Ngày soạn: 02/1/2021
Tuần 19+20

BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc.
- HS biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền tre em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, biết tự bảo vệ quyền của mình.
2. Năng lực:
- Phát triển năng lực tự sáng tạo, sáng tạo hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.
- Tự nhận thức về giá trị bản thân, tự điều chính hành vi cho phù hợp với phápluật và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
-Tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học:
- Màn chiếu/Tivi, laptop, giấy A0, bút lông, phiếu học tập.
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục đích:
- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra vấn đề để dẫn dắt vào bài học.
b) Nội dung:
- GV cho HS xem đoạn video nói về bạo lực trẻ em và đặt câu hỏi:
+ Các em cảm thấy như thế nào trước hoàn cảnh của những bạn nhỏ bị bạo lực đó?
+ Pháp luật có thể can thiệp vào việc bố, mẹ bạo hành con cái hay không?
c) Sản phẩm:
- HS xem video clip và trả lời câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chuẩn bị trước đoạn video, màn chiếu/tivi, laptop để trình chiếu cho học sinh xem đoạn video về bạo lực trẻ em.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ chung.
- Báo cáo và thảo luận: HS trả lời câu hỏi theo suy nghĩ cá nhân.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Bạo lực gia đình và bạo hành trẻ em là những hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm lý và sự phát triển của trẻ em. Từ năm 1989 Liên Hợp Quốc đã ban hành công ước về quyền trẻ em quy định nhóm quyền cơ bản của trẻ em mà kể cả bố, mẹ cũng không thể nào xâm hại được. Để biết được nhóm quyền đó là gì? Học sinh chúng ta cần phải thực hiện nhóm quyền đó như thế nào? Hôm nay lớp chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 12.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Nội dung 1. Truyện đọc “Tết ở làng SOS Hà Nội”
a) Mục đích:
- Giáo viên gọi HS đọc diễn cảm câu truyện trong SGK sau đó thảo luận nhóm để tìm hiểu những số phận bất hạnh trong làng SOS và tiếp cận với những quyền của trẻ em.
b) Nội dung:
- GV cho HS đọc truyện đọc trong SGK và thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề đặt ra.
c) Sản phẩm:
- Bài học qua câu chuyện: Chúng ta cần tôn trọng những quyền của trẻ em.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên mời HS đọc phần thông tin và chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận câu hỏi sau:
1. Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào?
2. Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội?
3. Em hãy kể tên những tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em mà em biết?
4. Kể những quyền mà em được hưởng?
5. Em rút ra được bài học gì cho mình?
- Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
+ Tiến hành lắng nghe bạn đọc câu truyện.
+ Chuẩn bị các dụng cụ học tập để hoàn thành câu trả lời thảo luận của nhóm

Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận và ghi câu trả lời vào giấy A0.

Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ trong nhóm để trình bày nội dung. Gọi học
nguon VI OLET