CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH MÔN GDCD - KHỐI 11 - GỒM HAI PHẦN

PHẦN I: CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ - GỒM 7 BÀI

 

Học xong phần này học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

- Hiểu được một số phạm trù, quy luật kinh tế cơ bản và phương hướng phát triển kinh tế trong thời kì CNH – HĐH ở nước ta.

- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và phát triển kinh tế cá nhân, gia đình và xã hội.

2. Về kĩ năng.

- Vận dụng được những kiến thức đã học để lí giải một số vấn đề về phát triển kinh tế trong đời sống xã hội.

- Có kĩ năng nhận xét, đề xuất và tham gia giải quyết những hiện tượng kinh tế phù hợp với lứa tuổi.

- Có kĩ năng định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân và yêu cầu phát triển của xã hội.

3. Về thái độ.

- Tin tưởng đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

- Tin tưởng vào khả năng của bản thân trong việc xây dựng kinh gia đình và góp phần phát triển kinh tế đất nước.

 

PHẦN I GỒM CÁC BÀI

 

Bài 1 (2 tiết): Công dân với sự phát triển kinh tế

Bài 2 (3 tiết): Hàng hóa – Tiền tệ – Thị trường

Bài 3 (2 tiết): Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Bài 4 (1 tiết): Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Bài 5 (1 tiết): Cung – Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Bài 6 (2 tiết): CNH – HĐH đất nước

Bài 7 (2 tiết): Thực hiện nền KT nhiều thành phần và tăng cương vai trò quản lí kinh tế của nhà nước.

 

PHẦN II: CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI - GỒM 8 BÀI

 

Học song phần này học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

- Hiểu được tính tất yếu và đặc điểm của thời kì quá độ đi lên CNXH ở nước ta.

- Hiểu được bản chất của Nhà nước và nền dân chủ XHCN ở nước ta.

- Nắm được nội dung cơ bản về một số CS lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

2. Về kĩ năng.

- Biết vận dụng kiến thức để phân biệt sự khác nhau về bản chất giữa Nhà nước XHCN với các nhà nước trước đó ở nước ta.

- Biết thực hiện và tham gia tuyên truyền các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

3. Về thái độ.

- Có ý thức đúng đắn về trách nhiệm công dân đối với việc xây dựng bảo vệ nhà nước và chế độ XHCN ở nước ta.

- Tin tưởng và tự giác thực hiện tốt đường lối chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước ta.

 

PHẦN II GỒM CÁC BÀI

 

A. Một số vấn đề về CNXH

 

Bài 8 (2 tiết): Chủ nghĩa xã hội

Bài 9 (3 tiết): Nhà nước XHCN

Bài 10 (2 tiết): Nền dân chủ XHCN

 

B. Một số chính sách lớn ở nước ta hiện nay

 

Bài 11 (1 tiết): Chính sách dân số và giải quyết việc làm

Bài 12 (1 tiết): CSTN và BVMT

Bài 13 (3 tiết): Chính sách GD-ĐT, KH-CN, VH

Bài 14 (1 tiết): Chính sách QP và AN

Bài 15 (1 tiết): Chính sách đối ngoại

                                                                                                                

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                                                                                                                      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    Giáo án số: 01                                                   Ngày soạn: 06 - 08 - 2011                                            Tuần thứ: 01

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

 

Bài 1:  CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ    (Tiết 1)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài này HS cần nắm được

1. Về kiến thức

- Nêu được thế nào là sản xuất vật chất và vai trò sản xuất vật chất.

- Nêu được các yếu tố của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.

2. Về kĩ năng

  Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng bản thân.

3. Về thái độ

  Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

- SGK, SGV GDCD 11

- Sách bài tập GDCD 11, sơ đồ và tài liệu có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

           Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập

3. Học bài mới

Con người muốn tồn tại và phát triển thì phải làm gì? để thực hiện một quá trình sản xuất cần phải có những yếu tố nào? Đó chính là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

      Giáo viên giúp HS nắm được thế nào là SX của cải vật chất.

     ? Con người muốn tồn tại và phát triển cần phải làm gì?

    ? Con người tác động làm biến đổi tự nhiên để làm  gì?

     ? Em hiểu thế nào là sản xuất của cải vật chất?

      Sau khi thế nào là SX của cải v/c GV có thể đặt ra các câu hỏi dẫn dắt gợi mở để HS tự trả lời.

     ? Theo em sản xuất vật chất có vai trò như thế nào?

     ? Tại sao thông qua LĐ con người lại hoàn thiện về thể chất  và tinh thần?

 

    ? Tại sao SX của cải VC lại giúp cho các PTSX hoàn thiện?

     GV đưa ra sơ đồ SLĐ => Tư liệu lao động => ĐTLĐ =>  Sản phẩm sau đó giáo viên đi vào từng yếu tố.

    ? Để sản xuất chúng ta cần phải có những yếu tố nào?

    ? Sức lao động của một con người bao gồm hai mặt nào?

      Khi phân tích KN LĐ GV cần nhấn mạnh tính có m/đ, có ý thức trong h/đ LĐ của con người.

    ? Tại sao LĐ lại là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người?

   ? Em hiểu như thế nào về câu nói của Mác trong SGK (trang 6)

 

    ? Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa sức lao động với lao động?

    ? Tai sao SLĐ mới chỉ là khả năng LĐ?

 

    ? Em lấy VD về yếu tố tự nhiên có sẵn trong tự nhiên?

 

     ? Em hãy lấy VD về yếu tố tự nhiên trải qua tác động của lao động?

 

    ? Theo em ĐTLĐ là gì?

 

     ? TLLĐ được chia làm mấy loại? lấy VD chứng minh cho từng loại?

     ? Em hãy chỉ ra sự phân biệt giữa TLLĐ và ĐTLĐ mang tính tương đối?

    ? Trong các yếu tố của SX, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất?

 

1. Sản xuất của cải vật chất.

a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất

Con người tác động vào tự nhiên để:

+ Làm biến đổi các yếu tố tự nhiên

+ Tạo ra sản phẩm

b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất

  - Để duy trì sự tồn tại của con người

  - Con người được cải tạo và hoàn thiện về thể chất và tinh thần

  - Là quá trình hoàn thiện và phát triển các PTSX

2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất

a. Sức lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

- SLĐ là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần được con người sử dụng vào quá trình sản xuất

- LĐ là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi các yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình

- Khác nhau giữa SLĐ và LĐ

+ SLĐ mới chỉ là khả năng LĐ

+ LĐ là sự tiêu dùng SLĐ

b. Đối tượng lao động

- Đối tượng lao động có hai loại

 

 

 

 

 

 

 

- ĐTLĐ là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác  động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích  của con người

c. Tư liệu lao động

- TLLĐ chia lam 3 loại

   + Công cụ lao động

   + Hệ thống bình chứa

   + Kết cấu hạ tầng

- KN TLLĐ (SGK)

- Phân biệt ĐTLĐ với TLLĐ chỉ mang tính tương đối

- SLĐ là yếu tố giữ vai trò quyết định vì: SLĐ mang tính sáng tạo, nguồn lực không cạn kiệt

 Như vậy: + TLSX = TLLĐ + ĐTLĐ

                 + Quá trình sản xuất = SLĐ + TLSX

                 + Sản phẩm = SLĐ + TLSX

 

4. Củng cố

- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết

- Cho học sinh liên hệ với địa phương

5. Dặn dò nhắc nhở

Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

   Giáo án số: 02                                                    Ngày soạn: 12- 08-2011                                                  Tuần thứ: 02

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

 

Bài 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KING TẾ   (Tiết 2)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 2 HS cần nắm đ­ược

1. Về kiến thức

Nêu được thế nào là PT KT và ý nghĩa của phát triển KT đối với cá nhân, gia đình và xã hội

2. Về kĩ năng

Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân

3. Về thái độ

- Tích cực tham gia xây dựng kinh tế gia đình và địa phương

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân

II. Tài liệu và ph­ơng tiện dạy học.

-  SGK, SGV GDCD 11

-  Sách bài tập tình huống GDCD 11, sơ đồ

-  Những nội dung có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Em hãy nêu các yếu tố của một quá trình sản xuất? phân biệt đối tượng lao động với tư liệu lao động?

3. Học bài mới

Phát triển kinh tế có ý nghĩa gì với các nhân, gia đình và xã hội cũng như phân biệt được giữa phát triển kinh tế với tăng trưởng kinh tế. Đó chính là nội dung của bài hôm nay.

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức cần đạt

      Phát triển kinh tế là một vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của thế giới nói chung và nước ta nói riêng.

 

     ? Theo em phát triển kinh tế hợp lí được thể hiện ở những điểm nào?

Tiến hành thảo luận nhóm (4 nhóm)

 

 

       Nhóm 1: Thế nào là tăng trưởng kinh tế? chỉ ra sự khác nhau giữa phát triển kinh tế với tăng trưởng kinh tế?

 

        Nhóm 2: Phân tích nội dung cơ cấu kinh tế hợp lí? ở nước ta hiện nay có những loại cơ cấu kinh tế hợp lí nào? trong các cơ cấu KT đó cơ cấu KT nào giữa vai trò quan trọng, vì sao? tại sao x.dựng cơ cấu KT hợp lí phải gắn liền với b.vệ môi trường?

 

 

     Nhóm 3: Theo em tai sao tăng trưởng KT phải gắn liền với công bằng XH? liên hệ với nước ta? em hãy chỉ ra mối liên hệ giữa TTKT với công bằng XH?

 

 

    Nhóm 4: Em hiểu thế nào là GDP và GNP phân biệt sự khác nhau giữa GDP và GNP?

 

 

      Phát triển kinh tế có một ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với cá nhân, gia đình mà cả xã hội.

 

     ? Theo em phát triển kinh tế có ý nghĩa gì đối với các nhân? liên hệ với bản thân?

 

 

     ? Phát triển kinh tế có ý nghĩa gì đối với gia đình? liên hệ với gia đình em?

 

      ? Theo em phát triển kinh tế có ý nghĩa gì đối với xã hội? liên hệ với địa phương em?

3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

a. Phát triển kinh tế.

                              Tăng trưởng kinh tế

PTKT                   Cơ cấu kinh tế hợp lí

                              Công bằng xã hội

- Tăng trưởng kinh tế

+ TTKT là sự tăng lên về số-chất lượng hàng hóa và các yếu tố của các quá trình sản xuất trong một thời gian nhất định.

+ Khác nhau giữa PTKT với TTKT

  TTKT  là chỉ sự PT về mặt KT

  PTKT là TTKT gắn với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng XH

- Cơ cấu kinh tế hợp lí

+ CCKT là mối quan hệ giữa quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế

+ Cơ cấu kinh tế

   Cơ cấu ngành (q.trọng nhất)

   Cơ cấu vùng KT (7 vùng KT)

   Cơ cấu TPKT (5 TPKT)

+ Muốn xây dựng CCKTHL thì phải bảo vệ MT

- Tăng trưởng KT gắn với công bằng xã hội vì:

+ Tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ

+ Phù hợp với sự phát triển toàn diện của con người và xã hội

+ Làm cho thu nhập thực tế tăng, tăng chất lượng văn hóa, gia đình, y tế, môi trường…

- Khái niệm GNP và GDP

+ GDP (tổng SP quốc nội) là tổng giá trị tính bằng tiền của H2 và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ nước đó (cả người trong và ngoài nước) trong một thời gian nhất định.

+ GNP (tổng SP quốc dân) là tổng giá trị tính bằng tiền của H2 và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (cả trong và ngoài nước) trong một thời gian nhất định.

Như vậy: GNP = GDP + thu nhập ròng từ nước ngoài.

b. Ý nghĩa của phát triển KT đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

- Đối với cá nhân

+ Có việc làm  từ đó có thu nhập, nhu cầu vật chất và tinh thần tăng

+ Được học tập, chăm sóc sức khỏe từ đó tuổi thọ tăng…

- Đối với gia đình

+ Gia đình hạnh phúc từ đó được chăm sóc, giáo dục, gia đình văn hóa…

+ Thực hiện được các chức năng KT, sinh sản…

- Đối với xã hội

+ Thu nhập quốc dân tăng từ đó chất lượng cuộc sống tăng, văn hóa, giáo dục, y tế phát triển

+ Chính sách QP-AN, đối ngoại được đảm bảo

 

4. Củng cố.

Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết và toàn bài HS làm bài tập trong SGK

5. Dặn dò nhắc nhở

Về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị bài mới (bài 2 tiết 1) trước khi đến lớp.

     

 

Giáo án số: 03                                                       Ngày soạn: 20- 08-2011                                                   Tuần thứ: 03

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 2: HÀNG HÓA - TIỀN TỆ - THỊ TR­ƯỜNG   (Tiết 1)

 

I.  Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài này HS cần nắm đư­ợc

1. Về kiến thức

Hiểu đ­ược khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa

2. Về kĩ năng

Phân biệt đ­ược giá trị với giá cả của hàng hóa

3. Về thái độ

Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa và sản xuất hàng hóa

II. Tài liệu và ph­ương tiện dạy học.

- SGK, SGV GDCD 11

- Sách bài tập GDCD 11

- Tài liệu có liên quan đến nội dung bài học

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Phát triển kinh tế có ý nghĩa gì đối với cá nhân, gia đình, xã hội?

3. Học bài mới

Sản phẩm làm ra đã được gọi là hàng hóa hay chưa? Vậy khi nào vật phẩm trở thành hàng hóa? kinh tế hàng hóa ra đời, tồn tại và phát triển cần phải có những điều kiện gì?

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

 

      Giáo viên giúp HS nắm được thế nào là KT TN và KT HH, nên GV đưa ra hệ thống câu hỏi theo sự  lô gíc để HS nắm được nội dung hàng hoá là gì.

    ? Em hiểu thế nào là kinh tế tự nhiên?

    ? Em hiểu thế nào là kinh tế hàng hóa?

    ? Kinh tế hàng hóa ra đời, tồn tại và phát triển cần phải có những điều gì?

 

    ? Sản phẩm trở thành hàng hóa phải có những điều kiện gì?

    ? Vậy hàng hóa là gì?

    ? Hàng hóa tồn tại ở mấy dạng?

    Hai thuộc tính của hàng hoá cùng với hệ thống câu hỏi GV kết hợp với lấy ví dụ minh hoạ giúp hoc sinh tìm ra hai thuộc tính của hàng hoá.

   ? Hàng hóa có mấy thuộc tính?

    GV cho học sinh lấy ví dụ về một số hàng hoá. Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS tìm ra giá trị sử dụng của hàng hoá.

 

    ? Em hiểu thế nào là giá trị sử dụng của hàng hóa?

 

    ? Tại sao giá trị sử dụng của hàng hóa lại là phạm trù vĩnh viễn?

 

    ? Giá trị của hàng hóa là gì?Bằng cách nào đ xác định giá tr của hàng hoá?

       Giá trị trao đổi VD: 1m vải = 5 kg thóc

    ? Theo em giá trị của hàng hóa là gì?

 

    ? Lư­ợng giá trị của hàng hóa đư­ợc xác định như­  thế nào?

 

    ? Em hiểu thế nào là thời gian lao động cá biệt?

   ? Có phải trao đổi hàng hóa trên thị trường ng­ười ta căn cứ vào thời gian lao động cá biệt?

    ? Giá trị xã hội của hang hóa gồm có mấy bộ phận?

 

     ? Tại sao hàng hóa có tính thống nhất giữa hai thuộc tính?

 

     ? Tính mâu thuẫn giữa hai thuộc tính đ­ược thể hiện như­ thế nào?

 

1. Hàng hóa.

a. Hàng hóa là gì?

 

Kinh tế tự nhiên

Kinh tế hàng hóa

- Tự cung, tự cấp.

- Thỏa mãn nhu cầu của chính người sx.

- SP làm ra để bán.

- Thỏa mãn nhu cầu người mua và bán.

 

- Kinh tế H2  ra đời, tồn tại và phát triển cần:

+  Sự phân công lao động xã hội

+ Sự tách biệt t­ương đối về kinh tế giữa những ng­ười sản xuất hàng hóa

- Điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa:

+ Do lao động tạo ra

+ Có công dụng nhất định

+ Khi tiêu dùng phải thông qua mua bán

- KN H2: là sản phảm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.

 - Hàng hóa tồn tại:  +  Vật thể

                                 + Phi vật thể

b. Thuộc tính của hàng hóa

* Giá trị sử dụng của hàng hóa.

- Là công dụng của vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của con ng­ười

- Nó là một phạm trù vĩnh viễn vì: nó do thuộc tính tự nhiên của nó quyết định.

* Giá trị của hàng hóa.

- Đ­ược biểu hiện thông qua giá trị trao đổi mà giá trị trao đổi là quan hệ về số lư­ợng.

- Vậy: Giá trị của hàng hóa là lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

- L­ượng giá trị hàng hóa đư­ợc đo bằng số lượng thời gian lao động hao phí sản xuất ra hàng hóa (giờ, phút, ngày...)

- Thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa của từng ngư­ời gọi là thời gian lao động cá biệt

- Thời gian lao động XH cần thiết: SGK

- Giá trị xã hội của hàng hóa gồm:

+ Giá trị TLSX đã hao phí       

                                                 chi phí sản xuất

+ Giá trị sức lao động

+ Giá trị tăng thêm    lãi

* Tính thống nhất và mâu thuẫn của hai thuộc tính hàng hóa

- Tính thống nhất: Hai thuộc tính cùng tồn tại trong một hàng hóa

- Tính mâu thuẫn:

+ Với t­ư cách là giá trị sử dụng thì các H2 không đồng nhất về chất

+ Giá trị đư­ợc thực hiện trong lĩnh vực l­ưu thông, giá trị sử dụng đ­ược thực hiện trong lĩnh vực tiêu dùng

 

 

4. Củng cố

    - Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết

    - Liên hệ với thực tế ở địa phư­ơng

5. Dặn dò nhắc nhở

     Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới

 

 

 

 

 

Giáo án số: 04                                                    Ngày soạn: 25- 08-2011                                                      Tuần thứ: 04

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 2: HÀNG HÓA - TIỀN TỆ - THỊ TR­ƯỜNG    (Tiết 2)

 

I.  Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 2 học sinh cần nắm đư­ợc

1. Về kiến thức

- Nêu được nguồn gốc và bản chất của tiền

- Nêu được chức năng của tiền và quy luật lưu thông tiền tệ

2. Về kĩ năng

Biết vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn, giảI thích được một số vấn đề thực tiễn có liên quan bài học.

3. Về thái độ

Coi trọng đúng mức vai trò của tiền tệ trong cuộc sống

II. Tài liệu và ph­ương tiện dạy học.

- SGK, SGV GDCD 11

- Sơ đồ, câu hỏi tình huống

- SKG KTCT Mác-Lênin

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Theo em sản phẩm để trở thành hành hoá phải có những điều kiện nào?H2 có mấy thuộc tính?

3. Học bài mới

Từ khi loài người xuất hiện đã có tiền hay chưa? và tiền có từ khi nào? dùng để làm gì? đồng thời tiền có chức năng và vai trò gì đối với cuộc sống của con người.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     ? Theo em từ khi xuất hiện hình thức trao đổi H2 tiền đã x.hiện chưa? (chưa)

     Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa và sự phát triển của các hình thái giá trị.

     ? Qua VD (trang 18) em hiểu thế nào là hình thái giá trị giản đơn?

     ? Hình thái giá trị giản đơn xuất hiện từ khi nào?

     ? Hình thái này có nhược điểm gì?

     Lúc đầu quan hệ trao đổi mang tính ngẫu nhiên, nhưng dần dần trở thành quá trình đều đặn và từ nhược điểm của nó đã dẫn đến xuất hiện hình thái thứ hai.

     ? Từ VD (trang 18) em có nhận xét gì và hiểu như thế nào về hình thái giá trị đầy đủ?

     ? Em chỉ ra sự giống và khác nhau giữa hình thái giản đơn và hình thái đầy đủ?

     ? Nhược điểm của h.thái đầy đủ là gì?

(người có gà cần đổi lấy thóc nhưng người có thóc không muốn đổi gà mà muốn đổi sắn…)

      Khi SX và trao đổi H2 phát triển hơn đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung, khi đó hình thái thứ ba xuất hiện.

Từ VD SGK trang 19

     ? Hàng hoá đóng vai trò vật ngang giá chung là gì?

     ? Giải thích quá trình trao đổi hàng hoá với vật ngang giá chung?

     ? N.điểm của hình thái chung là gì?

     Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển hơn nữa, đặc biệt là khi phạm vi trao đổi được mở rộng nó đòi hỏi phải có vật ngang giá thống nhất, nhỏ, gọn, có giá trị…

     ? Khi nào thì hình thái tiền ra đời?

     ? Tại sao vàng, bạc lại có được vai trò là tiền tệ?

     ? Em hãy phân tích hai thuộc tính của vàng?

     ? Qua các hình thái của tiền, vậy bản chất của tiền là gì?

      GV cần nêu một số VD thực tiễn khi phân tích chức năng cần chú nhiều đến chức năng thước lần lượt từng chắc năng cảu tiền và trong năm đo giá trị.

