Tuần 1

Tiết 1                                                                                 Ngày soạn: 21/ 8/ 2016

 

PHẦN 1: THIÊN NHIÊN CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (Tiếp theo)

CHƯƠNG XI: CHÂU Á

BÀI 1:  VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN

 

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:  

-         Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ.

-         Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á.

-         Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.

2. Kỹ năng:

-         Phát triển các kỹ năng xác định và đọc lược đồ, phân tích các đối tượng trên lược đồ.

3. Thái độ:

-         Phát triển tư duy địa lí, giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên.

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 

-         Phân tích, thuyết trình,  xác định trực quan

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài

Đồ dùng dạy học của thầy: Lược đồ vị trí địa

Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK

Tư liệu học tập: sách giáo khoa và phiếu học tập:

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)  

2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)

3. Nội dung bài mới:

a/ Đặt vấn đề. 

  Chúng ta đã cùng tìm hiểu thiên nhiên, kinh tế xã hội châu Phi, châu mĩ, châu Nam Cực, châu Đại Dương và châu Âu qua chương trình địa lí lớp7. Sang phần địa lí lớp 8 ta sẽ tìm hiểu thiên nhiên, con người ở châu Á châu lục rộng lớn nhất. Có lịch sử phát triển lâu đời nhất mà cũng là quê hương của chúng ta. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu “Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu Á”.

b/ Triển khai bài.

TG

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

18 Phút

 

 

 

                               Hoạt động 1:

HS: Q. sát lược đồ H. 1.1 và quan sát lược đồ trên bảng.

GV: Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền cuả châu Á nằm trên những vĩ độ điạ lý n

1. Vị trí và kích thước của châu lục.

 

 

 

Trang 1                                 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17 Phút

 

 

ào?

GV: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là bao nhiêu km?

GV: Diện tích phần đất liền rộng bao nhiêu km2?   

GV: Nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng bao nhiêu km2? Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục nào?

GV: Từ những đặc điểm đã nêu, em có nhận xét gì về vị trí địa lý và kích thước giới hạn của châu Á?

GV: Dựa vào kết quả HS đã nêu và nhận xét         

GV: Với vị trí và kích thước của châu Á mà các em vừa nhận biết, hãy cho biết ảnh hưởng của vị trí và kích thước lãnh thổ đến khí hậu của châu lục?

GV: Hướng dẫn học sinh hiểu được vị trí và kích thước làm khí hậu đa dạng:

Có nhiều đới khí hậu

Trong mỗi đới có khí hậu lục địa đại dương.

Kết luận: vị trí ,kích thước lãnh thổ làm tự nhiên châu Á phát triển đa dạng.

Hoạt động 2:

Tổ chức thảo luận nhóm.

HS: Quan sát hình 1.2

Yêu cầu học sinh bổ sung kiến thức vào phiếu học tập, thời gian 10 phút.

HS: Báo cáo kết qủa làm việc qua trả lời các vấn đề sau.

Tìm và đọc tên các dãy núi chính: Hymalaya, Côn luân, Thiên sơn, Antai?

Xác định các hướng núi chính?

Tìm và đọc tên các sơn nguyên chính: Trung Xibia, Tây tạng, Arap, Iran, Đê can?

 

 

- Vị trí nằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á-Âu.

- Giới hạn trải rộng từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc.

- Kích thước có diện tích lớn nhất thế giới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản:

a. Địa hình:

- Có nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính Đông-Tây và Bắc-Nam, sơn nguyên cao,đồ sộ, tập trung ở trung tâm và nhiều đồng bằng rộng.

- Nhìn chung địa hình chia cắt phức tạp.

 

b. Khoáng sản:

Phong phú, có trữ lượng lớn, tiêu biểu là: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, kim loại màu...

Trang 1                                 

 


 

Núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở đâu?

Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng lớn: Tu ran, Lưỡng hà, Ấn hằng, Tây Xibia, Hoa bắc, Hoa trung.

Theo em, địa hình châu Á có những đặc điểm gì nổi bật so với các châu lục khác mà các em đã học (diện tích, độ cao của từng dạng địa hình )

Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào?

