây ,đào mận …

 

2 . Những điểm lưu ý khi lựa chọn cây ăn quả để trồng.

- Chọn giống tốt có năng xuất cao phẩm chất tốt thích nghi với khí hậu đất đai .

- Nắm vững đặc điểm sinh trưởng của giống để có các biện pháp kỷ thuật thích hợp

- Điều tra tìm hiểu nhu cầu thị trường địa phương,trong nước ,nước ngoài

3 . Những cây ãn quả có nãng xuất cao phẩm chât tốt ở các vùng trong nước .

                  (sgk)

 

II ) Kỹ thuật trồng một số cây ăn quả                      phổ biến có giá trị

C .  Cây chuối

1.Giá trị của cây chuối

- Có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao

79,2% nước 1,7% PR 6,2% 18%đường và vi ta min abc

- Làm nguyên liệu chế biến rượu bánh kẹo

 

2. Đặcđiểm sinh học của cây chuối

a. Chuối tiêu.

-  Chuối tiêu lùn ; cao 2m

-  Chuối tiêu nhỡ ;2,2-2,7m

-  Chuối tiêu cao ; 3,5-4m

b. Chuối tây quả chuối to, mập, ngắn hơn, quả vàng tươi, ngọt đậm .

c. Chuối ngự : cao 2,5-3m

lá rộng, quả to, chín màu vàng

* Yêu cầu điều kiện của cây chuối.

- Nhiệt độ: sinh trưởng trung bình 15-30 oC

- Nhạy cảm với nhiệt độ

- Nước: rất cần nhất khi ra hoa.

 

  1. Kỹ thuật trồng chuối

 

 

 

 

 

 

Trình bầy giá trị của cây đối với đời sống con người

 

 

?Quýt có đặc điểm sinh học gì .

 

 

 

 

 

GV cho học sinh nguyên cứu SGK?cây chuối có giá trị như thế nào ?

 

 

 

 

? Có bao nhiêu giống chuối đó là những giống nào .

 

 

 

 

? Chuối ngự có đặc điểm gì ?

 

Chuối cần những điều kiện sống như thế nào?     

 

 

 

 

 

 

 

Cây dứa:

GV : Cho học sinh đọc sách giáo khoa  ghi nhơ kiến thức.

? Dứa có ghía trị như thế nào ?

 

 

? Kể tên một số giống dứa ở nước ta mà em biết .

? Nhiệt độ thích hợp cho cây dứa là bao nhiêu ?

 

 

 

 

? Làm đất trồng dứa như thế nào ?

 

 

 

 

 

? Chúng ta cần phải chọn chồi và chọn giống như thế nào ?.

 

 

? Thời gian trồng dứa vào thời gian nào trong năm?.

 

? Trình bày cách trồng dứa ?

 

 

GV : Cho học sinh nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi .

 

? Cần sử lý quả như thế nào cho tốt ?.

  Giá trị của cây quýt .

-         Cung cấp đường dễ tiêu.

-         Vỏ quýt dùng làm thuốc đông y…..

2. Một số đặc điểm sinh học của quýt.

- Quả tròn ,vỏ mỏng mùi thơm , có vị ngọt đậm , mền hơn .

3. Kỹ thuật trồng

- Kỹ thuật trồng chăm sóc ,thu hoạch bảo quản như giống cam.

C .  Cây chuối

1.Giá trị của cây chuối

- Có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao

79,2% nước 1,7% PR 6,2% 18%đường và vi ta min abc

- Làm nguyên liệu chế biến rượu bánh kẹo

 

2. Đặcđiểm sinh học của cây chuối

a. Chuối tiêu.

-  Chuối tiêu lùn ; cao 2m

-  Chuối tiêu nhỡ ;2,2-2,7m

-  Chuối tiêu cao ; 3,5-4m

b. Chuối tây quả chuối to, mập, ngắn hơn, quả vàng tươi, ngọt đậm .

c. Chuối ngự : cao 2,5-3m

lá rộng, quả to, chín màu vàng

* Yêu cầu điều kiện của cây chuối.

- Nhiệt độ: sinh trưởng trung bình 15-30 oC

- Nhạy cảm với nhiệt độ

- Nước: rất cần nhất khi ra hoa.

 

  1. Kỹ thuật trồng chuối

1 . Giá trị cây dứa.

- Nguyên liệu chế biến đồ hộp ,làm mứt ,bánh kẹo ,nước giải khát ,làm sợi để dệt bao bì xuất khẩu.

- Sinh trưởng : Nhanh, mau cho thu hoạch.

 

2 . Đặc điểm sinh học của dứa .

a- Đặc điểm một số giống dứa phổ biến.

+ Dứa victori a : Nhiều gai,cứng,quả nhỏ.

+ Dứa ca yen : Lá không có gai , quả to .

+ Dứa ta có chứa mật :  Quả nhỏ ,màu đỏ.

b- Điều kiện ngoại cảnh :

+ Nhiệt độ : Từ 22-27oC .

+ Nước : Ưa ẩm.

+ Đất : Ưa khô cằn ,đồi núi .

3.Kỷ thuật trồng dứa.

+ Làm đất : Cày sâu 25-30 cm.

+ Dùng cày 2 lưỡi để vắt luống .

+ Bón phân lót :Phân hữu cơ 1 tân/1ha .

100 kg đạm sunphát .

*  Chọn chồi giống và sử lí chồi .

+ Chọn chồi sanh tốt .

+ Bóc vỏ khô ở dưới,ngâm vào dung dịch vôphatốc 0,4% + dầu hỏa.

*Thời vụ trồng – Cách trồng .

+ Trồng vào vụ hè thu .

+ Trồng vào vụ xuân hè .

+Đặt chồi vào chổ đã rạch sẳn , lấp đất rồi nén chặt .

+ Tưới nước đủ ẩm để cây bén rể .

4 . Thu hoạch dứa

+ Dùng asêtylen để sử lí .Thu hoạch vào tháng 5.

+ Dùng  các  chất  điều  hòa  sinh  trưởng

NAA ,đất đèn .

+Sử lý vào thời gian sau khi trồng 8-12 tháng  . Cây có 28-30 ngày .

+ Sau khi thu hoạch nên để lại 1-2 chồi cho vụ tiếp theo .

+ Tốt nhất là sau khi thu hoạch cần phá đi rồi trồng lại là tốt nhất .

 

 

 

 

 

 

 


Ngày soạn: 17/12/2008

Tiết 43,44,45

ÔN TẬP- KIỂM TRA

Câu hỏi ôn tập: 

- Vườn ươm cây giống có vai trò như thế nào đối với nghề làm vườn?

- Phương pháp nhân giống bằng hạt được tiến hành như thế nào?

- Khi tiến hành giâm cành và chết cành chúng ta cần lưu ý điều gì?

- Phương pháp nuôi cấy mô tế bào có ưu điểm gì vượt trội so với các phương pháp nhân giống khác?

Yêu cầu học sinh về nhà thực hiện lại các thao tác thực hành đã học trên lớp và ứng dụng vào trong thực tiễn sản xuất.

 

 Sử dụng ngân hàng câu hỏi:

I. Hãy điền chữ Đ vào câu trả lời mà em cho là đúng:

1. Cây Táo, Mít, Hồng sử dụng phương pháp chiết đạt hiệu quả cao

2. Cây sử dụng lầm gốc ghép thường là giống cây dại

3. Ghép chữ T là một trong những cách ghép rời

4. Phương pháp tách chồi có ưu điểm là sớm ra hoa, kết quả

II. Hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất:

1. Yêu cầu khi thiết kế vườn:

a. Đảm bảo tính đa dạng              c. Tăng cường hoạt động của VSV

b. Sản xuất trên cấu trúc nhiều tầng     d. Cả a, b, c đều đúng. 

2. Trong thiết kế vườn, khu trung tâm sẽ bố trí:

 a. Nhà ở cảu chủ vườn  c. Kho, chuồng trại

 b. Cây ăn quả   d. Cây lấy gỗ

3. Trong cải tạo, tu bổ vườn tạp, bước đầu tiên chúng ta phải thực hiện là:

 a. Mục đích cải tạo   c. Xác định hiện trạng.

 b. Điều tra    d. Lập kế hoạch

4.Phương pháp nhân giống bằng hạt được sử dụng để:

 a. Sản cuất cây làm gốc ghép c. Lai tạo giống

 b. Sản xuất giống sạch bệnh d. Chỉ a,b đúng

5. Cây ăn quả nhiệt đới tốt nhất nên gieo hạt vào tháng có nhiệt độ:

 a. 100C-200c    c. 230C- 350C

 b. 150C- 260C   d.150C- 200C

6. Luống gieo hạt phù hợp:

 a. 100C-200c    c. 230C- 350C

 b. 150C- 260C   d.150C- 200C

7. Khi giâm vành, chiều dài của cành tốt nhất từ:

 a. 10cm-15cm   c. 20cm-25cm

 b. 15cm-20cm   d. 25cm-30cm

8. Từ khi chiết đến khi có cây giống trung bình:

 a. 1- 3tháng    c. 3-6 tháng

 b. 6-9 tháng    d. 9-10 tháng

9. Đa số cây ăn quả chiết vào vụ:

 a.Vụ xuân    c.Vụ thu

 b.Vụ hè    d.Chỉ a, c đúng

10. Trong các kiểu gghép dưới đây, kiểu ghép nào không phải là ghép rời:

 a. Chữ T    c. Cửa sổ

 b. Đoạn cành   d. áp cành

11. Nhiệt độ lý tưởng để ghép cành:

 a. 100C-150c    c. 200C- 300C

 b. 150C- 200C   d.300C- 350C

 

12. Khi ghép đoạn cành, trên cành ghép cắt đoạn dài:

 a. 2cm-4cm    c. 6cm-8cm

 b. 4cm-6cm    d. 8cm-10cm

13. Khi tách chồi ở cây dứa, chiều cao chồi nách là:

 a. 20cm    c. 40cm

 b. 30cm    d. 50cm

14. Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng cắch ngâm theo công thức:

 a. 2sôi+2lạnh   c. 3sôi+2lạnh

 b. 2sôi+3lạnh   d. 3sôi+3lạnh

15. Thời gian nhúng hom giâm bằng kích thích ra rễ:

 a. 1-5giây    c. 10-15giây

 b. 5-10giây    d. 15-20giây

16. Mở gốc ghép cách mặt đất:

 a. 10cm-15cm  c. 20cm-25cm

 b. 15cm-20cm  d. 25cm-30cm

17. Mắt ghép có chiều dài trung bình từ:

 a. 1,5-1,8cm  c. 2,0-2,2cm

 b. 1,8-2,0cm  d. 2,2-2,5cm

III. Hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được câu hoàn chỉnh:

 Ghép là một quá trình làm cho thượng tầng của....(1)..... hay ....(2)..... tiếp xúc với thượng tầng của cây......(3)...... Sau khi mắt ghép đã sống,cắt ngọn cây gốc ghép, từ mắt ghép hay cành ghép sẽ nảy lên những ....(4)..... và cho ta một cây mới hoàn chỉnh

IV. ghép các câu ở cột A với các câu ở cột B để được câu hoàn chỉnh:

         B

 1. Ghép mắt chữ T.   a. Mắt ghép kiểu chữ T

 2. Ghép áp cành.                        b. Giống cây ăn quả có vỏ khó bóc

 3. Ghép mắt cửa sổ.                    c. Mắt ghép có dính lớp gỗ mỏng

 4. Ghép đoạn cành.                     d. Gốc ghép có hình cửa sổ

 5. Ghép mắt nhỏ có gỗ  e. Hệ số nhân giống thấp.

 

 

 


Ngày 21/12/2008

Tiết 46+47

THỰC HÀNH: TRỒNG CAM

 

A. Mục tiêu bài học:

- Chọn dược cây giống dủ tiêu chuẩn để trồng.