      ? Em hiểu thế nào là chức năng thước đo giá tr? Lấy VD minh hoạ? Giá cả H2 được q.định bởi các yếu tố nào?

 

      ? Em hiểu thế nào là chức năng phương tiện lưu thông? lấy VD minh hoạ?

      ? Em hiểu thế nào là chức năng phương tiện cất tr? lấy VD minh hoạ?

(đây là trong những nguyên nhân lạmphát)

     ? Em hiểu thế nào là chức năng phương tiện thanh toán? lấy VD minh hoạ?

     ? Em hiểu thế nào là chức năng phương tiện tiền t thế giới? lấy VD minh hoạ? chức năng này xuật hiện khi nào?

       ? VND có được coi là tiền tệ thế giới không?

     ? Để thực hiện chức năng này phải là những loại tiền nào?

    GV giúp HS năm được nội dung quy luật lưu thông tiền tệ bằng cách đưa ra công thức sau đó giải thích cho HS

      ? Tại sao lưu thông tiền tệ lại do lưu thông hàng hoá quyết định?

     ? T.sao M lại tỉ lệ thuận với tổng số giá cả của hàng hoá đem ra lưu thông?

     ? T.sao M lại tỉ lệ ngịch với V?

      ? Theo em khi nào thì xẩy ra hiện tượng lạm phát?

      ? Khi xẩy ra lạm phát thì dẫn đến hậu qu gì?

     ? T.sao nói tích cực gửi tiền vào ngân hàng là ích nước, lợi nhà?

2. Tiền tệ.

a. Nguồn gốc và bản chất của tiền.

* Nguồn gốc

- Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên

+ Trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng

+ Xuất hiện khi xã hội nguyên thuỷ tan rã

+ VD  1 con gà         =         10 kg chè khô

H. thái tương đối               H. thái ngang giá

+ Nhược điểm: chưa tính đến thời gian hao phí để làm ra sản phẩm (G.trị H2)

- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng

+ VD  1 con gà  =   10 kg thóc

                          =  2 kg chè khô

                          =   20 kg sắn

+ Trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng

+ Đã tính đến giá trị của hàng hoá (SS G.trị hàng hóa A khi trao đổi với hàng hóa B)

+ Một H2 có thể trao đổi với nhiều H2 khác

 

- Hình thái chung

+ VD   SGK

+ G. trị H2 được thể hiện ở một H2 đóng vai trò vật ngang giá chung tức trao đổi gián tiếp

+ Nhược điểm: Vật ngang giá chung chưa cố định ở một H2 nào cả, còn cồng kềnh, hao mòn, khó di chuyển.

- Hình thái tiền

+ VD   SGK

+ Vàng, bạc làm vật ngang giá chung cho mọi sự trao đổi.

. Thứ nhất: Vàng là H2 nên nó có hai thuộc tính (G.trị và G.trị Sdụng)

. Thứ hai: Thuộc tính tự nhiên: thuần nhất, ít hư hỏng, dễ chia nhỏ, có giá trị.

Như vậy: tiền xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi H2.

- Bản chất của tiền

+ Là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung

+ Biểu hiện mqhệ giữa những người SX H2

b. Chức năng của tiền

- Thước đo giá trị

+ Dùng để đo lường

+ Là biểu hiện G.trị H2

+ G. cả H2 được Q.định bởi các yếu tố

. G.trị hàng hoá

. G.trị tiền tệ

. Q.hệ cung cầu

+ VD 1kg chè khô  = 30.000đ

- Phương tiện lưu thông

+ Tiền đóng vai trò là môi giới trong trao đổi H2 vận động theo công thức  H – T – H

     . H – T là bán

     . T – H là mua

+ VD H – T – H  (cụ thể)

- Phượng tiện cất trữ

+ Tiền được rút ra khỏi lưu thông

+ VD Vàng, bạc, tiền giấy,

- Phương tiện thanh toán

+ Dùng để chi trả sau khi mua bán như: mua hàng, trả nợ, nộp thuế...

+ Cách thanh toán:  Tiền mặt

                                 Chuyển tài khoản

                                 Thẻ ATM

- Tiền tệ thế giới

+ Xuất hiện khi trao đổi hàng hoá vượt qua biên giới quốc gia

+ Phải là tiền vàng, bạc hoặc tiền được công nhận là p.tiện thanh toán quốc tế

c. Quy luật lưu thông tiền tệ

- Lưu thông tiền tệ do lưu thông H2 q.định

                                                                P x Q

- CT (q.luật lưu thông tiền giấy)  M =

                                                                   V

M: S.lượng tiền cần cho lưu thông

P: Giá của một đơn vị hàng hóa

Q: S.lượng hàng hóa đem ra lưu thông

V: Vòng luân chuyển T.bình của một đ.vị H2

+ M tỉ lệ thuận với P, Q

+ M tỉ lệ ngịch với V

- Lạm phát

+ S.lượng tiền vượt qua khối lượng H2 thực tế trong xã hội

+ Hậu quả: giá cả hàng hóa tăng, sức mua của tiền giảm, đời sống nhân dân khó khăn, quản lý nền kinh tế của nhà nước kém...

 

 

 

4. Củng cố.

- Hệ thống kiến thức trọng tâm của tiết

- Cho HS trả lời câu hỏi

- Lạm phát (chỉ xuất hiện ở tiền giấy)

+ Tiền giấy chỉ là kí hiệu của G.trị

+ S.lượng tiền vượt qua khối lượng H2 thực tế trong xã hội

- Khi xảy ra lạm phát thì ai có lợi, hại?

          Người nắm giữ H2, người đi vay có lợi. Còn người có thu nhập và nắm giữ tiền, người cho vay là thiệt…

5. Dặn dò nhắc nhở.

          Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị mới trước khi đến lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án số: 05                                                    Ngày soạn: 01- 09-2011                                                     Tuần thứ: 05

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài2 : HÀNG HÓA - TIỀN TỆ - THỊ TR­ƯỜNG    (Tiết 3)

 

I.  Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 3 bài 2 học sinh cần nắm đư­ợc

1. Về kiến thức

- Nắm được khái niệm, các chức năng của thị trường.

- Thấy được vai trò của thị trường đối với sự phát triển KT-XH ở nước ta hiện nay.

2. Về kĩ năng

- Phân tích được các khái niệm và mối quan hệ giữa các nội dung chủ yếu.

- Biết vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn, giải thích được một số vấn đề thực tiễn có liên quan bài học.

3. Về thái độ

- Thấy được tầm quan trong của thị trường đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

- Tôn trong quy luật của thị trường và có khả năng thích ứng với CCTT.

II. Tài liệu và ph­ương tiện dạy học.

- SGK, SGV GDCD 11

- Câu hỏi tình huống

- SKG KTCT Mác-Lênin

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Em hãy trình bày nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền?

?  Viết công thức QLLT tiền tệ? Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống?

3. Học bài mới

Sản xuất hàng hoá là để bán, do đó nó luôn gắn liền với thị trường. Vậy thị trường là gì? thị trường có vai trò và chức năng gì?

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     Giaos viên tiến hành cho học sinh thảo luận theo đơn vị lớp bằng hệ thống câu hỏi để HS tìm ra nội dung thị trường.

     Giáo viên làm rõ sự xuất hiện và phát triển của thị trường gắn liền với sự ra đời và phát triển của SX và lưu thông hàng hoá

     ? Bằng thực tế trong xã hội, em hiểu như thế nào về thị trường?

     ? Theo em thị trường xuất hiện và phát triển từ khi nào?

     ? Theo em nơi nào diễn ra việc trao đổi mua – bán?

(trao đổi mua – bán hàng hoá gắn với không gian, thời gian nhất định)

 

     ? Em lấy VD về thị trường theo đối tượng giao dịch mua – bán?

     ? Em lấy VD về thị trường theo Vai trò của các đối tượng mua – bán?

     ? Em lấy VD về thị trường theo cơ chế vận hành mua – bán?

     ? Em lấy VD về thị trường theo phạm vi mua – bán?

     ? Em lấy VD về thị trường giản đơn (hữu hình)?

(TT gạo, chè, cà phê…)

     ? Em lấy ví dụ về thị trường hiện đại (vô  hình)?

(TT chất xám, nhà đất, chứng khoán…)

     ? Theo em để hình nên thị trường thì cần phải có những nhân tố cơ bản nào?

      Giaos viên cần làm rõ các ch th kinh tế: người bán-người mua; cá nhân; doanh nghiệp; cơ quan; nhà nước...

     Trong nền kinh tế hàng hoá hầu hết sản phẩm đều được mua-bán trên thị trường. Do vậy không có thị trường thì không có SX và trao đổi hàng hoá. Vậy vai trò của thị trường được biểu hiện qua các chức năng sau.

     ? Em hiểu như thế nào là chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá?

     GV đặt vấn đđây là chức năng thứ hai của thị trường thông qua chức năng này thị trường thông tin cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.

     ? Thị trường cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường những thông tin gì?

     ? Thông tin của TT quan trọng như thế nào đối với người mua lẫn người bán?

     ? Theo em em yếu tố nào điều tiết kích thích sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hoá từ nơi này sang nơi khác?

     ? Phân tích ảnh hưởng của giá cả đối với người sản xuất, lưu thông và người tiêu dùng?

3. Thị trường.

a. Thị trường là gì.

- Theo nghĩa hẹp: là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán H2   VD: chợ, cửa hàng…

- Theo nghĩa rộng: là tổng thể các mqhệ cạnh tranh, cung cầu, giá cả, giá trị…

- Khái niệm TT: là lĩnh vực trao đổi mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hành hóa dịch vụ.

- TT ra đời, phát triển cùng với sự ra đời, phát triển của SX và lưu thông hàng hoá.

- Phân loại thị trường

+ Theo đối tượng giao dịch mua bán: có TT từng loại hàng hoá, dịch vụ

+ Theo vai trò của các đối tượng mua bán: có TT các yếu tố sản xuất, thị trường vốn, lao động, KHCN

+ Theo cơ chế vận hành:thị trường tự do, cạnh tranh, thị trường tự do gắn với điều tiết của c.phủ

+ Theo phạm vi: thị trường địa phương, khu vực, trong nước, nước ngoài

- Các nhân tố của thị trường

   . Hàng hoá

    . Tiền tệ

    . Người mua – bán gồm: quan h H-T, Mua bán, Cung cầu, Giá c - hàng hoá

- KN TT: SGK (trang 23)

b. Các chức năng của TT

- Chức năng thực hiện (thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.

+ Hàng hoá bán được tức là xã hội thừa nhận hàng hóa đó phù hợp nhu cầu của thị trường thì giá trị của nó được thực hiện.

+ Hàng hoá bán được người SX có tiền, có lãi thì lại tiếp tục SX và mở rộng SX.

- Chức năng thông tin.

+ Cung cấp thông tin về những biến động của nhu cầu xã hội.

+ Những thông tin thị trường cung cấp: quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua - bán.

+ Giúp cho người bán đưa ra quyết định kịp thời và người mua sẽ điều chỉnh việc mua cho phù hợp.

- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế SX và tiêu dùng.

+ Sự biến động của cung – cầu trên thị trường điều tiết kích thích các yếu tố SX.

+ Đối với người SX: giá cao thì tăng sản xuất và ngược lại.

+ Đối với lưu thông: điều tiết hàng hoá và dịch vụ theo giá.

+ Đối với người tiêu dùng: giá cao thì giảm mua và ngược lại

4. Củng cố.

- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết và của toàn bài

- Cho học sinh trả lời và làm bài tập cuối bài học

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà làm các bài tập còn lại, học bài cũ và chuẩn bị bài 3 trước khi

 

Giáo án số: 06                                                  Ngày soạn: 08 – 09 - 2011                                                    Tuần thứ: 06

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ L­ƯU THÔNG H2   (Tiết 1)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 học sinh cần nắm đ­ược

1. Về kiến thức

- Nêu đ­ược nội dung cơ bản của quy luật giá trị.

- Nêu đ­ược những tác động của quy luật giá trị.

2. Về kĩ năng

- Biết phân tích nội dung và tác động của quy luật giá trị.

- Giải thích được ảnh hưởng của giá cả TT đến cung cầu của một loại H2 ở địa phương.

3. Về thái độ

Có ý thức tôn trọng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.

II. Tài liệu và ph­ương tiện dạy học.

- SGK, SGV GDCD 11

- Bài tập và câu hỏi tình huống GDCD 11,

- SGK KTCT Mác-Lênin 

III. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

        ? Em hiểu thế nào về thị trường? Lấy ví dụ ở địa phương em?

        ? Thị trường có các chức năng cơ bản nào?

3. Học bài mới

Tại sao trong nền kinh tế lại có hiện tượng: lúc thì mở rộng sản xuất và ngược lại hay có lúc có quá nhiều H2 và ngược lại. Những hiện tượng này là ngẫu nhiên hay do quy luật kinh tế nào chi phối.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     Trong mục này giáo viên cần làm cho học sinh nêu được nội dung và phân tích được biểu hiện của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.

     ? Theo em sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên thời gian LĐXHCT hay thời gian lao động cá biệt?

   ND quy luật giá trị được biểu hiện trong sản xuất và lưu thông hàng hoá vì vậy giáo viên phân tích biểu hiện của nội dung này tron hai lĩnh vực sản xuất và lưu thông

     ? Cho học sinh đọc và giải thích ví dụ trong sách giáo khao trang 28.

   + Người SX 1 = 10 giờ

   + Người SX 2 = 8 giờ

   + Người SX 3 = 12 giờ

     Trong đó TGLĐXHCT = 10 giờ

 

     ? Vậy trong 3 trường hợp trên, trong trường hợp nào người sản xuất mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất?

     ? Tại sao quan hệ H – T lại là biểu hiện của mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng?

     ? Theo em việc trao đổi hàng hóa A với hàng hóa B phải dựa trên cơ sở nào?

     ? Sự vận động của giá  cả hàng hoá diễn ra như thế nào?

      Nếu xem xét không phải là một hàng hoá mà là tổng hàng hoá và trên phạm vi toàn xã hội.

     ? Vậy em  hiểu quy luật giá trị là gì?

     ? Theo em tai sao quy luật giá lại tác động đến điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá?

  ? Nếu hàng hoá A có g.cả > g.trị thì?

  ? Nếu hàng hoá A có g.cả < g.trị thì?

  ? Nếu hàng hoá A có g.cả = g.trị thì?

     ? Vậy tác động tích cực của việc điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá là gì? em hãy lấy ví dụ?

     ? Tại sao quy luật giá trị lại kích thích LLSX pt và NSLĐ tăng lên?

     ? Tại sao cạnh tranh lai làm cho LLSX ngày càng phát triển?

     ? Em hãy nhận xét và giải thích ví dụ trong sách giáo khoa trang 30-31?

     ? Tại sao quy luật giá trị lại có tác động đến sự phân hoá giàu-nghèo giữa những người sản xuất kinh doanh?

    ? Em hãy chỉ ra tính tích cực và hạn chế của tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?

 

1. Nội dung của quy luật giá trị

- Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở TGLĐXHCT

- Giá trị xã hội của hàng hoá = Giá trị tư liệu sản xuất + Giá trị sức lao động + lãi.

* Trong lĩnh vực sản xuất.

- TGLĐCB  =  TGLĐXHCT (thực hiện đúng quy luật giá trị)

- TGLĐCB  <  TGLĐXHCT (thực hiện tốt quy luật giá trị)

- TGLĐCB  >  TGLĐXHCT (vi phạm quy luật giá trị)

- Vì vậy: quan hệ hàng-tiền là hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa người sx và tiêu dùng.

* Trong lĩnh vực lưu thông.

- Việc trao đổi hàng hoá phải dựa trên nguyên tắc TGLĐXHCT hay ngang giá.

- Q.luật gía tr yêu cầu => tổng giá cả hàng hoá sau khi bán = tổng giá trị hàng hoá trong sản xuất

* Trên thị trường.

Giá cả cao hặc thấp => do ảnh hưởng của cạnh tranh, cung – cầu.

- Như vậy: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế chi phối sự vận động của mối quan hệ giữa TGLĐCB và TGLĐXHCT của hàng hóa trong sản xuất và lưu thông hang hóa.

2. Tác động của quy luật giá trị.

a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

- Giá cả > giá trị  thì bán chạy có lãi và mở rộng sản xuất.

- Giá cả < giá trị thì lỗ vốn tức thu hẹp sản xuất hoặc không san xuất hoặc chuyển sang nghề khác

- Giá cả = giá trị có thể tiếp tục sản xuất

     Như vậy: thu hút hàng hóa từ nơi có gía cả thấp đến nơi có giá cao từ => cân bằng hàng hóa giữa các vùng.

b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.

       Năng suất lao động tăng thì lợi nhuận tăng => cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề, sử dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.

c. Phân hoá giầu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa..

- Người sản xuất có giá trị cá biệt thấp hơn hoặc bằng giá trị xã hội thì có lãi => mua sắm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật => Người đó phát tài, giàu có

- Người sản xuất có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội thì => Người đó thua lỗ, phá sản…=> nghèo đi.

Như vậy: quy luật giá trị có tác dụng bình tuyển, đánh giá người sản xuất.

 

 

4. Củng cố.

- Hệ thống kiến thức trọng tâm của tiết học

- Cho học sinh trả lời một số câu hỏi trong sách giáo khoa, liên hệ với thực tế địa phương

5. Dăn dò nhắc nhở.

Về nhà làm các bài tập cuối bài
 

 

 

Giáo án số: 07                                                  Ngày soạn: 16 09 - 2011                                                    Tuần thứ: 07

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG H2  (Tiết 2)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 2học sinh cần nắm đ­ược

1. Về kiến thức

Nêu được một số ví dụ về sự vận động quy luật giá trị khi vận dụng trong sản xuất và lưu thông hàng hoá của Nhà nước.

2. Về kĩ năng

Biết vận dụng quy luật giá trị để giải thích một số hiện tượng kinh tế gần gũi trong cuộc sống.

3. Về thái độ

Tôn trọng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá ở nước ta.

II. Tài liệu và ph­ơng tiện dạy học.

-  SGK, SGV GDCD 11

-  SGK KTCT Mác-Lênin

-  Những nội dung có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Em hãy chỉ ra những tác động của quy luật giá trị?

3. Học bài mới

Chúng ta đã biết quy luật giá có những tác tích cực đến sản xuất và lưu thông hàng hoá tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng có những tác động cực nhất định đến SX và lưu thông hàng hoá. Vậy Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng quy luật đó như thế nào vào nền kinh tế nước ta hiện nay.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

  Cho học sinh đọc hai ví dụ trong sách giáo khoa trang 32.

  Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận lớp về việc vận dụng quy luật giá trị của Nhà nước ta.

     ? Từ hai ví dụ đó em hãy cho biết những thành tựu kinh tế nước ta sau khi thực hiện đổi mới nền kinh tế?

     ? Sự vận dụng quy luật giá trị được biểu hiện như thế nào?

     ? Làm thế nào để phát huy yếu tố tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của quy luật giá trị?

     ? Sự phân hoá giàu nghèo và những tiêu cực của xã hội hiện nay là gì?

     ? Vì sao nền kinh tế thị trường ở nước ta phải định hướng XHCN?

     ? Mục tiêu kinh tế cần thực hiện của nước ta hiện nay là gì?

   GV: tổ chức cho HS thảo luận về việc vận dụng quy luật giá trị của công dân.

     ? Em hãy phân tích ví dụ trong sách giáo khoa trang 33 và rút ra kết luận gì?

     ? Về phía công dân phải vận dụng quy luật giá trị như thé nào?

     ? Theo em khi nước ta gia nhập WTO nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì?

3. Vận dụng quy luật giá trị

a. Về phía Nhà nước

 

- Đổi mới nền kinh tế thông qua xây dựng và phát triển mô hình KTTT định hướng XHCN.

 

- Ban hành và sử dụng pháp luật, các chính sách KT để phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá từ đó nâng cao đời sống nhân dân.

 

- Thực thi chính sách xã hội và sử dụng thực lực kinh tế của Nhà nước để điều tiết thị trường nhằm hạn chế phân hoá giàu nghèo cũng như tiêu cực của xã hội.

 

b. Về phía công dân

 

- Giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng.

 

- Điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng, cơ cấu ngành sao cho phù hợp với nhu cầu trong và ngoài nước.

 

- Đổi mới KT-CN, hợp lí hoá sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hoá…

 

 

 

4. Củng cố.

- Hệ thống lại những kiến thức trọng tâm của toàn bài.

- Có ý kiến cho rằng năng xuất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một hàng hoá tăng lên. Điều đó đúng hay sai?

T.Lời: NSLĐ tăng làm cho TGLĐXHCT để sản xuất giảm vì vậy NSLĐ tăng thì giá trị của hang hóa giảm và ngược lại => giá trị tỷ lệ nghịch với NSLĐ.

