Giáo án giáo dục công dân 6 

Học kì I

Tuần 1:

Ngày soạn: 09/08/2013

Ngày giảng: 6A:

  6B:

 

Tiết 1- Bài 1:

TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ.

 

  1. Mục tiêu bài học:
    1. Kiến thức:

-         Hiểu được thân thể sức khỏe là tài sản quý nhất của con người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.

-         Hiểu được ý nghĩa của tự chăm sóc rèn luyện thân thể và nêu được cách tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân.

  1. Kĩ năng:

-         Biết nhận xét đánh giá hành vi tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.

-         Biết đưa ra cách xử lý phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

-         Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch đó.

  1. Thái độ:

- Có ý thức tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

  1. Chuẩn bị

-         Thầy: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu truyện kể Bác Hồ, tranh ảnh,

-         Trò: Đọc trước bài mới, đồ dùng học tập.

  1. Tiến trình dạy học:
    1. Ổn định tổ chức:

Sĩ số:  6A :………………………………………………..

  6B:……………………………………………..

 

  1. Kiểm tra bài cũ:

GV giới thiệu sơ lược về chương trình môn học Giáo dục công dân lớp 6.

  1. Bài mới:
  • Giới thiệu bài:
  • GV: Đưa ra thông tin

Cha ông ta thường nói: “ Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe quý hơn vàng”. Nếu được ước muốn thì ước muốn đầu tiên của con người là có sức khỏe. Vậy để hiểu ý nghĩa của sức khỏe như thế nào chúng ta nghiên cứa bài học hôm nay.

 

 

 

 

Hoạt động GV và HS

 

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:

GV: Gọi HS đọc truyện

HS: Đọc

GV: Nhận xét giọng đọc và chia làm ba nhóm thảo luận trong 2 phút.

HS: Thảo luận nhóm cử đại diện trả lời.

Nhóm 1:

? Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?

 

Nhóm 2:

? Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?

 

Nhóm 3:

? Sức khỏe có cần cho mỗi người hay khôn? Vì sao?

 

 

 

GV: Nhận xét câu trả lời các nhóm chuyển nội dung bài học.

 

Hoạt động 2:

GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

?Thế nào là tự chăm sóc rèn luyện thân thể?

 

GV: Tích hợp pháp luật

 

Theo em pháp luật có quy định công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được đảm bảo vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống… không?

 

?Công dân phải thực hiện như thế nào?

HS: Thảo luận cả lớp

 

GV: Bổ xung thêm phần tích hợp môi trường

-         Môi trường trong sạch ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của con người.

-         Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, làm trong sạch môi trường sống ở gia đình trường học, khu dân cư.

 

? Tự chăm sóc rèn luyện thân thể có ý nghĩa như thế nào?

 

 

 

 

 

?Là HS phải rèn luyện như thế nào để có tính tự chăm sóc rèn luyện thân thể?

 

 

 

 

 

 

? Em hãy kể một tấm gương về tính tự chăm sóc rèn luyện thân thể (Sách. Báo, tivi, xung quanh nơi ở…)

GV: Treo tranh ảnh Bác Hồ

 

 

 

 

 

GV: Kết luận

Hoạt động 3:

GV: Đặt câu hỏi chia làm 2 nhóm lớn.

HS: Thảo luận cử đại diện trả lời

? Nêu biểu hiện trái tính tự chăm sóc rèn luyện thân thể? Hậu quả của biểu hiện trái đó?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Nhận xét cho điểm các nhóm

 

 

Hoạt động 4:

GV: Đưa ra bài tập

HS: Lên bảng làm

Bài tập a:

Đánh dấu x vào ô trống tương ứng biểu hiện tự chăm sóc rèn luyện thân thể?|

  1. Mỗi  buổi sáng Đông đều tập thể dục.
  2. Khi ăn cơm Hà nhai kĩ.
  3. Hằng ngày Bắc đều súc miệng nước muối.
  4. Đã bốn ngày Nam không thay quần áo.

GV: Nhận xét cho điểm và chốt lại nội dung bài học

 

  1. Tìm hiểu truyện đọc:
  1. Truyện đọc:

“ Mùa hè kì diệu”

 

 

 

  1. Nhận xét:

 

 

- Mùa hè này Minh được đi tập bơi và đã biết bơi.

 

- Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách luyện tập thể thao.

 

 

-         Sức khỏe rất cần cho mọi người vì: Có sức khỏe con người mới tham gia tốt các hoạt động như học tập, lao động, vui chơi giải trí…

 

II. Nội dung bài học:

 

1. Khái niệm:

- Là mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao.

 

- Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được đảm bảo vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ chuyên môn về y tế.

- Tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khỏe nhân dân để giữ gìn sức khỏe cho mình và cho mọi người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Ý nghĩa:

- Tự chăm sóc rèn luyện thân thể có ý nghĩa rất lớn đặc biệt đới với sức khỏe vì:

+Sức khỏe là vốn quý của con người.

+ Giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan vui vẻ.

3. Cách rèn luyện:

- Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng chú ý an toàn thực phẩm.

- Hàng ngày luyện tập thể dục thể thao.

- Phòng bệnh hơn chữa bệnh, khi mắc bệnh phải tích cực chữa cho khỏi bệnh.

- Không vứt rác khạc nhổ bừa bãi, quét dọn thường xuyên nơi ở, dân cư.

- Tấm gương sáng đó là Bác Hồ:

với cương vị là chủ tịch nước bận chăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như chơi bóng chuyền, lao động, cho cá ăn…Bác viết trong bài” Sức khỏe và thể dục” và khuyên mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục thể thao … chúng ta cần phải học tập và làm theo lời dạy đó để xây dựng đất nước.

* Thảo luận:

 

 

-         Biểu hiện trái: Ăn ít, kiêng khem để giảm cân, ăn vạt nhiều, lười tập thể dục, không tham gia các hoạt động vui chơi…

-         Hậu quả:

+ Học tập: Ngồi học uể oải, mệt mỏi, không tiếp thu bài giảng dẫn đến kết quả kém.

+ Công việc: Khó hoàn thành, có thể nghỉ biệc ảnh hưởng đến tập thể, thu nhập giảm đi.

+ Vui chơi: Tinh thần buồn bực không hứng thú tham gia các hoạt động tập thể.

 

 

III.Bài tập

 

 

 

Bài tập a:

Đáp án: 1, 2, 3

4. Củng cố:

GV: Đặt câu  hỏi

? Em biết gì về tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu, bia đến sức khỏe con người và  xã hội?

HS: Trả lời cá nhân

-         Ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân: giảm sút, gầy yếu, bệnh lao phổi hỏng nội tạng và nhiều bệnh tật khác….

-         Ảnh hưởng đến gia đình: Tan nát gia đình, không hạnh phúc, kinh tế giảm , con cái không được chăm sóc học hành, bạo lực gia đình…

-         Ảnh hưởng đến xã hội: Hút thuốc lá có hại cho những người xung quanh, nhiều tệ nạn xã hội xảy ra…

 

GV: Kết luận nội dung bài học

  1. Dặn dò:

Học nội dung bài học

Làm các bài tập còn lại SGK

Tìm hiểu tấm gương tính tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

Đọc trước bài 2” Siêng năng kiên trì”./


Học kì I

Tuần 2:

Ngày soạn: 17/08/2013

Ngày giảng:    6A:

     6B:

  

Tiết 2- Bài 2:

SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ.