- Làm được các thao tác trồng cam theo đúng quy trình kỹ thuật.

- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động.

B. Nội dung thực hành:

1. Chuẩn bị:

- Cây cam giống đủ Iêu chuẩn để trồng.

- Phân bón các loại cho một cây.

- Cuốc, xẻng, kéo cắt cành…

- Thùng tưới , cọc tre….

- Rơm, rạ….

2. Quy trình thực hành:

Bước1: Đào hố, bón lót:

Bước2: Chọn cây giống.

Bước 3: Trồng cây.

Bước 4: Phủ gốc, tưới nước

3. Đánh giá kết quả

Học sinh tự kiểm tra, đánh giá theo tiêu chí:

- Cây giống đủ tiêu chuẩn

- Kích thước hố trồng.

- Phân bón lót và cách bón.

Tiết đầu chuẩn bị đồ dùng thực hành ở nhà, tiết 2+3 tiến hành các thao tác

 

Ngày soạn: 21/12/2008

 

Tiết 48,49:

TH. BÓN THÚC CHO CÂY CAM THỜI KỲ RA QUẢ

 

A. Mục tiêu bài học:

-  Biết được các thời kỳ bón và và phương pháp bón cho từng thời kỳ thích hợp.

- Làm được các phương pháp bón phân.

- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động.

B. Nội dung thực hành:

1. Chuẩn bị:

- Vườn cam thời kỳ cho quả

- Phân bón cho một cây.

- Phân chuồng, phân lân……

- Cuốc, xẻng…..

- Thùng tưới , ….

2. Quy trình thực hành:

Bước 1: Chuẩn bị phân bón các loại

Bước 2: Đào hố quanh gốc cây theo yêu cầu kỹ thuật

Bước 3: Bón phân, lấp đất.

Bước 4: ủ rơm, rạ, cỏ khô, tưới nước.

3. Đánh giá kết quả

Học sinh tự kiểm tra, đánh giá 

Tiết đầu chuẩn bị đồ dùng thực hành ở nhà, tiết 2+3 tiến hành các thao tác

 


Ngày 22/12/2008

Tiết 50,51

 

KIỂM TRA

 

Câu 1:(5.0 điểm) Tại sao phải tiến hành thiết kế quy hoạch vườn.

Câu 2:(5.0 điểm) Chiết cành là gì? Nêu kỷ thuật chiết cành.

                                          Đáp án:

Câu 1:(5.0 điểm)

+ Nêu được lí do phải tu bổ, cải tạo vườn. 2.0 điểm.

+ Nêu được những công việc tu bổ,cải tạo vườn3.0 điểm.

Câu 2:(5.0 điểm)

+ Nêu được Khái niệm chiết cành là gì 2.0 điểm.

+Nêu được kỉ thuật chiết    3.0 điểm

 


Ngày 2/1/2009

Tiết 52,53,54:

THỰC HÀNH. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI CÂY ĂN QUẢ

 

A. Mục tiêu bài học:

- Nhận biết được một số sâu hại thông thường.

- Làm được các thao tác đIều tra sâu, bệnh hại.

- Biết viết thông báo  về tình hình sâu, bệnh hại của cây ăn quả.

B. Nội dung thực hành:

1. Chuẩn bị:

- Vườn cây ăn quả.

- Một số lọ nhựa có nắp thông khí

- Hộp gíây họăc khăn giấy.

- Kính lúp…

2. Quy trình thực hành:

Bước1: Chọn xác định điểm để điều tra

Bước2: Tiến hành đIều tra

Bước 3: Mô tả các loại sâu, bệnh

Bước 4: Lập biểu mẫu tình hình sâu bệnh.

3. Đánh giá kết quả

Học sinh tự kiểm tra, đánh giá theo tiêu chí:

- Mô tả các loại sâu, triệu chứng bệnh.

- Lập bảng tình hình sâu, bệnh hại

- Đề xuất các biện pháp phòng trừ cho từng loại sâu, bệnh…

Tiết đầu chuẩn bị đồ dùng thực hành ở nhà, tiết 2+3 tiến hành các thao tác

 

 


Ngày 3/1/2009

Tiết 55,56,57 :

THỰC HÀNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI

 

A. Mục tiêu bài học:

- Chọn dược cây giống dủ tiêu chuẩn để trồng.

- Làm được các thao tác trồng chuối theo đúng quy trình kỹ thuật.

- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động.

B. Nội dung thực hành:

1. Chuẩn bị:

- Cây chuối giống đủ Iêu chuẩn để trồng.

- Phân bón các loại cho một cây.

- Cuốc, xẻng, kéo cắt cành…

- Thùng tưới , cọc tre….

- Rơm, rạ….

2. Quy trình thực hành:

Bước1: Đào hố, bón lót:

Bước2: Chọn cây giống.

Bước 3: Trồng cây.

Bước 4: Phủ gốc, tưới nước

3. Đánh giá kết quả

Học sinh tự kiểm tra, đánh giá theo tiêu chí:

- Cây giống đủ tiêu chuẩn

- Kích thước hố trồng.

- Phân bón lót và cách bón.

 


Ngày soạn.7/1/2009      

Tiết:58

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOA VÀ CÂY CẢNH

A. Mục tiêu bài học:

Qua bài này học sinh phải:

a. Về kiến thức:

- Biết đ­ợc vai trò, giá trị kinh tế của cây hoa, cây cảnh.

- Biết các cách phân loại hoa,cây cảnh.

b. Về kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh.

c. Thái độ:

- Có thái độ học tập đúng đắn, góp phần định h­ớng nghề nghiệp cho t­ơng lai.

B. Ph­­ương tiện:

a. Giáo viên:

- Giáo án, sgk, tranh vẽ…

b. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

B. Ph­ương pháp:

-Vấn đáp tìm tòi.

- Vấn đáp gợi mở.

- Hoạt động nhóm.

D. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra bài cũ:

b. Tiến trình bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị kinh tếcủa hoa, cây cảnh.

Thao tác 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk mục I và trả lời câu hỏi:

- Giá trị kinh tế của cây cảnh và hoa?

- Hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế nh­ thế nào?

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Các nhóm học sinh trả lời và các nhóm khác nhận xét.

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

Hoạt động2: Tìm hiểu cách phân loại hoa, cây cảnh.

Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk mục II và trả lời câu hỏi:

- Có mấy cách phân loại hoa và cây cảnh?

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Các nhóm học sinh trả lời và các nhóm khác nhận xét.

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

 

I. Giá trị kinh tế

1. Vai trò.

......

2. ý nghĩa kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Phân loại hoa, cây cảnh.

1. Hoa:

...

2. Cây cảnh:

- Cây cảnh tự nhiên

- Cây dáng

- Cây thế.

 

 

 

 

 

 

c. Tổng kết đánh giá bài học:

 

 

 

 


Ngày soạn: 8/1/2009      

 

Tiết 59,60,61,62:

KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ HOA, CÂY CẢNH PHỔ BIẾN

(Cúc,đồng tiền,lay ơn)

A. Mục tiêu bài học:

Qua bài này học sinh phải:

a. Về kiến thức:

- Biết được một số đặc đIểm, yêu cầu ngoại cảnh và kỹ thuật trồng một số cây hoa phổ biến.

b. Về kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh.

c. Thái độ:

- Có thái độ học tập đúng đắn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

B. Ph­ương tiện:

a. Giáo viên:

- Giáo án, sgk, tranh vẽ…

b. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

B. Phương pháp:

-Vấn đáp tìm tòi.

- Vấn đáp gợi mở.

- Hoạt động nhóm.

D. Tiến trình bài dạy

a.Kiểm tra bài cũ: Giá trị và ý nghĩa kinh tế của hoa, cây cảnh và rau như thế nào?

b. Tiến trình bài mới

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu cây hoa hồng.

Thao tác 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk mục I và trả lời câu hỏi:

- Đặc đIểm và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng?

- Kỹ thuật trồng cây hoa hồng như thế nào?

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Các nhóm học sinh trả lời và các nhóm khác nhận xét.

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

Hoạt động2: Tìm hiểu cây hoa cúc

Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk mục II và trả lời câu hỏi:

- Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc?

- Kỹ thuật trồng cây hoa cúc như thế nào?

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Các nhóm học sinh trả lời và các nhóm khác nhận xét.

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

Hoạt động3: Tìm hiểu cây hoa đồng tiền

Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi:

- Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa đồng tiền

- Kỹ thuật trồng cây hoa đồng tiền như thế nào?

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Đại diện các nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

 

I. Cây hoa hồng

1. Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng

  1. đặc đIểm
  2. Yêu cầu ngoại cảnh

2. Kỹ thuật trồng

  1. Chuẩn bị đất
  2. Chuẩn bị giống
  3. Trồng và chăm sóc

 

 

 

 

 

 

II. Cây hoa cúc

1. Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng

  1. Đặc đIểm
  2. Yêu cầu ngoại cảnh

2. Kỹ thuật trồng

  1. Chuẩn bị đất
  2. Chuẩn bị giống
  3. Trồng và chăm sóc

 

 

 

 

 

III. Cây hoa đồng tiền

1. Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng

  1. đặc đIểm
  2. Yêu cầu ngoại cảnh

2. Kỹ thuật trồng

  1. Chuẩn bị đất
  2. Chuẩn bị giống
  3. Trồng và chăm sóc

 

 

 

 

 

c. Tổng kết đánh giá bài học:

Củng cố:

Trong KT trồng hoa hồng cần lưu ý những khâu KT nào?