5. Dặn dò nhắc nhở

Về nhà trả lời các câu hỏi cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án số: 08                                                  Ngày soạn: 22 09 - 2011                                                    Tuần thứ: 08

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 4: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ

I. Mục tiêu bài học.

Học xong bài này học sinh cần nắm đ­ược

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

- Hiểu được mục đích và tính hai mặt của cạnh tranh.

2. Về kĩ năng

- Phân biệt được mặt tích cực và hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.

- Nhận xét được tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông H2 ở địa phương.

3. Về thái độ

Ủng hộ các biểu hiện tích cực, phê phán tiêu cực của cạnh tranh.

II. Tài liệu và ph­ương tiện dạy học.

-  SGK, SGV GDCD 11

-  SGK KTCT Mác-Lênin

-  Những nội dung có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Em hãy trình bày nội dung và tác động của quy luật giá trị được Nhà nước và công dân vận dụng như thế nào ở nước ta hiện nay?

3. Học bài mới

Trên TT ta thường gặp những hiện tượng ganh đua, giành giật giữa những người bán, người mua, người sản xuất với nhaunhững hiện tượng đó có cần thiết hay không? Nó tốt hay xấu và cần được giải thích như thế nào? Đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

    Giáo viên đặt vấn đề qua các câu hỏi để học sinh nắm được đơn vị kiến thức.

     ? Em hiểu như thế nào là cạnh tranh?

     ? Tại sao nói cạnh tranh là sự cần thiết khách quan trong sản xuất và lưu thông hành hóa?

     Giáo viên viên giợi ý thêm để học sinh phân biệt được cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.

     ? Em hiểu như thế nào là cạnh tranh lành mạnh và CT không lành mạnh?

(Đúng PL và không đúng PL)

     ? Theo em có những nguyên nhân nào dẫn đến cạnh tranh?

      Hai nguyên nhân này là hai điều kiện cần và đủ để cạnh tranh hình thành, tồn tại, phát triển và trở thành một quy luật kinh tế khách quan trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

     ? Theo em giữa các chủ thể kinh tế diễn ra cạnh tranh nhằm mục đích gì?

     ? Để đạt được mục đích, những người tham gia cạnh tranh thoong qua các loại cạnh tranh nào?

     ? Bản chất cạnh tranh về mặt xã hội được thể hiện như thế nào?

     ? Bản chất cạnh tranh về mặt chính trị được thể hiện như thế nào?

      Cạnh tranh có nhiều loại  tuỳ theo các căn cứ khác nhau mà người ta chia ra thành các loại cạnh tranh

      Giaos viên tổ chức cho học sinh cả lớp thảo luận về nội dung các loại cạnh tranh bằng cách đưa ra các câu hỏi

 

    Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá hoạt động cạnh tranh đều có tính hai mặt của nó.

     ? Em hãy chỉ ra mặt tích cực của cạnh tranh và lấy ví dụ minh hoạ?

     ? Em hãy chỉ ra mặt tiêu cực của cạnh tranh và lấy ví dụ minh hoạ?

 

1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

 

a. Khái niệm cạnh tranh.

- KN: là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu thụ hàng hóa.

 

b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

- Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập.

- Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau

2. Mục đích của cạnh tranh.

- Nhằm giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.

 

- Mục đích thể hiện:

+ Giành nguyên liệu và các nguồn lực khác

+ Giành ưu thế về KHCN

+ Giành thị trường, nơi đầu tư...

+ Giành ưu thế về chất lượng, giá cả, bảo hành...

- Bản chất của cạnh tranh:

+ Bản chất kinh tế: phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong việc giải quyết lợi ích KT (lợi nhuận)

+ Bản chất xã hội: thể hiện ở đặc điểm kinh doanh và uy tín (thương hiệu)

+ Bản chất chính trị: do tính chất của nhà nước chi phối (điều tiết)

 

 

3. Tính hai mặt của cạnh tranh.

 

a. Mặt tích cực của cạnh tranh.

- Kích thích LLSX, KHCN phát triển, năng xuất lao động tăng lên.

- Khai thác tốt các nguồn lực

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hàng hóa có sức mạnh cạnh tranh

b. Mặt hạn chế của cạnh tranh.

- Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.

- Sử dụng thủ đoạn phi pháp, bất lương

- Gây rối loạn thị trường

 

4. Củng cố.

- Hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài

- Hướng dẫn học sinh trả lời và làm bài tập trong phần cuối bài học trang 42

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà làm bài tập, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án số: 09                                                  Ngày soạn: 30 09 - 2011                                                    Tuần thứ: 09

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 5: CUNG - CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ L­ƯU THÔNG HÀNG HOÁ

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong bài này học sinh cần nắm đ­ược

1. Về kiến thức

- Nêu đ­ược khái niệm, mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và l­ưu thông hàng hoá.

- Nêu đ­ược sự vận dụng quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

2. Về kĩ năng

Biết giải thích ảnh h­ưởng của giá cả thị tr­ường đến cung – cầu của một loại sản phẩm ở địa ph­ương.

3. Về thái độ

    Có ý thức tìm hiểu mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và l­ưu thông hàng hoá.

II. Tài liệu và ph­ương tiện dạy học.

   - SGK, SGV GDCD 11

   - Bài tập và câu hỏi tình huống GDCD 11, sơ đồ, bảng biểu

III. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

        Em hãy nêu nguyên nhân và mục đích của cạnh tranh? chỉ ra tính hai mặt của cạnh tranh trên thị trư­ờng?

3. Học bài mới

Cung - cầu có mối quan hệ như thế nào? tại sao người sản xuất và kinh doanh lại phải dựa trên mối quan hệ cung cầu, khi nào người sản xuất và người tiêu dùng có lợi? để làm sáng tỏ nội dung này chúng ta cùng đi tim hiểu bài 5.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức cần đạt

     Con người muốn tồn tại và phát triển thì phải lao động SX tạo ra vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình và nhu cầu của người khác

    ? Theo em mục đích của sản xuất hàng hoá để làm gì?

   ? Khi sản phẩm trở thành H2 trên thị tr­ường thì xuất hiện mối quan hệ gì?

( Mối quan hệ cung – cầu)

       Do sự phân công lao động cho nên mỗi  ngư­ời làm ra một hoặc một vài sản phẩm, như­ng nhu cầu của con ngư­ời thì nhiều vì vậy con ng­ười phải trao đổi hàng hoá với nhau từ đó xuất hiện cầu về hàng hoá.

      Giáo viên đưa ra sơ đồ về Cầu  cho HS đọc  khái  niệm  Cầu để học sinh nắm được khái niệm Cầu.

     ? Nhìn vào sơ đ em hiểu thế nào là Cầu?

     ? Theo em tại sao Giá c và số lượng Cầu lại t l nghịch với nhau?

     ? Theo em có những yếu tố nào tác động đến Cầu?

     ? Trong các yếu tố đó thì yếu tố nào quan trọng nhất?

    ? Theo em có những loại nhu cầu nào?

    ? Em mơ ­ước có một chiếc ô tô, vậy đấy có phải là nhu cầu hay không? vì sao?

     Cung hàng hoá tức đáp ứng nhu cầu về hàng hoá của ngư­ời tiêu dùng

   Giáo viên đưa ra sơ đồ về Cung  cho HS đọc khái niệm Cung để học sinh nắm được khái niệm Cung.

     ? Nhìn vào sơ đ em hiểu thế nào là Cung?

    ? Theo em có những yếu tố nào tác động đến Cung?

    ? Trong các yếu tố đó thì yếu tố nào là quan trọng nhất?

     Thông qua sơ đồ GV phân tích cho HS nắm được mqhệ Cung - Cầu. Nhìn vao sơ đồ ta thấy người mua (đg Cầu) người bán (đg. Cung) họ gặp nhau tại (điểm I) tạo nên mqhệ Cung - Cầu.

 

    ? Ch th của mqh cung - cầu là ai? Và mối quan h nhằm xác đnh cái gì?

 

    ? Theo em Cung - Cầu tác động lẫn nhau như thế nào?

 

    ? Theo em Cung - Cầu ánh hưởng đến giá c th trường như thế nào?

 

    ? Theo em giá của th trường có ảnh hưởng như thế nào đến Cung - Cầu?

 

  Giáo viên giúp học sinh nắm được sự vận dụng quan hệ Cung - Cầu thích ứng của nhà nước, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dung.

 

    ? Theo em Nhà nư­ớc phải vận dụng mối quan hệ cung – cầu nh­ư thế nào?

 

     ? Theo em ng­ười sản xuất kinh doanh phải vận dụng mối quan hệ cung – cầu nh­ư thế nào?

 

     ? Theo em n­ời tiêu dùng phải vận dụng mối quan cung – cầu nh­ư thế nào?

1. Khái niệm Cung - Cầu

 

  Mục đích của sản xuất là để tiêu dùng và bán

a. Khái niệm Cầu               P

a: là đường Cầu                           đường cầu

 P: là mức giá cả thị trường

Q: số lượng Cầu                                         a

 

                                                                          Q                                                                                             - Khái niệm: là hàng hóa, dịch vụ mà ng­ười tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tư­ơng ứng với giá cả và thu nhập xác định.

      Lưu ý: Giá cả và số lương cầu tỉ lệ nghịch với nhau

- Yếu tố tác động đến cầu: Thu nhập, giá cả, thị hiếu, lãi suất, sức mua của đồng tiền…trong đó giá cả là yếu tố quan trọng nhất.

- Các loại nhu cầu: nhu cầu cho sx và cầu cho tiêu dùng nhưng nhu cầu phải có kh năng thanh toán

b. Khái niệm Cung          P

                                                          đường cung                                                       

b: là đường Cung

P: là mức giá c hành hoá                 b         

Q: là số lượng cung                                         

                                                                      Q

                                                                           

- Khái niệm: Là tổng khối l­ượng H2, DV mà ngư­ời SX sẽ sản xuất và sẽ bán ra trong một thời kì nhất định tư­ơng ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.

         Lưu ý: Giá cả và số lương cung tỉ lệ thuận với nhau

- Yếu tố tác động đến cung: Khả năng SX, NSLĐ, chi phí SX, giá cả, các yếu tố SX đ­ược sử dụng, sản l­ượng và chất lư­ợng các nguồn lực…Trong đó giá cả là yếu tố trọng tâm.

2. Mối quan hệ Cung - Cầu trong sản xuất và l­ưu thông hàng hoá.

          Thể hiện qhệ giữa người mua – bán, giữa sx – t.dùng => để xác định giá cả và số lượng hàng hoá.

                                                    Đường cầu

                                    P

                                                         I        Đường cung

 

 

 

                                                                           

                                                                              Q

 

- Cung – Cầu tác động lẫn nhau

+ Khi cầu tăng => mở rộng SX  =>  cung tăng

+ Khi cầu giảm => SX giảm =>  cung giảm

- Cung – Cầu ảnh h­ưởng đến giá cả thị trư­ờng

     + Khi Cung = Cầu thì giá cả = giá trị

     + Khi Cung > Cầu thì giá cả < giá trị

     + Khi Cung < Cầu thì giá cả > giá trị

- Giá cả ảnh hư­ởng đến Cung – Cầu

+ Giá cả tăng =>  mở rộng SX => cung tăng và cầu giảm khi thu nhập không tăng

+ Giá cả giảm => sản xuất giảm => cung giảm và cầu tăng mặc dù thu nhập không tăng

3. Vận dụng quan hệ Cung- Cầu

- Đối với nhà n­ước

+ Khi cung < cầu do khách quan, điều tiết bằng cách sử dụng lực l­ượng dự trữ để giảm giá và tăng cung

+ Khi cung < cầu do tự phát, đầu cơ, tích trữ thì điều tiết băng cách xử lí VPPL, sử dụng lực lượng dự trữ quốc gia để tăng cung

+ Khi  cung > cầu quá nhiều thì phải kích cầu nh­ư tăng l­ương, tăng đầu t­ư…để tăng cầu

- Đối với ngư­ời SX - KD

        + Cung > Cầu thì thu hẹp SX-KD

        + Cung < Cầu thì mở rộng SX-KD

- Đối với ngư­ời tiêu dùng

        + Cung < Cầu thì giảm mua

        + Cung > Cầu thì tăng mua

 

4. Củng cố

- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài

- Cho học sinh lấy ví dụ thực tế ở địa phư­ơng có liên quan đến bài học

- Các loại nhu cầu: Cầu cho sản xuất và cầu cho tiêu dùng. Nh­ưng nhu cầu phải có khả năng thanh toán

5. Dặn dò nhắc nhở

Về nhà ôn tập các bài đã học để giờ sau kiểm tra 1 tiết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án số: 10                                                 Ngày soạn: 03 10 - 2011                                                    Tuần thứ: 10

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

KIỂM TRA MỘT TIẾT

 

I. Mục tiêu kiểm tra.

   - Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn.

   - Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.

  - Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh.

II. Tiến trình lên lớp.

1. ổn định tổ chức lớp.

2. Nội dung kiểm tra.

 

Câu hỏi/Mức độ nhận biết

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Câu 1: So sánh sự khác nhau giữa kinh tế tự nhiên và kinh tế hành hoá? Sản phẩm  trở thành hàng  hoá cần phải có những điều kiện gì

Sản phẩm  trở thành hàng  hoá cần phải có những điều kiện gì

So sánh sự khác nhau giữa kinh tế tự nhiên và kinh tế hành hoá

 

20% tổng số điểm

= 2,0 điểm

= 1 điểm

= 1 điểm

 

Câu 2: Em hãy trình bày nội dung mối quan hệ cung - cầu? sự vận dụng quan hệ cung - cầu của nhà nươc, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Trình bày được nội dung quan hệ cung cầu

 

Lấy được ví dụ minh họa

60% tổng số điểm

= 6 điểm

= 5 điểm

 

= 1 điểm

Câu 3: Có ý kiến cho rằng năng xuất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị hàng hóa tăng lên. Điều đó đúng hay sai? Vì sao

 

 

Vận dụng kiến thức để giải quyết  nội dung câu hỏi

20% tổng số điểm

= 2,0 điểm

 

 

= 2 điểm

 

Câu 1: So sánh sự khác nhau giữa kinh tế tự nhiên và kinh tế hành hoá? Sản phẩm  trở thành hàng  hoá cần phải có những điều kiện gì?  (2 điểm)

-         So sánh kinh tế tự nhiên với kinh tế hàng hóa.

 

 

Kinh tế tự nhiên

Kinh tế hàng hóa

- Tự cung, tự cấp.

- Thỏa mãn nhu cầu của chính người sản xuất

- Sản phẩm làm ra để bán.

- Thỏa mãn nhu cầu người mua và bán.

- Điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa.

+ Do lao động tạo ra

+ Có công dụng nhất định

+ Khi tiêu dùng phải thông qua mua bán

Câu 2: Em hãy trình bày nội dung mối quan hcung - cầu? sự vận dụng quan hệ cung - cầu của nhà nươc, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?   (6 điểm)

a. Nội dung của quan hệ cung – cầu

          Thể hiện qhệ giữa người muangươì bán, giữa sản xuât – tiêu dùng => để xác định giá cả và số lượng hàng hoá.

- Cung – cầu tác động lẫn nhau              (1 điểm)

     + Khi cầu tăng =>   mở rộng sản xuất  =>   cung tăng

     + Khi cầu giảm =>   sản xuất giảm   =>     cung giảm

- Cung – cầu ảnh h­ưởng đến giá cả thị trư­ờng        (1 điểm)

     + Khi Cung = Cầu thì giá cả = giá trị

     + Khi Cung > Cầu thì giá cả < giá trị

     + Khi Cung < Cầu thì giá cả > giá trị

- Giá cả ảnh hư­ởng đến cung – cầu               (1 điểm)

+ Giá cả tăng  => mở rộng sản xuất  =>  cung tăng và cầu giảm khi thu nhập không tăng

+ Giá cả giảm  =>   sản xuất giảm  =>    cung giảm và cầu tăng mặc dù thu nhập không tăng

b.Vận dụng quan hệ cung- cầu

- Đối với nhà n­ước                      (1 điểm)

+ Khi cung < cầu do k.quan, điều tiết bằng cách sử dụng lực l­ượng dự trữ để giảm giá và tăng cung

+ Khi cung < cầu do tự phát, đầu cơ, tích trữ thì điều tiết băng cách xử lí VPPL, sử dụng lực lượng dự trữ quốc gia để tăng cung

+ Khi  cung > cầu quá nhiều thì phải kích cầu nh­ư tăng l­ương, tăng đầu t­ư…để tăng cầu

- Đối với ngư­ời sản xuất – kinh doanh         (1 điểm)

        + Cung > Cầu thì thu hẹp sản xuất – kinh doanh

        + Cung < Cầu thì mở rộng sản xuất – kinh doanh

- Đối với ngư­ời tiêu dùng                          (1 điểm)

        + Cung < Cầu thì giảm mua

        + Cung > Cầu thì tăng mua

 

Câu 3: Có ý kiến cho rằng năng xuất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị hàng hóa tăng lên. Điều đó đúng hay sai? Vì sao?   (2 điểm)

Năng xuất lao động tăng lên làm cho thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất giảm. Vì vậy năng xuất lao động tăng lên thì giá trị của hàng hóa giảm và ngược lại. Như vậy giá trị tỉ lệ nghịch với năng xuất lao động.

 

 

 

Giáo án số: 11                                                  Ngày soạn: 10 – 10 - 2011                                                    Tuần thứ: 11

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 6: CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC     (Tiết 1)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài này học sinh cần nắm đ­ược

1. Về kiến thức

- Học sinh nắm được khái niệm và tính tất yếu của CNH-HĐH.

- Học sinh nắm được tác dụng to lớn của CNH-HĐH ở nước ta.

2. Về kĩ năng

Hiểu được tình hình và trình độ CNH-HĐH ở các nước và ở nước ta.

3. Về thái độ

- Nâng cao lòng tin vào đường lối CNH-HĐH của Đảng và Nhà nước ta.

- Xác định đúng tinh thần, thái độ, trách nhiệm công dân

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

-  SGK, SGV GDCD 11

-  SGK KTCT Mác-Lênin

-  Những nội dung có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Học bài mới

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đồng thời xác định CNH-HĐH là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta. Vậy CNH-HĐH là gì

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Cho HS đọc phần “a-1”

     ? Bằng kiến thức lịch sử em hãy cho biết nhân loại đã trải qua mấy cuộc CM KHKT?

(Hai lần)

     ? Vậy cuộc CM KHKT lần I diễn ra vào khoảng thời gian nào? ở đâu?

     ? Vậy em hiểu thế nào là CNH?

     ? Bằng kiến thức lịch sử em hãy cho biết cuộc CM KHKT lần II diễn ra vào khoảng thời gian nào?

     ? Tác dụng của cách mạng kĩ thuật đối với Việt Nam trong áu trình xây dựng chủ nghĩa xã hội?

     ? Vậy em hiểu thế nào là hiện đại hoá

     ? Em hãy nêu những thành tựu cơ bản của CM KHKT lần I và II?

     Cho học sinh phân tích khái niệm và chia ra các ý chính của khái niệm.

     ? Nội dung của quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện được biểu hiện như thế nào?

     ? Phương pháp của qúa trình chuyển đổi căn bản toàn diện được thể hiện như thế nào?

     ? Mục đích của qúa trình chuyển đổi căn bản toàn diện được thể hiện như thế nào?

     Yêu cầu học sinh giải thích mối quan hệ CNH với HĐH. trong thời đại ngày nay tại sao đòi hỏi nước ta thực hiện công nghiệp hóa hiện đại.

     ? Theo em nước thực hiện CNH muộn, vậy muốn rút ngắn khoảng cách tụt hậu chúng ta phải thực hiện CNH như thế nào?

(nội sinh hoá và ngoại sinh hoá)

     ? Em hiểu thế nào là nội sinh hóa?

     ? Em hiểu thế nào là ngoại sinh hoá?

     ? Theo em tại sao nước ta phải lựu chọn và thực hiện CNH rút ngắn hiện đại?

     ? Em hãy cho biết thực trạng CSVCKT của nước ta hiện nay? C.ta phải làm gì?

     ? Theo em thu nhập ở nước ta cao hay thấp? So sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới về KT, KHKT? để rút ngắn khoảng cách tụt hậu đó c.ta phải làm gì?

     ? NSLĐ ở nước ta đã cao chưa? SP làm ra chủ yếu ở dạng nào? và chúng ta phải làm gì?

     ? Em hãy chứng minh tác dụng to lớn do CNH-HĐH mang lại?

             Sự phát triển của LLSX, QHSX

             Sự phát triển văn hoá XH

             Đối ngoại và AN-QP

     ? Em hãy liên hệ với thực tiễn ở địa phương do CNH-HĐH mang lại?

1. KN CNH-HĐH, tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH-HĐH đất nước.

a. Khái niệm CNH-HĐH.

- CM KHKT I: (30-TK XVIII ở Anh): chuyển từ LĐ thủ công sang LĐ cơ khí.

CNH: là chuyển từ hoạt động sản xuất thủ công là chính sang sử dụng phổ biến SLĐ dựa trên sự phát triển của CN cơ khí.

