CHƯƠNG I -
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
I.Khái niệm chung
1. Khái niệm về bảo hộ lao động
- Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu về hệ thống các văn bản pháp luật, các biện pháp về tổ chức, kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến điều kiện lao động nhằm:
- Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
2. Mục đích bảo hộ lao động
- Bảo đảm cho người lao động có những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, thuận lợi và tiện nghi nhất.
- Giúp ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau làm giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động.
- Tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động.
- Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động.
3. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
- Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù của lao động sản xuất, do yêu
cầu của sản xuất và gắn liền với quá trình sản xuất. Bảo hộ lao động
mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người nên nó mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Mặt khác, nhờ chăm lo sức khoẻ của người lao động mà công tác BHLĐ mang lại hiệu quả xã hội và nhân đạo rất cao.
- BHLĐ là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ
quan trọng không thể thiếu được trong các dự
án, thiết kế, điều hành và
triển khai sản xuất. BHLĐ mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội. Lao động tạo ra của cải vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Bất cứ dưới chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là yếu
tố quyết định nhất. Xây dựng quốc gia giàu có, tự
do, dân chủ
cũng nhờ
người lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động. Vì vậy lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài người.
4) Tính chất của công tác bảo hộ lao động - BHLĐ có 3 tính chất chủ
yếu là: pháp lý, khoa học kỹ
thuật và tính
quần chúng. Chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau.
a - BHLĐ mang tính chất pháp lý:
Những quy định và nội dung về BHLĐ được thể chế hoá chúng thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi
cấp mọi ngành mọi tổ
chức và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Những
chính sách, chế
độ, quy phạm, tiêu chuẩn, được ban hành trong công tác
bảo hộ lao động là luật pháp của Nhà nước. Xuất phát từ quan điểm: Con người là vốn quý nhất, nên luật pháp về bảo hộ lao động được nghiên cứu,
xây dựng nhằm bảo vệ
con người trong sản xuất, mọi cơ sở
kinh tế và
mọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm tham gia nghiên cứu, và thực hiện. Đó là tính pháp lý của công tác bảo hộ lao động.
b - BHLĐ mang tính khoa học kỹ thuật:
Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ
các yếu tố
nguy hiểm, có
hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề
nghiệp... đều xuất phát từ
những cơ sở
của KHKT. Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều
kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con người để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm, giải pháp đảm bảo an toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật.
Hiện nay, việc vận dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật mới vào
công tác bảo hộ lao động ngày càng phổ biến. Trong quá trình kiểm tra mối hàn bằng tia gamma, nếu không hiểu biết về tính chất và tác dụng của các tia phóng xạ thì không thể có biện pháp phòng tránh có hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục, không thể chỉ có hiểu biết về cơ học, sức bền vật liệu mà còn nhiều vấn đề khác như sự cân bằng của cần cẩu, tầm với, điều khiển điện, tốc độ nâng chuyên; ...
Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện làm việc
thoải mái, muốn loại trừ
vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất phải
nguon VI OLET