Bài tập về nhà:

Trả lời câu hỏi cuối bài

 

 


Ngày soạn: 10/01/2009     

Tiết 63,64  :

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CẢNH TRONG CHẬU. THỰC HÀNH TRỒNG HOA

 

A. Mục tiêu bài học:

Qua bài này học sinh phải:

a. Về kiến thức:

- Biết được một số đặc đIểm, yêu cầu kỹ thuật trồng một số cây cảnh trong chậu

b. Về kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh.

c. Thái độ:

- Có thái độ học tập đúng đắn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

B. Ph­ương tiện:

a. Giáo viên:

- Giáo án, sgk, tranh vẽ…

b. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

B. Phương pháp:

-Vấn đáp tìm tòi.

- Vấn đáp gợi mở.

- Hoạt động nhóm.

D. Tiến trình bài dạy

a.Kiểm tra bài cũ: Trong KT trồng hoa hồng cần lưu ý những khâu KT nào?

b. Tiến trình bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu kỹ thutậ trồng.

Thao tác 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk mục I và trả lời câu hỏi:

- Kỹ thuật trồng cây cảnh tong chậu cần lưu ý những khâu nào?

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Các nhóm học sinh trả lời và các nhóm khác nhận xét.

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

Hoạt động2: Tìm hiểu chăm sóc cây cảnh trong chậu

Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk mục II và trả lời câu hỏi:

- Theo em cây trồng trong chậu cần được chăm sóc như thế nào?

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Các nhóm học sinh trả lời và các nhóm khác nhận xét.

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

I. Kỹ thụât trồng.

1. Chuẩn bị đất cho vào chậu

- đất thịt nhẹ….

2. Chuẩn bị chậu để trồng

3.Trồng cây vào chậu

 

 

 

 

 

 

II. Chăm sóc cây cảnh trong chậu

1.Tưới nước cho cây cảnh

Sgk….

2. Bón phân cho cây cảnh

…..

3. Thay chậu và đất cho cây cảnh

….

4. Phòng trừ sâu, bệnh.

……

B. Nội dung thực hành:

1. Chuẩn bị:

- Dụng cụ làm đất: cuốc, cào, bay xới.

- Bình tưới nước có gương sen.

-Tấm lưới ni lông phản quang

- Phân hưu cơ đã ử hoai…

- Cây giống

2. Quy trình thực hành:

Bước1: Làm đất, bón phân lót.

Bước2: Lên luống, bổ hốc

Bước 3: Trồng và tưới nước

Bước 4: làm mái che nắng

3. Đánh giá kết quả

Học sinh tự kiểm tra, đánh giá theo nội dung:

- Làm đất, trộn phân.

- Luống thẳng và đảm bảo kích thước.

- Cây trồng có thẳng đứng

- Mái che đã đảm bảo che nắng chưa.

Tiết đầu chuẩn bị đồ dùng thực hành ở nhà, tiết 2 +3 tiến hành các thao tác.

c. Tổng kết đánh giá bài học:

Củng cố:

Trong KT trồng cây cảnh trong chậu cần lưu ý những khâu KT nào?

Bài tập về nhà:

Trả lời câu hỏi cuối bài


Ngày 12/1/2009

Tiết 65:

MỘT SỐ CÂY CẢNH TẠO DÁNG THẾ CÂY CẢNH

 

A. Mục tiêu bài học:

Qua bài này học sinh phải:

a. Về kiến thức:

- Hiểu được một số biện pháp kỹ thuật tạo dáng, thế cây cảnh

- Biết quan sát, nhận xét môt số cây cảnh đã tạo dáng, thế và mối quan hệ với các biện pháp kỹ tuật tác động.

b. Về kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh.

c. Thái độ:

- Có thái độ học tập đúng đắn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

B. Ph­ương tiện:

a. Giáo viên:

- Giáo án, sgk, tranh vẽ…

b. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

B. Phương pháp:

-Vấn đáp tìm tòi.

- Vấn đáp gợi mở.

- Hoạt động nhóm.

D. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra bài cũ: Trong KT trồng cây cảnh trong chậu cần lưu ý những khâu KT nào?

b. Tiến trình bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu một sốdáng, thế cây cảnh.

Thao tác 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk mục I và trả lời câu hỏi:

- Kể tên một số dáng thế, cây cảnh đIún hình.

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Các nhóm học sinh trả lời và các nhóm khác nhận xét.

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

 

 

Hoạt động2: Tìm hiểu kỹ thuật tạo cây cảnh lùn.

Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk mục II và trả lời câu hỏi:

- Để tạo dáng cây cảnh lùn cần thực hiện những biện pháp nào?

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Các nhóm học sinh trả lời và các nhóm khác nhận xét.

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

Hoạt động3: Tìm hiểu kỹ thuật tạo hình cho cây.

Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi:

- Kỹ thuật uốn dây kẽm được tiến hành như thế nào?

Kỹ thuật nuôI các rễ khí sinh được tiến hành như thế nào?

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Đại diện các nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

Hoạt động4: Tìm hiểu kỹ thuật lão hoá cho cây cảnh.

Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi:

- Kỹ thuật lột vỏ được tiến hành như thế nào?

Kỹ thuật tạo sẹo trên cành được tiến hành như thế nào?

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Đại diện các nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

 

I. Môt số dáng, thế của cây cảnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Kỹ thuật tạo dáng cây cảnh lùn.

1. Hạn chế sinh trưởng của cây bằng ức chế sinh trưởng.

2. Hạn chế sự sinh trưởng của cây bằng biện pháp bón phân và tưới nước.

3. Kìm hãm sự sinh trưởng của cây bằng biện pháp cắt tỉa cành, lá và rễ.

 

 

 

 

 

III. Kỹ thuật tạo hình cho cây.

1. Kỹ thuật uốn dây kẽm.

2. Kỹ thuật nuôI các rễ khí sinh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Kỹ thuật lão hoá cho cây cảnh.

 

1. Kỹ thuật lột vỏ

……

2.Kỹ thuật tạo sẹo trên cành.

…..

3. Kỹ thuật tạo hang, hốc trên thân cây cảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Tổng kết đánh giá bài học:

Củng cố:

Trong KT tạo dáng cây cảnh cần lưu ý những khâu KT nào?

Bài tập về nhà:

Trả lời câu hỏi cuối bài

 

 

Ngày soạn:12/01/2009.       

Tiết: 66,67.

TH: UỐN CÂY BẰNG DÂY KẼM ĐỂ TẠO DÁNG. THẾ CÂY CẢNH

A. Mục tiêu bài học:

- Thực hiện được các thao tác đúng quy trình kỹ thuật: chọn được cây để uốn, Chọn loại dây kẽm phù hợp.

- Phác hoạ dáng cây sẽ uốn

- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động.

B. Nội dung thực hành:

1. Chuẩn bị:

- Chọn một cây thân gỗ, có độ dẻo dễ uốn

- Dây nhôm hoặc dây kẽm

- Kìm sắt, kéo cắt cành

2. Quy trình thực hành:

Bước1: Phác hoạ cây cảnh sẽ uốn.

Bước2: Quấn dây kẽm

Bước 3: Uốn cành

3. Đánh giá kết quả

Học sinh tự kiểm tra, đánh giá theo nội dung:

- Tạo dáng sau uốn cành.

- Dây quấn lỏng hay chặt.

- Đánh giá chung

Tiết đầu chuẩn bị đồ dùng thực hành ở nhà, tiết 2 +3 tiến hành các thao tác.

 


Ngày soạn: 15/01/2009     

Tiết 68:

KỸ THUẬT TRỒNG RAU

 

A. Mục tiêu bài học:

Qua bài này học sinh phải:

a. Về kiến thức:

- Hiểu được một số đặc điểm sinh học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây rau

- Hiểu được quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau

b. Về kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh.

c. Thái độ:

- Có thái độ học tập đúng đắn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

B. Ph­ương tiện:

a. Giáo viên:

- Giáo án, sgk, tranh vẽ…

b. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

B. Phương pháp:

-Vấn đáp tìm tòi.

- Vấn đáp gợi mở.

- Hoạt động nhóm.

D. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra bài cũ:

b. Tiến trình bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò giá trị kinh tếcủa cây rau.

Thao tác 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk mục I và trả lời câu hỏi:

- Giá trị dinh dưỡng của cây rau?

- Cây ăn quả có múi có giá trị kinh tế như thế nào?

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Các nhóm học sinh trả lời và các nhóm khác nhận xét.

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

Hoạt động2: Tìm hiểu đặc tính sinh học của cây rau

Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk mục II và trả lời câu hỏi:

- Cây rau được phân loại như thé nào?

- ĐIều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rau?

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Các nhóm học sinh trả lời và các nhóm khác nhận xét.

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

Hoạt động3: Tìm hiểu kỹ thuật trồng rau an toàn.

Thao tác1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi:

- Kỹ thuật trồng rau an toàn cần lưu ý những điểm nào?

Thao tác2: Học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận.

Thao tác3: Đại diện các nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét

Thao tác4: Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

 

I. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế

1. Giá trị dinh dưỡng

......

2. ý nghĩa kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Đặc tính sinh học của cây rau

1. Phân loại cây rau

….

2. ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.

a. Nhiệt độ.

…..

b. ánh sáng

.....

c. Nước

.........

d. Chất dinh dưỡng

......

 

 

 

III. Kỹ thuật trồng rau an toàn

1. ý ngghĩa của sản xuất rau an toàn

2. Tiêu chuẩn rau an toàn.

3.Điều kiện cần thiết để trồng rau an toàn

a. Đất

b. Nước tưới sạch

c. Phân bón

d. Phòng trừ sâu, bệnh.

 

 

 

 

 

c. Tổng kết đánh giá bài học:

Củng cố:

Trong KT rau cần lưu ý những khâu KT nào?

Bài tập về nhà:

Trả lời câu hỏi cuối bài

 

 


Tiết: 29-30            KỶ THUẬT TRỒNG RAU

I . Mục tiêu

+ Học sinh nắm được :

-  Kỉ thuật trồng một số cây chủ yếu của địa phương.

-  Mục đích ý nghĩa của cây rau

-  Học sinh yêu thích cây xanh

II . Phương pháp

-  Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi

-  Dụng cụ:hành ,tỏi, cà, chua

IV: Tiến hành bài giảng

  1. Kiểm tra :  ?  Trình bày kỷ thuật và chăm sóc cây dứa .

                       ?  Cây dứa có đặc điểm sinh học như thế nào .

             A:Giá trị của cây rau trong đời sống và kinh tế .

 

GV : Cho học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi .

? Cây  rau  trong  đời  sống có giá trị như thế nào ?

?  Cây  rau  còn  có  ý  nghĩa  gì   trong    sản xuất ?