- CM KHKT II: (50-TK XX): chuyển từ lao động cơ khí sang tự động hoá.

HĐH: là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu KHCN vào quá trình SXKD và quản lí KTXH.

- Khái niệm CNH-HĐH: (SGK trang 50)

- Qua trình chuyển đổi căn bản toàn diện:

+ Nội dung: HĐKT và quản lí KTXH

+ Phương pháp: chuyển từ lao động thủ công sang công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại.

+ Mục đích: đạt năng xuất lao động cao

- Nước ta thực hiện CNH rút ngắn bằng hai cách:

+ Nội sinh hoá: ứng dụng thành tựu KHCN để tự tạo ra CSVC-KT

+ Ngoại sinh hoá: nhận chuyển giao KTCN từ các nước tiên tiến để xây dựng CSVC

- Căn cứ để thực hiện CNH rút ngắn:

+ Nhân loại đã trải qua hai CM KHKT

+ Thành tựu hơn 25 năm đổi mới

+ Xu hướng toàn cầu hoá và HNKTQT

+ Yêu cầu thu hẹp khoảng cách tụt hậu

 

b. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH-HĐH đất nước.

 

- Tính tất yếu khách quan của CNH-HĐH

+ Do yêu cầu phải xây dựng CSVCKT của CNXH.

+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về KT, KTCN.

+ Do yêu cầu phải tạo ra NSLĐ XH cao

 

- Tác dụng của CNH-HĐH.

+ Tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng và phát triển KTXH

+ Củng cố QHSX XHCN, tăng cường vai trò của Nhà nước

+ Tạo tiền đề phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Xây dựng kinh tế tự chủ và chủ động HNQT, tăng cường tiềm lực ANQP.

 

 

4. Củng cố.

- Hệ thống lại KT cơ bản của tiết

- Những tiền đề để tiến hành CNH-HĐH trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta.

+ Huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả

+ Nguồn nhân lực

+ Tiềm lực KHKT

+ Quan hệ KTĐN

+ Sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

5. Dăn dò nhắc nhở.

Về nhà trả lời các câu hỏi cuối phần bài học, học bài cũ và c.bị bài mới trước khi đến lớp

   Giáo án số: 12                                                  Ngày soạn: 15 – 10 - 2011                                                Tuần thứ: 12

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 6: CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 2 bài này học sinh cần nắm đ­ược

1. Về kiến thức

- Nêu được nội dung cơ bản của CNH-HĐH đất nước.

- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

2. Về kĩ năng

Biết xác định trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

3. Về thái độ

- Tin tưởng ủng hộ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về CNH-HĐH

- Phấn đấu học tập, rèn luyện để đáp ứng sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

-  SGK, SGV GDCD 11

-  SGK KTCT Mác-Lênin

-  Những nội dung có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Trình bầy KN CNH-HĐH? Tác dụng do CNH-HĐH đem lại? Tại sao nước ta lại thực hiện CNH rút ngắn?

3. Học bài mới

Giờ trước các em đã nắm được thế nào là CNH-HĐH và tác dụng của nó đem lại. Vậy CNH-HĐH có những nội dung gì và trách nhiệm của mỗi công dân đối với sự nghiệp CNH-HĐH ra sao?

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

 

Cho HS đọc phần 2 nhỏ trang 51 và 52

     ? Em hãy cho biết LLSX bao gồm những yếu tố nào?

     ? Theo em tại sao chúng ta phải phát triển mạnh LLSX? Em hãy lấy ví dụ và phân tích nội dung?

     ? Em hiểu thế nào là xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý? Tại sao chúng ta phải xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý?

     ? nước ta hiện nay đang xây dựng cơ cấu ngành kinh tế như thế nào?

     ? Bằng kiến thức Địa lý em cho biết nước ta hiện nay chia làm mấy vùng kinh tế?

     ? Nước ta hiện nay có mấy thành phần kinh tế?

     ? Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta hiện nay theo xu hướng nào?

 

     ? Tỉ trọng GDP trong cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta hiện nay được thể hiện như thế nào?

 

 

     ? Hiện nay ở nước ta xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra như thế nào?

 

 

   ? Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng những nội dung này trong sự nghiệp xây dựng đất nước? 

 

 

 

      Cho học sinh thảo luận chung cả lớp để tìm hiểu: Công dân có trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

     ? Trách nhiêm của công dân trong sự nghiệp CNH-HĐH xây dựng đất nước như thế nào?

 

     ? Liên hệ thực tiễn ở nước ta và địa phương về việc vận dụng kiến thức CNH-HĐH trong giai đoạn hiện nay?

2. Nội dung cơ bản của CNH-HĐH ở nước ta.

 

a. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

 

LLSX gồm: Người lao động và TLSX

  TLSX gồm: TLLĐ và ĐTLĐ

 

+ Chuyển t nền kinh tế dựa trên kĩ thuật th công sang kĩ thuật cơ khí

 

+ Áp dụng thành tựu KHCN vào các ngành kinh tế quốc dân.

 

+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

 

b. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và có hiệu quả.

- Cơ cấu kinh tế.

 

 

 

 

 

 

 

- Xu hướng chuyển dịch ngành KT từ cơ cấu NN sang cơ cấu CN sang cơ cấu CN-NN-DV hiện đại.

- Tỉ trọng phát triển cơ cấu ngành kinh tế trong GDP.

+ Tỉ trọng công nghiệp và DV ngày càng tăng

+ Tỉ trọng nông nghiệp ngày càng giảm

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

- Có nhận thức đúng về CNH-HĐH

- Có lựa chọn trong sản xuất – kinh doanh

- Tiếp thu thành tựu khoa học – công nghệ

- Ra sức học tập và rèn luyện

4. Củng cố.

- Hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết và toàn bài.

? Mục tiêu CNH-HĐH ở nước ta là gì?

     XD nước ta thành nước CN: CSVCKT hiện đại, CCKT hợp lý, QHSX tiến bộ

     Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng lên, ANQP đảm bảo

     XD XH công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà làm bài tập cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp

 

 

 

 

Giáo án số: 13 + 14                                         Ngày soạn: 28 – 10 - 2011                                           Tuần thứ: 13 + 14

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 7: THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN

VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÍ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC  (2 Tiết)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài này học sinh cần nắm đ­ược

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm thành phần kinh tế, tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.

- Hiểu được khái niệm, nội dung và vai trò của từng thành phần kinh tế ở nước ta.

2. Về kĩ năng

- Biết quan sát thực tiễn thấy được sự tồn tại và hoạt động của các thành phần kinh tế.

- Phân biệt được các thành phần kinh tế ở đại phương.

3. Về thái độ

  Tin tưởng ủng hộ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

-  SGK, SGV GDCD 11

-  SGK KTCT Mác-Lênin, câu hỏi tình huống

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước?

3. Học bài mới

Hiện nay hàng hoá nhiều, phong phú, đa dạng, chất lượng cao, giá cả hợp lý, đời sống nhân dân được cải thiện. Cuộc sống trong thời kì đổi mới có nhiều khởi sắc. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó? Đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

       Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế đặc trưng bởi hình thức sở hữu nhất định về TLSX. Do đó thành phần kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định, trong đó căn cứ vào QHSX nào thống trị để xác định từng thành phần cụ thể.

     ? Vậy theo em  thành phần kinh tế có liên quan đến sở hữu gì? thể hiện mối quan hệ giữa cái gì?

    Từ khái niệm thành phần kinh tế ta cần xem xét TPKT trên hai mặt.

     ? Khái niệm TPKT được xem xét trên mặt pháp lí được thể hiện như thế nào?

     ? Khái niệm TPKT được xem xét trên mặt kinh tế được thể hiện như thế nào?

(Mục đích và hiệu quả kinh tế như lợi nhuận, lợi tức, lợi tức cổ phần, địa tô…)

     ? Theo em ở nước ta hiện nay có mấy hình thức sở hữu? em hiểu như thế nào về các hình thức sở hữu đó?

     ? Tại sao trong thời kì quá độ đi lên CNXH ở nước ta lại tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần?

     ? Ở nước ta hiện nay có mấy thành phần kinh tế?

 

     Cho học sinh đọc phần “b” trong sách giáo khoa trang 58 đến trang 60.

 

     ? Thành phần kinh tế nhà nước dựa trên hình thức sở hữu gì?

 

     ? Thành phần kinh tế nhà nướcvai trò như thế nào?

 

     ? Thành phần kinh tế nhà nước những hình thức nào?

 

    ? Thành phần kinh tế tập thể dựa trên hình thức sở hữu gì?

 

    ? Thành phần kinh tế tập thểvai trò như thế nào?

 

      ? Thành phần kinh tế tập thểnhững hình thức nào?

 

      ? Thành phần kinh tế tư nhân dựa trên hình thức sở hữu gì?

 

      ? Thành phần kinh tế tư nhânvai trò như thế nào?

 

     ? Thành phần kinh tế tư nhânnhững hình thức nào?

 

      ? Thành phần kinh tế tư bản nhà nước dựa trên hình thức sở hữu gì?

 

     ? Thành phần kinh tế tư bản nhà nướcvai trò như thế nào?

 

     ? Thành phần kinh tế tư bản nhà nướcnhững hình thức nào?

     ? Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dựa trên hình thức sở hữu gì?

     ? Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò như thế nào?

     ? Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có những hình thức nào?

1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.

 

a. Khái niệm thành phần KT và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần.

 

- Khái niệm thành phần kinh tế:

+ Có liên quan đến sở hữu TLSX và thể hiện mối quan hệ giữa con người với việc chiếm hữu tư liệu sản xuất.

+ Khái niệm: là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức Sở hữu nhất định về TLSX.

- Khái niệm được xem xét.

+ Pháp lí: quyền sở hữu về tư liệu sản xuất như: chi phối, quản lí, sử dụng, thừa kế, chuyển nhượng…

+ Kinh tế: gắn với mục đích và hiệu quả kinh tế của sở hữu tu liệu sản xuất.

- Các hình thức sở hữu:

     + Sở hữu nhà nước

     + Sở hữu tập thể

     + Sở hữu tư nhân

- Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành ở nước ta.

 

+ Về mặt lí luận: trong thời kì quá độ đi lên CNXH của bất cứ nước nào cũng tồn tại nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

+ Về mặt thực tiễn: số lượng thành phần kinh tế tuỳ từng nước, từng thời kì.

 

b. Các thành phần KT ở nước ta.

 

- Thành phần kinh tế nhà nước.

+ Khái niệm: Sở hữu nhà nước về TLSX

+ Vai trò: chủ đạo trong nền kinh tế

+ Hình thức: TNTN, ngân sách, NH NN, quỹ dự trữ, DN NN…

 

- Thành phần kinh tế tập thể.

+ Khái niệm: Sở hữu tập thể về TLSX

+ Vai trò: nền tảng trong nền kinh tế

+ Hình thức: HTX là nòng cốt dựa trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi

 

- Thành phần kinh tế tư nhân.

+ Khái niệm: Sở hữu tư nhân về TLSX và sử dụng lao động làm thuê.

+ Vai trò: phát huy nhanh và có hiệu quả sức lao động, tay nghề, thời gian lao động

+ Hình thức: Kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, doanh nghiệp tư nhân…

 

- Thành phần kinh tế tư bản nhà nước.

+ Khái niệm: Sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế NN với TBTN trong và ngoài nước.

+ Vai trò: thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lí, sản xuất kinh doanh

+ Hình thức: liên doanh giữa nhà nước với tư bản trong và ngoài nước…

- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Khái niệm: Sở hữu 100% vốn nước ngoài

+ Vai trò: thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lí, sản xuất kinh doanh

+ Hình thức: công ty, doanh nghiệp có 100% vốn của nước ngoài SX-KD ở Việt Nam

c. Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền KT nhiều thành phần.

- Tin tưởng, chấp hành đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.

- Tham gia lao động sản xuất ở gia đình

- Vận động người thân vào SX-KD

- Tổ chức SX-KD theo đúng pháp luật

- Chủ động tìm kiếm việc làm

 

4. Củng cố.

- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết và cho học sinh vẽ sơ đồ các TPKT

 

Chú ý: Vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

- Vai trò:    

+ Tổ chức quản lí các doanh nghiệp

+ Quản lí vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

- Sự cần thiết:  

+ Do nhà nước là chủ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất

+ Do yêu cầu phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu của kinh tế thị trường

- Mục tiêu:      

+ Tăng GDP và GNP / người

+ Tăng việc làm, giảm lạm phát

+ Cân bằng cán cân thanh toán trong nước và thế giới

- Công cụ:    

+ Kế hoạch hoá, pháp luật, chính sách

+ Thực lực kinh tế nhà nước, bộ máy hành pháp và tư pháp

- Chức năng: 

+ Định hướng sự phát tiển kinh tế xã hội

+ Tạo khuân khổ pháp lí, tạo môi trường chính trị, kinh tế xã hội

+ Quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện công bằng xã hội

5. Dặn dò nhắc nhở.

           Về nhà làm các bài tập còn lại ở cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án số: 15                                              Ngày soạn: 10 – 11 - 2011                                             Tuần thứ: 15

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

PHẦN II: CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI

Bài 8: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI  

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài này học sinh cần nắm đ­ược

1. Về kiến thức

- Hiểu được những đặc trưng cơ bản của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng.

- Nêu được tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam.

2. Về kĩ năng

Biết phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa CNXH với chế độ xã hội trước ở nước ta.

3. Về thái độ

Tin tưởng vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta, có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

- SGK, SGV GDCD 11

- SGK CNXH KH, sơ đồ, câu hỏi tình huống

- Những thông tin có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Em hãy trình bày các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay?

3. Học bài mới

CNXH là mục tiêu cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức xây dựng nói riêng và nhân dân thế giới nói chung. Vậy CNXH là gì? CNXH có gì khác với các chế độ xã hội trước đây? đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

 

     Cho học sinh đọc phần “b” và cùng nhau bàn luận về các đặc trưng đó sau đó giáo viên nêu câu hỏi gợi ý cho cả lớp thảo luận các câu hỏi.

     ? Theo em mục tiêu xây dựng đất nước  của Đảngnhân dân ta là gì?

     ? XH XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng do ai làm chủ? Tại sao?

     ? XH XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng có nề kinh tế như thế nào?

 

    ? XH XHCN mà nhân dân ta đang xây dung có nền văn hoá như thế nào?

     ? XH XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng thì con người được giải phóng như thế nào?

     ? Mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc trong nước ta có xẩy ra không? Tại sao?

     ? NN XHCN Việt Nam nhà nước của ai?  Vì sao?

     ? Nước ta thực hiện mối quan hệ với các nước theo nguyên tắc nào?

     ? Có quan điểm: nước ta vừa có CNXH vừa chưa có CNXH theo em đúng hay sai? Vì sao?

     Bàn về chủ nghĩa xã hội, Mac-Lênin khẳng định “tất cả các dân tộc sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là điều không thể tránh khỏi và đều phải trải qua thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

      Giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp thảo luận về tính tất yếu  khách quan lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

    ? Tại sao quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở VN lại là một tất yếu khách quan

    ? Ngay sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nước ta xây dựng theo chế độ nào? vì sao?

    ? Theo em, theo chủ nghĩa Mác-Lênin có mấy hình thức quá độ? Nước ta đi lên CNXH theo hình thức nào? phân tích bỏ qua cái gì và không bỏ qua cái gì?

    ? Trong thời kì quá độ ở Việt Nam có còn tồn tại cái cũ và cái lạc hậu không?cho ví dụ?

1. CNXH và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

a. CNXH là giai đoạn đầu của xã hội CSCN. (Giảm tải – đọc thêm)

 

b. Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam

- Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

- Do nhân dân lao động làm chủ

- Có nền kinh tế phát triển cao, LLSX hiện đại, công hữu về TLSX

- Có nền v.hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

- Con người được g.phóng khỏi áp bức bóc lột

- Các dân tộc trong nước đoàn kết, bình đẳng

- Nhà nước của dân, do dân, vì dân

- Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới

   Như vậy: nước ta vừa có chủ nghĩa xã hội vừa chưa có chủ nghĩa xã hội

 

2. Quá độ lên CNXh ở nước ta.

a. Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở VN

- Tính tất yếu:

+ Là việc làm đúng, phù hợp với điều kiện LS

+ Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân

+ Phù hợp với xu thế của thời đại

 

- Nước ta lựa chọn con đường XHCN vì:

+ Đất nước mới có độc lập thực sự

+ Xoá bỏ được áp bức, bóc lột

+ Nhân dâncuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển.

 

- Có hai hình thức quá độ:

+ Quá độ trực tiếp

+ Quá độ gián tiếp (bỏ qua CNTB-VN)

 

- Nước ta đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.

+ Bỏ qua: sự thống trị của quan hệ sản xuất và KTTT TBCN

+ Không bỏ qua: tiếp thu, kế thừa KHCN, văn hoá tiên tiến…

4. Củng cố.

- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết

- Cho học sinh trả lời các câu hỏi

+ Theo em trong 8 đ.trưng, đặc nào được thể hiện rõ nhất trong c.sống hiện nay ở nước ta?

(Đó là đặc trưng: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8)

- Cho học sinh thảo luận: Em hãy chỉ ra mặt tích cực và hạn chế ở XH nước ta hiện nay

+ Tích cực: có ĐCS lãnh đạo, NN của dân, do dân, vì dân,có truyền thống tốt đẹp, TNTN phong phú, chính trị ổn định, quan hệ rộng mở…

+ Hạn chế: Chiến tranh tàn phá, các thế lực thù địch chống phá, điểm xuất phát thấp, TNXH, tham ô, tham nhũng, hàng giả…

- Cho học tìm hiểu đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở VN.

+ Chính trị: Vai trò lãnh đạo của ĐCS, NN của dân, do dân, vì dân.

+ Kinh tế: LLSX phát triển ở trình độ thấp, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

+ Văn hoá: Tồn tại nhiều loại, nhiều khuynh hướng, còn tồn tại TT lạc hậu.

+Xã hội: có nhiều giai cấp, tầng lớp, đời sống giữa các vùng chưa đều, TNXH…

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà làm các bài tập cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi

Giáo án số: 16                                              Ngày soạn: 18 – 11 - 2011                                             Tuần thứ: 16

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

THỰC HÀNH: NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ HỌC

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết thực hành này học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

  Học sinh nắm và vận dụng được những nội dung bài học có liên quan đến thực tế địa phương

2. Về kĩ năng.

  Biết vận dụng những kiến thức đã học đơc và lý giải đựoc các hiện tưởng xảy ra ở địa phương.

3. Về thái độ.

Tin tưởng đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Tin tưởng vào khả năng của bản thân trong việc góp phần phát triển kinh tế đất nước

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  - SGK, SGV  GDCD 11

  -SGK tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD

  - Các SGK và kiến thức có liên quan đến chưng trình lớp 11

III. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Nội dung thực hành

- Nhắc lại một cách khái quát nội dung chương trình học kì I và nêu cách vận dụng vào thực tế.

- Định hướng cho học sinh nêu ra những câu hỏi thắc mắc có liên quan đến nội dung bài học

-Cho học sinh làm một số bài tập tình huống trong sách bài tập tình huống GDCD mà giáo viên đã lựa chọn.

    Giáo viên nhắc những kiến thức trọng tâm của chương trình và cách vận dụng vào thực tế

4 Dặn dò nhắc nhở.

     Về nhà học bài cũ , tiết sau ôn tập học kì I

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án số: 17                                              Ngày soạn: 24 – 11 - 2011                                             Tuần thứ: 17

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

 

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. Mục tiêu bài học.

  - Củng cố lại kiến thức cho học sinh từ đó giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học.

  - Hướng dẫn học sinh ôn tập, học bài và vận dụng kiến thức một cách có hệ thống và có hiệu quả.

  - Học sinh định hướng được việc ôn tập cũng như cách làm bài của học sinh

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 11

  - Bài tập tình huống, SGK KTCT, CNXHKH

  - Những tình huống học sinh có thể hỏi.

III. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Nội dung ôn tập

  - Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm, cơ bản của học kì I

  - Cho học sinh trao đổi những nội dung, những vấn đề đã học

  - Giáo viên trả lời những câu hỏi thắc mắc của học sinh

  - Đặt ra một số câu hỏi ở dạng kiểm tra

  - Định hướng cách làm bài kiểm tra cho học sinh

3. Dặn dò nhắc nhở.

  Về nhà ôn tập và tiết sau kiểm tra học kì I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án số: 18                                              Ngày soạn: 28 – 11 - 2011                                             Tuần thứ: 18

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

KIỂM TRA HỌC KÌ I

 

I. Mục tiêu kiểm tra.

  - Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn.

  - Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.

  - Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh.

II. Tiến trình lên lớp.

1. ổn định tổ chức lớp.