Khu vực nào tập trung nhiều dầu mỏ & khí đốt nhất?

Em có nhận xét gì về khoáng sản ở châu Á?

GV: Tổng kết, chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài?

 

4. Củng cố: (4 Phút)

-         Trình bày lược đồ và nêu đặc điểm về vị trí, giới  hạn của châu Á?

-         Vị trí châu Á có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu châu Á?

5. Dặn dò: (1 Phút)

-         Về nhà học bài và làm bài tập SGK

-         Soạn và trã lời câu hỏi trong bài  2 SGK

        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trang 1                                 

 


Tuần 2

Tiết 2                                                                                Ngày soạn: 28/ 8/ 2016

 

BÀI 2: KHÍ HẬU CHÂU Á

 

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

-         Trình bày và giải thích được được đặc điểm khí hậu của châu Á.

-         Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.

2. Kỹ năng:

-         Đọc lược đồ các đới khí hậu châu Á.

-         Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm của một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á.

3. Thái độ:

-         Nhận thức t/nhiên hình thành do mối tương quan của nhiều yếu tố địa lí.

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 

Phân tích, so sánh, thuyết trình, thảo luận và nhận xét.

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài

Đồ dùng dạy học của thầy: Lược đồ các đới khí hậu châu Á ,biểu đồ khí hậu và địa hình Yangun & Êriat.

Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK

Tìm hiểu bài trước khi đến lớp

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)         

2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)

-         Nêu các đặc điểm về vị trí địa lý , kích thước của lãnh thổ châu Á? Với đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào đối với khí hậu? Tại sao?

3. Nội dung bài mới:

a/ Đặt vấn đề.  

Châu Á nằm trải dài từ vùng cực đến vùng xích đạo, có kích thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp. Đó là điều kiện tạo ra sự phân hoá khí hậu đa dạng và mang tính lục địa cao.

b/ Triển khai bài.

TG

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

17 Phút

 

 

 

 

 

                              Hoạt động 1:

HS: Quan sát lược đồ hình 2.1 và xác định kinh tuyến 1000Đ?

HS: Thảo luận theo các vấn đề sau:

Dọc theo kt 1000Đ Châu Á có các đới khí hậu nào?

Kể tên các kiểu khí hậu thuộc thuộc từng đới? Các kiểu khí hậu nào chiếm phần lớn  diện tích?

1. Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng 

 

 

 

 

 

Trang 1                                 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18 Phút

 

 

(Hướng dẫn HS chọn đường vĩ tuyến 200 và 400B) Em nhận xét gì về sự phân hoá khí hậu châu Á?

GV: Nguyên nhân khí hậu phân hoá từ Bắc xuống Nam?

GV: Nguyên nhân khí hậu phân hoá từ đông sang tây?

HS: Thảo luận và báo cáo KQ- GV tổng kết, chuẩn xác kiến thức:                      

      Hoạt động 2:

Trực quan - làm việc cá nhân.

HS: Tiếp tục quan sát hình 2.1

GV: Kiểu khí hậu phổ biến trong từng đới khí hậu?

Khí hậu gió mùa, lục địa phân bố ở khu vực nào? Giải thích tại sao?

HS: Quan sát biểu đồ khí hậu Yangun và Êriat, phân tích và điền vào phiếu số 1

So sánh sự khác nhau cơ bản giữa 2 kiểu khí hậu?

(Do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển…)

Giải thích vì sao cả 2 điạ điểm này cùng ở môi trường đới nóng nhưng lại có 2 kiểu khí hậu khác nhau?

GV: Tổng kết và chuẩn xác kiến thức

GV: Khí hậu gió mùa ảnh hưởng đến nước ta như thế nào? Hướng hoạt  động?

Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Có 2 kiểu khí hậu phổ biến: khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa:

a. Khí hậu gió mùa.

- Đặc điểm: Một năm hai mùa

+ Mùa đông: Khô, lạnh ít mưa.

+ Mùa hè: Nóng,ẩm mưa nhiều.