 

  I.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

-         Hiểu được thế nào là siêng năng, kiên trì.

-         Hiểu được ý nghĩa của siêng năng kiên trì.

2.Kĩ năng:

-         Biết tự đánh già hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng kiên trì trong học tập, lao động...

-         Biết siêng năng kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hằng ngày.

3.Thái độ:

- Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của lười biếng, hay nản lòng.

II.Chuẩn bị

-         Thầy: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu các tấm gương danh nhân, bài tập tình huống…

-         Trò: Đọc trước bài mới, đồ dùng học tập.

III.Tiến trình dạy học:

1.Ổn định tổ chức:

Sĩ số: 6A :………………………………………………..

      6B:……………………………………………..

   

2.Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Thế nào là tự chăm sóc rèn luyện thân thể? Nêu ý nghĩa, cách rèn luyện?

Câu 2: Tấm gương về tự chăm sóc rèn luyện thân thể mà em biết?

3.Bài mới:

  • Giới thiệu bài:
  • GV: Đưa ra tình huống

Nhà cô Mai có hai con hai con trai,  chồng cô là bộ đội ở xa.

Mọi việc trong nhà do ba mẹ cô tự xoay sở. Hai con trai của cô rất ngoan. Mọi công việc trong nhà như rửa bát, giặt giũ…đều do hai con trai cô làm. Hai anh em rất cần cù, chịu khó học tập, năm học nào anh em cũng đạt học sinh giỏi.

GV: Đặt câu hỏi

? Câu chuyện kể trên nói lên đức tính gì của hai chị em?

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét và chuyển nội dung bài học.

 

 

Hoạt động GV và HS

 

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:

GV: Gọi HS đọc truyện

HS: Đọc

GV: Nhận xét giọng đọc và chia làm hai nhóm thảo luận trong 2 phút.

HS: Thảo luận nhóm cử đại diện trả lời.

Nhóm 1:

? Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng? Bác đã học như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 2:

? Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập? Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?

 

 

 

GV: Nhận xét câu trả lời các nhóm chuyển nội dung bài học.

 

Hoạt động 2:

GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

?Thế nào là siêng năng, kiên trì?

 

 

 

 

 

? Nêu ý nghĩa của siêng năng kiên trì?

 

GV: Kết luận

Hoạt động 3:

GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời câu hỏi

? Em hãy kể một tấm gương về tính siêng năng kiên trì (Sách. Báo, tivi, xung quanh nơi ở…)

GV: Treo tranh ảnh

 

 

GV: Kết luận

Hoạt động 4:

GV: Đưa ra bài tập

HS: Lên bảng làm

Bài tập a:

Đánh dấu x vào ô trống tương ứng biểu hiện tính siêng năng kiên trì?

  1. Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà.
  2. Hà muốn học giỏi môn Toán nên ngày nào cũng làm thêm bài tập.
  3. Gặp bài tập khó Bắc không làm.
  4. Đến phiên trực nhật lớp Hồng toàn nhờ bạn làm hộ.
  5. Chưa làm xong bài tập Lân đi chơi.

GV: Nhận xét cho điểm và chốt lại nội dung bài học

 

I.Tìm hiểu truyện đọc:

1.Truyện đọc:

Bác Hồ tự học ngoại ngữ”

 

 

 

2.Nhận xét:

 

 

- Bác nói được tiếng Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc, Đức, Ý, Nhật...

- Bác đã học: Bác nhờ thủy thủ giảng bài, viết 10 từ mới vào tay, vừa làm vừa học, sáng sớm và buổi chiều tự học ở vườn hoa, ngày nghỉ trong tuần Bác học với giáo sư Italia, Bác tra từ điển nhờ người nước ngoài giảng…

 

- Khó khăn: Bác được học ở trường lớp, Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc 17- 18h trong 1 ngày, tuổi cao nhưng Bác vẫn học.

 

 

 

 

 

 

 

II.Nội dung bài học:

 

1. Khái niệm:

- Siêng năng: Là sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên và đều đặn.

- Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn gian khổ.

2. Ý nghĩa:

- Giúp con người thành công trong công việc trong cuộc sống.

 

 

 

 

* Thảo luận:

 

 

- Tấm gương: Nhà bác học Lê Quý Đôn, giáo sư Lương Đình Của, nhà bác học Niu Tơn... (Lớp học những bạn đạt kết quả cao trong học tập nhờ siêng năng, kiên trì…)

 

 

 

III.Bài tập:

 

 

 

Bài tập a:

Đáp án: 1, 2,

4. Củng cố:

GV: Đặt câu hỏi

Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?

HS: Trả lời cá nhân (Siêng năng kiên trì)

5.Dặn dò:

Học nội dung bài học

Làm các bài tập còn lại SGK, tiết sau luyện tập.

Tìm hiểu biểu hiện tích cực, tiêu cực của tính siêng năng kiên trì trong học tập, lao động…/


Học kì I

Tuần 3:

Ngày soạn: 24/08/2013

Ngày giảng:    6A:

     6B:

  

Tiết 3- Bài 2:

SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ.

(Tiếp)

 

  I.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

-         Hiểu được thế nào là siêng năng, kiên trì.

-         Hiểu được ý nghĩa của siêng năng kiên trì.

2.Kĩ năng:

-         Biết tự đánh già hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng kiên trì trong học tập, lao động...

-         Biết siêng năng kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hằng ngày.

3.Thái độ:

- Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của lười biếng, hay nản lòng.

II.Chuẩn bị

Thầy: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu các tấm gương danh nhân, bài tập tình huống, phiếu học tập…

Trò: Đọc trước bài mới, đồ dùng học tập.

III.Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

Sĩ số: 6A :………………………………………………..

  6B:…………………………………………………………..

2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào siêng năng,  kiên trì? Ý nghĩa của siêng năng kiên trì trong cuộc sống?

3. Bài mới:

  • Giới thiệu bài:

GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của tiết 1

HS: Trả lời cá nhân

-         Khái niệm siêng năng, kiên trì

-         Ý nghĩa siêng năng kiên trì

GV: Nhận xét và chuyển nội dung bài học.

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động GV và HS

 

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:

GV: Đặt câu hỏi và chia làm ba nhóm

HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời

Nhóm 1:

? Em hãy tìm những biểu hiện của siêng năng kiên trì trong học tập?

 

 

 

Nhóm 2:

? Em hãy tìm những biểu hiện của siêng năng kiên trì lao động?

 

Nhóm 3:

? Em hãy tìm biểu hiện của siêng năng kiên trì trong các hoạt động?

 

 

GV: Nhận xét câu trả lời các nhóm .