2. Nội dung đề kiểm tra kiểm tra.

 

ĐỀ THI SỐ 01

Câu hỏi/Mức độ nhận biết

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Câu 1: Em hãy nêu và phân tích các chức năng của thị trường

Nêu được các chức năng của thị trường

Phân tích được các chức năng của thị trường

Lấy được ví dụ

30% tổng số điểm

= 3,0 điểm

= 1 điểm

= 1 điểm

= 1 điểm

Câu 2: Em hãy trình bày nội dung mối quan hệ cung - cầu? sự vận dụng quan hệ cung - cầu của nhà nươc, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Trình bày được nội dung quan hệ cung cầu

 

 

50% tổng số điểm

= 5 điểm

= 5 điểm

 

 

Câu 3: Em hãy chỉ ra mặt tích cực và hạn chế ở xã hội nước ta hiện nay

 

 

Vận dụng kiến thức để giải quyết  nội dung câu hỏi

20% tổng số điểm

= 2,0 điểm

 

 

= 2 điểm

 

Câu 1: Em hãy nêu và phân tích các chức năng của thị trường?                         (3  điểm)

- Chức năng thực hiện (thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.               (1 điểm)

+ Hàng hoá bán được tức là xã hội thừa nhận hàng hóa đó phù hợp nhu cầu của thị trường thì giá trị của nó được thực hiện.

+ Hàng hoá bán được người sản xuất có tiền, có lãi thì lại tiếp tục SX và mở rộng SX.

- Chức năng thông tin.           (1 điểm)

+ Cung cấp thông tin về những biến động của nhu cầu xã hội.

+ Những thông tin thị trường cung cấp: quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua - bán.

+ Giúp cho người bán đưa ra quyết định kịp thời và người mua sẽ điều chỉnh việc mua cho phù hợp.

- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.          (1 điểm)

+ Sự biến động của cung – cầu trên thị trường điều tiết kích thích các yếu tố sản xuất.

+ Đối với người sản xuất: giá cao thì tăng sản xuất và ngược lại.

+ Đối với lưu thông: điều tiết hàng hoá và dịch vụ theo giá.

+ Đối với người tiêu dùng: giá cao thì giảm mua và ngược lại

Câu 2: Em hãy trình bày nội dung mối quan hệ cung - cầu? sự vận dụng quan hệ cung - cầu của nhà nươc, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?                                                                                                   (5 điểm)

a. Nội dung của quan hệ cung – cầu

          Thể hiện qhệ giữa người mua – ngươì bán, giữa sản xuât – tiêu dùng => để xác định giá cả và số lượng hàng hoá.

- Cung – cầu tác động lẫn nhau                                                                              (0.5 điểm)

     + Khi cầu tăng =>   mở rộng sản xuất  =>   cung tăng

     + Khi cầu giảm =>   sản xuất giảm   =>     cung giảm

- Cung – cầu ảnh h­ưởng đến giá cả thị trư­ờng                                                          (1 điểm)

     + Khi Cung = Cầu thì giá cả = giá trị

     + Khi Cung > Cầu thì giá cả < giá trị

     + Khi Cung < Cầu thì giá cả > giá trị

- Giá cả ảnh hư­ởng đến cung – cầu                                                                            (1 điểm)

+ Giá cả tăng  => mở rộng sản xuất  =>  cung tăng và cầu giảm khi thu nhập không tăng

+ Giá cả giảm  =>   sản xuất giảm  =>    cung giảm và cầu tăng mặc dù thu nhập không tăng

b.Vận dụng quan hệ cung- cầu

- Đối với nhà n­ước                                                                                                   (1.5 điểm)

+ Khi cung < cầu do khách quan, điều tiết bằng cách sử dụng lực l­ượng dự trữ để giảm giá và tăng cung

+ Khi cung < cầu do tự phát, đầu cơ, tích trữ thì điều tiết băng cách xử lí VPPL, sử dụng lực lượng dự trữ quốc gia để tăng cung

+ Khi  cung > cầu quá nhiều thì phải kích cầu nh­ư tăng l­ương, tăng đầu t­ư…để tăng cầu

- Đối với ngư­ời sản xuất – kinh doanh                                                                   (0,5 điểm)

        + Cung > Cầu thì thu hẹp sản xuất – kinh doanh

        + Cung < Cầu thì mở rộng sản xuất – kinh doanh

- Đối với ngư­ời tiêu dùng                                                                                         (0,5 điểm)

        + Cung < Cầu thì giảm mua

        + Cung > Cầu thì tăng mua

Câu 3: Em hãy chỉ ra mặt tích cực và hạn chế ở xã hội nước ta hiện nay?          (2 điểm)

+ Tích cực: có ĐCS lãnh đạo, NN của dân, do dân, vì dân,có truyền thống tốt đẹp, TNTN phong phú, chính trị ổn định, quan hệ rộng mở…

+ Hạn chế: Chiến tranh tàn phá, các thế lực thù địch chống phá, điểm xuất phát thấp, TNXH, tham ô, tham nhũng, hàng giả…

 

ĐỀ THI SỐ 02

Câu hỏi/Mức độ nhận biết

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Câu 1: Em hãy trình bày nội dung của các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay

Trình bày được nội dung của các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay

 

Lấy được ví dụ minh họa

50% tổng số điểm

= 5,0 điểm

= 4 điểm

 

= 1 điểm

Câu 2: Quy luật giá trị có tác động như thế nào trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá? Nội dung của các tác động đó

Nêu được các tác động của quy luật giá trị

Chỉ ra được nội dung cảu tác động của quy luật giá trị

 

20% tổng số điểm

= 2 điểm

= 1 điểm

= 1 điểm

 

Câu 3: Em hãy chỉ ra mặt tích cực và hạn chế ở xã hội nước ta hiện nay

 

 

Vận dụng kiến thức để giải quyết  nội dung câu hỏi

30% tổng số điểm

= 3,0 điểm

 

 

= 3 điểm

 

Câu 1: Em hãy trình bày nội dung của các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay?                                                                                                                             (5 điểm)

b. Các thành phần kinh tế ở nước ta.

- Thành phần kinh tế nhà nước.                                                                                 (1 điểm)

+ Khái niệm: Sở hữu nhà nước về TLSX

+ Vai trò: chủ đạo trong nền kinh tế

+ Hình thức: TNTN, ngân sách, NH NN, quỹ dự trữ, DN NN…

 

- Thành phần kinh tế tập thể.                                                                                      (1 điểm)

+ Khái niệm: Sở hữu tập thể về TLSX

+ Vai trò: nền tảng trong nền kinh tế

+ Hình thức: HTX là nòng cốt dựa trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi

 

- Thành phần kinh tế tư nhân.                                                                                    (1 điểm)

+ Khái niệm: Sở hữu tư nhân về TLSX và sử dụng lao động làm thuê.

+ Vai trò: phát huy nhanh và có hiệu quả sức lao động, tay nghề, thời gian lao động…

+ Hình thức: Kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, doanh nghiệp tư nhân…

 

- Thành phần kinh tế tư bản nhà nước.                                                                    (1 điểm)

+ Khái niệm: Sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế NN với TBTN trong và ngoài nước.

+ Vai trò: thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lí, sản xuất kinh doanh…

+ Hình thức: liên doanh giữa nhà nước với tư bản trong và ngoài nước…

- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.                                                       (1 điểm)

+ Khái niệm: Sở hữu 100% vốn nước ngoài

+ Vai trò: thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lí, sản xuất kinh doanh…

+ Hình thức: công ty, doanh nghiệp có 100% vốn của nước ngoài SX-KD ở Việt Nam

 

Câu 2: Quy luật giá trị có tác động như thế nào trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá? Nội dung của các tác động đó?                                                                (3 điểm)                              

a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.                                                              (1 điểm)

- Giá cả > giá trị  thì bán chạy có lãi và mở rộng sản xuất.

- Giá cả < giá trị thì lỗ vốn tức thu hẹp sản xuất hoặc không san xuất hoặc chuyển sang nghề khác

- Giá cả = giá trị có thể tiếp tục sản xuất

Như vậy: thu hút hàng hóa từ nơi có gía cả thấp đến nơi có giá cao từ => cân bằng hàng hóa giữa các vùng.

b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.          (1 điểm)

       Năng suất lao động tăng thì lợi nhuận tăng => cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề, sử dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.

c. Phân hoá giầu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.                            (1 điểm)

- Người sản xuất có giá trị cá biệt thấp hơn hoặc bằng giá trị xã hội thì có lãi => mua sắm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật => Người đó phát tài, giàu có

- Người sản xuất có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội thì => Người đó thua lỗ, phá sản…=> nghèo đi.

Như vậy: quy luật giá trị có tác dụng bình tuyển, đánh giá người sản xuất.

 

Câu 3: Em hãy chỉ ra mặt tích cực và hạn chế ở xã hội nước ta hiện nay?          (2 điểm)

+ Tích cực: có ĐCS lãnh đạo, NN của dân, do dân, vì dân,có truyền thống tốt đẹp, TNTN phong phú, chính trị ổn định, quan hệ rộng mở…

+ Hạn chế: Chiến tranh tàn phá, các thế lực thù địch chống phá, điểm xuất phát thấp, TNXH, tham ô, tham nhũng, hàng giả…

 

 

 

 

 

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án số: 19                                              Ngày soạn: 18 – 12 - 2011                                             Tuần thứ: 20

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA   (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài này học sinh cần nắm đ­ược

1. Về kiến thức

 Biết được nguồn gốc, bản chất nhà nước.

2. Về kĩ năng

Biết phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa CNXH với chế độ XH trước ở nước ta.

3. Về thái độ

Tin tưởng vào thắng lợi của CNXH ở nước ta, có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ XHCN.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

-  SGK, SGV GDCD 11

-  SGK CNXH KH, câu hỏi tình huống

- Những thông tin có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Trong thời kì quá độ đi lên CNXH ở nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản nào?

3. Học bài mới

Từ khi hình thành xã hội theo em đã có nhà nước hay chưa? Vậy nhà nước có từ khi nào? Vậy để làm sáng tỏ vấn đề này hôm nay thầy và các em đi tìm hiểu bài 9.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

        Để học sinh nắm được phần này giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện phương pháp vấn đáp trả lời các câu hỏi rồi  tìm ra nội dung bài học.

     ? Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua mấy hình thái kinh tế xã hội?

     ? Trong các hình thái kinh tế xã hội đó, hình  thái kinh tế xã hội nào có nhà nước, hình thái KTXH nào không có nhà nước?

     ? Theo em tại sao hình thái KTXH công xã nguyên thủy chưa có nhà nước?

     ? Theo em điều kiện gì dẫn đến sự ra đời của nhà nước?

     ? Nhà nước đầu tiên ra đời đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người là nhà nước nào?

     ? Theo em ở Việt Nam nói riêng và ở phương đông nói chung nhà nước ra đời còn óc những yếu tố  nào?

 

 

     Vì vậy mà Lênin viết: Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào về mặt khách quan những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì Nhà nước xuất hiện.

 

 

 

 

 

 

 

1. Nguồn gốc, bản chất của nhà nước.

a. Nguồn gốc của nhà nước.

 

 

  CXNT      CHNL       PK          TBCN    XHCN

 

 

Chưa có NN                               4 kiểu nhà nước

 

- Nguồn gốc kinh tế: TLSX ngày càng phát triển => của cải dư thừa => những người có địa vị trong xã hội chiến đoạt => xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

- Nguồn gốc xã hội: Xã hội phân hóa giai cấp, người chiếm đoạt được TLSX và của cải => giàu lên và trở thành giai cấp bóc lột; còn những người bị tước đoạt TLSX và của cải thì nghèo đi => trở thành giai cấp bị bó lột.

 

 

=> Lợi ích của hai giai cấp này đối lập nhau => mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được. => Lập ra một bộ máy trấn áp            gọi là nhà nước.

- Ở Việt Nam: + Trị thủy

                     + Tự vệ

 

b. Bản chất của nhà nước. (giảm tải)

 

4. Củng cố.

- Củng cố bài theo nội dung kiến thức vừa học.

- Cho học sinh làm bài tập: Điền vào bảng sau nội dung thích hợp.

 

Nhà nước

Giai cấp thống trị

Giai cấp bị trị

Q.

lực KT,CT,TT

Bộ máy trấn áp

CHNL

Chủ nô

Nô lệ

Chủ nô

Đàn áp nô lệ

PK

Địa chủ

Nông dân

Địa chủ

Đàn áp nông dân

TBCN

Tư sản

Vô sản

Tư sản

Đàn áp vô sản

 

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà làm các bài tập cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới (tiết 2 bài 9) trước khi đến lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án số: 20                                              Ngày soạn: 22 – 12 - 2011                                             Tuần thứ: 21

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA   (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 2 bài này học sinh cần nắm đ­ược

1. Về kiến thức

- Biết được thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Biết được nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có bản chất như thế nào.

2. Về kĩ năng

  Biết phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa CNXH với chế độ XH trước ở nước ta.

3. Về thái độ

  Tin tưởng vào thắng lợi của CNXH ở nước ta, có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ XHCN.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

-  SGK, SGV GDCD 11

-  SGK CNXH KH, câu hỏi tình huống

- Những thông tin có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Theo em nhà nước ra đời cần phải có những điều kiện gì?

3. Học bài mới

Theo em nhà nước phong kiến có phải nhà nước pháp quyền hay không? (Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật) Vậy thế nào là nhà nước pháp quyền XHCN và nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có bản chất như thế nào? Vậy để làm sáng tỏ vấn đề này hôm nay thầy và các em đi tìm hiểu bài 9.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     Đây là một phần khó nên giáo viên kết hợp phương pháp thuyết trình, giảng giải với nêu vấn đề vấn đáp.

 

     Giáo viên giúp học sinh nắm được thế nào là nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và trong lịch sử có những nhà nước nào là nhà nước pháp quyền và sự khác nhau giữa các nhà nước pháp quyền.

     ? Em hiểu thế nào là nhà nước pháp quyền?

     ? Em hiểu thế nào là nhà nước pháp quyền tư sản?

     ? Em hiểu thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

 

     ? Em hãy so sánh sự khác nhau giữa nhà nước pháp quyền tư sản với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

     ? Tại sao nhà nước phong kiến không phải nhà nước pháp quyền?

(Vì những người cầm quyền không chịu sự ràng buộc của pháp luật, dân phải theo pháp luật của vua, còn vua thì không)

     ? Vậy em hiểu như thế nào là nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam?

     ? Em hiểu thế nào là Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp?

     Giáo viên giúp học sinh nắm được thêm đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

     ? Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có bản chất như thế nào? Nhà nước do ai lãnh đạo?

     ? Nhà nước ta mang bản chất giai cấp nào?

     Cho học sinh thảo luận hai câu hỏi (thảo luận theo đơn vị lớp) về biểu hiện bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

     ? Tại sao bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta bao hàm tính nhân dân?

     ? Tại sao bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta bao hàm tính dân tộc?

2. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

a. Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

- Nhà nước pháp quyền: quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, và nhà nước hoạt động trong khuân khổ pháp luật.

 

- Nhà nước pháp quyền Tư sản: NN của giai cấp tư sản, bảo vệ lợi ích giai cấp tư sản

NN pháp quyền TS

NN pháp quyền XHCN

- NN của GC TS

- Thể hiện ý chí của GCTS

- Do giai cấp tư sản lãnh đạo

- NN của toàn thể ND

- Thể hiện ý chí của GCCN và NDLĐ

- Do GCCN thông qua chính đảng ĐCS lãnh đạo

 

- Đặc điểm của NN pháp quyền XHCN:

+ Là nhà nước của dân, do dân, vì dân

+ Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

+ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật

+ Nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo

+ Nhà nước thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt của nhà nước.

b. Bản chất của NN pháp quyền XHCN VN.

- Điều 2 của HP 92 sđ: Là nhà nước của dân, do dân, vì dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công-nông - trí thức do Đảng cộng sản lãnh đạo.

- NN ta mang bản chất giai cấp công nhân

- Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thể hiện:

+ Tính nhân dân:

.  Nhà nước của dân, do dân, vì dân

.  Nhân dân tham gia quản lý nhà nước

.  Thể hiện ý chí và nguyện vọng của ND

.  Là công cụ để ND thực hiện quyền làm chủ

+ Tính dân tộc:

. Đoàn kết toàn dân tộc

. Có những chính sách đúng, chăm lo lợi ích các dân tộc

. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

 

4. Củng cố.

- Củng cố bài theo từng đơn vị kiến thức

- Cho HS làm bài tập: Nêu những việc làm mà nhà nước pháp quyền phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc? bản thân em phải làm gì?

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà làm các bài tập cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới (tiết 3 bài 9) trước khi đến lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án số: 21                                              Ngày soạn: 28 – 12 - 2011                                             Tuần thứ: 22

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA   (Tiết 3)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 3 bài này học sinh cần nắm đ­ược

1. Về kiến thức

- Giúp học sinh năm được chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

- Giúp học sinh nhận thức được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Về kĩ năng

  Biết phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa CNXH với chế độ xã hội trước ở nước ta.

3. Về thái độ

  Tin tưởng vào thắng lợi của CNXH ở nước ta, có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ XHCN.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

-  SGK, SGV GDCD 11

-  SGK CNXH KH, câu hỏi tình huống

- Những thông tin có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

3. Học bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

 

  Đối với phần kiến thức này giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp để giúp học sinh tìm ra nội dung kiến thức.

 

     ? Tại sao nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần phải có chức năng đảm bảo ANCT, TTATXH?

 

     ? Nhà nước pháp quyền XHCN VN tổ chức và xây dựng xã hội như thế nào?

     Giáo viên lập bảng so sánh sự khác nhau giữa các NN CHNL, PK, TBCN với NN XHCN.

     ? Giai cấp bóc lột sử dụng bạo lực trấn áp để nhằm mục đích gì?

     ? Chức năng bạo lực và trấn áp ở nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích gì?

 

    ? Mục đích tổ chức và xây dựng của các nhà nước bốc lột là gi?

     ? Mục đích tổ chức và xây dựng của nhà nước pháp quyền XHCN nhằm mực đích gì?

 

     ? Trong hai chức năng này thì chức năng nào có vai trò quyết định? Vì sao?

      Cả hai chức năng này của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mối liên hệ hữu cơ trong đó chức năng tổ chức và xây dựng đóng vai trò quyết định. Vì: Bạo lực trấn áp là việc đầu tiên xoá bỏ tận gốc bóc lột; tổ chức và xây dựng: để xây dựng xã hội mới được ấm no, hạnh phúc, xã hội tiến bộ.

       Đối với đơn vị kiến thức này giáo viên giúp cho học sinh nắm được kiến thức bằng cách tổ chức thảo luận theo hệ thống câu hỏi.

     ? Hệ thống chính trị XHCN Việt Nam bao gồm những tổ chức nào?

     Bao gồm: ĐCS VN, NNCHXHCNVN, các tổ chức chính trị như: MTTQ, CĐ, HND, HPN, ĐTN, HCCB…

     Qua các đơn vị kiến thức của toàn bài giáo viên giúp học sinh nắm được các trách nhiệm của mình trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bằng hệ thống câu hỏi mở.

     ? Theo mỗi công dân phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ NN VN?

     ? Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng nhà nước Việt Nam?

    ? Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình hay một ai đó vi phạm pháp luật?

 

c. Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

 

     Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hoạt động quyền lực của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

 

- Chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an ninh xã hội.

 

+ Phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưa gây rối, phá hoại, bạo loạn.  

 

+ Ổn định chính tr, an toàn xã hội đ xây dựng và phát triển.

 

 

- Chức nằng tổ chức và xây dựng.

+ Xây dựng và quản lý nền kinh tế

+ Xây dựng và quản lý văn hoá, giáo dục, khoa học.

+ Xây dựng và đảm bảo các chính sách xã hội

+ Xây dựng hệ thống pháp luật

 

- So sánh:

 

NN CHNL, PK, TBCN

NN XHCN (VN)

+ Bạo lực - trấn áp: bảo vệ và duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột

+ Tổ chức – xây dựng: đem lại sự giàu có cho giai cấp bóc lột.

 

+ Bạo lực – trấn áp: chống lại giai cấp bóc lột, thế lực thù địch và ATXH.

+ Tổ chức – xây dựng: xây dựng xã hội mới, nền KT mới, nền văn hóa mới, con người mới

 

d. Vai trò của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong hệ thống chính trị. (giảm tải)

 

3. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

- Tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc

 

- Rèn luyện đạo đức, học tập tốt, sống lành mạnh.

 

- Ngăn ngừa VPPL, tuyên truyền mọi người tin vào đường lối của Đảng và NN..

 

4. Củng cố.

- Giáo viên hệ thống một cách cô đọng nhất về nội dung toàn bài 9

- Cho học sinh làm bài tập cuối phần bài học.

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài 10 trước khi đến lớp

 

 

 

 

 

Giáo án số: 22                                              Ngày soạn: 06 – 01 - 2012                                             Tuần thứ: 23

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

 

Bài 10: NỀN DÂN CH XÃ HỘI CHỦ NGHĨA     Tiết 1

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài này học sinh cần nắm đ­ược

1. Về kiến thức

 - Giúp học sinh nắm được bản chất của nền dân ch xã hội ch nghĩa.

