Tuần:8 Ngày soạn: 16/10/2012
Tiết:16 Ngày dạy: 18/10/2012




I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS phải:
1. Kiến thức: Củng cố lại các kiến thức đã học ở bài 6 về cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta.
2. Kĩ năng: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu bằng biểu đồ miền. Nhận xét biểu đồ.
3. Thái độ:Cẩn thận, chính xác.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Biểu đồ miền của bài hoàn chỉnh
2. Học sinh:
- Dụng cụ, bút chì, thước kẻ, màu tô, phấn màu.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
Câu 1: Vai trò, chức năng của ngành ngoại thương ?
Câu 2: Những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch ở nước ta?
3. Bài mới:
Khởi động: Ở lớp dưới chúng ta đã làm quen với các biểu đồ hình tròn, hình cột . . . hôm nay chúng ta thực hành một loại biểu đồ có tên gọi là biểu đồ miền.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách vẽ biểu đồ miền
* Bước 1: Nhận biết biểu đồ:
- HS đọc yêu cầu của bài: Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta thời kỳ 1991- 2002.
- GV treo một số bảng số liệu giúp HS nhận biết khi nào vẽ biểu đồ miền.
NỘI DUNG:
1. VẼ BIỂU ĐỒ MIỀN
a. Nhận biết trong trường hợp nào thì có thể vẽ biểu đồ cơ cấu bằng biểu đồ miền :
+ Khi chuỗi số liệu là nhiều năm.
+ Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm, vì trục hoành trong biểu đồ miền biểu diễn năm.
*Bước 2: GV hướng dẫn cách vẽ :
. Vẽ biểu đồ miền:
+ Biểu đồ miền chính là một biến thể từ biểu đồ cột chồng, khi ta tưởng tượng các cột chồng có bề rộng chỉ bằng sợi chỉ và ta nối các đoạn với nhau.
+ Vẽ biểu đồ hình chữ nhật :
. Trục tung ( đứng) chỉ trị số là 100% (tổng số)
. Trục hoành ( ngang) là các năm
. Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu chứ không phải lần lượt theo các năm.
. Cách xác định các điểm để vẽ như tương tự như khi vẽ Biểu đồ cột chồng.
+ Tô màu hay kẻ vạch.
+ Thiết lập bảng chú giải
+ Tên biểu đồ


100%
90_ Nông – lâm- ngư nghiệp

_ Công nghiệp- xây dựng
70 _
_ Dịch vụ
50_
30_
_
10
0

1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002

BĐ: Cơ cấu GDP của nước ta thời kỳ1991- 12002

*Bước 3. HS tiến hành vẽ biểu đồ miền: ( 15 phút)
- GV quan sát HS vẽ, uốn nắn kịp thời.
- GV chọn một số bài tiêu biểu nhận xét, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2: Nhận xét
- Sự giảm mạnh tỉ trọng nông lân, ngư nghiệp nói lê điều gì?
- Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng? Thực tế này phản ánh điều gì?
( Hs trả lời, bổ sung, GV chuẩn xác kiến thức)
2. NHẬN XÉT:
- Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23% nói lên nước ta đang chuyển dần từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.
- Tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng tăng lên rất nhanh phản ánh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đang tiến triển mạnh.

4. Đánh giá:
- GV chốt lại toàn bộ cách vẽ
- Nhận xét: Ưu điểm, khuyết điểm
- Cho điểm bài làm khá.
5. Hoạt động nối tiếp:
- Về nhà học bài cũ, tập vẽ lại cho hoàn chỉnh biểu đồ miền .
- Ôn kiến thức : Đặc điểm dân cư nước ta, lao động và việc làm, sự phát triển và phân bố các ngành của nền kinh tế nước ta ( ngành nông, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, bưu chính viễn thông, thương mại và du lịch )
IV. PHỤ LỤC:









Tuần:9 Ngày soạn: 20/10/2012
Tiết:17 Ngày dạy: 23/10/2012




I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS phải:
1. Kiến thức
nguon VI OLET