Hoạt động 2:

GV: Đặt câu hỏi trên phiếu

HS: Trả lời cá nhân

 

?Nêu biểu hiện trái siêng năng kiên trì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Kết luận

 

 

 

 

Hoạt động 3:

GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

? Em hãy một số câu ca dao tục ngữ, danh ngôn nói về siêng năng kiên trì?

 

GV: Kết luận

 

Hoạt động 4:

GV: Đưa ra bài tập thi kiểm tra hành vi.(Kẻ trên bảng)

HS: Lên bảng làm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Nhận xét cho điểm và chốt lại nội dung bài học

 

Thảo luận:

 

 

 

 

 

- Đi học chuyên cần, chăm chỉ làm bài, có kế hoạch học tập, bài khó không nản chí, tự giác học, không chơi la cà… -> Đạt kết quả cao.

- Chăm làm việc nhà, không bỏ dở công việc, không ngại khó, miệt mài với công việc, tiết kiệm, tìm tòi sáng tạo…

 

- Kiên trì luyện tập thể dục thể thao, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, đến với đồng bào vùng sâu để dạy chữ…

 

 

II.Nội dung bài học:

 

1. Khái niệm:

2. Ý nghĩa:

3. Biểu hiện trái với siêng năng kiên trì:

Hành vi

Không

- Cần cù, chịu khó.

- Lười biếng, ỷ lại.

- Tự giác làm việc.

- Việc hôm nay để đến ngày mai.

- Uể oải, chểnh mảng.

- Cẩu thả, hời hợt

- Đùn đẩy chốn tránh.

- Nói ít làm nhiều.

 

 

 

X

 

 

 

 

 

X

 

 

 

X

 

 

 

X

 

X

 

 

X

 

 

* Ca dao tục ngữ:

- Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Năng nhặt, chặt bị.

- Siêng năng thì có, siêng học thì hay.

- Nói chín thì nên làm mười, nói mười làm chín kẻ cười người chê.

 

 

 

III.Bài tập:

 

 

Biểu hiện

 

Siêng năng,

kiên trì

 

Không

- Học bài cũ

- Làm bài mới

- Chuyên cần

- Giúp mẹ

- Chăm sóc em

- Tập thể dục…….

 

 

 

 

 

 

 

4. Củng cố:

 GV: Đặt câu  hỏi

?Em hãy kể lại một việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của em?

HS: Trả lời cá nhân

-         Kiên trì giải bài tập khó

-         Chăm chỉ giup đỡ bố mẹ những công việc của gia đình…

GV: Kết luận nội dung bài học

5.Dặn dò:

Học nội dung bài học

Sưu tầm ca dao tục ngữ, truyện cười nói về siêng năng, kiên trì

Đọc trước bài 3:” Tiết kiệm”…/


Học kì I

Tuần 4.

Ngày soạn: 31/ 08/2013

Ngày giảng:  6A

  6B

Tiết 4– Bài 3:         TIẾT KIỆM

 

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Nêu được thế nào là tiết kiệm

Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm.

2. Kỹ năng:

Biết nhận xét đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân của người khác.

Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc thời gian công sức.

Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian một cách hợp lí tiết kiệm.

3. Thái độ:

Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa lãng phí.

II. Chuẩn bị:

Thầy: Giáo án, SGK, SGV, bài tập tình huống, chuyện kể Bác Hồ...

Trò: Đồ dùng học tập, đọc tr­ước bài.

III. Tiến trình dạy học:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  6A

  6B

2. Kiểm tra bài cũ:

Nêu biểu hiện siêng năng kiên trì và biểu hiện trái với siêng năng kiên trì?

3. Bài mới:

Giới thiệu bài.

GV: Đưa ra thông tin

Vợ chồng bác An siêng năng lao động, nhờ vậy thu nhập của bác rất cao, nhưng hai người con của bác thì ỷ lại vào bố mẹ không chịu học tập, lười lao động, ăn chơi đua đòii thế là nhà cửa bác An lần lượt ra đi. Cuối cùng cuộc sống rơi vào cảnh nghèo khổ.

Theo em do đâu mà cuộc sống của gia đình bác An lại như vậy?

HS: Trả lời cá nhân 

GV: Nhận xét và chuyển nội dung bài học.

 

 

Hoạt động GV và HS

 

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:

GV: Gọi HS đọc truyện

HS: Đọc

GV: Nhận xét giọng đọc và đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

? Thảo và Hà có xứng đáng để mẹ thưởng tiền không?

 

? Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? Việc làm đó thể hiện đức tính gì?

 

 

? Em hãy phân tích diễn biến trong suy nghĩ và hành vi của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo?

 

 

GV: Nhận xét chuyển nội dung bài học .

Hoạt động 2:

GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

? Thế nào là tiết kiệm?

 

 

 

 

GV: Bổ xung phần tích hợp về môi trường

-         Tiết kiệm của cải vật chất và tài nguyên thiên nhiên là góp phần giữ gìn cải thiện môi trường

-         Các hình thức tiết kiệm có tác dụng bảo vệ môi trường:

+ Hạn chế sử dụng đồ dùng làm bằng chất khó phân hủy.

+ Trong sản xuất: Tận dụng và tái chế đồ dùng bằng vật liệu cũ, thừa, hỏng…

? Nêu ý nghĩa của tiết kiệm?

GV: bổ xung

Tích hợp pháp luật:

- Mọi công dân có trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Biết sử dụng tiết kiệm tài sản của gia đình, nhà trừong và xã hội.

- Có ý thức chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

 

 

 

 

 

 

? Là HS em rèn luyện tính tiết kiệm như thế nào?

 

 

 

 

GV: Kết luận đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

? Em hãy nêu một tấm gương thể hiện sự tiết kiệm mà em biết? (Ti vi, báo, đài, sách, truyện….)

 

- Chuyện kể về Bác Hồ NXBGD tr, 174-175; 195-196.

 

- Chuyện kể về Bác Hồ NXBVH tr 49,99.

 

GV: Kết luận nội dung bài học

 

Hoạt động 3:

GV: Đặt câu hỏi và chia làm hai nhóm lớn.

HS: Thảo luận trả lời cá nhân

Nhóm 1: Tìm những biểu hiện của tiết kiệm? VD?

 

 

Nhóm 2: Tìm những biểu hiện trái với tiết kiệm?VD?

 

GV: Kết luận

Hoạt động 4:

GV: Đưa ra bài tập

HS: Lên bảng làm

Bài tập a:  Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với thành ngữ nói về tính tiết kiệm?

1, Năng nhặt ,chặt bị

2, Cơm thừa gạo thiếu

3, Góp gió thành bão

4, Của bền tại người

5, Vung tay quả trán

6, Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.

 

GV: Nhận xét cho điểm và chốt lại nội dung bài học

 

I.Tìm hiểu truyện đọc:

1.Truyện đọc:

“ Thảo và Hà”

 

 

2.Nhận xét:

 

- Rất xứng đáng được mẹ thưởng tiền vì thi được vào lớp 10.

 

- Không sử dụng tiền công đan giỏ của mẹ để đi ăn liên hoan mà dành tiền đó để mua gạo.

=> Việc làm đó thể hiện đức tính tiết kiệm.