- Giúp học sinh nêu được nội dung cơ bản của nền dân ch trong lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội

2. Về kĩ năng

  Biết thực hiện quyền làm ch trong lĩnh vực kinh tế, chính tr, văn hoá, xã hội phù hợp.phân

3. Về thái độ

  Tích cực tham gia vào các hoạt động th hiện tính dân ch phù hợp với lứa tuổi, phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân ch xã hội ch nghĩa.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

 -  SGK, SGV GDCD 11

 Câu hỏi tình huống GDCD 11, Những thông tin có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có những chức năng nào?

3. Học bài mới

Giờ trước chúng ta đã đi tìm hiểu bài 9 Nhà nước xã hội chủ nghĩa và ta thấy được đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vậy nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu bài 10: Nền dân chủ XHCN.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

 

Từ Dân chủ được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: Demos = Nhân dân

             Katos   = Quyền lực

     ? Theo em dân chủ có phải là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp hay không?

 

     ? Từ khái niệm dân chủ em hãy cho biết trong lịch sử xã hội loài người đã và đang có mấy nền dân chủ?

 

    ? Tại sao chế độ Phong kiến không phải là chế độ (nền) dân chủ?

     ? Em hãy so sánh nền dân chủ Chủ nô và Tư bản với nền dân chủ XHCN?

 

 

     Để học sinh nắm được bản chất nền dân chủ XHCN Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc phần “1” nhỏ, cùng thảo luận và trả lời câu hỏi theo một hệ thống logic.

     ? Theo em nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp nào? Vì sao?

     ? Em hãy cho biết cơ sở kinh tế của nền dân chủ XHCN là gì?

     ? Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng nào làm nền tảng tư tưởng?

     ? Em hãy cho biết nền dân chủ XHCN do tổ chức nào lãnh đạo?

     ? Vì sao nền dân chủ XHCN phải do Đảng cộng sản lãnh đạo?

     ? Em hãy cho biết nền dân chủ XHCN là nền dân chủ cho ai?

     ? Vì sao nềm dân chủ xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương?

     Vì: để thực hiện được nền dân chủ thì những nôi dung dân chủ của công dân phải được thể chế hóa bằng pháp luật.

     ? Em hãy so sánh nền dân chủ XHCN với nền dân chủ TBCN để xem nền dân chủ nào tiến bộ hơn?

     ? Mục đích xây dựng nền dân chủ ở nước ta để làm gì?

      Để học sinh nắm được những nội dung xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận.

? Nội dung dân chủ trong lĩnh vực kinh tế được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ?

? Nội dung dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ?

1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

a. Thực chất của vấn đề dân chủ.

- Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân

- Dân chủsản phẩm của cuộc đấu tranh giữa nhân dân lao động bị áp bức với bóc lột.

- Trong xã hội loài người đã và đang có 3 nền dân ch: DC ch nô, DC tư sản và DC XHCN.

- So sánh v quyền lực.

DCCN & DCTS

DC XHCN

Quyền lực thuộc về nhân dân

Quyền lực thuộc về thiểu số

Quyền lực thuộc về toàn thể nhân dân

 

b. Bản chất của nền dân chủ XHCN.

- Mang bản chất của giai cấp công nhân

- Lấy h tư tưởng Mác-Lênin làm nn tảng tư

 

tưởng, do ĐCS VN lãnh đạo

 

- Có cơ s kinh tế là chế đ công hữu v TLSX

 

- Là nền dân ch của nhân dân lao động

 

- Gắn liền với pháp luật, k luật, k cưởng.

 

- So sánh DCTS với DC XHCN.

 

Dân chủ tư sản

Dân chủ XHCN

- P.vụ lợi của thiểu số (GCTS)

- P.vụ lợi ích của đa số (NDLĐ)

- Mang bản chất của GCTS

- Mang bản chất của GCCN

- Tư hữu về TLSX

- Công hữu về TLSX

- Do các Đảng của GCTS l.đạo, thực hiện đa nguyên chính trị

- Do DCS lãnh đạo, thực hiện nhất nguyên chính trị

 

 

2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam.

Mục đích: Đem lại quyền lực thực sự cho nhân dân.

a. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế. (giảm tải – đọc thêm)

 

b. ND cở bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị.

- Thực hiện mọi quyền lực thuộc về nhân dân

 

- Biểu hiện:

+ Quyền bầu cử, ứng cử

+ Tham gia quản lý nhà nước

+ Kiến nghị với các cơ quan nhà nước

+ Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tư do tín ngưỡng

+ Khiếu nại tố cáo

 

 


4. Củng cố.

Giáo viên hệ thống lại kiến thức cơ bản của toàn bài, trả lời những thắc mắc của học sinh.

5. Dặn dò, nhắc nhở.

Về nhà trả lời các câu hỏi cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị tiết 2 bài 10

 

 

 

 

Giáo án số: 23                                              Ngày soạn: 12 – 01 - 2012                                             Tuần thứ: ….

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 10: NỀN DÂN CH XÃ HỘI CHỦ NGHĨA     Tiết 2

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 2 bài này học sinh cần nắm đ­ược

1. Về kiến thức

 - Giúp học sinh nắm được yêu cầu của nền dân ch xã hội ch nghĩa.

- Giúp học sinh nêu được những hình thức cơ bản của nền dân chủ.

 2. Về kĩ năng

   Phân biệt được hai hình thức dân chủ từ đó biết kết hợp giữa hai hình thức dân chủ này.

3. Về thái độ

  Tích cực tham gia vào các hoạt động th hiện tính dân ch phù hợp với lứa tuổi, phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân ch xã hội ch nghĩa.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

 -  SGK, SGV GDCD 11

 Bài tập, Câu hỏi tình huống GDCD 11

 - Những thông tin có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Nền dân chủ XHCN có bản chất như thế nào?

3. Học bài mới

Giờ trước các em đã nắm được nội dung cơ bản của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam trên các lĩnh vực, vậy để làm tốt dân chủ trên các lĩnh vực đó chúng ta cần phải có những yêu cầu gì? Dân chủ có những hình thức cơ bản nào? Đó là nội dung mà hôm nay thầy và các em đi tìm hiểu tiếp tiết 2 bài 10: Nền dân chủ XHCN.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

 

     ? Nội dung dân chủ trong lĩnh vực văn hóa được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ?

 

     ? Nội dung dân chủ trong lĩnh vực xã hội được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ?

 

     Cho học sinh nhắc lại những nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Từ đó giáo viên giúp học sinh lấy ví dụ về các nội dung của dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

 

 

    Những nội dung cơ bản của nền dân chủ XHCN nêu trên càng cho thấy rõ bản chất của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam. Vậy để quyền lực hoàn toàn thuộc về nhân dân Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến các yêu cầu sau:

     ? Em hãy cho biết để xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta tốt hơn nưa cần phải làm tốt những yêu cầu nào?

 

       Để học sinh nắm được nội dung những hình thức cơ bản của dân chủ giáo viên chia lớp làm hai nhóm lớp vào giao nội dung thảo luận.

     Nhóm 1: Thế nào là dân chủ trực tiếp? hãy nêu ví dụ về những hình thức dân chủ trực tiếp mà em biết?

     Nhóm 2: Thế nào là dân chủ gián tiếp? hãy nêu ví dụ về những hình thức dân chủ gián tiếp mà em biết?

     ? Em hãy cho biết hai hình thức dân chủ này có mối quan hệ với nhau không? Vì sao?

     ? Em hãy chỉ ra hạn chế của hai hình thức dân chủ này? Giải pháp khắc phục?

2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam.

c. ND cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa.

- Thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa

- Biểu hiện:

+ Tham gia đời sống văn hóa, văn nghệ

+ Hưởng lợi ích sáng tạo văn hóa, văn nghệ

+ Sáng tác, phê bình văn hóa, văn nghệ

d. Nội dung cơ bản của dan chủ trong lĩnh vực xã hội.

- Quyền lao đông,nam nữ bình đẳng

- Bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm

- Quyền đảm bảo về vật chất và tinh thần.

- ...

e. Yêu cầu của nền dân chủ XHCN. (giảm tải)

 

 

3. Những hình thức cơ bản của dân chủ.

a. Dân chủ trực tiếp.

- Khái niệm: SGK

- Nội dung: nhân dân bình đẳng và tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…và biểu quyết theo đa số.

- Ví dụ:....

b.  Dân chủ gián tiếp.

- Khái niệm: SGK

- Nôị dung: thể hiện quyền làm chủ và tham gia quản lý nhà nước thông qua những người, cơ quan đại diện.

- Ví dụ:

c. Mối quan hệ dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

- Đều là hình thức của chế độ dân chvà có quan hệ mật thiết với nhau.

 - Hạn chế:

+ Dân chủ trực tiếp: Đây là hình thức dân chủ mang tính quần chúng rộng rãi những lại phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người dân

+ Dân chủ gián tiếp: Nguyện vọng của nhân dân không được phản ánh trực tiếp; phụ thuộc vào năng lực người đại diện.

 Vì vậy, phải kết hợp hai hình thức này để phát huy tối đa hiệu quả nền dân chủ XHCN

 

 

4. Củng cố.

- Giáo viên hệ thống lại kiến thức cơ bản của toàn bài

- Giáo viên cho học sinh lài các bài tập sau:

+ Em hãy nêu những ví thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết?

+ Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ?

5. Dặn dò, nhắc nhở.

Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp

Chuẩn bị các câu hỏi sau:

 + Tình hình dân số nước ta

 + Hậu quả, nguyên nhân của vấn đề gia tăng dân số

 + Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay

 + Giải pháp của việc gia tăng dân số và giải quyết việt làm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   Giáo án số: 24                                              Ngày soạn: 31 – 01 - 2012                                             Tuần thứ: 25

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 11 : CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong bài này h ọc sinh cần phải nắm được

1. Về kiến thức

     Nêu được tình hình dân số, việc làm và mục tiêu, phương hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước ta để giải quyết vấn đề dân số và việc làm.

2. Về kĩ năng

     Biết đánh giá việc thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm của gia đình, của cộng đồng dân cư.

3. Về thái độ

     Tin tưởng và chấp hành chính sách dân và giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

     - SGK và SGV GDCD 11, Sách bài tập GDCD 11

     - Những nội dung có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

       ?  Hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp?

3. Dạy bài mới

Dân số và giải quyết việc làm là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Vậy tình hình dân số và giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay ra sao. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những mục tiêu và phương hướng gì cho vấn đề dân số và giải quyết việc làm?

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     Giáo viên nhận xét những nét cơ bản v tình hình dân s nước ta đ học sinh nắm được mục tiêu, phương hướng thực hiện chính sách dân s nước ta.

      Với vốn hiểu biết của bản thân và kiến thức có liên quan, cho học sinh nhận xét về tình hình dân số ở nước ta hiện nay thông qua các s liệu giáo viên đưa ra. Từ đó học sinh năm được mục tiêu, phương hướng của chính sách dân s

           Sơ đồ tốc độ tăng dân số

Năm

1930

1950

1980

1999

2006

2009

Triệu

17,2

23,4

53,8

76,3

84

85

 

Mật độ dân số ( người/km2)

Năm

1979

1989

1999

2000

TG

Người/km2

159

195

231

242

44

 

Phân bố dân số

Vùng

Dân số

Diện tích

Đồng bằng

75 %

30 %

Miền núi

25 %

70 %

 

     Dân số nước ta đứng thứ 3 ở ĐNA và thứ 13 thế giới

     ? Mục tiêu cơ bản để thực hiện chính sách dân số ở nước ta?

     ? Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số ở nước ta?

     ? Vì sao nói kết quả giảm sinh ở nước ta chưa thực vững chắc?

- Giảm sinh ở nước ta chưa vững chắc vì:

+ Tư tưởng chủ quan của lãnh đạo

+ Tính tự nguyện của CB và ND chưa cao

+ Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại 

+ Những người có điều kiện sinh con thứ 3 để có con trai

     ? Tác động của vấn đề dân số đối với đời sống xã hội? (hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh)

- Hậu quả của việc tăng dân số nhanh

KT suy giảm; NSLĐ thấp; việc làm thiếu; mức sống thấp; sức ép về LTTP, GD, YT, nhà ở; ô nhiễm môi trường; TNXH tăng...

     ? Em có nhận xét gì về tình hình việc làm ở nước ta hiện nay?

     ? Tại sao tình trạng thiếu việc làm ở nnước ta là vấn đề bức xúc ở cả TT và NT?

    ? Từ tình hình việc làm ở nước ta hiện nay Đảng và Nhà nước có mục tiêu gì để giải quyết việc làm?

     ? Từ tình hình việc làm ở nước ta hiện nay Đảng và Nhà nước có phương hướng gì để giải quyết việc làm?

    Cho học sinh tìm hiểu nội dung và trách nhiệm của công dân và bản thân (liên hệ với thực tế địa phương)

1. Chính sách dân số.

a. Tình hình dân số nước ta

 

(Đọc thêm)

 

b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân s.

- Mục tiêu

+ Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số

+ Ổn định quy mô, cơ cấu và phân bố dân số hợp lí

+ Nâng cao chất lượng dân số

 

- Phương hướng

+ Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí

+ Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục

 

 

+ Nâng cao sự hiểu biết của người dân

+ Nhà nước đầu tư đúng mức và tranh thủ mọi nguồn lực để thực hiện công tác xã hội hóa dân số

2. Chính sách giải quyết việc làm.

a. Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay.

- Thiếu việc làm (ở cả nông thôn và thành thị); thu nhập thấp

- Dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng

- Chất lượng nguồn nhân lực thấp

- Lao động từ NT lên TT ngày càng tăng

- Sinh viên tốt nghiệp có việc làm ít

b. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm.

- Mục tiêu

+ Giải quyết việc làm (ở cả TT và NT) ( năm 2012 = 1,7 triệu lao động)

+ Phát triển nguồn nhân lực

+ Mở rộng thị trường lao động

+ Tăng lao động đã qua đào tạo nghề

- Phương hướng

+ Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ

+ Khuyến khích làm giàu hợp pháp, tự do hành nghề

+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động (năm 2012 = 9 vạn)

+ Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả

3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm.

- Chấp hành chính sách dân số và việc làm; pháp luật về dân số và pháp luật lao động

- Động viện mọi người cùng thực hiện và tham gia vào chính sách đó

- Bản thân  có ý chí vươn lên trong học tập  và trong cuộc sống

 

4. Củng cố.

-  Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài

-  Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK (2 đến 6)

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị  bài 12

 

 

  Giáo án số: 25                                             Ngày soạn: 08 – 02 - 2012                                             Tuần thứ: 26

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 12:  CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong bài này học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức

     - Nêu mục tiêu, những phương hướng cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường.

     - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách TN&MT

2. Về kĩ năng

     - Biết tham gia và tuyên truyền chính sách tài nguyên và môi trường phù hợp với khả năng của bản thân.

     - Biết đánh giá thái độ của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách tài nguyên, môi trường.

3. Về thái độ

     - Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và môi trường của Nhà nước.

     - Phản đối và đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên và môi trường.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

     -  SGK, SGV GDCD 11, máy chiếu, phiếu học tập

     -  Sách bài tập tình huống GDCD 11

     -  Những nội dung có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Em hãy tình hình dân số ở nước ta hiện nay?

3. Học bài mới

Vấn đề môi trường ở nước ta đã được đảm bảo hay chưa và tình hình khai thác tài nguyên như thế nào? Đảng và Nhà nước đã có những chính sách gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường, cũng như khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lí? Đó là nội dung của bài học hôm nay…

 

 

  Để học sinh nắm được nội dung mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách TN&BVMT thì giáo viên nêu khái quát tình hình TN&MT ở nước ta.

-  TNTN đa dạng và phong phú

+ Khoáng sản phong phú (dầu mỏ, sắt, bô xít, thiếc, than…)

+ Đất đai mầu mỡ (phù sa, bazan…)

+ Khí hậu (nhiệt đới ẩm gió mùa)

+ Rừng rộng, động vật, thực vật có nhiều loại

+ Biển rộng có nhiều phong cảnh đẹp

+ Ánh sáng, nước, không khí dồi dào

-  Thực trạng về tài nguyên

+ Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt.

+ Rừng bị tàn phá, nhiều động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Chất lượng đất suy giảm, đất canh tác thu hẹp.

-  Thực trạng về môi trường

+ Ô nhiễm đất, nước, không khí, biển…

+ Sự cố môi trường: Bão, lũ lụt, hạn hán…ngày càng tăng

+ Nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường…

     Từ những thực trạng về tài nguyên, môi trường nêu trên Đảng và Nhà nước ta đã có những mục tiêu và phương hướng gì? Giáo viên giúp học sinh nắm được nội dung đơn vị kiến thức này bắng việc sử dụng phương pháp vấn đáp.

     Đối với phần này giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại để giúp học sinh hiểu đuwọc một số chính sách quan trọng để bảo vệ môi trường.

     ? Theo em Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những mục tiêu gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường?

- Học sinh trả lời

- Giáo viên nhận xét và kết luận các mục tiêu lên màn hình máy chiếu.

     Vậy để thực hiện được các mục tiêu cơ bản của chính sách tài nguyên bà bảo vệ môi trường chúng ta phải có những phương hướng cơ bản nào.

     Giáo viên cho học sinh đọc phần phương hướng, sau đó cho học sinh thảo luận nhóm theo các câu hỏi (phiếu học tập) sau đó chiếu từng phương hướng lên màn hình máy chiếu theo nội dung câu hỏi thảo luận.

Nhóm 1

     ? Theo em, Nhà nước phải làm gì để thực hiện tốt các mục tiêu trên?

Nhóm 2

     ? Làm thế nào để nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường cho toàn dân?

Nhóm 3

     ? Để khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường có hiệu quả cần coi trọng điều gì?

Nhóm 4

     ? Cần có biện pháp nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, cần kiệt tài nguyên?

- Học sinh tiến hành thảo luận nhóm theo câu hỏi

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả

- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung (nếu có)

- Giáo viên ghi ý kiến của học sinh lên bảng sau đó nhận xét, kết luận, kết hợp chiếu trên màn hình.

     Mỗi chúng ta đều có thể bảo vệ môi trường bằng việc làm thiết thực cụ thể hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Để học sinh nắm được trách nhiệm đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường giáo viên đưa ra câu hỏi sau.

     ? Ở trường, ở lớp, ở nơi em sinh sống có những hành động tác động xấu đến tài nguyên, môi trường không? Đó là những hành động nào? Thái độ của em đối với hành động đó là gì?

     ? Công dân có trách nhiệm gì đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

     Giáo viên nhận xét và kết luận chiếu trách nhiệm của công dân lên màn hình máy chiếu.

1. Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.  

(Đọc thêm)

 

 

 

 

2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

 

 

 

 

- Mục tiêu

 

+  Sử dụng hợp lý tài nguyên

 

+  Làm tốt công tác bảo vệ môi trường

 

+  Bảo tồn đa dạng sinh học

 

+ Từng bước nâng cao chất lượng môi trường

 

- Phương hướng

 

+ Tăng cường công tác quản lí của nhà nước.

 

+ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân.

 

+ Coi trọng nghiên cứu KHCN, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực.

 

+ Chủ động phong ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

 

+  Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên.

 

+  Áp dụng khoa học hiện đại vào khai thác.

 

 

 

3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

 

-  Tin tưởng, ủng hộ chính sách và pháp luật của Nhà nước về tài nguyên, môi trường.

 

 

 

 

-  Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường

 

-  Vận động mọi người cùng tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường

 

4. Củng cố

-  Hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài

-  Đưa ra câu hỏi sau: Các em cho biết khai thác rừng bừa bãi có nguyên nhân nào, dẫn đến hậu quả gì và biện pháp khắc phục như thế nào?

 

Nguyên nhân

Hậu quả

Biện pháp khắc phục

- Ý thức của con người kém

 

- Phong tục tập quán

- Pháp luật chưa nghiêm

 

- Một số nguyên nhân khác

- Diện tích rừng giảm

 

- Ô nhiễm môi trường

- Tuyệt chủng động vật, thực vật

- Gây sói mòn, rửa trôi

- Tuyên truyền, giáo dục người dân

- Khai thác tiết kiệm

- Tăng cường quản lý của nhà nước

- Mọi người cùng tham gia chống các hành vi phá rừng.

 

5.Dặn dò nhắc nhở

        Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK phần cuối bài và ôn tập từ bài 8 đến bài 12 để tiết tới kiểm tra 1 tiết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Giáo án số: 26                                            Ngày soạn: 16 – 02 - 2012                                             Tuần thứ: 27

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

KIỂM TRA Đ ỊNH K Ì

 

I. Mục tiêu kiểm tra.

  - Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn.

  - Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.

  - Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh.

II. Tiến trình lên lớp.

1. n định tổ chức lớp.

