PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ÔMÔN
TRƯỜNG THCS P. CHÂU VĂN LIÊM
HỘI THI BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CẤP THÀNH PHỐ
NĂM HỌC : 2009 - 2010
GIÁO VIÊN DỰ THI : Nguyễn Văn Ngoan
THỂ DỤC 7: TUẦN 19-TIẾT 37
NỘI DUNG: ĐÁ CẦU-BẬT NHẢY-CHẠY BỀN.
I. Mục đích và yêu cầu.
a) Mục đích :
Nhằm trang bị cho các em học sinh những hiểu biết về luật đá cầu và một số động tác kĩ thuật, chiến thuật để rèn luyện thể lực và thi đấu.
b) Yêu cầu :
+ Thực hiện hết khối lượng vận động.
+ Thực hiện tương đối chính xác các kĩ thuật động tác.
+ Trong giờ học và khi tập luyện phải nghiêm túc.
+ Biết vận dụng để tự tập hằng ngày góp phần nâng cao sức khỏe và thể lực.
II. Địa điểm và phương tiện.
a) Địa điểm : Sân tập hay bãi tập.
b) Phương tiện( dụng cụ) : Cầu đá, hố nhảy hay nệm, giáo án, còi…
III. Tiến trình lên lớp.
1) Nhận lớp : Giáo viên phổ biến mục tiêu và yêu cầu tiết học.
2) Khởi động :
+ Khởi động chung : Xoay cổ tay, cổ chân, xoay cánh tay, xoay bã vai, xoay khớp hông, khớp gối…
+ Khởi động chuyên môn :
* Chạy bước nhỏ.
* Chạy nâng cao đùi.
* Chạy đá gót chạm mông.
* Chạy đạp sau…
A. Phần mở đầu.
* Đội hình khởi động.
GV

* Hình vẽ và kích thước của sân cầu.

* Chiều dài: 11,88m.
* Chiều rộng : 6,10m.
* Chiều dài lưới: 7,10m.
* Chiều cao lưới: 1,60m.
* Khu vực phát cầu: 2m.
B. Phần cơ bản.
a) Ôn.
+ Tâng cầu bằng đùi
* Chuẩn bị : Đứng chân thuận phía sau hơi co gối, nửa bàn chân trên chạm đất, trọng tâm dồn vào chân trước. Tay cùng phía với chân thuận cầm cầu, tay kia buôn tự nhiên, mắt nhìn theo tay cầm cầu.


1) Đá cầu.
* Động tác : Tung cầu lên cao khoảng 0,3-0,5m cách ngực khoảng 0,2-0,4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi. Di chuyển về phía cầu rơi, co gối chân thuận dùng đùi tâng cầu lên cao. Tiếp theo di chuyển theo hướng cầu rơi để tâng cầu lên. Tâng được cầu liên tục không để cầu rơi là thước đo đánh giá mức độ kĩ thuật và khả năng khéo léo của học sinh.
+Tâng cầu bằng má trong bàn chân.
* Chuẩn bị : Đứng hai chân giang rộng bằng vai hoặc nhỏ hơn một chút, tay thuận cầm cầu cao ngang thắt lưng, hướng về phía trước bụng lòng bàn tay hướng lên cao cách bụng 0,15-0,25m, tay kia buôn tự nhiên mắt nhìn theo cầu.
* Động tác : Tay cầm cầu hơi hạ cổ tay và cẳng tay xuống một chút để lấy đà rồi tung cầu lên cao khoảng 0,4-0,6m cách ngực về phía trước khoảng 0,3-0,8m). Mắt nhìn theo cầu di chuyển nhanh về phía cầu rơi xuống. Dồn trọng tâm vào chân trụ, chân thuận co cẳng chân hướng má trong bàn chân lên cao để tâng cầu. Tiếp theo hạ chân xuống di chuyển về phía cầu rơi rồi nhanh chóng và khéo léo dùng má trong bàn chân tiếp tục tâng cầu. Động tác lập lại như vậy càng nhiều càng tốt.
b) Học động tác tâng cầu bằng mu bàn chân.
* Chuẩn bị : Đứng chân trụ trước( chân khác chiều với tay cầm cầu), cả bàn chân chạm đất. Chân đá( chân cùng chiều với tay cầm cầu) phía sau chạm đất bằng nửa bàn chân trên. Tay cầm cầu cao ngang thắt lưng và cách người khoảng 0,2-0,3m, đặt đế cầu lên các ngón tay và bàn tay ngửa. Tay kia co tự nhiên. Trọng tâm cơ thể dồn nhiều vào chân trước, mặt hơi cúi nhìn theo cầu.
* Động tác : Tung nhẹ cầu lên cao khoảng 0,3-0,8m, co chân sau nâng đùi lên cao sao cho mu bàn chân hướng về phía cầu rơi. Khi cầu rơi đến khoảng hợp lí dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao ở độ cao hợp lí. Trong trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng thì hơi ngả thân ra sau vươn cẳng chân đón cầu. Đôi khi cần di chuyển 1-2 bước hoặc xoay người để đón cầu.
2) Bật nhảy :
* ÔN :
a) Đà 3 bứớc bật nhảy vào hố cát( nệm).
+ Chuẩn bị : Đứng chân lăng phía trước chân giậm nhảy ở sau. Chân hơi co, chạm đất bằng mũi bàn chân, tay thả lỏng tự nhiên, trọng tâm dồn vào chân trước.