- Trước khi đến nhà Thảo: Hà đề nghị mẹ thưởng tiền để liên hoan với các bạn.

- Sau khi đến nhà Hà: Thấy được việc làm của Thảo hà ân hận, tự hứa quyết định tiết kiệm trong tiêu dùng.

 

 

II.Nội dung bài học:

 

1. Khái niệm:

- Tiết kiệm: Là biết sử dụng một cách hợp lý đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác.

 

- Làm giảm lượng rác thải ra môi trường, tránh suy kiệt tài nguyên mất cân bằng sinh thái.

 

 

 

 

- Đồ dùng bằng ni long, đồ nhựa…

 

 

 

 

2. Ý nghĩa:

- Thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác.

- Tiết kiệm sẽ đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho bản thân gia đình, xã hội.

*Tích hợp thuế:

- Thuế là một phần thu nhập của nhân dân đóng góp cho Nhà nước.

- Khi sử dụng các tài sản công cộng chúng ta phải có trách nhiệm tiết kiệm vì lãng phí tiền của ngân sách Nhà nước là lãng phí tiền của chúng ta.

3. Liên hệ bản thân:                    

- Luôn tiết kiệm tiền bạc của cải gia đình, cơ sở vật chất của nhà trường giữ gìn cẩn thận…tiết kiệm điện, nước…

 

*Tấm gương về tiết kiệm của Bác Hồ:

- Bác luôn sử dụng hợp lý đúng mức của cải vật chất.

 

- Sự tiết kiệm trong tiêu dùng của Bác Hồ thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của xã hộ

 

* Thảo luận:

 

 

 

- Tiết kiệm thời gian công sức, sức khỏe, tiền của,…(Ở nhà tiết kiệm điện, nước, tiêu dùng đúng mức, tận dụng đồ cũ, sử dụng thời gian để học tập giúp đỡ bố mẹ, ăn mặc giản dị không lãng phí…)

- Sống xa hoa lãng phí thời gian công sức, của cải, sức khỏe…(dùng nhiều bóng điện thắp sáng,  xả nước lãng phí…

 

 

 

 

III.Bài tập

 

 

Bài tập a: 

 

 

Đáp án: 1, 3, 4

4. Củng cố:

GV: Đặt câu  hỏi

?Em đã thể hiện tính tiết kiệm ở trường như thế nào?

HS: Trả lời cá nhân

- Giữ gìn bàn ghế, tắt điện tắt quạt khi ra về, tiết kiệm nước, giữ gìn tài sản của lớp trường…

GV: Kết luận nội dung bài học

5. Dặn dò:

Học nội dung bài học, tìm hậu quả của biểu hiện trái với tiết kiệm.

Sưu tầm ca dao tục ngữ, truyện cười nói về tiết kiệm.

Đọc trước bài 4:” Lễ độ”./.

 

 

 

 

 

 

Học kì I

Tuần 5.

Ngày soạn: 06/09/2013

Ngày giảng:

 

Tiết 5 – Bài 4: LỄ ĐỘ

 

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Nêu được thế nào là lễ độ.

Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người.

2. Kỹ năng:

Biết nhận xét đánh hành vi của bản thân của người khác về lễ độ trong giao tiếp ứng xử.

Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp.

Biết cư xử lễ độ với mọi người xung quanh.

3. Thái độ:

Đồng tình ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người xung quanh; không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ .

II. Chuẩn bị:

Thầy: Giáo án, SGK, SGV, bài tập tình huống,...

Trò: Đồ dùng học tập, đọc tr­ước bài.

III. Tiến trình dạy học:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  6

2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là tiết kiệm? Ý nghĩa của tiết kiệm? Rèn luyện bản thân?

3. Bài mới:

Giới thiệu bài.

GV: Đặt câu hỏi

Ở các trường học thường có khẩu hiệu :” Tiên học lễ, hậu học văn”. Theo em “Lễ” ở đây nghĩa là gì?

HS: Trả lời cá nhân (Lễ nghĩa, đạo đức; học lễ trước, học chữ sau)

GV: Nhận xét và chuyển nội dung bài học.

 

 

Hoạt động GV và HS

 

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:

GV: Gọi HS đọc truyện

HS: Đọc

GV: Nhận xét giọng đọc và đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

? Em hãy kể những việc làm của Thủy khi khách đến nhà?

 

 

 

 

 

 

 

 

? Em có nhận xét gì về cách cư xử của Thủy?

 

 

GV: Nhận xét chuyển nội dung bài học .

Hoạt động 2:

GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

? Thế nào là lễ độ?

 

 

 

? Nêu ý nghĩa của lễ độ?

 

 

 

 

 

 

 

 

GV : Kết luận

 

 

Hoạt động 3 :

GV:  Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

? Là HS em rèn luyện tính lễ độ như thế nào?

GV: Đặt câu  hỏi

?Em tìm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ  thể hiện tính lễ độ ?

HS: Trả lời cá nhân

GV: Kết luận

Hoạt động 4:

GV: Đưa ra bài tập

HS: Thảo luận theo nhóm và cử đại diện.

GV: Chia làm 4 nhóm lớn tương ứng  với 4 tổ

Bài tập a:  Hãy đánh dấu X vào ô cột mà em cho là thích hợp: Theo bảng dưới đây

GV: Nhận xét cho điểm các nhóm và chốt lại nội dung bài học

 

I.Tìm hiểu truyện đọc:

1.Truyện đọc:

“ Em Thủy”

 

 

2.Nhận xét:

 

- Giới thiệu khách với bà

+ Nhanh nhẹn kéo ghế mời khách ngồi

+ Đi pha trà

+ Mời bà và khách uống trà

+ Xin phép bà nói chuyện

+ Giới thiệu  bố mẹ

+ Vui vẻ kể chuyện học, đội, ..

+ Thủy tiễn khách và hẹn gặp lại

 

=> Thủy nhanh nhẹn khéo léo lịch sự khi tiếp khách. Biết tôn trọng bà và khách làm vui long khách và để lại những ấn tượng đẹp, Thủy thể hiện là một học sinh ngoan lễ độ.

 

 

II.Nội dung bài học:

 

1. Khái niệm:

- Là cách cư xử đúng mực của mỡi người trong khi giao tiếp với người khác.

2. Ý nghĩa:

- Thể hiện sự tôn trọng quý mến của mình và đối với mọi người.

- Biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức.

- Giúp cho quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn.

- Góp phần làm cho xã hội văn minh

 

* Thảo luận:

- Thường xuyên rèn luyện học hỏi các quy tắc ứng xử, cư xử có văn hóa, tự kiểm tra hành vi thái độ của cá nhân tránh những hành vi vô lễ…

 

-         Lời nói gói vàng

-         Đi hỏi về chào

Lời chào cao hơn mâm cỗ

 

 

 

III.Bài tập

 

 

 

 

 

Bài tập a: 

Đáp án: Có lễ độ: 1, 3, 5, 6,

 

 

 

Hành vi thái độ

Có lễ độ

Thiếu lễ độ

1. Đi xin phép về chào hỏi

X

 

2. Nói leo trong giờ học

 

 

3. Gọi dạ bảo vâng

X

 

4. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mặt mọi người

 

 

5. Nhường chỗ ngồi cho người tàn tật

X

 

6. Kính thầy yêu bạn

X

 

7. Nói trống không

 

 

8. Ngắt lời người khác

 

 

 

4. Củng cố:

-         GV: Đặt câu hỏi

-         ? Cách cư xử của bạn Thủy thế hiện đức tính gì?