- Phân bố:

+ Gió mùa nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á

+ Gió mùa cận nhiệt và ôn đới Đông Á

b. Khí hậu lục địa.

- Đặc điểm:

+ Mùa đông khô - rất lạnh

Mùa hè khô, rất nóng.

- Phân bố: chiếm diện tích lớn vùng nội địa và Tây Nam Á

 

4. Củng cố: (4 Phút)

-         Dựa vào bảng thống kê số liệu: bảng 2.1

-         Xác định kiểu khí hậu Thượng Hải?

-         Giáo viên hướng dẫn HS vẽ biểu đồ nhiệt độ lượng mưa Thượng Hải.

5. Dặn dò: (1 Phút)

-         Về nhà làm bài tập SGK.

-         Học bài củ và soạn trước bài mới. (Trả lời câu hỏi trong SGK bài 3)

  

Trang 1                                 

 


Tuần 5

Tiết 5                                                                              Ngày soạn: 18/ 9/ 2016

 

                  BÀI 5: ĐẶC  ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á.

 

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

-         Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á.

2. Kỹ năng:

-         Rèn luyện và củng cố kĩ năng so sánh các số liệu về dân số giữa các châu lục thấy rõ được sự gia tăng dân số.

-         Kĩ năng quan sát ảnh và phân tích lược đồ để hiểu được địa bàn sinh sống của chủng tộc trên lãnh thổ và sự phân bố các tôn giáo lớn.

3. Thái độ:

-         Học sinh thấy được quá trình ra đời của các tôn giáo

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 

Thuyết trình, quan sát trực quan, phân tích…

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài

Bản đồ các nước trên thế giới.

Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK

Tư liệu SGK, soạn bài mới trước khi đến lớp.

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)     

2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)

-         Vẽ các hướng gío mùa trên bản đồ thế giới.

-         Ở VN , gió mùa thổi theo các hướng nào?

3. Nội dung bài mới: 

a/ Đặt vấn đề.

Châu Á có người cổ sinh sống, là cái nôi của những nền văn minh lâu đời. Châu Á còn có những đặc điểm nổi bật về dân cư mà hôm nay các em sẽ có điều

kiện để tìm hiểu. 

b/ Triển khai bài.

TG

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

15 Phút

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 1:

GV: Yêu cầu dựa vào  bảng 5.1 trong SGK

HS: Phân tích và so sánh bảng 5.1.

GV: Hãy n/xét số dân và tỉ lệ g/tăng dsố tự nhiên của c/Á so với các châu khác và so với thế giới?

(GV hướng dẫn HS cách tính tỉ lệ % dân số của châu Á so với thế giới trong từng giai đoạn 1950, 2000,

1. Một châu lục đông dân nhất thế giới:

- Châu Á có số dân đông nhất so với các châu khác, luôn chiếm hơn ½ dân số toàn thế giới.

- Mật độ dân cư cao, phân bố không đều.

- Ngày nay do áp dụng tích cực chính sách dân số nên tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm đáng kể (1.3%, ngang với mức trung bình năm của thế giới ).

Trang 1                                 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8 Phút

 

 

 

 

 

 

12

Phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc:

- Dân cư châu Á chủ yếu thuộc các chủng tộc Môn---ít , Ơ---ô-ít và một số ít thuộc chủng tộc Ô-xtra--ít 

- Các chủng tộc chung sống bình đẳng trong hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội.

3. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn:

- Châu Á có văn hóa đa dạng, nhiều tôn giáo lớn: Phật giáo , Hồi giáo , Ki tô giáo  và Hồi giáo.

 

- Mỗi tôn giáo đều có 01 tín ngưỡng riêng nhưng đều mang mục tiêu hướng thiện đến với loài người.

Trang 1                                 

 


 

2002)

 

Vì sao c/Á có số dân đông nhất thế giới?

(GV: Hướng dẫn HS xem xét những yếu tố về mặt tự nhiên, lịch sử phát triển kinh tế xã hội để giải thích, trong quá trình hướng dẫn cần so sánh với lục địa c/Phi mà các em đã học vì ở châu lục này tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn c/Á, có lịch sử phát triển xã hội và nền văn minh lâu đời như c/Á nhưng số dân không đông như châu Á)

GV: Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa cho biết những nước nào hiện nay ở châu Á đang thực hiện chính sách dân số một cách tích cực? Tại sao? Hệ quả?