? Điều kiện khí hậu Việt Nam có phù hợp với cây rau không ?

GV :Cho học sinh thảo luận nhóm cử đại diện trả lời .

+ Rau rất cần thiết trong bữa ăn hằng ngày .

+ Rau cho các loại vi ta min ,một số làm thuốc ,làm kinh tế tăng thu nhập

 

 

*Đặc điểm khí hậu việt nam phù hợp với nghề trồng rau .

+ Nhiệt độ thích hợp .

+ Độ ẩm ,ánh sáng ,phù hợp cho cây rau phát triển .

 

 

           B  Kỷ thuật trồng một số loại rau có giá trị cao

 

 

? Trình bày giá trị kinh tế của cây cà chua?

? Cà chua có đặc điểm sinh học như thế nào ?

 

GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK để nắm được một số đặc điểm sinh học của cây cà chua .

 

 

? Em cho biết cách phân bậc của 3 loại cà chua .

 

 

 

? Nêu biện pháp gieo hạtcà chua .

 

 

 

 

? Cho biết cách làm đất trồng cà chua .

 

 

 

 

 

 

? Trình bày kỷ thuật chăm sóc cà

 

 

 

 

 

 

 

? Vì sao cà chua nên phải bấm ngọn tỉa cành ?

 

? Cà chua nên thu hoạch vào thời gian nào?

GV : Cho học sinh nghiên cứu nội dung SGK.

? Cây tỏi có giá trị kinh tế như thế nào ?

 

?Trình bày đặc điểm sinh học của cây tỏi?

 

 

? Em hãy cho biết ở nước ta giống tỏi có những loại nào ?

 

 

 

? Trình bày cách làm đất trồng tỏi như thế nào ?

 

? Trình bày kỷ thuật trồng tỏi ?

 

 

 

? Nêu các biện pháp chăm sóc cây tỏi ?

 

 

 

? Cây tỏi cần nước như thế nào ?

 

 

 

?  Nêu  cách  thu  hoạch  và  bảo quản cây tỏi ?

 

 

 

 

GV : Cho học sinh nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi .

 

 

? Trình bày giá trị dinh dưỡng của cây ớt?

 

 

 

 

GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK để nắm được một số đặc điểm sinh học của cây ớt.

 

?  Cây ớt có đặc điểm sinh học như thế nào ?

 

 

 

 

 

I . Cây cà chua.

1. Giá trị kinh tế ,dinh dưỡng .

+ Được phổ biến ở nhiều địa phương .

+ Cà chua chứa nhiều chất dinh dưỡng 0,6% , Prô tê in 4,2% ; Gluxit 0,8% ,Xen lu lô zơ 94% nước ; Các loại vi ta min.

 

2 . Một số đặc điểm sinh học.

+ Là cây hoa lưỡng tính .

+ Tự thụ phấn .

+ Rể chùm .

+ Hạt nhiều, có lớp vỏ cứng .

3. Kỷ thuật trồng cây cà chua .

a. Giống .

+ Cà chua đại hồng .

+ cà chua số 7

+ cà chua 214

b. Kỷ thuật gieo hạt

+ Chọn nơi đất cao , dễ thoát nước

+ Phải sử lí hạt giống trước khi gieo

+ cây con 1-2 lá , loại bỏ cây còi cọc , cây quá dày .

c . Làm đất , bón lót ,  trồng cà chua.

+ Làm đất nhỏ tơi xốp .

+ Bón phân hữu cơ mục vào đất phân ka li sun pát . . . .

+ Cây phải vừa phải không quá dày , quá thưa: 70 . 40 . 50 cm .

+ Làmgiàn  cho cà chua .

d. Kỷ thuật chăm sóc cà.

+ Tưới nước mỗi ngày khi mới cấy .

+ Tưới nước khi cây ra nụ ,ra hoa .

+ Bón phân: tưới lân , kali cho cà 15-20 ngày

- Su pe 200 kg/ha

- Ka li 100 kg /ha

- Phân hữu cơ 500 kg / ha

+ Làm cỏ vun xới .

+ Làm giàn , bấm ngọn , tỉa cành

e. Thu hoạch

+ Cà chua thu hoạch lúc quả già , phấn trắng lấy vào ủ quả .

+ Dùng khí (C2H2) để kích thích quả chín

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  Nếu vận chuyển đi xa không nên vận chuyển những quả chín . 

       II . Cây tỏi

1.Giá trị kinh tế .

+ Cho ta giá trị trong bữa ăn , ngoài ra còn làm thuốc .

2 Đặc điểm sinh học của cây tỏi

+ Cây thân giả, lá dài, gân song song ,rể chùm , sinh sản vô tính .

3. Kỷ thuật trồng .

+ Giống tỏi : Gồm tỏi trắng và tỏi tía .

- Tỏi trắng : Lá to , ít lép .

- Tỏi tía : Nhỏ , thơm và cay.

 

+ Làm đất : Làm đất nhỏ,lên luống 1-2m.

+ Bón phân lót : Bón phân hữu cơ .

+ Cách trồng : Trồng theo hàng ngang trên luống .

+ Hàng cách nhau khoảng 15-20 cm .

- Trên hàng đặt tép tỏi từ 10-12 cm.

- Lấp 1/3 tép tỏi vào đất .

4 . Chăm sóc .

+ Bón phân : Bón cân đối đạm ,lân ,ka li.

        1,5-2N ,    1- 1,5P ,    1,2-2K .

-  Phân chuồng ủ mục.

5. Tưới nước cho tỏi .

+ Tỏi cần độ ẩm , không quá khô, không ngập nước , nên cho nước vào rãnh rồi tháo luôn .

6 . Thu hoạch và bảo quản.

+ Thời gian trồng :120-130 ngày là già ,

Nhổ ,buộc lại ,phơi khô .

III . Cây ớt

1 . Giá trị dinh dưỡng

Là một loai cây gia vị , đựôc nhiều người ưa chuộng ,có thể dùng để xuất khẩu .

+ Có tác dụng kích thích tiêu hóa và tăng nhiệt cho cơ thể

-         Trong 100g ớt tươI có :  90% nước , 1,3% prôtít , 5,7% glu xít , 250mg vi ta min C ,10mg carôten.

2 . Đặc điểm sinh học của ớt .

+ Hạt nảy mầm tốt  ở nhiệt độ 20-25oC.

+ Nhiệt độ thích hơp cho cây là 20-25oC.

+ Nhiệt độ cao trên 35oC gây dụng nụ, hoa , quả .

+ Ra hoa kết quả nhanh,quả chín tương đối đều .

+ Cây chịu hạn tốt, cây rất cần ka li và lân hoặc phân gia cầm .

 

GV : Cho học sinh ghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi .

? Ở nước ta có những loại giống ớt nào ?

? Trình bày kỷ thuật ươm cây giống ?

 

 

 

? Nêu biện pháp gieo cây giống.

 

 

 

? Cho biết cách làm đất trồng ớt.

 

 

 

 

 

 

? Trình bày kỷ thuật chăm sóc cây ớt ?

 

 

 

 

 

 

 

 

? Cần tưới nước cho cây ớt vào thời gian nào ?

? Tỉa cành nhằm mục đích gì ?

 

GV : Cho học sinh nghiên cứu nội dung SGK.

?Có những loại sâu bẹnh nào phá hại ớt ?

 

 

 

 

? Chúng ta nên thu hoạch ớt như thế nào ?

 

 

? Chọn quả như thế nào làm giống ?

 

3.Kỷ thuật trồng ớt

  1. Các giống ớt hiện trồng ở nước ta .

+ Có 2 loại : ớt cay và ớt không cay.

b.Kỷ thuật ươm cây giống .

+ Làm đất tơi nhỏ rồi gieo hạt

+ Hạt giống gieo cần ngâm vào nước nóng 500C trong 5 phút , vớt ra ngâm vào nước lã 8-10giờ để hạt hút đầy nước.

+ Trộn lẫn hạt với mùn ẩm 3-5 ngày rồi đem ra gieo trên mặt luống

   c.Làm đất , bón lót và trồng

+ Làm đất : đập nhỏ rồi lên luống cao 10-15 cm , rộng 1m.

+ Bón phân lót : 8-10 tấn phân chuồng/ha, 250-300kg lân , 100kg kali .

- Bón rải đều trên mặt luống , dùng cuốc trộn lẫn phân với đất .

+ Trồng : Hàng cách hàng 50-60cm ,cây cách nhau 40-50cm

d. Kỷ thuật chăm sóc

+ Vun xới , làm cỏ cho cây

+ Bón phân thúc cho cây .

Mỗi ha  bón : U rê 300kg , 5-6tấn phân chuồng chia làm 4 đợt bón.

-    Sau trồng 10-15 ngày

-         Khi hoa ra rộ

-         Khi quả đang phát triển

-         Khi thu được 1- 2 lứa quả đầu tiên.

+ Tưới nước ; sau khi trồng , thời kì quả ra rộ và đang lớn .

+ Tỉa cành  : kìm hãm sự sinh trưởng , hạn chế số quả ra sau để tập trung cho quả chiến

+ Phòng trừ sâu bệnh .

-         Sâu hại ớt : dế mèm , dế dũi ,sâu xám, sâu khoang .

-         Dùng thuốc 666 -6% , vôphatốc.

e . Thu hoạch ,chọn để giống , chế biến,

bảo  quản .

+ Thu hoạch : 5-7 ngày 1 lần , khi quả bắt đầu ngã màu đỏ đem về ủ cho chín.

+ Chọn  những quả chín già , quả đẹp để làm giống .

+ Bảo quản : quả ủ cho chín đều đem phơi nắng cho khô , nghiền thành bột , đóng bao ,đóng gói . 

 

               Ngày soạn: 2/1/2008                 Ngày dạy: 8/1/2008

  TIẾT 31 -32                 KỶ THUẬT TRỒNG HOA.

I. Một số vấn đề chung về cây hoa.

 

-? Cây hoa cần điều kiện ngoại cảnh như thế nào ?

 

 

 

 

? Đất trồng hoa thường là loại đất nào?

? Vai trò của phân bón?

? Nêu cách bón phân?

 

? Chọn lọc những giống hoa như thế nào?

 

? Gây giống bằng những cách nào?

?Cho ví dụ từng loại giống?

 

 

 

 

? Hoa thường mắc những loại sâu bệnh nào? Hãy kể tên?

 

 

 

? Cần bảo quản hoa sau khi cắt như thế nào?

 

 

GV : Đối với Đào, Mai….. nên đốt lữa , hun gốc, cành.

+ Thay nước trong lọ hàng ngày, rữa  sạch

lọ, cắt bớt cành rồi cắm ngập từ 3 – 5 cm.