-         HS: Trả lời cá nhân (Lễ độ)

GV: Kết luận nội dung bài học

 

5.Dặn dò:

Học nội dung bài học, tìm hậu quả của biểu hiện trái với lễ độ.

Sưu tầm ca dao tục ngữ, truyện cười nói về lễ độ.

Đọc trước bài 5:” Tôn trọng kỉ luật”…/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Học kì I

Tuần 6.

Ngày soạn: 14 /09/2013

Ngày giảng:6A

 

Tiết 6 – Bài 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT

 

 

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Thế nào là tôn trọng kỷ luật? ý nghĩa của tôn trọng kỷ luật?

2. Kỹ năng:

Có khả năng rèn luyện tính kỷ luật, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện đấu tranh chống vi phạm pháp luật.

3. Thái độ:

ý thức tự đáng giá hành vi của bản thân và của người khác. Có thái độ tôn trọng kỷ luật.

II. Chuẩn bị:

Thầy: Giáo án, SGK, SGV...

Trò: Đồ dùng học tập, đọc tr­ước bài.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

Sĩ số:  6A

2. Kiểm tra bài cũ:

Lễ độ là gì? Biểu hiện? ý nghĩa lễ độ? rèn luyện.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài.

GV: Đưa ra tình huống

Một HS không xuống xe khi vào cổng trường, bị bác bảo vệ phê bình.

Theo các em bạn đó bị phê bình vì lý do gì?

HS: Trả lời cá nhân ( Bạn đó không thực hiện quy định của trường.)

GV: Chốt và chuyển ý.

Hoạt động GV, HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:

GV: Gọi HS đọc truyện

HS: Đọc

GV: Nhận xét giọng đọc

GV: Đặt câu hỏi

HS: Thảo luận theo bàn

Qua truyện em thấy Bác Hồ đã tôn trọng quy định chung như thế nào?

 

 

 

 

HS: Trả lời cá nhân

GV: Chốt ý, chuyển nội dung

 

 

 

Hoạt động 2:

GV: Đưa ra câu hỏi

HS: Suy nghĩ cá nhân

Tôn trọng kỷ luật?

 

 

Biểu hiện của tôn trọng kỷ luật?

 

Nêu ý nghĩa của tôn trọng kỷ luật là gì?

 

 

 

 

GV: Bổ xung phần tích hợp về thuế

 

 

GV: Chốt nội dung bài học.

 

Hoạt động 3:

GV: Đưa bài tập đáng dấu x vào ô trống tương ứng với hành vi thể hiện tính kỷ luật (Bảng phụ)

Bài tập a

a)           Đi xe vượt đèn đỏ

b)           Đi học đúng giờ

c)           Đọc báo trong giờ học

d)           Đi xe đạp hàng ba

e)           Đá bóng dưới lòng đường

f)            Viết đơn xin phép nghỉ một buổi học.

g)           Đi xe đạp đến cổng trường, xuống xe rồi dắt vào trường.

HS: Làm bài tập trên bảng

GV: Chữa bài, nhận xét cho điểm.

I. Tìm hiểu truyện đọc:

1. Truyện đọc:

“Giữ luật lệ chung”

 

 

2. Nhận xét:

- Bác bỏ dép trước khi bước vào chùa

- Bác đi theo sự hướng dẫn của các vị sư

- Bác đến mỗi gian thờ thắp hương

- Qua ngã tư gặp đèn đỏ Bác bảo chú lái xe dừng lại, khi đèn xanh bật mới được đi.

- Bác nói “Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông”.

 

II. Nội dung bài học;

1. Khái niệm:

Tôn trọng kỷ luật là biết tự giác chấp hành quy định chung của tập thể, của tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.

2. Biểu hiện:

Là sự tự giác chấp hành, phân công.

3. Ý nghĩa:

Nếu mọi người tôn trọng kỷ luật thì gia đình, nhà trường, xã hội có kỷ cương, nền nếp mang lại lợi ích cho mọi người, cộng đồng và giúp xã hội tiến bộ.

*Tích hợp về thuế:

Công dân có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước (liên hệ khi công dân chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế, cũng là sự tôn trọng kỷ luật)

 

 

 

 

III. Bài tập:

 

 

 

Bài tập a

Đáp án:    b, e, g.

 

4. Củng cố:

 GV: Đặt câu hỏi

Em phân biệt giữa tôn trọng kỷ luật và pháp luật?

HS: Thảo luận theo cặp cử đại diện trả lời

Tôn trọng kỷ luật: quy định, nội dung       gia đình, tập thê, xã hội đề ra      Tự giác        nhắc nhở, phê bình.

Pháp luật: Quy tắc xử sự chung         Nhà nước đặt ra        bắt buộc       xử phạt

5. Dăn dò:

Học bài, làm bài tập SGK

Đọc trước bài mới “Biết ơn”

Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về kỷ luật./.


Học kì I

Tuần 7.

Ngày soạn: 20/ 9   /2013

Ngày giảng: 6

 

 

Tiết 7 – Bài 6:         BIẾT ƠN

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Thế nào là biết ơn? ý  nghĩa của biết ơn?

2. Kỹ năng:

Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh

Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể

Biết thể hiện sự biết ơn của bản thân đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng liệt sĩ…bằng những việc làm cụ thể.

3. Thái độ:

Quý trọng những người đã quan tâm giúp đỡ mình

Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn.

II. Chuẩn bị:

Thầy: Giáo án, SGK, SGV, ca dao tục ngữ

Trò: Đồ dùng học tập, đọc tr­ước bài.

III. Tiến trình dạy học:

1. Tổ chức:

Sĩ số: 6

2. Kiểm tra bài cũ:

Tôn trọng kỉ luật là gì? Biểu hiện? ý nghĩa  và cách rèn luyện?

3. Bài mới:

Giới thiệu bài.

GV: Đưa ra thông tin (treo bảng phụ)

 

Ngày kỉ niệm

Chủ đề

+ 10/3(âm lịch)

+ 8/3

+ 27/7

+ 20/10

+ 20/11

+ Giỗ tổ Hùng vương

+ Quốc tế phụ nữ

+ Thương binh liệt sĩ

+ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

+ Nhà giáo Việt Nam

GV: Đặt câu hỏi : Nêu ý nghĩa những ngày nói trên?

HS: Trả lời cá nhân

GV: Chốt và chuyển nội dung.

Hoạt đông GV, HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:

GV: Gọi HS đọc truyện

HS: Đọc truyện

GV: Nhận xét giọng đọc

GV: Đặt câu hỏi chia làm bốn nhóm

HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời

N1:Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng như thế nào?