Hoạt động 2:

Dựa vào  lược đồ hình 5.1.

GV: Dân cư châu Á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc thường sống tập trung ở đâu tại khu vực nào? Chủng tộc nào là chiếm số lượng chủ yếu

 

 

Hoạt động 3:

Thảo luận nhóm

Yêu cầu: dựa vào thông tin trong sách giáo khoa

GV: Trên thế giới có bao nhiêu tôn giáo lớn? hình thành ở đâu? Châu lục nào được xem là nơi ra đời của tôn giáo đó?

GV: Quan sát hình 5.2 cho biết kiến trúc nơi làm lễ của mỗi tôn giáo như  thế nào? Mang nét đặc trưng của kiến thức ở khu vực nào?

GV chốt ý: kiến trúc nơi hành lễ mang nét văn hoá của các khu vực phổ biến tín ngưỡng của tôn giáo giáo đó, nhà thờ Hồi giáo và chùa Phật giáo mang nét kiến trúc của châu Á thể hiện cho thấy đây là 2 tôn giáo được tín ngưỡng nhiều ở châu Á.

 

4. Củng cố: (4 Phút)

-         GV Hệ thống nội dung toàn bài

-         HS đọc phần tổng kết cuối bài

5. Dặn dò: (1 Phút)

-         Làm bài tập 2 SGK/18

-         Về nhà xem lại nội dung bài học và học thuộc nội dung bài.

-         Chuẩn bị và soạn trước nội dung bài thực hành trả lời toàn bộ những câu hỏi trong bài để tiết hôm sau học.

     

GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6,7,8,9 ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT LH: Maihoa131@gmail.com

      Giáo án các bộ môn cấp THCS theo chuẩn KTKN, SKKN mới nhất theo yêu cầu, bài giảng Power Point, Video giảng mẫu các môn học, tài liệu ôn thi…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trang 1                                 

 


Tuần 8

Tiết 8                                                                             Ngày soạn: 9/ 10/ 2016

 

KIỂM TRA MỘT TIẾT

 

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

-         Đánh giá được kết quả học tập của HS: về kiến thức, kỹ năng vận dụng

-         Qua bài kiểm tra, HS: và GV: rút ra được kinh nghiệm cải tiến  phương pháp học tập và phương pháp giảng dạy

2. Kỹ năng:

-         Rèn luyện kỹ năng tư duy một cách khoa học

-         Rèn kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế

3. Thái độ:

-         Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong khi làm bài

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

-         Kiểm tra, đánh giá.

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Đề, đáp án, thang điểm

Học Sinh: Nội dung ôn tập

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

3. Nội dung bài mới: (42 Phút)

a. Đặt vấn đề:

Trong học kì vừa qua chúng ta được học về những kiến thức gì? Chúng ta đã tiếp thu được những kiến thức nào? Cũng nhằm kiểm tra lại những vấn đề đó mà hôm nay thầy sẽ giúp các em tự kiểm tra lại khả năng của chính mình.

b. Triển khai bài:

Hoạt động 1: Nhắc nhở:  (1 Phút)

-         GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình làm bài

-         HS: chú ý

Hoạt động 2: Nhận xét  (1 Phút)

GV: Nhận xét ý thức làm bài của cả lớp

-         Ưu điểm:

-         Hạn chế:

5. Dặn dò: (1 Phút)

-         Ôn lại các nội dung đã học

-         Bài mới: (GV: Hướng dẫn chuẩn bị)

1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

          Đánh giá

KT

Biết

Hiểu

Vận dụng

Tống số điềm

Thấp

Cao

Trang 1                                 

 


1. Vị trí địa lí, Địa hình và khoáng sản

2 câu

5.5 điểm

 

Nêu vị trí địa lí và kích thước của Châu á

 

Trình bày đặc điểm nổi bật của địa hình châu Á.