11. Điều kiện ngoại cảnh và đời sống của

cây hoa.

+ Nhiệt độ :

- Cao, dài -> hoa nở sớm.

- Thấp -> hoa nở chậm

+ Độ ẩm : Cao ( trừ hoa cúc)

+ ánh sáng: Rất cần thiết.

2 . Đất trồng hoa

+ Đất thịt.

3.Phân bón:

+ Bón đầy đủ và cân đối.

4. Giống hoa.

a.Chọn lọc giống : Giống tốt, nhập nội, đảm bảo yêu cầu.

b. Gây giống:

- Bằng hạt………….

-Bằng củ…………….

- Giâm ngọn …………

- Tỉa chồi…………….

- Chiết ghép………….

5 . Sâu bệnh của hoa:

+ Sâu: Sâu xám, rêp, sâu ăn lá, sâu ăn ngọn, sâu đục thân……

+ Bệnh: Bệnh thối củ, bệnh thối hoa, bệnh vàng lá…………

6 . Bảo quản hoa sau khi cắt:

+ Cắt: Cắt vào sáng sớm, hay chiều tối.

-> Cắm vào chậu nước, vẫy nước lên lá- >đưa vào nơi râm mát, kín gió.

 

 

 

 


Ngày soạn: 8/1/2008                 Ngày dạy: 15/1/2008

Tiết 33                    II. KĨ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY HOA

  1. HOA CÚC:

 

? Nêu đặc điểm của hoa cúc?

 

 

 

 

? Điều kiện sinh thái của hoa cúc như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

? Có thể chia làm các loại giống chính là gì?

 

 

? Có mấy cách gây giống?

 

 

? Thường trồng vào mùa nào? Vụ nào trong năm?

 

 

 

 

 

? Cách trồng và mật độ trồng như thế nào?

 

? Cần phải chăm sóc hoa cúc như thế nào?

 

 

 

 

? TRình bày cách bón phân cho hoa cúc?

 

? Dùng thuốc gì để phòng trừ sâu bệnh cho hoa?

 

 

? Cắt hoa vào thời gian nào là hợp lí?

 

 

? Nêu cách giữ lại giống hoa cúc?

  1. Đặc điểm thực vật.

-         Cây thân thảo, dễ gãy, cứng khi già.

-         Rễ chùm,

-         Lá xẽ thuỳ, có răng, mặt dưới có lông.

-         Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính.

-         Cánh hoa có nhiều dạng.

  1. Điều kiện sinh thái.

-         Nhiệt độ: Từ 32 – 35 0C

-         Độ ẩm: 80%

-         ánh sáng: cây cần 13 giờ/ ngày.

Khi hoa trổ cần 10 -11 giờ/ ngày.

-         Chất dinh dưỡng: Đủ và hợp lí.

-         Đất : Đất thịt, cao.

-         PH : từ 6 – 7.

3.Kỹ thuật trồng:

a. Giống hoa:

-         Hoa cúc gồm : Hoa cúc đơn và hoa cúc kép.

b..Phương pháp gây giống:

-  Gây giống bằng cách: Gieo hạt,

                                      Tách mầm,

                                       Giâm ngọn.

C .Thời vụ:

+ Vụ sớm: Giâm từ tháng 4-5 trồng từ

  tháng 6-7.

+ Vụ muộn: Giâm từ tháng 7-8 trồng từ

  tháng 9-10.

+ Đúng vụ: Giâm từ tháng 6-7 trồng từ

   tháng 8 - 9.

d. Trồng cây con:

Khoãng cách: 50-60cm(Đối với cúc vàng)

                       25-30cm (Cây phát triển

                                             trung bình)

e. Chăm sóc:

+ Bấm ngọn hai lần.

Lần 1: Sau khi trồng từ 20 – 25 ngày.

Lần 2: Sau khi trồng từ 40 – 45 ngày.

+ Phân bón:

   Có thể bón 1 lần hay nhiều lần.

+ Vun sới: Tưới nước, tỉa nụ………..

+ Phòng trừ sâu bệnh: Dùng vôphatốc và

   dung dịch booc đô.

g. Cắt và bảo quản hoa:

+ Cắt khi hoa nở gần hoàn toàn -> thì cắt

(  Nên cắt vào sáng sớm)

+ Để nơi kín gió ( Hoa đă tưới nước)

h. Giữ giống:

Giữ lại -> Làm giống ( 15 - 20 cm )

  Tiết 34                                  B . HOA LAY ƠN

? Nêu đặc điểm của hoa lay ơn như thế nào?

 

 

 

 

? Điều kiện sinh thái của hoa  lay ơn như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

? ở nước ta có những loại hoa lay ơn gì? Kể tên?

 

 

 

 

? Thường trồng vào thời gian nào? Vụ nào trong năm?

 

?Chăm sóc hoa gồm những công đoạn nào?

 

 

 

GV : Giãng về cách chăm sóc hoa.

 

 

 

? Nêu cách thu hoạch của hoa ?

1. Đặc điểm thực vật.

- Cây thân thảo,.

- Rễ chùm,

- Lá hình gươm.

- Hoa tứ, tràng hoa hình phểu.

-   Quả nang

2. Điều kiện sinh thái.

- Nhiệt độ: Từ 30 – 35 0C

- Mùa đông từ 10- 150C

- Thích hợp từ 70 – 80%.

- ánh sáng: Cây ưa sáng.

- Chất dinh dưỡng: Cần đạm đầy đủ.

- Đất : Đất thịt, nhẹ.

- PH : từ 6 – 7.

3. Kỹ thuật trồng:

a. Giống hoa:

- Hoa lay ơn: Hoa trắng, hoa đỏ, hoa vàng, tím ,thẩm….

b. Kỹ thuật trồng

-   Thời vụ :

   Quanh năm, thích hợp là mùa xuân.

+ Trồng:  Trồng đơn

                Trồng kép

+ Chăm sóc:

- Tỉa mầm,

- Tưới nước,

- Bón phân,

- Thúc và hãm,

- Thúc hoa nở,

- Hãm hoa nở,

-  Sâu bệnh

+ Thu hoạch:

Dùng dao cắt cành -> Cắm vào nước -> Đào củ -> Để riêng

 

 

 

 

Bài 38: Tiết 66- 67                   THỰC HÀNH

            UỐN CÂY BẰNG DÂY KẼM ĐỂ TẠO DÁNG CÂY CẢNH

I.Mục tiêu bài học:

- Chọn được cây để uốn.

- Chọn được loại dây kẽm phù hợp với thân, cành của cây.

- Phác hoạ dáng cây để uốn.

- Làm đúng thao tác quấn dây kẻm trên thân, cành.

- Hình thành phong cách lao động sáng tạo

- Thực hiện quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

II: Đồ dùng dạy học.

- G viên : Chuẩn bị chọn một cây thân gỗ, có độ dẻo dễ uốn như cây thông, cây si..

- Dây nhôm, dây thép cở 2 – 3mm

- Kìm sắt, kéo cắt cành, kéo nhỏ tỉa lá.

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

2.Mở bài:

                                        Quy trình thực hành

                                                   (Tiết 1)

Hoạt động dạy học

Phần trọng tâm.

 

GV Hướng dẩn học sinh nghiên cứu SGKtheo 3 bước.

 

? Bước 1 chúng ta phải làm gì?

GV Hướng dẫn HS phác hoạ.

 

 

 

? Bước 2 chúng ta phải làm gì?

 

 

 

 

? Quấn dây kẽm ta làm thế nào?

 

GV: Lưu ý  cho học sinh:

- Quấn dây kẽm vừa đủ độ chặt vào cành tránh xây xát

- Các vòng dây quấn cách nhau vừa phải, có độ xiên 40 - 45 độ. Nếu quấn quá gần nhau sẽ làm giảm khả năng giữ cành và hạn chế dòng chảy của nhựa. Nếu quấn có xa nhau lực giữ sẽ yếu . Luôn quấn dây qua qua chỗ chẻ ba của cành với thân hay cành chính với cành nhấnh

 

 

? Bước 3 chúng ta phải làm gì?

 

 

 

GV: lưu ý HS cách uốn cành cho hợp lí.

Bước 1: Phác hoạ dáng cây sẽ uốn.

- Căn cứ vào dáng cây, phác hoạ trên giấy xem định tạo dáng thế nào, chủ yếu là quấn cành. từ đó xác định những cành sẽ uốn dây kẽm .

- Dùng kéo cắt cành để tỉa bớt những cành không cần thiết .

- Dùng kéo nhỏ tỉa bớt lá trên cây cho thoáng

Bước 2: Quấn dây kẽm

Quấn lần lượt từng cành, cành to dùng dây cỡ lớn, cành nhỏ dùng dây cỡ nhỏ. Đo chiều dài cành định quấn từ gốc cành tới ngọn cành . Dùng kìm sắt cắt dây kẽm có chiều dài gấp 3 lần cành định quấn .

- Tay trái cầm chắc cành cây, tay phải quấn dây, dùng dây kẽm để cột hai cành tạo sự vững chắc .

Lưu ý :

- Quấn dây kẽm vừa đủ độ chặt vào cành tránh xây xát

- Các vòng dây quấn cách nhau vừa phải, có độ xiên 40 - 45 độ. Nếu quấn quá gần nhau sẽ làm giảm khả năng giữ cành và hạn chế dòng chảy của nhựa. Nếu quấn có xa nhau lực giữ sẽ yếu . Luôn quấn dây qua qua chỗ chẻ ba của cành với thân hay cành chính với cành nhấnh.

Bước 3: Uốn cành    (Tiết 2)

- Sau khi quấn dây kẽm xong bắt đầu uốn cành. Hai tay đặt cách nhau một đoạn thích hợp, dùng hai ngón tay cái uốn ở vị trí cần uốn .

- Sau khi bẻ cong dây kẽm phải giữ được cành ở vị trí cố định. Nếu thấy cành bật trở lại là do dây kẽm cỡ quá nhỏ, phải thay dây cỡ lớn. Nếu vỏ cành bị xây sát là do ta quấn quá chặt, cần  nới lỏng ra.

- Cuối cùng nhìn toàn bộ cây khi đã uốn các cành .Nếu chỗ nào chưa hợp lí cần điều  chỉnh lại cho hợp lí .

 

 

  1. Đánh giá kết quả:

GV cho các nhóm kiểm tra chéo sản phẩm theo các nội dung sau

- Dáng  cây sau khi uốn cành đẫ hợp lí chưa .

- Dây quấn lỏng hay chặt, các vòng dây cách đều nhau và hợp lí chưa, độ xiên vòng dây quấn có đúng quy dịnh hay không.

- Có cành nào bị gẫy hay nứt không.

     + Đánh giá chung: Cây được uốn đã đạt yêu cầu chưa.