N2: Nêu việc làm của chị Hồng?

N3: Ý nghĩ xủa chị Hồng như thế nào?

N4: Vì sao chị Hồng không quên Thầy giáo cũ đã hơn 20 năm? Việc làm đó nói lên đức tính gì?

GV: Chốt ý, chuyển nội dung

 

 

 

 

Hoạt động 2:

GV: Đưa ra câu hỏi

HS: suy nghĩ cá nhân

C 1: Thế nào là sự biết ơn

 

 

 

C 2: Nêu ý nghĩa của lòng biết ơn?

 

 

 

 

C 3: Bản thân em làm gì để rèn luyện lòng biết ơn?

GV: Chốt nội dung bài học.

Hoạt động 3:

GV: Đưa bài tập đánh dấu x vào ô trống tương ứng với hành vi thể hiện lòng biết ơn:

Bài tập a

1)Lan cố gắng học tập tốt bố mẹ vui lòng

2)Trê bai những người khuyết tật

3)Luôn nghĩ tới công sức của những người có công với đất nước

4)Vào dịp tết cùng Bố mẹ đi thăm mộ ông bà

HS: làm bài tập trên bảng

GV: chữa bài, nhận xét cho điểm.

I. Tìm hiểu bài:

1. Truyện đọc:

“Thư của một học sinh cũ”

 

 

2. Nhận xét:

- Thầy giáo đã giúp chị Hồng rèn viết tay phải. Thầy khuyên : “Nét chữ là nét người”

- Ân hận vì làm trái lời thầy, sau đó quyết tâm rèn viết tay phải

- Luôn nhớ kỉ niệm và lời dạy của thầy, sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi thầy.

- Vì Thầy đã dạy dỗ chị, thể hiện sự biết ơn Thầy – Một truyền thống đạo đức của dân tộc.

II. Nội dung bài học:

1. Khái niệm:

Là sự bày tỏ thái độ, trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỗ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.

2. Ý nghĩa:

- Là truyền thống của dân tộc ta

-Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người

- Làm đẹp nhân cách con người.

3. Rèn luyện bản thân:

Học tập chăm chỉ, luôn biết ơn những thế hệ trước,….

 

 

 

 

III. Bài tập:

 

Bài tập a

Đáp án:    1, 3, 4.

4. Củng cố:

GV: Đăt câu hỏi : Em hãy tìm câu ca dao tục ngữ nói về lòng biết ơn?

- VD:  “Ân trả nghĩa đền”

            “Ăn khoai mhớ kể cho dây mà trồng”

            “Công cha như núi thái sơn

        Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

HS: Đọc một vài câu ca dao tục ngữ

GV: Nhận xét. Chốt nội dung bài.

5. Dăn dò:

Học bài, làm bài tập SGK

Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn

Ôn tập từ bài 1 đến bài 7 chuẩn bị tiết sau kiểm tra một tiết./

 

Học kì I

Tuần 8

Ngày soạn: 27/9/2013

Ngày giảng:  + 6

Tiết 8

KIỂM TRA MỘT TIẾT

 

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Giúp HS củng cố kiến thức các nội dung đã học.

2. Kỹ năng:

Đánh giá hành vi biểu hiện đúng, phê phán hành vi sai trái.

3. Thái độ:

 Tôn trọng những hành vi tốt, rèn luyện các đức tính siêng năng kiên trì, biết ơn, tiết kiệm, trung thực...

II. Chuẩn bị:

- GV: SGK, SGV, đề và đáp án kiểm tra.

- HS: Giấy kiểm tra, đồ dùng học tập

III. Tiến trình dạy học :

1. Ổn định tổ chức:

Sĩ số:

  + 6A:

2. Kiểm tra bài cũ:

GV: Nhắc nhở trước khi làm bài

3. Bài mới:

 

ĐỀ BÀI:

I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

 Biểu hiện nào dưới đây thể hiện người không có tính tự chăm sóc rèn luyện thân thể? (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu em chọn)

A. Hàng ngày luyện tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ

B. Buổi tối không đánh răng, rửa mặt.

C. Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng.

D. Tích cực chữa bệnh và phòng bệnh.

Câu 2: (1 điểm)

 Biểu hiện nào dưới đây biểu hiện sự tiết kiệm?( Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)

  1. Sử dụng thời gian hợp lý để học tập và giúp đỡ gia đình.
  2. Không tắt điện, quạt trong lớp khi ra về.
  3. Vẽ bẩn vào bàn ghế, tường trong lớp học
  4. Nước của nhà trường dùng thoải mái không cần tắt.

Câu 3: (1 điểm)

 Là học sinh em cần phải làm gì để thể hiện tôn trọng kỉ luật? (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng)

  1. Đi học muộn
  2. Không quàng khăn đỏ
  3. Mang đầy đủ đồ dùng học tập
  4. Đi xe đạp dàn hàng ba, thả cả hai tay.

II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm)

 

Câu1: (3 điểm)   Lễ độ là gì? ý nghĩa của lễ độ? Viết bốn biểu hiện của lễ độ?

Câu 2: (4 điểm)  Thế nào là biết ơn? Bản thân em phải làm gì để thể hiện sự biết ơn? Sắp đến ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 em dự định sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo đã và đang dạy mình? Viết hai câu ca dao tục ngữ nói về lòng biết ơn?

 

 

ĐÁP ÁN:

I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

- Đáp án B

Câu 2: (1 điểm)

- Đáp án A

Câu 3: (1 điểm)

- Đáp án C

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1:

- Lễ độ:  Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.(1 điểm)

- Ý nghĩa: Làm cho mối quan hệ giữa mọi người với con nguời trở nên tốt đẹp. Xã hội tiến bộ văn minh.(1 điểm)

- Bốn biểu hiện của Lễ độ: Đi xin phép về chào hỏi; Gọi dạ bảo vâng; Kính thầy yêu bạn; Nhường chỗ cho ngươì tàn tật… (1 điểm)

Câu 2:

- Biết ơn: Là sự bày tỏ thái độ, trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỗ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước. (1 điểm)

- Liên hệ bản thân: Học tập chăm chỉ, luôn biết ơn những thế hệ trước, tuyên truyền cho mọi người biết ơn những người có công với đất nước dân tộc và những người đã sinh ra mình tổ tiên ông bà mình….(1 điểm)

- Sắp đến ngày 20/11 Nhà Giáo Việt Nam: Em sẽ làm học thật tốt không vi phạm nội quy trường lớp, thi đua đạt nhiều điểm giỏi ….  (1 điểm)

- Hai câu ca dao tục ngữ : “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ; “uống nước nhớ nguồn”. (1 điểm)

4.  Củng cố:

GV: Thu bài và nhận xét

6 ………….. bài

5. Dặn dò:

- Đọc trước bài 7: “Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên”.

- Sưu tầm các danh lam thắng cảnh đẹp của Việt Nam./


KIỂM TRA MỘT TIẾT

Môn: Giáo dục công dân 6

Thời gian: 45 phút

Họ tên:……………………………………………………………………………

Lớp:………………………………………………………..