 

Kể tên các hệ thống sông lớn ở khu vực gió mùa châu Á. Vì sao khu vực này có nhiều hệ thống

 

5.5 điểm

Tỉ lệ: 5.5%

1.5điểm=28%

2điểm=36%

2điểm=36%

 

55%

2. Khí hậu, sông ngòi, cảnh quan.

1 câu

3 điểm

 

Trình bày đặc điểm kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á

Vì sao hai kiểu khí hậu đó có sự khác nhau như vậy?

 

 

3 điểm

Tỉ lệ: 30%

 

1.5điểm=50%

1.5điểm=50%

 

30%

3. Dân cư - Xã hội

1 câu

3 điểm

Nhận xét sự gia tăng dân số của Châu Á

 

 

 

1.5  điểm

Tỉ lệ: 15%

1.5điểm=100%

 

 

 

15%

Tổng

3 điểm

4.5 điểm

3.5 điểm

1 điểm

10 điểm

2. ĐỀ KIỂM TRA

Câu 1 (1.5 điểm):

Nêu vị trí địa lí và kích thước của Châu á

Câu 2 (3 điểm):

Trình bày đặc điểm kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.Vì sao hai kiểu khí hậu đó có sự khác nhau như vậy?

Câu 3 (4 điểm):

Quan sát lược đồ tự nhiên châu Á kết hợp với kiến thức đã học hãy:

a) Trình bày đặc điểm nổi bật của địa hình Châu Á.

b) Kể tên các hệ thống sông lớn ở khu vực gió mùa Châu Á. Vì sao khu vực này có nhiều hệ thống

Câu 4 (1.5 điểm):

Nhận xét sự gia tăng dân số của Châu Á theo số liệu dưới đây:

 

Năm

1800

1900

1950

1970

1990

2002

Số dân (Triệu người)

600

880

1402

2100

3110

3766

3. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM

NỘI DUNG

ĐIỂM

Trang 1                                 

 


Câu 1:

-         Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, diện tích 44,4 tr km2 (Kể cả các đảo), nằm trải dài( Phần đất liền) từ vĩ độ 77044,B đến 1016,B              

-         Bắc: Bắc Băng Dương                                                               

-         Nam: Ấn Độ Dương

-         Tây:  Châu Âu, Châu Phi, Địa Trung Hải.

-         Đông: TháI Bình Dương

 

1 điểm

 

 

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

Câu 2:

Đặc điểm khí hậu:

-         Kiểu khí hậu gió mùa: một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô lạnh, ít mưa. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.

-         Kiểu khí hậu lục địa: mùa đông khô lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm từ 200-500mm.

Giải thích: Do châu Á:

-         Có kích thước rộng lớn.

-         Địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền.

 

 

1 điểm

 

1 điểm

 

 

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

 

Câu 3:

Các điểm nổi bật của địa hình châu Á:

-         Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

-         Các dãy núi chạy theo hai hướng chính đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam, địa hình chia cắt phức tạp. Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm.

Các hệ thống sông lớn của khu vực gió mùa:

Sông Mê kông, Hoàng Hà, Trường Giang, A mua, Bra ma put, Ấn, Hằng.

Giải thích: Do khu vực này có lượng mưa lớn tập trung theo mùa.

 

 

1 điểm

 

 

1 điểm

 

 

 

1 điểm

 

 

1 điểm

Câu 4. Nhận xét được:

-         Dân số tăng từ năm 1800 đến năm 2002: 600 tr người tăng lên 3766 tr ng

-         Từ năm 1800 đến năm 1900: Trong khoảng 100 năm dân số tăng từ 600 lên 880 tr ng (Tăng 280 trong).

-         Khoảng thời gian dân số tăng nhanh càng rút ngắn:

       Từ năm 1900 đến 1950: Tăng 522 trong trong vòng 50 năm

       Từ năm 1950 đến 1970: Tăng 698 trong trong vòng 20năm

       Từ năm 1970 đến 1990: Tăng 1000 trong trong vòng 20năm

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

1 điểm

 

 

Trang 1                                 

 

nguon VI OLET