      GV: Khen nhóm làm tốt, nhóm làm chưa tốt cần phải cố gắng.

      GV: Cho các em thu dọn , làm vệ sinh sau tiết học.  

 

       IV. Dặn dò.

      - Học bài cũ , đọc trước bài mới.

 

 

                

 

 

 

 


Ngày soạn: 10 / 9 /2008                    Ngày dạy: 16 / 9 /2008         

 

Bài 39: Tiết 68                Một số hiểu biết chung về cây rau 

 

I.Mục tiêu bài học:

- Học sinh nắm được cây rau có vai trò đối với đời sống con người.

- Biết một số quy trình làm rau sạch ăn hằng ngày.

- Những yếu tố ảnh hưỡng đến chất lượng của rau an toàn.

II: Đồ dùng day học.

- HS : Chuẩn bị một số loại rau .

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

2.Mở bài:                    

Hoạt động dạy học

Phần trọng tâm.

 

. GV Cho học sinh nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.

? Em hiểu như thế nào là rau an toàn?.

 

? Rau xanh có ý nghĩa như thế nào đến đời sống con người.

 

 

? Vậy rau an toàn là gì?.

 

 

 

 

 

GV  cho  học sinh nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi?

 

? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng rau an toàn.

 

 

 

GV: Khi ở trong rau vào cơ thể người dưới tác dụng của men tiêu hoá chuyển hoá thành nitơrit ảnh hưởng đến vận chuyển ô xi trong máu gây bệnh xanh sao ở trẻ em..Với liều cao còn phản ứng với amin tạo thành nitrô amin trong bộ máy tiêu hoá có thể gây ung thư.

 

 

 

 

 

 

GV:Người trồng rau sử dụng thuốc đã bị cấm, thuốc ngoài danh mục cho phép, không đảm bảo thời gian cách li, tăng cường độ thuốc, và số lần phun thuốc.

GV  cho  học sinh nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi?

? Phun thuốc cách li từ bao nhiêu ngày đến bao nhiêu ngày là hợp lí.

? Nêu một số quy trình sản xuất rau ăn lá ngắn ngày mà em biết.

 

 

 

 

? Thế nào là trồng rau theo phương  pháp khay- bầu.

I.Ý nghĩa:

- Rau là khẩu phần thức ăn trong bữa ăn hằng ngày của mọi người nên nhu cầu về rau khá lớn và sản suất rau đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.Người trồng đã sử dụng các loại vật tư như: Phân bón , nước tưới, thuốc hoá học bảo vệ thực vật ....

- Sản xuất chưa đúng kĩ thuật làm ảnh hưỡng đến chất lượng của rau, có hại cho người tiêu dùng.

- Rau an toàn(RAT) được hiểu là những sản phẩm rau tươi có chứa hàm lượng các hoá chất độc, hàm lượng nitrat và các sinh vật gây bệnh ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép đảm bảo an toàn.

II.Những yếu tố chính ảnh hưỡng đến chất lượng rau an toàn.

1.Dư lượng kim loại nặng.

- Là những chất độc bao gồm:

Chì , thuỷ ngân, axenkađimi .... Có từ đất trồng, phân bón, nguồn nước tưới bị ô nhiễm.

2.Dư lượng nitrat.

- Khi vào cơ thể người dưới tác dụng của men tiêu hoá chuyển hoá thành nitơrit ảnh hưởng đến vận chuyển ô xi trong máu gây bệnh xanh sao ở trẻ em..Với liều cao thì : Phản ứng với amin tạo thành nitrô amin trong bộ máy tiêu hoá có thể gây ung thư.

3. Sinh vật gây bệnh, chứng giun và độc tố của rau.

VSV gây bệnh cho người có trong rau, giun tóc, giun đũa.Gây triệu chứng thiếu máu, tiết ra các độc tố mycotoxin..... hại cho người tiêu dùng.

4.Dư lượng thuốc bảo vệ thực vât.

- Là vấn đề phức tạp nhất trong sản xuất rau an toàn.

- Nguyên nhân: là do dư lượng thuốc BVTV. Người trồng rau sử dụng thuốc đã  cấm, thuốc ngoài danh mục, không đảm bảothời gian cách li,tăng cường độ thuốc , và số lần phun thuốc. Phun thuốc hợp lí  cách li từ 15–20 ngày trước khi thu hoạch.

III.Một số quy trình sản xuất rau ăn lá ngắn ngày.

1. Rau thực phẩm. như: Xà lách, cải xanh, cải ngọt ...

Gieo trồng theo trình tự: Làm đât -> Gieo hạt - > Tỉa cây -> thu hoạch -> Phân loại và làm sạch -> Đóng gói -> Chuyển đi tiêu thụ.

2.Trồng rau theo phương pháp khay- bầu.

Phương pháp này cây rau được chia làm 2 giai đoạn:

+ Trồng cây con trong khay lỗ nho với mật độ dày.

+ Chuyển cây con sang khay lỗ to với mật độ thưa hơn.

 

IV.Kiểm tra đánh giá.

   Gv: Kiểm tra bằng hệ thống câu hỏi SGK

V.Dặn dò.

- Học bài cũ , đọc trước bài mới.

 

 

 

 

 

 


Ngày soạn: 15/ 9 / 2008                    Ngày dạy: 20 / 9 / 2008         

Bài 40: Tiết 69,70,71                  THỰC HÀNH:

                          GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RAU SẠCH

                                                        ( Cây cà chua)                           

 

I.Mục tiêu bài học:

HS: Biết làm đúng các thao tác kỉ thuật trồng rau từ khâu gieo hạt làm đất đến trồng.

Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.   

II: Đồ dùng dậy học.

-         G viên : Chuẩn bị.Đất trồng, phân bón ( phân chuồng ủ hoai mục, đạm nguyên chất, lân sunpe, kali), Cây giống

-         Dụng cụ: Cuốc, xẻng, vồ, dầm, thùng tưới, gáo tưới.

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

2.Mở bài:

                               Tiết1: Quy trình thực hành 

Hoạt động dạy học

Phần trọng tâm.

GV  cho  học sinh nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi?

? Nêu các bướclàm đất bằng phương pháp thủ công?

+ Làm vở mặt đất: cuốc lật lớp đất bề mặt để cắt. Tách, lật đất thành các tảng.

+ Làm nhỏ đất : Dùng cuốc ,vồ để cắt và đập làm đất vỡ vụn, tơi xốp, thu gom và tiêu huỷ cỏ dại và sỏi, đá nếu có 

+ San bằng mặt đất:San lấp từ chỗ cao xuống chỗ thấp để tránh bị úng trên mặt luống.

 

 

 

 

 

GV: Tuỳ diện tích vườn và căn cứ vào lượng phân bón lót cho một ha để tính toán số lượng các loại phân cần bón lót.

 

-  Chộn đều phân chuồng, lân, ka ly và bón lót vào hốc trước khi trồng .

 

 

GV:Dùng phân đã chuẩn bị ở trên chia đều cho các luống và hốc bỏ phân vào từng hốc, đảo chộn đều với đất rồi phủ một lớp đất mỏng.

GV  cho  học sinh nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi?

 

? Chúng ta kiểm tra cây giống như thế nào?

 

 

 

 

GV  cho  học sinh nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi?

 

? Nêu cách trồng cây cà chua em biết?

Bước 1 : Làm đất

- Đất trồng rau phải tơi xốp, sạch cỏ, tiêu diệt mầm mống sâu bệnh trong đất .

- Các bước làm đất bằng phương pháp thủ công :

+ Làm vở mặt đất: cuốc lật lớp đất bề mặt.

+ Làm nhỏ đất : Dùng cuốc ,vồ đập làm đất vỡ vụn, tơi xốp, thu gom và tiêu huỷ cỏ dại và sỏi, đá nếu có. 

+ San bằng mặt đất:San từ chỗ cao xuống chỗ thấp để tránh bị úng trên mặt luống.

- Lên luống :

+ Luống đôi: chiều rộng từ 1-1,3m, cao 20cm, trồng hai hàng, cây cách cây 0,5m, chiều rộng rảnh 20-25cm .

+ Luống đơn: mặt luống rộng 0,6m, cao 0,3 đến 0,4cm, trồng một hàng, khoảng cách cây 0,5m.

- Chiều dài luống tối đa không có 20m.

Bước 2: Chuẩn bị phân bón lót.

Mức bón trung bình như sau:

+ Phân chuồng: 15-20 tấn / ha, 5-7 tạ/ sào bắc bộ.

+ Lân supe: 350-400kg /ha, 13-14kg/sào bắc bộ .

Kaly: 200-300kg/ha, 3,5kg /sào bắc bộ.

-  Chộn đều phân chuồng, lân, ka ly và bón lót vào hốc trước khi trồng .

Bước 3: Bổ hốc, bón phân lót .

- Dùng cuốc bổ hốc theo đúng quy cách: Hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 50cm, đối với luống đôi, hố sâu 15- 20cm.

- Bỏ phân vào từng hốc, đảo chộn đều với đất rồi phủ một lớp đất mỏng.

 Bước 4: Chuẩn bị và kiểm tra cây giống.

- Kiểm tra, chọn, cây giống có đủ tiêu chuẩn: có 6-8 lá thật, thân, lá cứng cáp, rễ phát triển tốt.Cây không già hoặc quá non, không có sâu bệnh .

-Loại bỏ cây héo, úa, có sâu,bệnh,lẫn giống.

Bước 5: Trồng cây

- Dùng que tre nhỏ hoặc dầm xới bớt một lỗ nhỏ ở giữa hốc, đặt bộ rễ cây giống vào lỗ,đặt cây đứng thẳng rồi dùng tay nén chặt đất xung quanh .

Bước 6:Tưới nước

- TRồng xong tưới ngay bằng nước sạch.

Yêu cầu: -Tưới bằng gáo. Tưới 1-2 lần / ngày tuỳ theo thời tiết.

- Tưới đẫm nước, tưới cách gốc 7- 10cm.

Sau khi trồng xong vét lại rãnh luống vệ sinh đồng ruộng.

Tiết 2&3: GV cho hs làm thực hành ở ngoài vườn

GV Kiểm tra dụng cụ thực hành của các nhóm, ( Đủ hay thiếu )

Sau đó cho các em tiến hành làm theo nhóm, theo tổ.

GV Nhận xét đánh giá những nhóm làm tốt, nhóm làm chưa tốt.

Nhóm làm chưa tốt cần khắc phục để làm tốt hơn.

GV Cho điểm để khuyến khích các nhóm làm tốt.

III. Đánh giá kết quả:

Viết báo cáo theo nôi dung đã thực hành.

IV.Dặn dò.