ĐỀ BÀI:

I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

 Biểu hiện nào dưới đây thể hiện người không có tính tự chăm sóc rèn luyện thân thể? (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu em chọn)

A. Hàng ngày luyện tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ.

B. Buổi tối không nên đánh răng, rửa mặt.

C. Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng.

D. Tích cực chữa bệnh và phòng bệnh.

Câu 2: (1 điểm)

 Biểu hiện nào dưới đây biểu hiện sự tiết kiệm?( Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)

A. Sử dụng thời gian hợp lý để học tập và giúp đỡ gia đình.

  1. Không tắt điện, quạt trong lớp khi ra về.

C. Vẽ bẩn vào bàn ghế, tường trong lớp học.

D. Nước của nhà trường dùng thoải mái không cần tắt.

Câu 3: (1 điểm)

 Là học sinh em cần phải làm gì để thể hiện tôn trọng kỉ luật? (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng)

A. Đi học muộn.

B. Không quàng khăn đỏ.

  1. Mang đầy đủ đồ dùng học tập.
  2. Đi xe đạp dàn hàng ba, thả cả hai tay.

II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm)

 

Câu1: (3 điểm)   Lễ độ là gì? ý nghĩa của lễ độ? Viết bốn biểu hiện của lễ độ?

Câu 2: (4 điểm)  Thế nào là biết ơn? Bản thân em phải làm gì để thể hiện sự biết ơn? Sắp đến ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 em dự định sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo đã và đang dạy mình? Viết hai câu ca dao tục ngữ nói về lòng biết ơn?

………….Hết………….

 


 

Học kì I

Tuần 9

Ngày soạn:  10/10/2012

Ngày giảng: + 6A

+ 6B

+ 6C

 

 

Tiết 9 – Bài 7:

YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN

 

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

HS nêu được thế nào là yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên. Vì sao phải yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên. Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên.

2. Kỹ năng:

Biết nhận xét đánh giá hành vi của bản thân, của người khác với thiên nhiên. Biết sống hoà hợp và bảo vệ thiên nhiên. 

3. Thái độ:

Yêu thiên nhiên tích cực bảo vệ thiên nhiên. Biết phản đối hành vi phá hoại thiên nhiên.

II. Chuẩn bị:

Thầy: Giáo án, SGK, SGV, tranh ảnh, bài báo nói về môi trường, máy chiếu.

Trò: Đồ dùng học tập, đọc tr­ước bài.

III. Tiến trình dạy học:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

 

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới:

Giới thiệu bài.

GV: Cho HS quan sát một bức tranh về cảnh đẹp thiên nhiên

Gv: Đặt câu hỏi Em có suy nghĩ gì khi xem bức tranh đó?

HS: Trả lời cá nhân

GV: Chốt và chuyển ý.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1:

GV: gọi HS đọc truyện

HS: Đọc

GV: Nhận xét giọng đọc

GV: Đặt câu hỏi

HS: Thảo luận theo cặp

Câu 1: Qua câu chuyện nhắc đến những địa danh nào?

 

Câu 2: Theo em đồng ruộng và bầu trời được miêu tả như thế nào?

 

Câu 3: Theo em những vùng đất được miêu tả như thế nào?

Câu 4: Theo em dãy núi Tam đảo và cây xanh được miêu tả như thế nào?

 

 

Em có suy nghĩ và cảm xúc như thế nào khi đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên?

 

HS: Trả lời cá nhân

GV: Chốt ý, chuyển nội dung

Hoạt động 2:

GV: Đưa ra câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

C1: Thiên nhiên là gì?

 

 

GV: Chia lớp thành hai nhóm lớn thảo luận 2 vấn đề

C2: Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người?

-         Với con người

-         Hậu quả.

 

 

 

 

GV: Chiếu hình ảnh đẹp về thiên nhiên bên cạnh đó chiếu hình ảnh thiên nhiên bị tàn phá do sự vô ý thức của con người.

 

 

C3:  Biện pháp của con người như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Nhân xét, bổ xung

 

 

Hoạt động 3:

GV: Đưa bài tập

Bài tập a:

Đánh dấu x vào ô trống tương ứng với hành vi thể hiện lòng yêu thiên nhiên?

a) Mùa hè cả nhà Thuỷ đi tắm biển

b) Lớp Tuấn tổ chức đá bóng ở bãi cỏ xanh

c) Lớp Hương thường xuyên chăm sóc cây

d) Bạn Nam xách rác vứt ra vườn hoa

HS: Lên bảng làm

GV: Chữa bài, nhận xét.

I. Tìm hiểu truyện đọc:

1. Truyện đọc:

“Một ngày chủ nhật bổ ích”

 

 

2. Nhận xét:

- Tam Đảo, cầu Thăng Long, Vĩnh yên, Phúc Yên

 

- Xanh ngắt một màu xanh, mặt trời nhô cao chiếu những tia nắng vàng rực rỡ.

- Những vùng đất xanh mướt khoai ngô, chè, sắn…

- Hùng vĩ mờ trong sương, mây trắng như khói.

 

- Khi đứng trước một cảnh đẹp như vậy rất thích và cảm thấy thoải mái…

 

 

 

II. Nội dung bài học:

 

 

1. Khái niệm:

Thiên nhiên bao gồm: Nước, không khí, sông suối, cây xanh, bầu trời, đồi núi động thực vật…

2. Vai trò của thiên nhiên

- Rất cần thiết cho cuộc sống con người. vì:

+ Thiên nhiên cho con người có không khí để thở, có sức khỏe, vui chơi giải trí, tham quan du lịch, các món ăn ngon…

+ Là điều kiện để phát triển kinh tế : Nông nghiệp, CN, dịch vụ.

->Là tài sản vô giá rất cần thiết cho con người.

+ Hậu quả con người phải gánh chịu nếu môi trường bị tàn phá, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái.

3. Biện pháp:

- Phải bảo vệ thiên nhiên, sống gần gũi và hoà hợp với thiên nhiên. Chống những hành vi phá hoại thiên nhiên.

- Ví dụ: Trồng cây xanh, tiết kiệm điện nước, hạn chế sử dụng túi nilong, không hái hoa bể cây trường học ở noi công cộng…

*Tích hợp thuế:

Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người. Để giữ gìn bảo vệ thiên nhiên ngoài ý thức bảo vệ của con người Nhà nước cũng cần có nguồn kinh phí chi cho việc bảo vệ và phát triển thiên nhiên đó là thuế.

 

III. Bài tập:

Bài tập a:

 

 

Đáp án:  a, c.

 

 

 

 

 

4. Củng cố:

GV: Đặt câu hỏi Em hãy kể những hành vi phá hoại môi trường

HS: Trả lời cá nhân (Chặt phá rừng lấy gỗ, đốt rừng làm nương rẫy, vứt rác bừa bãi, săn bắn chim…)

GV: Nhận xét chốt lại nội dung bài học

5. Dăn dò:

Học bài, làm bài tập b

Đọc trước bài mới “Sống chan hoà với mọi người”

Sưu tầm những tấm gương sống chan hoà với mọi người./.