2. Nội dung kiểm tra.

 

ĐỀ SỐ 01

Câu hỏi/Mức độ nhận biết

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Câu 1: Em hãy nêu và phân tích mục tiêu, phương hướng cơ bản nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Nêu được mục tiêu, phương hướng cơ bản nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Phân tích được mục tiêu, phương hướng cơ bản nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

 

50% tổng số điểm

= 5,0 điểm

= 2 điểm

= 3 điểm

 

Câu 2 : Tại sao nhà nước ta mang tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc 

 

Chứng minh được nhà nước ta mang tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc 

 

20% tổng số điểm

= 2 điểm

 

= 2 điểm

 

Câu 3: Các em cho biết khai thác rừng bừa bãi có nguyên nhân nào, dẫn đến hậu quả gì và biện pháp khắc phục như thế nào

 

 

Vận dụng kiến thức để giải quyết  nội dung câu hỏi

30% tổng số điểm

= 3,0 điểm

 

 

= 3 điểm

Câu 1: Em hãy nêu và phân tích mục tiêu, phương hướng cơ bản nhằm s dụng hợp lý tài nguyên và bảo v môi trường ?  ( 5 điểm)

 

- Mục tiêu

+  Sử dụng hợp lý tài nguyên

+  Làm tốt công tác bảo vệ môi trường

+  Bảo tồn đa dạng sinh học

+ Từng bước nâng cao chất lượng môi trường

- Phương hướng

+ Tăng cường công tác quản lí của nhà nước.

+ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân.

+ Coi trọng nghiên cứu KHCN, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực.

+ Chủ động phong ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

+  Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên.

+  Áp dụng khoa học hiện đại vào khai thác.

 

Câu 2: Tại sao nhà nước ta mang tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc ?  (2 điểm)

 

+ Tính nhân dân:

.  Nhà nước của dân, do dân, vì dân

.  Nhân dân tham gia quản lý nhà nước

.  Thể hiện ý chí và nguyện vọng của ND

.  Là công cụ để ND thực hiện quyền làm chủ

+ Tính dân tộc:

Đoàn kết toàn dân tộc

. Có những chính sách đúng, chăm lo lợi ích các dân tộc

. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

 

Câu 3: Các em cho biết khai thác rừng bừa bãi có nguyên nhân nào, dẫn đến hậu quả gì và biện pháp khắc phục như thế nào?  (3 điểm)

 

Nguyên nhân 

Hậu quả 

Biện pháp khắc phục

- Ý thức của con người kém

 

- Phong tục tập quán

- Pháp luật chưa nghiêm

 

- Một số nguyên nhân khác

- Diện tích rừng giảm

 

- Ô nhiễm môi trường

- Tuyệt chủng động vật, thực vật

- Gây sói mòn, rửa trôi

- Tuyên truyền, giáo dục người dân

- Khai thác tiết kiệm

- Tăng cường quản lý của nhà nước

- Mọi người cùng tham gia chống các hành vi phá rừng.

 

 

ĐỀ SỐ 02

Câu hỏi/Mức độ nhận biết

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Câu 1: Em hãy nêu và phân tích mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số ở nước ta

Nêu được mục tiêu, phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số ở nước ta

Phân tích được mục tiêu, phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số ở nước ta

 

50% tổng số điểm

= 5,0 điểm

= 2 điểm

= 3 điểm

 

Câu 2 : Em hãy trình bày nguồn gốc ra đời nhà nước

Trình bày được nguồn gốc ra đời nhà nước

 

 

20% tổng số điểm

= 2 điểm

= 2 điểm

 

 

Câu 3: Các em cho biết khai thác rừng bừa bãi có nguyên nhân nào, dẫn đến hậu quả gì và biện pháp khắc phục như thế nào

 

 

Vận dụng kiến thức để giải quyết  nội dung câu hỏi

30% tổng số điểm

= 3,0 điểm

 

 

= 3 điểm

 

Câu 1: Em hãy nêu và phân tích mục tiêu và phương hướng cơ bản đ thực hiện chính sách dân s nước ta?  (5 điểm)

 

- Mục tiêu

+ Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số

+ Ổn định quy mô, cơ cấu và phân bố dân số hợp lí

+ Nâng cao chất lượng dân số

- Phương hướng

+ Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí

+ Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục

+ Nâng cao sự hiểu biết của người dân

+ Nhà nước đầu tư đúng mức và tranh thủ mọi nguồn lực để thực hiện công tác xã hội hóa dân số

 

Câu 2: Em hãy trình bày nguồn gốc ra đời nhà nước?  (2 điểm)

 

- Nguồn gốc kinh tế: TLSX ngày càng phát triển => của cải dư thừa => những người có địa vị trong xã hội chiến đoạt => xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

- Nguồn gốc xã hội: Xã hội phân hóa giai cấp, người chiếm đoạt được TLSX và của cải => giàu lên và trở thành giai cấp bóc lột; còn những người bị tước đoạt TLSX và của cải thì nghèo đi => trở thành giai cấp bị bó lột.

=> Lợi ích của hai giai cấp này đối lập nhau => mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được. => Lập ra một bộ máy trấn áp            gọi là nhà nước.

- Ở Việt Nam: + Trị thủy

                         + Tự vệ

Câu 3: Các em cho biết khai thác rừng bừa bãi có nguyên nhân nào, dẫn đến hậu quả gì và biện pháp khắc phục như thế nào?  (3 điểm)

 

Nguyên nhân 

Hậu quả 

Biện pháp khắc phục

- Ý thức của con người kém

 

- Phong tục tập quán

- Pháp luật chưa nghiêm

 

- Một số nguyên nhân khác

- Diện tích rừng giảm

 

- Ô nhiễm môi trường

- Tuyệt chủng động vật, thực vật

- Gây sói mòn, rửa trôi

- Tuyên truyền, giáo dục người dân

- Khai thác tiết kiệm

- Tăng cường quản lý của nhà nước

- Mọi người cùng tham gia chống các hành vi phá rừng.

 

 

3. Dặn dò nhắc nhở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Giáo án số: 27                                            Ngày soạn: 24 – 02 - 2012                                             Tuần thứ: 28

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 13:  CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC

VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ  (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài 13 này h ọc sinh cần nắm được

1. Về kiến thức

        Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay.

2. Về kĩ năng

        Biết tham gia và tuyên truyền và thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo phù hợp với khả năng của bản thân. Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính sách giáo dục và đào tạo.

3. Về thái độ

       Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách giáo dục và đào tạo của Nhà nước. Có ý thức phê phán việc làm vi phạm chính sách giáo dục và đào tạo của nhà nước.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

-  SGK, SGV GDCD 11

-  Sách bài tập tình huống GDCD 11

-  Những nội dung có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Học bài mới

Ngay sau khi giành độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Một n tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thật vậy muốn đưa dân tộc sánh vai với các nước thì phải nâng cao sự hiểu biết của mọi người, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu được những thành tựu tiên tiến của khoa học kĩ thuật… đó chỉ có thể là sự nghiệp giáo giáo dục và đào tạo…

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với phương pháp giảng giải.

     GD&ĐT có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại, là một trong những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

     ? Em hiểu như thế nào là giáo dục?

     ? Em hiểu như thế nào là đào tạo?

     Giáo dục và đào tạo có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực con người. Cho nên Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.

     ? Theo em GD&ĐT có nhiệm vụ gì?

     ? Theo em, tại sao chúng ta phải nâng cao dân trí?

Vì: dân trí thấp tức là tụt hậu không thể hội nhập với văn minh nhân loại.

     ? Theo em, tại sao chúng ta phải đào tạo nhân lực?

Vì: muốn kinh tế xã hội phát triển thì phải tạo ra đội ngũ nguồn lao động có tay nghề, các chuyên gia, các nhà quản lý giỏi.

     ? Theo em, tại sao chúng ta phải bồi dưỡng nhân tài?    Vì:…

     ? Tại sao Đảng và Nhà nước ta lại xác định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu?

     ?  GD&ĐT có vai trò như thế nào?

     Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên các phương hướng cơ bản, sau đó đàm thoại, giảng giải từng phương hướng cuối cùng kết luận.

     ? Theo em chúng ta phải làm gì để nâng cao hiệu quả và chất lượng GD&ĐT?

Phải: đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, cơ chế quản lý, có chính sách đúng trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.

     ? TS nước ta phải tăng nhanh đào tạo nghề và mở rộng nhiều trường TCCN nghề?

( Số liệu trong 5 năm tới dạy nghề cho 7,5 đến 8 triệu lao động, tỉ lệ lao động qua đào tạo chiến trên 40%.

     ? Theo em tại sao phải xã hội hoá sự nghiệp giáo dục và đào tạo?

     Muốn nâng cao được trình độ dân trí và nguồn nhân lực thì phải có sự tham gia của nhà nước và nhân dân, đa dạng hoá các loại hình trường, hình thức giáo dục.

     ? Theo em tại sao phải hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo?

     Để tiếp cận các chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới phù hợp với các yêu cầu phát triển của Việt Nam tham gia đào tạo nhân lực ở khu vực và trên thế giới.

     ? Trách nhiệm của học sinh ?

1. Chính sách Giáo dục và  Đào tạo

a. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.

 

* Khái niệm GD&ĐT

- Giáo dục: Chỉ sự bồi dưỡng, phát triển con người toàn diện ở bậc mẫu giáo đến phổ thông

- Đào tạo: Chỉ sự bồi dưỡng, chuẩn bị nghề trong các trường chuyên nghiệp và trường nghề.

 

* Nhiệm vụ của GD&ĐT

- Nâng cao dân trí

       Vì dân trí thấp là tụt hậu và không thể hội nhập vì vậy phải nâng cao dân trí.

- Đào tạo nhân lực

+ Tạo ra đội ngũ lao động

+ Tạo ra đội ngũ chuyên gia

+ Tạo ra đội ngũ nhà quản lý

- Bôì dưỡng nhân tài

       Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thì mới có khả năng thu hẹp khoảng cách với các nước văn minh.

* Vị trí của GD&ĐT:

- Đảng và nhà nước ta coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu và coi đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho sự phát triển vì:

- Xây dựng XHCN con người được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu và động lực của sự phát triển.

- Góp phần đào tạo, bồi dưỡng con người

- Học vấn của nhân dân được nâng cao t đó nắm bắt và sử dụng được KHCN.

* Vai trò của G& ĐT:

+ Giữ gìn, phát triển, truyền bá văn minh nhân loại

+ Là động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH-ĐH

+ Là điều kiện phát huy nguồn nhân lực

b. Phương hướng cơ bản để phát triển Giáo dục và Đào tạo.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả GD & ĐT

- Mở rộng quy mô giáo dục

- Ưu tiên đầu tư cho GD & ĐT

- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục

- Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục: huy động mọi nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáp dục.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về GD&ĐT: vì để tiếp cận với giáo dục tiên tiến trên thế giới.

 

- Liên hệ thực tiễn:

+ Cố gắng học tập tốt

+ Tham gia lao động trong bất kì TPKT nào

+ Có tay nghề và lao động thành thạo

+ Có lối sống lành mạnh, tránh xa TNXH

4. Củng cố

-  Hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết học

Học sinh trả lời câu hỏi ở cuối bài học

 5.Dặn dò nhắc nhở

        Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

  Giáo án số: 28                                            Ngày soạn: 02 – 03 - 2012                                             Tuần thứ: 29

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 13:  CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC

VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ   (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 2 bài 13 này học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức

      Nêu được nhiệm  v, phương hướng cơ bản để phát triển KH&CN ở nước ta hiện nay.

2. Về kĩ năng

      Biết tham gia và tuyên truyền và thực hiện chính sách khoa học và công nghệ phù hợp với khả năng của bản thân. Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính sách khoa học và công nghệ.

3. Về thái độ

      Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách khoa học và công nghệ của Nhà nước. Có ý thức phê phán việc làm vi phạm chính sách khoa học và công nghệ của nhà nước.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

-  SGK, SGV GDCD 11

-  Sách bài tập tình huống GDCD 11

-  Những nội dung có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Em hãy nêu nhiệm vụ của GD&ĐT, những phương hướng cơ bản để phát triển GD&ĐT?

3. Học bài mới

Để đất nước phát triển và thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến ở khu vực và trên thế giới thì chúng phải có chính sách khoa học và công nghệ đúng đắn và phù hợp. Vậy nhiệm vụ và phương hướng cơ bản của chính sách khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay như thế nào…

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

 

     Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trong sách giáo khoa ‘phần a” để hiểu thế nào là khoa học và công nghệ. Sau đó giáo viên tiến hành đàm thoại và giảng giải.

 

     ? Em hiểu như thế nào là khoa học?

    ? Em hiểu như thế nào là công nghệ?

     ? Vì sao Đảng và Nhà nước ta coi Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu?

     Vì: có KHCN thì kinh tế mới phát triển; nước ta có nền kinh tế thấp kém, KHCN chưa phát triển nên KHCN phải là then chột và quóc sách hàng đầu.

     ? Theo em khoa học công nghệ có nhiệm vụ như thế nào trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước?

 

     ? Theo em Khoa học và công nghệ có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước?

 

     Để học sinh nắm bắt được những phương hướng cơ bản của chính sách khoa học và công nghệ giáo viên chia lớp ra làm bốn nhóm và mỗi nhóm thực hiện một phương hướng.

Nhóm 1

Theo em tại phải đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ?

Nhóm 2

Theo em thế nào là thị trường cho khoa học và công nghệ?

Nhóm 3

Theo em làm thế nào để xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ?

Nhóm 4

Theo em chúng ta phải tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm nào?

- Học sinh tiến hành thảo luận nhóm theo câu hỏi

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận

 

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả

- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung (nếu có)

- Giáo viên ghi ý kiến của học sinh lên bảng sau đó nhận xét, kết luận, kết hợp chiếu trên màn hình.

     ? Em thích công ngh nào nhất? và phải thực hiện nguyện vọng đó như thế nào?

     ? Trách nhiệm của học sinh?

2. Chính sách Khoa học và công nghệ.

a. Nhiệm vụ của Khoa học và công nghệ.

 

* Khái niệm Khoa học và công nghệ.

- Khoa học: là hệ thống tri thức  được khái quát và kiểm nghiệm trong thực tiễn.

- Công nghệ: là tập hợp các phương tiện, giải pháp và cách thức tổ chức nhằm sử dụng các tri thức khoa học vào thực tiễn.

 => Công nghệ: do 4 yếu tố hợp thành: Con người, thiết bị, thông tin, quản lý.

* Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ.

- Giải đáp kịp thời những vấn đề do cuộc sống đặt ra.

- Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong nền kinh tể.

- Nâng cao trình độ quản lý, hiệu qu của hoạt động khoa học và công ngh.

* Vai trò của khoa học công nghệ.

- Giúp đất nước giàu có

- Kinh tế có sức cạnh tranh mạnh

- Đông lực thúc đẩy s phát triển của đất nước

- Khoa học và công ngh là quốc sách hàng đầu.

b. Phương hướng cơ bản để phát triển Khoa học và công nghệ.

- Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN: nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học

- Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ: là nơi diễn ra hoạt động giao dịch, mua bán công ngh.

- Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ:

+ Tăng s lượng và chất lượng đi ngũ cán b khoa học.

+ Tăng cường cơ s vật chất kĩ thuật

+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học.

- Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triên nông nghiệp, CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.

- Liên hệ bản thân:

+ Học sinh ch động tiếp thu các tri thức KHCN trong cac môn học

+ Tham gia các hoạt động thông qua thực hành

+ Chuẩn b vốn kiến thức => chuẩn b cho ngh nghiệp và cuộc sống.

4. Củng cố

-  Hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết học

Học sinh trả lời câu hỏi ở cuối bài học

- Ước mơ của em thích vào ngành nghề nào? Trường nào? Em phải làm gì để thực hiện nguyện vọng của mình?

 5.Dặn dò nhắc nhở

        Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

  Giáo án số: 29                                            Ngày soạn: 07 – 03 - 2012                                             Tuần thứ: 30

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 13:  CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC

VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ   (Tiết 3)

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 3 bài 13 này học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức

- Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay.

- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách GD&ĐT, KH&CN, văn hoá của nhà nước.

2. Về kĩ năng

Biết tham gia và tuyên truyền và thực hiện chính sách văn hoá phù hợp với khả năng của bản thân. Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính sách văn hoá

3. Về thái độ

Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách văn hóa của Nhà nước. Có ý thức phê phán việc làm vi phạm chính sách văn hoá của nhà nước.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

-  SGK, SGV GDCD 11

-  Sách bài tập tình huống GDCD 11

-  Những nội dung có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Em hãy nêu nhiệm vụ và phương hướng cơ bản của chính sách KH&CN ở nước ta hiện nay?

3. Học bài mới

Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là nhiệm vụ lớn của Đảng, của toàn dân trong những năm tới. Vậy nhà nước đề ra những nhiệm vụ, phương hướng gì để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu tiếp bài 13…

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     Giáo viên kết hợp phương pháp nêu vấn đề với giảng giải bằng cách nêu ra các câu hỏi để học sinh hiểu được nền văn hoá tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc và những biểu hiện của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.

     ? Em hiểu văn hóa là gì?

     ? Theo em văn hoá có vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần của xã hội?

     ? Vì sao VH nền tảng tinh thần của xã hội?

     Vì: Văn hóa là một hệ thống các giá trị của dân tộc, từ đó tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội, vượt qua khó khăn để tồn tại và không ngừng phát triển.

     ? Tại sao nói văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội?

    Vì: + Văn hóa là mục tiêu phát triển: Mục tiêu

xây dựng một xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” chính là mục tiêu văn hóa.

      + Văn hóa là động lực: Là cội nguồn của sự phát triển, Vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế, trong việc điều chỉnh lối sống, trong vấn đề bảo vệ môi trường

     ? Theo em, trong giai đoạn hiện nay văn hoá có nhiệm vụ gì?

     ?  Theo em, em hiểu thế nào là nền văn hoá tiên tiến?

     ? Theo em, em hiểu thế nào là nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc?

     ? Em hãy nêu một số những biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam?

     Bản sắc dân tộc của văn hoá là tổng thể những giá trị tinh hoa văn hoá vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của một dân tộc.

     Ví dụ: Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là thành kính, tôn thờ Tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn tới những người đã sinh thành, dưỡng dục cho mình.

     Để học sinh nắm được các phương hướng cơ bản của văn hoá giáo viên cho học sinh nêu tên các phương hướng, sau đó tập trung giảng giải kĩ phương hướng 1,2,3.

     ? Tại sao phải làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân?

     Vì: CN MLN giúp ta nhận thức đúng về tự nhiên, xã hội và tư duy; TT HCM là sự vận dụng sáng tạo CN MLN tạo nên giá trị tinh thần => góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

     ? Theo em tại sao phải tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại?

     Vì: Tiếp thu tư tưởng tiến bộ để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam

     Phần này giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận lớp và kết luận, xác định trách nhiệm cho học sinh với tư cách là công dân trẻ đối với các lĩnh vực trên.

     ? Em hãy nêu ví dụ về hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa ở địa phương em?

     ? Em hãy nêu một số hành vi tiêu cực của học sinh trong học tập văn hóa?

3. Chính sách văn hoá.

a. Nhiệm vụ của văn hoá.

 

* Văn hoá là gì?

 

- Văn hoá là những giá trị do con người sáng tạo ra.

 

- Nghĩa rộng: văn hoá bao gồm những giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

 

- Nghĩa hẹp: Văn hóa bao gồm các giá trị tinh thần.

 

* Vai trò của văn hoá.

- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội.

 

- Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

- Văn hoá khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hoà giữa giá trị vật chất và tinh thần.

 

* Nhiệm vụ của văn hoá.

       Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

 

- Tiên tiến: tinh thần yêu nước và tiến bộ theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM vì mục tiêu phát triển con người toàn diện.

 

- Đậm đà bản sắc dân tộc: giá trị tinh hoa văn hoá dân tộc Việt đó là: lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, sáng tạo, cần cù, giảm dị trong cuộc sống.

 

b. Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm  đà bản sắc dân tộc.

- Làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

- Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của dân tộc.

- Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại: tiếp thu tư tưởng tiến bộ để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam.

- Nâng cao sự hiểu biết và mức hưởng thụ văn hoá, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hoá của nhân dân.

4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách GD&ĐT, KH&CN, văn hoá.

- Tin tưởng, chấp hành chính sách của Đảng và nhà nước.

- Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn.

- Trau dồi đạo đức, chiếm lĩnh khoa học.

- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.

 

4. Củng cố.

Hệ thống lại kiến thức cơ bản của toàn bài học: Chính sách GD&ĐT, KH&CN, được coi là quốc sách hàng đầu, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Ba chính sách này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy lẫn nhau nhằm xây dựng nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

5.Dặn dò nhắc nhở.

        Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

 

  Giáo án số: 30                                            Ngày soạn: 15 – 03 - 2012                                             Tuần thứ: 31

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 14:    CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong bài 14 này học sinhcần nắm được

1. Về kiến thức

- Nêu được vai trò nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh ở nước ta. (đọc thêm)

- Nêu được những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường QP&AN ở nước ta hiện nay.

- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách QP và AN.

2. Về kĩ năng

Biết tham gia và tuyên truyền và thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh phù hợp với khả năng của bản thân.