- Học bài cũ, viết thu hoạch,

- Đọc trước bài mới.

 

 


Ngày soạn:15/9/2008                    Ngày dạy: 13/9/2008         

 Bài 41:Tiết 72,73,74                  THỰC HÀNH:

                          GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RAU SẠCH

                                                        ( Cây tỏi)                           

I.Mục tiêu bài học:

- Làm đúng các thao tác kỉ thuật trồng rau từ khâu gieo hạt, làm đất đến trồng.

- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.  

II: Đồ dùng dậy học.

-         G viên : Chuẩn bị.

-         Đất trồng, phân bón ( phân chuồng ủ hoai mục, đạm nguyên chất, lân sunpe, kali), Cây giống

-         Dụng cụ: Cuốc, xẻng, vồ, dầm, thùng tưới, gáo tưới.

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

2.Mở bài:

                     Tiết:1 Quy trình thực  hành trồng cây tỏi.

Hoạt động dạy học

Phần trọng tâm.

GV : Cho học sinh ghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi .

 

? Em hãy cho biết cách làm đất để trồng cây tỏi?

 

? Cho biết cách làm luống để trồng tỏi?

 

? Cho biết cách bón phân lót để trồng tỏi.

 

 

 

 

 

? Trình bày kỷ thuật kiểm tra  cây giống như thế nào ?

 

 

 

 

GV : Cho học sinh nghiên cứu nội dung SGK.

? Trình bày kỷ thuật chăm sóc cây tỏi

 

? Chúng ta nên thu hoạch tỏi như thế nào ?

 

? Cần tưới nước cho cây tỏi vào thời gian nào ?

 

 

? Có những loại sâu bệnh nào phá hại tỏi ?

 

Bước 1: Làm đất.

- Đất trồng tỏi tốt nhất là đất cát pha hay thịt nhẹ, đập nhỏ đất,Nhặt sạch cỏ dại

- Làm nhỏ đất: Dùng cuốc, vồđể đập đất vở vụn, tơi xốp, thu gom cỏ dại.

Bước 2: Lên luống.

- Luống rộng 1 – 1,2m, rãnh luống rộng 25 – 30 cm.

Bước 3: Bón phân lót.

Dùng phân chuồng ủ hoai chộn với lân, kali, bón lót. Dãi đều phân lên mặt luống, dùng cuốc xới chộn đều với đất trước khi trồng.

+Phân chuồng: 15-20 tấn/ha

+ Lân supe: 200 – 300Kg/ ha.

+ Kali: 60 – 120 kg/ha.

+ Đạm sun phát: 400-500Kg/ha

Bước 4: Chuẩn bị và kiểm tra cây giống.

Trước khi trồng một tuần hạ tỏi trên giàn hoặc gác bếp xuống xếp đều trên mặt đất.

Trước khi trồng 1-2 ngày tách từng tép tỏi. loại bỏ củ bị bệnh, xây xát, tép bị teo, ọp. Vẫy nước cho tép tỏi ướt đều, để qua 1 đêm hôm sau trồng ngay.

Bước 5: Trồng cây.

- Dùng cuốc rạch hàng khoãng cách trồng: Hàng cách nhau 12 – b15cm, cây cách cây 10 – 12 cm. dùng tay cắm 1/3 tép tỏi vào đất là vừa.

- Sau khi trồng, lấy rơm, rạ, hoặc trấu phủ kín mặt luống.

Bước 6: Tưới nước.

Trồng song tưới nước ngay bằng nước sạch. tưới thật đẫm lên mặt luống. Việc tưới nước kết hợp với các thời kì bón thúc, tốt nhất là tát nước vào rãnh luống.

 

 

Tiết 2&3: GV cho hs làm thực hành ở ngoài vườn

GV Kiểm tra dụng cụ thực hành của các nhóm, ( Đủ hay thiếu )

Sau đó cho các em tiến hành làm theo nhóm, theo tổ.

GV Nhận xét đánh giá những nhóm làm tốt, nhóm làm chưa tốt.

Nhóm làm chưa tốt cần khắc phục để làm tốt hơn.

GV Cho điểm để khuyến khích các nhóm làm tốt.

 

III. Đánh giá kết quả.

Viết báo cáo theo nội dung đã làm trong bài thực hành.

( Các bước đã làm, những thao tác kỉ thuật...).

 

IV.Dặn dò.

- Học bài cũ , đọc trước bài mới.

 

 

                        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Ngày soạn: 20 /9/2008                    Ngày dạy: 27 /9/2008         

 Bài 42 : Tiết 75,76,77                  THỰC HÀNH:

                          GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RAU SẠCH

                                                        ( Cây ớt)                           

I.Mục tiêu bài học:

- Làm đúng các thao tác kỉ thuật trồng rau từ khâu gieo hạt , làm đất đến trồng.

- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

II: Đồ dùng dậy học.

- G viên :Đất trồng, phân bón ( phân chuồng ủ hoai mục, lân sunpe, kali), Cây giống

- Dụng cụ: Cuốc, xẻng, vồ, dầm, thùng tưới, gáo tưới.

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

2.Mở bài:

                     Tiết:1 Quy trình thực  hành trồng cây ớt.

Hoạt động dạy học

Phần trọng tâm.

GV : Cho học sinh nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi .

 

? Em hãy cho biết cách làm đất để trồng cây ớt?

 

? Cho biết cách làm luống để trồng ớt?

 

? Cho biết cách bón phân lót để trồng ớt.

 

 

 

 

 

 

 

 

? Trình bày kỷ thuật kiểm tra  cây giống như thế nào ?

 

 

 

 

 

 

 

GV : Cho học sinh nghiên cứu nội dung SGK.

 

 

 

? Trình bày kỷ thuật chăm sóc cây ớt

 

 

? Chúng ta nên thu hoạch ớt như thế nào ?

 

 

 

? Cần tưới nước cho cây ớt vào thời gian nào ?

 

 

? Tỉa cành nhằm mục đích gì ?

 

? Có những loại sâu bệnh nào phá hại ớt ?

 

 Bước 1: Làm đất

- Đất trồng tỏi tốt nhất là đất cát pha hay thịt nhẹ, đập nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại

- Làm nhỏ đất: Dùng cuốc, vồ để đập đất vở vụn, tơi xốp, thu gom cỏ dại, phơi ải 5-7 ngày.

Bước 2: Lên luống.

- Luống cao 10 – 15cm, rãnh luống rộng 1m.

Bước 3: Bón phân lót.

Dùng phân chuồng ủ hoai trộn với lân, kali, bón lót. Dãi đều phân lên mặt luống, dùng cuốc xới chộn đều với đất trước khi trồng.

+ Phân chuồng: 8-10 tấn/ha

+ Lân supe: 250 – 300Kg/ ha.

+ Kali: 110 kg/ha.

Bón phân lót bằng 2 cách:

+ Rãi đều trên mặt luống, dùng cuốc trộn lẫn phân với đất.

+ Bổ hốc trồng, bón phân lót vào hốc.

Bước 4: Chuẩn bị và kiểm tra cây giống.

+ Hạt giống gieo cần ngâm vào nước ấm 500C trong 5 phút , vớt ra ngâm vào nước lã 8-10giờ để hạt hút đầy nước.sau đó rữa sạch, bỏ hạt lép,

+ Trộn lẫn hạt với mùn ẩm 3-5 ngày để ủ cho hạt nứt mầm rồi đem ra gieo trên mặt luống. Hạt nãy mầm 30 – 45 ngày, cây giống cao khoãng 20cm, có thể đem trồng.

Bước 5: Trồng cây.

-Dùng cuốc rạch hàng khoãng cách trồng: Hàng cách hàng 50 – 60cm, cây cách cây 40 – 50 cm. dùng tay nhận chặt đất vào gốc.

Bước 6: Chăm sóc ớt sau khi trồng.

+ Vun xới , làm cỏ cho cây

+ Bón phân thúc cho cây .

Mỗi ha  bón : U rê 300kg , 5- 6tấn phân chuồng chia làm 4 đợt bón.

- Sau trồng 10-15 ngày

- Khi hoa ra rộ

- Khi quả đang phát triển

- Khi thu được 1- 2 lứa quả đầu tiên.

+ Tưới nước ; sau khi trồng , thời kì quả ra rộ và đang lớn .

+ Tỉa cành  : kìm hãm sự sinh trưởng , hạn chế số quả ra sau để tập trung cho quả chín .

+ Phòng trừ sâu bệnh .

- Sâu hại ớt :dế mèm, dế dũi,sâu xám, sâu khoang .

- Dùng thuốc 666 - 6% , vôphatốc.

 

Tiết 2&3: GV cho hs làm thực hành ở ngoài vườn

GV Kiểm tra dụng cụ thực hành của các nhóm, ( Đủ hay thiếu )

Sau đó cho các em tiến hành làm theo nhóm, theo tổ.

GV Nhận xét đánh giá những nhóm làm tốt, nhóm làm chưa tốt.

Nhóm làm chưa tốt cần khắc phục để làm tốt hơn.

GV Cho điểm để khuyến khích các nhóm làm tốt.

III. Đánh giá kết quả:

Viết báo cáo theo nội dung đã làm trong bài thực hành.

( Các bước đã làm, những thao tác kỉ thuật...).

IV. Dặn dò.

- Học bài cũ , đọc trước bài mới.

 

 

 

 

 


Ngày soạn: 28 /9/2008                    Ngày dạy: 4/10/2008         

 Bài 43 : Tiết 78,79, 80                  THỰC HÀNH:

                                TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RAU

 

I.Mục tiêu bài học:

- Làm đúng các thao tác kỉ thuật trồng rau từ khâu , làm đất đến trồng.

- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

II: Đồ dùng dậy học.

- G viên :Đất trồng, phân bón 1ha ( phân chuồng ủ hoai mục 20-30 tấn, lân sunpe 60-90kg, kali K2O 90 – 150kg­­), Cây giống

- Dụng cụ: Cuốc, xẻng, vồ, dầm, thùng tưới, gáo tưới.

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

2.Mở bài:

                     Tiết:1 Quy trình thực  hành trồng cây rau

Hoạt động dạy học

Phần trọng tâm.

GV : Cho học sinh nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi .

 

? Em hãy cho biết cách làm đất để trồng cây rau?

 

 

 

 

 

? Cho biết cách làm luống để trồng cây rau?

 

 

 

 

 

 

? Cho biết cách bón phân lót để trồng cây rau.

 

 

 

 

 

 

 

 

? Trình bày kỷ thuật kiểm tra  cây giống như thế nào ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV : Cho học sinh nghiên cứu nội dung SGK.

 

? Trình bày kỷ thuật  trồng và chăm sóc cây rau?