+ Động tác : Chạy hoặc đi nhanh 3 bước đà, đặt chân giậm vào ván giậm bằng mũi bàn chân rồi đến cả bàn sau đó dùng sức của chân đạp mạnh xuống đất, kết hợp miết cổ chân đưa cơ thể lên cao về trước. Lúc này chân giậm co lai cùng với chân lăng tạo tư thế ngồi trên không. Khi tiếp đất thực hiện động tác chùng gối để giảm chấn động cơ thể.
b) Nhảy bước bộ trên không.
+ Chuẩn bị : Đứng chân lăng chạm đất bằng cả bàn chân cách ván giậm 3-5 bước đà, chân giậm ở phía sau hơi co chân chạm đất bằng mũi bàn chân, hai tay buông tự nhiên, dồn trọng tâm vào chân trước.
+ Động tác : Chạy 3-5 bước đà, đặt bàn chân giậm vào ván giậm nhảy, sau đó dùng sức của chân đạp mạnh xuống đất để đưa cơ thể lên cao về trước. Tiếp theo chân giậm nhảy duỗi thẳng ở phía sau, chân lăng nâng đùi lên cao, cẳng chân thả lỏng, hai tay đánh phối hợp để giữ thăng bằng. Giữ nguyên tư thế như vậy trên không( gọi là tư thế Bước bộ trên không) trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó chân lăng chủ động tiếp đất, chùng gối để giảm chấn động.
c) Chạy đà giậm nhảy chạm vật cao.
+ Chuẩn bị : Đứng hai bàn chân cách nhau một khoảng nhỏ hơn vai, mũi 2 bàn chân hơi xoay vào trong, thân người hơi thẳng, hai tay buông tự nhiên. Điểm dọi của vật treo trên cao( bóng, túi cát…) chiếu thẳng xuống mặt đất cách nửa bàn chân trên 0,2-0,3m.
+ Động tác : Chùng hai gối lấy đà, đồng thời mắt nhìn theo vật treo ở trên cao phối hợp với hai tay đưa ra sau. Giậm nhảy mạnh bằng hai chân bật người hơi chếch hướng lên cao đầu chạm vào vật. Khi rơi xuống chạm đất chùng gối để giảm chấn động cơ thể.
C. Củng cố.
Cho biết kích thước của sân đá cầu( chiều dài và rộng)
A. Dài 11,87m và rộng 6,20m.
B. Dài 11,88m và
rộng 6,10m
C. Dài 12m và
rộng 6,50m
Đáp án đúng B
Sau khi nhảy “ Bước bộ trên không” thì chân giậm nhảy hay chân lăng chạm cát trước?
A. Chân giậm nhảy.
B. Chân lăng.
C. Cả hai
Đáp án đúng A.
3. Chạy bền
Chạy bền trên địa hình tự nhiên.
+ Nam : 300m.
+ Nữ : 200m.
* Yêu cầu khi chạy : khi
chạy không được đùa giỡn,
không được chạy vượt, phải
biết phân phối sức cho hợp
lí, chạy bằng nửa bàn chân
trước, 2 bước hít vào2
bước thở ra.
- Vừa di vừa dang tay hoặc đưa hai tay lên cao hít vào bằng mũi, khi buôn tay xuống thở ra bằng miệng.
- Lắc bắp đùi.
- Run bắp cẳng chân.
- Nhún, nhảy thả lỏng.
* Thực hiện động tác thả lỏng.

GV
* Đội hình thả lỏng
PHẦN KẾT THÚC
- Nhận Xét tiết học.
- Dặn dò : Về các em tập lại các động tác tâng cầu mà các em đã học.
- Xuống lớp : GV cho giải tán, lớp hô to khỏe.
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC.
KÍNH CHÚC SỨC KHỎE BAN GIÁM KHẢO.
nguon VI OLET