3. Về thái độ

Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách quốc phòng và an ninh của Nhà nước, sẵn sang tham gia giữ gìn trật tự, an ninh và bảo vệ tổ quốc.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

-  SGK, SGV GDCD 11

-  Sách bài tập tình huống GDCD 11

-  Những nội dung có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Em hãy nêu nhiệm vụ và phương hướng cơ bản của chính sách Văn hoá ở nước ta hiện nay?

3. Học bài mới

Bác hồ đã dạy: Các vua hùng đã có công dựng nước, “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lịch sử đã chứng minh dựng nước phải gắn với giữ lấy nước, đó là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của sự nghiệp cách mạng nước ta. Chính sách này sẽ giúp các hiểu được nội dung của nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và phải làm như thế nào để tăng cường quốc phòng và an ninh.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

      Giáo viên giúp học sinh nắm được vai trò, nhiệm vụ của quốc phòng an ninh. Giáo viên hướng dẫn học sinh đàm thoại theo những câu hỏi sau:

     ? Vì sao trong tình hình hiện nay, chúng ta phải tăng cường quốc phòng và an ninh?

     ? Theo em, trong giai đoạn hiện nay quốc phòng có vai trò?

     ? Theo em, quân đội nhân dân ta bao gồm những lực lượng nào?

 

 

 

 

 

     ? Theo em, trong giai đoạn hiện nay an ninh có vai trò gì?

     ? Theo em, công an nhân dân bao gồm có những lực lượng nào?

 

 

 

 

     ? Vậy theo em quốc phòng và an ninh có những nhiệm vụ ?

     ? Theo em nhiệm vụ QP-AN trong thời bình và thời chiến khác nhau như thế nào?

     Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm và tiến hành thảo luận nhóm, mỗi nhóm tương ứng với một phương hướng, sau đó cử đại diện nhóm trình bày kết quả trước cả lớp.

Nhóm 1

     Vì sao phải phát huy sức mạnh tổng hợp khối đại đoàn kết toàn d.tộc? Sức mạnh tổng hợp là như thế nào?

     Vì: Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng  được xây dựng trên cơ sở lấy lợi ích tối cao của đất nước và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm nền tảng; kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích gia đình với lợi ích xã hội, lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc.

Nhóm 2

     Tại sao phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại?

Nhóm 3

     Tại sao phải kết hợp quốc phòng với an ninh ? hãy phân tích?

Nhóm 4

      Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh? kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh như thế nào?

     Vì: chiến lược quốc phòng an ninh phải phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế, xây dựng gắn với bảo vệ. Nếu kinh tế không phát triển thì sẽ không tạo được nền tảng vững chắc để tăng cường quốc phòng và an ninh.

     Giúp học sinh nắm được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh của Nhà nước.

     Giáo viên nêu các câu hỏi theo từng trách nhiệm trong sách giáo khoa. từ đó cho học sinh liên hệ với chính trách nhiệm của bản thân.

      ? Vậy đối với mỗi bản thân các em các em cần có những trách nhiệm nào?

1. Vai trò và nhiệm vụ của Quốc phòng & An ninh.

a. Vai trò của Quốc phòng và An ninh. (Đọc thêm)

Học sinh cần nắm được:

- Quốc phòng: giữ gìn và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- An ninh: đảm bảo ổn định chính trị và TTATXH trên tất cả các lĩnh vực.

 

 

b. Nhiệm vụ của Quốc phòng và An ninh. (Đọc thêm)

Học sinh cần nắm được:

- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh

- Bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ

- Bảo vệ Đảng, nhà nước, chế độ XHCN và nhân dân

- Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, Văn hoá, tư tưởng.

- Duy trì TTATXH.

- Giữ vững ổn định chính trị, ngăn ngừa đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu.

* So sánh nhiệm vụ QP-AN

- Thời chiến tranh: Đánh kẻ thù để giành độc lập tự do.

- Thời bình: Xây dựng XHCN, chống âm mưu của kẻ thù, giữ gìn ANTT

2. Những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường QP&AN.

 

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn  kết toàn dân tộc.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

+ Sức mạnh dân tộc: truyền thống yêu nước, nền văn hóa.

+ Sức mạnh thời đại: KHCN, sức mạnh của các lực lượng tiến bộ.

- Kết hợp quốc phòng với an ninh: kết hợp sức mạnh của thế trận quốc phòng và thế trận an ninh nhân dân

- Kết hợp KTXH với QP&AN

 

3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh.

 

- Trách nhiệm chung: SGK

 

- Trách nhiệm của học sinh

+ Rèn luyện sức khoẻ, ra sức học tập

+ Có lối sống lành mạnh, không tham gia vào các tệ nạn xã hội.

+ Động viên mọi người tham gia nghĩa vụ quân sự.

 

4. Củng cố.

-  Hệ thống lại kiến thức cơ bản của toàn bài học

- Giáo viên gợi ý để học sinh tự liên hệ về tình hình thực hiện chính sách quốc phòng an ninh ở địa phương mình.

5.Dặn dò nhắc nhở.

        Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

  Giáo án số: 31                                            Ngày soạn: 24 – 03 - 2012                                              Tuần thứ: 32

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

Bài 15: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

I. Mục tiêu bài học.

Học xong bài 15 này học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức

- Nêu được vai trò, nhiệm vụ, nguyên tắc, phương hướng của chính sách đối ngoại ở nước ta.

- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách đối ngoại.

2. Về kĩ năng

- Biết tham gia và tuyên truyền chính sách đối ngoại phù hợp với khả năng của bản thân.

- Biết quan hệ hữu nghị với người nước ngoài, tích cực học tập văn hoá, ngoại ngữ để có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu hợp tác, hội nhập quốc tế trong tương lai.

3. Về thái độ

Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách đối ngoại của Nhà nước.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

-  SGK, SGV GDCD 11

-  Sách bài tập tình huống GDCD 11

-  Những nội dung có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Em hãy nêu những phương hướng cơ bản của chính sách quốc phòng và an ninh ở nước ta hiện nay?

3. Học bài mới

Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay theo các em nước ta có phải hội nhâp và quan hệ đối ngoại không? Vậy chính sách đối ngoại ở nước ta hiện nay được thực hiện như thế nào?...

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

 

     Để học sinh nắm được vai trò và nhiệm vụ của chính sách đối ngoại giáo viên nêu ra một số câu hỏi cho học sinh suy nghĩ, sau đó giảng giải và kết luận.

     ? Em hiểu như thế nào về quan niệm đối ngoại?

     ? Tại sao thực hiện quan hệ đối ngoại lại là một tất yếu khách quan?

     ? Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, theo em chính sách đối ngoại có vai trò như thế nào?

     ? Em hãy nêu những nhiệm vụ cơ bản của chính sách đối ngoại hiện nay?

     ? Để giữ vững hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển, chúng ta phải làm gì?

     ? Nêu những hoạt động của Đảng và Nhà nước ta mà em biết nhằm góp phần vào cuộc đấu tranh chung của thế giới vì mục tiêu của thời đại?

 

     Giúp học sinh nêu được nguyên tắc trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Giáo viên thực hiện theo phương pháp nêu vấn đề.

     ? Trong chính sách đối ngoại, chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc nào? Vì sao phải thực hiện các nguyên tắc đó?

     Học sinh nêu được những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận lớp theo các câu hỏi sau:

     ? Theo em, tại sao chúng ta phải chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế?

     ? Yêu cầu trong việc chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào?

     ? Việc quan hệ với các đảng có ý nghĩa như thế nào?

     ? Tại sao phải phát triển đối ngoại nhân dân?

     ? Hoạt động kinh tế đối ngoại cụ thể là gì?

     Giúp học sinh xác định đúng thái độ của mình đối với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước từ đó góp phần thực hiện tốt chính sách này. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận lớp các trach nhiệm trong sách giáo khoa.

     ? Với tư cách là một người học sinh các em phải có trách nhiệm gì trong việc thực hiện chính sách đối ngoại?

1. Vai trò và nhiệm vụ của chính sách đối ngoại.

a.  Vai trò của chính sách đối ngoại.

    Năm 2007 Việt Nam quan hệ

+ Quan hệ ngoại giao với 174 nước và vùng lãnh thổ

+ Quan hệ k.tế với 167 nức và vùng lãnh thổ

* Quan niệm về đối ngoại:

+ Bao gồm quan hệ và các hoạt động của một nước với một nước hoặc một số nước cũng như các tổ chức quốc tế.

+ Quan hệ đối ngoại là một tất yếu vì: sự phân bố không đồng đều về TNTN, xu thế quốc tế hoá, LLSX…

* Vai trò chính sách Đối ngoại

- Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi.

- Góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế của nước ta.

b. Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại.

- Giữ vững môi trường hoà bình => thực hiện thành công đổi mới đất nước.

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế => CNH–HĐH

- Xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới => vì một thế giới hòa bình, độc lập, dan chủ và tiến bộ.

2. Nguyên tắc của chính sách đối ngoại.

- Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

- Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

3. Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại.

- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế:

- Củng cố và tăng cường quan hệ với các Đảng.

- Phát triển công tác đối ngoại nhân dân

- Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người.

- Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại.

- Trách nhiệm chung: SGK

- Trách nhiệm của học sinh:

+ Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của Việt Nam.

+ Tham gia vào các công việc có liên quan đến đối ngoại như:...

+ Hữu nghị, hợp tác, thân thiện, lịch sự với người nước ngoài.

 

4. Củng cố.

- Hệ thống lại kiến thức cơ bản của toàn bài học.

- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi 1,2,3 trong sách giáo khoa.

5.Dặn dò nhắc nhở.

        Về nhà trả lời các câu hỏi còn lại trong sách giáo khoa.

 

 

 

 

  Giáo án số: 32                                            Ngày soạn: 28 – 03 - 2012                                              Tuần thứ: 33

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

THỰC HÀNH: NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ HỌC

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết thực hành này học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

  Học sinh nắm và vận dụng được những nội dung bài học có liên quan đến thực tế địa phương, làm một số bài tập thực hành.

2. Về kĩ năng.

  Biết vận dụng những kiến thức đã học đơc và lý giải đựoc các hiện tưởng xảy ra ở địa phương.

3. Về thái độ.

       Tin tưởng đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Tin tưởng vào khả năng của bản thân trong việc thực hiện một số được một số chính sách của nàh nước.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  - SGK, SGV  GDCD 11

  -SGK tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD

  - Các SGK và kiến thức có liên quan đến chưng trình lớp 11

III. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Nội dung thực hành

- Nhắc lại một cách khái quát nội dung chương trình học kì I và nêu cách vận dụng vào thực tế.

- Định hướng cho học sinh nêu ra những câu hỏi thắc mắc có liên quan đến nội dung bài học

-Cho học sinh làm một số bài tập tình huống trong sách bài tập tình huống GDCD mà giáo viên đã lựa chọn.

    Giáo viên đưa ra một số bài tập cho học sinh:

Bài tập 1: Khi bàn về chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có người cho rằng cũng như mọi nhà nước nói chung, nhà nuwocs ta có chức năng chủ yếu và quan trọng nhất là “bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội” còn các chức năng khác là không quan trọng, vì nhà nước ta cũng như mọi nhà nước nói chung, ra đời là để duy trì sự thống trị giai cấp.

? Em có suy nghĩ gì về quan điểm này?

? Em hãy vận dụng kiến thức trong bài học để khẳng định cho quan điểm của mình?

Bài tập 2: Trong lớp Hoa có một số bạn cho rằng chính sách dân số và giải quyết việc làm là công việc quan trọng, to lớn của quốc gia, học sinh không có trách nhiệm và cũng không thể làm được gì để thưc hiện chính sách này.

? Em có thể nói gì với các bạn có quan điểm như vậy?

Bài tập 3: Hiện nay có người suy nghĩ rằng nước ta là một nước giàu có tài nguyên nên cần phải khai thác triệt để nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu hiện tại của đất nước. Thế hệ hiện tại chỉ cần lo cho mình, việc gì phải lo nghĩ cho thế hệ tương lai.

? Em có đồng ý với suy nghĩ trên không? Giải thích vì sao?

Bài tập 4: ...Đã gọi nền văn hóa tiên tiến thì không thể nói là đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc được. Vì đã tiên tiến thì có nghĩa là phải mới, phải tiến thu văn hóa nhân loại có nghĩa gạt bỏ quá khứ.

? Ý kiến của em như thế nào về tình huống này?

? Em hiểu như thế nào là nền văn hóa tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc?

Bài tập 5: Theo em hiểu, trong khi thực hiện chính sách đối ngoại, chúng ta không thể chủ động được mà phụ thuộc vào các nước, phải ngồi chờ các nước xem họ có muốn quan hệ, hợp với ta hay không.

? Theo em khi thực hiện quan hệ đối ngoại chúng ta có cần chủ động không?

? Chúng ta cần chủ động như thế nào?

4 Dặn dò nhắc nhở.

     Về nhà học bài cũ , tiết sau các em tìm hiểu về các chính sách thuế ở Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án số: 33                                           Ngày soạn: 06 – 04 - 2012                                              Tuần thứ: 34

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

THỰC HÀNH

CÁC CHÍNH SÁCH THUẾ HIỆN HÀNH TẠI  VIỆT NAM

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong bài này học sinh cần nắm được:

- Nhớ được tên gọi các luật thuế hiện hành tại Việt Nam.

- Nêu được khái niệm, đối tượng nộp thuế của từng luật thuế. So sánh được những điểm giống và khác nhau giữa các luật  thuế để hiểu rõ hơn về từng luật thuế.

- Nâng cao ý thức chấp hành và tích cực tuyên truyền vận động gia đình và cộng đồng thực hiện tốt pháp luật thuế.

 

II. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Luật thuế giá trị gia tăng

a. Khái niệm

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu(1), đánh vào khoản giá trị tăng thêm(2) của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

b. Đối tượng nộp thuế

Bao gồm: Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.

2. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

a. Khái niệm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu(3), đánh vào thu nhập chịu thuế của các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ.

b. Đối tượng nộp thuế

 - Các tổ chức được thành lập theo luật pháp Việt Nam thực hiện sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ( kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ); Các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam thông qua cơ sở này công ty nước ngoài tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam .

3- Chính sách thuế môn bài

a- Khái niệm: Thuế môn bài là một khoản thu có tính chất lệ phí, thu hàng năm vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế.

b- Đối tượng nộp thuế môn bài: Bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đều phải nộp thuế môn bài theo quy định. Cụ thể là:

   Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá nhân có đăng ký kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác.

4-  Luật thuế thu nhập cá nhân

a- Khái niệm:

Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của từng cá nhân có thu nhập cao.

b- Đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, cá nhân không cư trú có thu nhập trong lãnh thổ Việt Nam.

Theo đó, đối tượng nộp thuế bao gồm: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú (không phân biệt người Việt Nam, người nước ngoài) có thu nhập chịu thuế từ sản xuất kinh doanh ( bao gồm cả cá nhân kinh doanh, hộ cá thể ), thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản và một số khoản thu nhập khác (bản quyền, quyền thương mại, trúng thưởng, thừa kế, quà tặng…).

5- Pháp lệnh thuế nhà đất

a- Khái niệm: Thuế nhà đất là loại thuế trực thu, thu vào đất ở, đất xây dựng công trình.

b- Đối tượng nộp thuế: Là tổ chức, cá nhân sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình

6- Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

a-Khái niệm: Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu(3), đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.

b- Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt: Là các tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá này ở khâu sản xuất.

- Cơ sở nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiệu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá này ở khâu nhập khẩu.

- Cơ sở kinh doanh, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

7- Pháp lệnh thuế Tài nguyên

a-Khái niệm: Thuế tài nguyên là loại thuế trực thu, thu vào hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

b- Đối tượng nộp thuế tài nguyên

Đối tượng nộp thuế tài nguyên bao gồm: Các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, không phân biệt ngành nghề, hình thức khai thác, có địa điểm cố định hay lưu động, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,  hay bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, có khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của nước Việt Nam.

Tài nguyên thiên nhiên ở đây bao gồm: Tài nguyên khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, khoáng sản không kim loại, gỗ, sản phẩm rừng tự nhiên khác, nước…

8- Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp

a- Khái niệm: Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế trực thu, thu vào hoạt động sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp.

Đất để sản xuất nông nghiệp bao gồm:

- Đất trồng trọt: Là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.

- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác.

- Đất rừng trồng: Là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.

Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định thì chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.

b- Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bao gồm: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp.

Hiện nay thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, thuế sử dụng đất nông nghiệp được tạm miễn thuế cho người sử dụng đất đến hết năm 2010.

9 -Luật thuế xuất, nhập khẩu

a- Khái niệm: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.

b- Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu

Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu là tất cả các tổ chức, cá nhân được phép xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.

Trường hợp xuất, nhập khẩu ủy thác, thì tổ chức nhận ủy thác chịu trách nhiệm nộp thuế XNK.

10 – Các chính sách thu khác

Ngoài 9 CS, pháp luật thuế nêu trên trong thực tế chúng ta còn có các chính sách thu khác là:

- Thu tiền thuê đất: Áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thuê đất của NN để sản xuất kinh doanh.

- Thu tiền sử dụng đất: Áp dụng trong trường hợp NN giao đất để ở, để sản xuất kinh doanh.

- Thu phí lệ phí ( bao gồm cả lệ phí trước bạ): Áp dụng trong các trường hợp tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong danh mục phí(4), lệ phí(5) ban hành kèm theo Pháp lệnh phí, lệ phí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án số: 34                                           Ngày soạn: 12 – 04 - 2012                                              Tuần thứ: 35

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

ÔN TẬP HỌC KÌ II

I. Mục tiêu bài học.

  - Củng cố lại kiến thức cho học sinh từ đó giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học.

  - Hướng dẫn học sinh ôn tập, học bài và vận dụng kiến thức một cách có hệ thống và có hiệu quả.

  - Học sinh định hướng được việc ôn tập cũng như cách làm bài của học sinh

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 11

  - Bài tập tình huống, SGK CNXHKH

  - Những tình huống học sinh có thể hỏi.

III. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Nội dung ôn tập

  - Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm, cơ bản của học kì II

  - Cho học sinh trao đổi những nội dung, những vấn đề đã học

  - Giáo viên trả lời những câu hỏi thắc mắc của học sinh

  - Đặt ra một số câu hỏi ở dạng kiểm tra

  - Định hướng cách làm bài kiểm tra cho học sinh

3. Dặn dò nhắc nhở.

  Về nhà ôn tập và tiết sau kiểm tra học kì II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án số: 35                                           Ngày soạn: 18 – 04 - 2012                                              Tuần thứ: ….

Lớp dạy

11B11

11B12

11B13

11B14

11B15

Ngày dạy

 

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

 

KIỂM TRA HỌA KÌ II

 

I. Mục tiêu kiểm tra.

  - Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn.

  - Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.

  - Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh trong những năm tiếp theo.

II. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Nội dung đề kiểm tra.

 

Câu 1: Khoa học và công nghệ có vai trò gì? Em hãy nêu và phân tích các phương hướng cơ bản để phát triển Khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay?  (5 điểm)

- Vai trò của khoa học công nghệ.

+ Giúp đất nước giàu có

+ Kinh tế có sức cạnh tranh mạnh

+ Đông lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước

+ Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.

- Phương hướng:

+ Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN: nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học

+ Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ: là nơi diễn ra hoạt động giao dịch, mua bán công nghệ.

+ Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ:

. Tăng số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học.

. Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật

. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học.

+ Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triên nông nghiệp, CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.

Câu 2: Em hãy trình bày nhiệm vụ; vị trí; vai trò của Giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay? (3 điểm)

* Nhiệm vụ của GD&ĐT

- Nâng cao dân trí: Vì dân trí thấp là tụt hậu và không thể hội nhập vì vậy phải nâng cao dân trí.

- Đào tạo nhân lực

+ Tạo ra đội ngũ lao động

+ Tạo ra đội ngũ chuyên gia

+ Tạo ra đội ngũ nhà quản lý

- Bôì dưỡng nhân tài: Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thì mới có khả năng thu hẹp khoảng cách với các nước văn minh.

* Vị trí của GD&ĐT:

- Đảng và nhà nước ta coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu và coi đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho sự phát triển vì:

- Xây dựng XHCN con người được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu và động lực của sự phát triển.

- Góp phần đào tạo, bồi dưỡng con người

- Học vấn của nhân dân được nâng cao từ đó nắm bắt và sử dụng được KHCN.

* Vai trò của GD & ĐT:

+ Giữ gìn, phát triển, truyền bá văn minh nhân loại

+ Là động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH

+ Là điều kiện phát huy nguồn nhân lực

Câu 3: Em hiểu như thế nào về nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?  (2 điểm)                                                                                                                                 

- Tiên tiến: tinh thần yêu nước và tiến bộ theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM vì mục tiêu phát triển con người toàn diện.

- Đậm đà bản sắc dân tộc: giá trị tinh hoa văn hoá dân tộc Việt đó là: lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, sáng tạo, cần cù, giảm dị trong cuộc sống.

 

nguon VI OLET