 

 

 

 

 

? Cần tưới nước cho cây rau vào thời gian nào ?

 

 

 

Bước 1: Làm đất

- Đất trồng cần đạt các yêu cầu: Tơi xốp, sạch cỏ dại, tiêu diệt mầm mống sâu bệnh trong đất.

Các bước làm:

- Làm vở mặt  đất: Dùng cuốc, vồ để đập đất vở vụn, tơi xốp, không làm nhỏ quá, thu gom cỏ dại, tàn dư thực vật và loạ bỏ sỏi, đá lẫn trong đất.

- San bằng mặt đất: San lấp từ chổ cao xuống chổ thấp tạo cho đất có mặt bằng để tránh bị úng.

- Lên luống.

- Luống cao 18 – 20cm, rãnh luống rộng 20 - 25m. chiều rộng luống 1,2m.

- Chiều dài luống không quá 20m

Bước 2: Chuẩn bị phân bón phân lót cho 1ha.

Dùng phân chuồng ủ hoai(100%),  trộn với lân(100%), và (30%)kali, bón lót.

Bước 3: Bổ hốc bón phân lót

+ Dùng cuốc bổ hốc dúng theo quy cách, hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 40cm, hố sâu 15-20cm.

+ Dùng phân đã chuẩn bị ở trên chia đều cho các luốngvà hốc . bỏ phân vào từng hốc, đảo trộn đều với đất rồi phủ 1 lớp đất mỏng.

Bước 4: Kiểm tra cây giống.

+ Kiểm tra để các cây giống có đủ tiêu chuẩn: Thân, lá cứng cáp, rể phát triển tốt. cây không già hoặc non quá, không có sâu, bệnh.

+ Loại bỏ cây úa, có sâu, bệnh, lẫn giống.

+ Nếu cây giống có rễ dài quá có thể cắt ngắn khi trồng, rễ không bị cuốn và soắn lại.

Bước 5: Trồng cây.

- Dùng một que tre nhỏ hoặc đầm, sới bớt một lổ nhỏ ở giữa hốc, đặt bộ rễ cây giống vào lỗ,

- Đặt cây đứng thẳng rồi nén chặt đất quanh gốc

Bước 6: Tưới nước:

- Trống song rồi tưới nước ngay bằng nước  sạch.Yêu cầu:

+ Tưới bằng gáo 1 – 2 lần / ngày. tuỳ theo thời tiết.

+ Tưới đẫm nước, tưới cách gốc 7 – 10 cm.

- Sau khi trồng song vét lại rãnh, vệ sinh đồng ruộng.

 

Tiết 2&3: GV cho hs làm thực hành ở ngoài vườn

GV Kiểm tra dụng cụ thực hành của các nhóm, ( Đủ hay thiếu )

Sau đó cho các em tiến hành làm theo nhóm, theo tổ.

GV Nhận xét đánh giá những nhóm làm tốt, nhóm làm chưa tốt.

Nhóm làm chưa tốt cần khắc phục để làm tốt hơn.

GV Cho điểm để khuyến khích các nhóm làm tốt.

IV.Kiểm tra đánh giá.

   Gv:Kiểm tra bằng công việc đã làm cụ thể.

    Các bước đã làm, những thao tác kỉ thuật cần đặc biệt chú ý...   

V.Dặn dò.

- Học bài cũ , đọc trước bài mới.

 

 


Ngày soạn: 20 /9/2008                    Ngày dạy: 27 /9/2008         

 Bài 44 : Tiết  81                 THỰC HÀNH:

                          PHA CHẾ DUNG DỊCH BOÓC ĐÔ

                                  PHÒNG TRỪ NẤM HẠI

I.Mục tiêu bài học:

- Pha chế  được dung dịch boóc đô phòng trừ nấm hại.

- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.  

II: Đồ dùng dậy học.

-         G viên : Chuẩn bị.

-         Đồng sun phát (CuSO4. 5H2O)

-         Vôi tôi

-         Que tre hoặc quy gỗ khuấy dung dịch.

-         Cốc chia độ hoặc ống hình trụdung tích 1000ml

-         Chậu men hoặc chậu nhựa.

-         Cân kỉ thuật.

-         Nước sạch.

-         Giấy quỳ

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

2.Mở bài: Muốn pha chế  được dung dịch boóc đô phòng trừ nấm hại chúng ta phải làm như thế nào. Đó chính là nội dung của bài hôm nay.

 

                                             Quy trình thực hành

Hoạt động dạy học

Phần trọng tâm.

 

GV Cho học sinh nhận dụng cụ thực hành đầy đủ theo từng nhóm đã phân công.

GV: Nêu phần chuẩn bị để học sinh ghi chép vào vở.

 

 

 

 

GV Cho học sinh nghiên cứu nội dung SGK.

? Quy trình thực hành gồm mấy bước? Đó là những bước nào?

 

 

 

 

GV: Lưu ý học sinh: Chỉ đỏ “đồng loãng” vào “vôi đặc”, không làm ngược lại.

 

 

 

 

 

 

GV: Nhận xét ưu khuyết điểm của buổi thực hành.

Tuyên dương nhóm làm tốt, nhắc nhở nhóm làm chưa tốt.

1.      Chuẩn bị.

-         Đồng sun phát (CuSO4. 5H2O)

-         Vôi tôi

-         Que tre hoặc quy gỗ khuấy dung dịch.

-         Cốc chia độ hoặc ống hình trụdung tích 1000ml

-         Chậu men hoặc chậu nhựa.

-         Cân kỉ thuật.

-         Nước sạch.

-         Giấy quỳ      

      2.  Quy trình thực hành

Bước 1: Cân 10g đồng sun phát, 15g vôi tôi.

Bước 2: Hoà 15g vôi tôi với 200ml nước, loại bỏ sạn rồi đổ vào chậu.

Bước 3: Hoà 10g đồng sun phát trong 800ml nước.

Bước 4:Đổ từ từ dung dịch đồng sun phát vào dung dịch vôi tôi, vừa đổ, vừa khuấy đều.

Lưu ý: Chỉ đỏ “đồng loãng” vào “vôi đặc”, không làm ngược lại.

Bước 5: Kiểm tra chất lượng sản phẩm:

Dùng giấy quỳ để thử PH và dùng thanh sắt để kiểm tra lượng đồng. Quan sát màu sắc dung dịch. Sản phẩm thu được phải có màu sanh nước biển và có phản ứng pH kiềm. Dung dịch thu được là dung dịch boóc đô 1% dùng để phòng trừ nấm.

 

 

  

3 . Đánh giá kết quả.

Dựa vào tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt, học sinh tự đánh giá kết quả theo mẫu sau.

 

Chỉ tiêu đánh giá

Kết quả đánh giá

Người đánh giá

 

 

 

Thực hiện quy trình

 

 

 

 

Kết quả thực hành

 

 

 

 

 

GV: Cho học sinh thu dọn vệ sinh, rữa dụng cụ thưc hành.

IV.Kiểm tra đánh giá.

 

- Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh về mặt thực hiện  quy trình và sản phẩm thu được.

 

V.Dặn dò.

- Học bài cũ , đọc trước bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Ngày soạn: 20 /9/2008                    Ngày dạy: 27 /9/2008         

 Bài 45: Tiết82                        THỰC HÀNH:

                          XỬ LÝ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM

I.Mục tiêu bài học:

- Làm đúng các thao tác sử lý hạt giống trước khi gieo trồng.

- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.   

II: Đồ dùng dạy học.

-         G viên : Chuẩn bị.

-         hạt giống: số lượng, tuỳ loại theo nhu cầu.

-         Nước sôi, nước lạnh sạch: lượng đủ cần thiết.

-         Tíu vải xô: Đựng hạt, kích thước tuỳ thuộc nhu cầu.

-         Xô, chậu, rá, gáo... số lượng vừa đủ.

-         Nhiệt kế.     Rơm, rạ, chấu...

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

2.Mở bài:

                                         Quy trình thực hành

Hoạt động dạy học

Phần trọng tâm.

 

GV : Cho học sinh nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi .

?  Em hãy cho biết cách rữa sạch hạt giống ?

 

? Pha nước ấm theo tỉ lệ nào là vừa đủ.

 

 

? Trình bày cách ngâm hạt giống vào nước ấm.

 

 

 

? Rữa sạch hạt sau khi ngâm em rữa như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

? Trình bày cách ủ hạt giống mà em biết?

 

1. Bước 1: Rữa sạch hạt giống.

- Cho hạt vào rá, loại bỏ tạp chất và được rữa bằng nước sạch để ráo.

2. Bước 2: Pha nước ấm vừa đủ.

- Tỉ lệ 3 sôi + 2 lạnh. Tạo nhiệt độ nước ấm.

- Dùng nhiệt kế đo sấp sĩ = 540C.

- Cho vào chậu.

3.Bước 3:

- Cho hạt giống vào túi vải xô, ngâm vào nước ấm, sao cho nước ấm ngập cao hơn túi hạt giống 4cm.

- Ngâm hạt giống hút đủ nước.

4. Bước 4: Đổ hạt giống ra rá.

- Sau khi ngâm nước ấm, thời gian vừa đủ, đánh thức trạng thái ngủ của hạt.

- Nhấc túi vải, đổ hạt ra rá và rữa chua bằng nước lạnh sạch.

Chú ý: Tuỳ thuộc loại hạt mà:

- Ủ tiếp bằng tải hạt ra nền nhà, phủ bằng bao tải ấm. Lớp hạt dày( mùa đông). và lớp hạt mỏng ( mùa hè), Chạm tay vừa ấm là được tránh quá nóng làm hô hấp của hạt  nhiệt tăng cao làm hạt sẽ hỏng:

- Ví dụ:

- Hạt lúa

- Hạt gieo trực tiếp vào luống, hay túi bầu: hạt xà cừ, hạt cải...

  

IV.Kiểm tra đánh giá.

Căn cứ vào quy trình sử lí hạt  bằng nước ấm:

- Pha nước ấm ( 3 gáo nước sôi + 2 gáo nước lạnh)

- Làm sạch hạt giống : Nhặt sạch tạp chất, rữa qua nước sạch, hoặc phơi qua dưới ánh sáng mặt trời nhẹ.

- Cho hạt vào túi hoặc ngâm vào chậu nước ấm.

- Hạt giống ngâm đủ nước. Khi thấy hạt nứt nanh là được ( Tránh ngâm quá lâu hạt sẽ bị thối).

- Reo hạt vào luống, phủ bằng rơm, rạ, được tưới nước sạch, luôn giữ đủ ẩm, hoặc cho hạt vào túi bầu PE....

- Vệ sinh an toàn lao động trong thực hành.

V.Dặn dò.

- Học bài cũ , đọc trước bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

nguon VI OLET