Học kì I

Tuần 10

Ngày soạn:  19/10/2012

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

Tiết 10 – Bài 8:

SỐNG CHAN HOÀ VỚI MỌI NGƯỜI

 

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

HS nêu được các biểu hiện cụ thể của sống chan hoà với mọi người. Và ý nghĩa của việc sống chan hoà với mọi người,

2. Kỹ năng:

Biết sống chan hoà với bạn bè và mọi người xung quanh.

3. Thái độ:

Yêu thích lối sống vui vẻ, cởi mở, chan hoà với mọi người.

II. Chuẩn bị:

Thầy: Giáo án, SGK, SGV, tranh ảnh, bài tập tình huống 6.

Trò: Đồ dùng học tập, đọc tr­ước bài.

III. Tiến trình dạy học:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

 

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1:Thiên nhiên là gì? Nêu ý nghĩa của thiên nhiên?

Câu 2: Nêu ý thức của con người đối với thiên nhiên và liên hệ bản thân?

3. Bài mới:

Giới thiệu bài.

GV: Đưa ra thông tin:

Trong cuộc sống nhu cầu sống chan hoà với mọi người là vô cùng cần thiết, chúng ta phải chân thành nhường nhịn nhau, yêu thương giúp đỡ nhau có như vậy cuộc sống mới ý nghĩa..

GV: Chốt và chuyển nội dung bài học

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1:

GV: Gọi HS đọc truyện

HS: Đọc

GV: Nhận xét giọng đọc

GV: Đặt câu hỏi

HS: Thảo luận theo bàn

C1: Những cử chỉ, lời nói nào của Bác Hồ chứng tỏ Bác sống chan hoà với mọi người?

 

 

 

 

 

 

 

C2: Em hãy kể tên những phẩm chất đạo đức khác của Bác Hồmà em biết?

 

HS: trả lời

GV: Chốt ý, chuyển nội dung

Hoạt động 2:

GV: Đưa ra câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

C1: Sống chan hoà là như thế nào? Lấy VD?

 

 

 

 

 

 

C2: Nêu ý nghĩa của sống chan hoà đối với cuộc sống của chúng ta?

 

 

C3: Bản thân em phải làm gì để rèn luyện tính chan hoà?

 

 

 

GV: Nhân xét, bổ xung

 

Hoạt động 3:

GV: Đưa bài tập

Bài tập a:

Đánh dấu x vào ô trống tương ứng với hành vi thể hiện việc sống chan hoà với mọi người.

a) Cởi mở, vui vẻ

b) Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn

c) Tham gia tích cực mọi hoạt động do lớp, Đội tổ chức

d) Biết chia sẻ suy nghĩ với mọi người xung quanh

đ) Không góp ý cho ai vì sợ mất lòng

e) Khi chỉ định thì mới phát biểu vì sợ phát biểu sai

g) Thường xuyên quam tâm đến công việc của lớp

HS: Lên bảng làm

GV: Chữa bài, nhận xét.

I. Tìm hiểu truyện đọc:

1. Truyện đọc:

“Bác Hồ với mọi người”

 

 

2. Nhận xét:

- Bác quan tâm đến tất cả mọi người từ cụ già đến em nhỏ.

 

+ Bác cùng ăn mía, cùng làm việc, cùng vui chơi và tập thể dục với các đồng chí cơ trong quan.

+ Giờ nghỉ trưa Bác vẫn tiếp một cụ già. Mời cụ ở lại ăn cơm trưa, để cụ nghỉ chân, dặn anh cảnh vệ phải truyền đạt lại ý chính của bài nói chuyện của Bác, chuẩn bị xe đưa cụ về.

-         Tiết kiệm, yêu thương con người, giản dị, liêm khiết,…..

 

 

II. Nội dung bài học:

 

 

1. Khái niệm:

- Là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích.

- Ví dụ: Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn, tích cực tham gia mọi hoạt động của lớp, Đội tổ chức…

2. Ý nghĩa:

- Sống chan hòa sẽ được mọi người quý  mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.

3. Liên hệ bản thân:

Cần phải: Chân thành, biết nhường nhịn nhau, sống trung thực thẳng thắn nghĩ tốt về nhau, biết yêu thương giúp đỡ ân cần, không lợi dụng lòng tốt của nhau không đố kị ghen ghét nói xấu nhau…

 

III. Bài tập:

 

Bài tập a:

 

     Đáp án:  a, b, c,d, g.

 

 

 

 

 

 

4. Củng cố:

GV: Đặt câu hỏi Em hãy tìm những biểu hiện biết sống chan hoà và chưa biết sống chan hoà?

HS: Thảo luận theo cặp và cử đại diện trả lời

GV: Nhận xét chốt lại nội dung bài học

VD: + Biểu hiện sống chan hoà: Cởi mở, chân thành không ghen ghét đố kị nhau..

      + Biểu hiện chưa biết sống chan hoà: Nói xấu bạn, ghen ghét đố kị nhau, không tham gia vào các hoạt động do trường tổ chức, sống tách biệt xa lánh. kép kín, sống thụ động đánh mất bản sắc riêng của mình….

5. Dăn dò:

Học bài, làm bài tập SGK

Đọc trước bài mới “ Lịch sự tế nhị”

Sưu tầm những mẩu chuyện, các câu ca dao tục ngữ nói về lịch sự tế nhị ./.

 


Học kì I

Tuần 11

Ngày soạn:  26/10/2012

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 11 – Bài 9:   

  LỊCH SỰ, TẾ NHỊ

 

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

HS nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị. Nêu được ý nghĩa của lịch sự tế nhị trong gia đình với mọi người xung quanh.

2. Kỹ năng:

Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chua lịch sự tế nhị. Biết giao tiếp lịch sự tế nhị với mọi người xung quanh.

3. Thái độ:

Yêu mến, quý trọng những người lịch sự tế nhị trong giao tiếp.

II. Chuẩn bị:

Thầy: Giáo án, SGK, SGV,  bài tập tình huống 6, ca dao tục ngữ.

Trò: Đồ dùng học tập, đọc tr­ước bài.

III. Tiến trình dạy học:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

 

2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là sống chan hoà? Nêu ý nghĩa và liên hệ bản thân?

3. Bài mới:

  Giới thiệu bài.

GV: Đưa ra thông tin:

Trong cuộc sống hàng ngày khi cư sử với những người xung quanh chúng ta cần phải lịch sự tế nhị.Có vậy mới tạo được môi trường giao tiếp thân mật, học hỏi lần nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ….

GV: Chốt và chuyển nội dung bài học

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1:

GV: Gọi HS tình huống

GV: Phân vai cho hai HS

+Một HS vai Thầy Hùng

+Một HS vai người dẫn truyện – Bạn Tuyết.

HS: Đọc truyện

GV: Gọi một HS tóm tắt lại tình huống

HS: Trả lời

GV: Nhận xét giọng đọc

GV: Đặt câu hỏi

C1: Em nhận xét hành vi của các bạn sau: Bạn không chào; Bạn chào to; Bạn Tuyết?

GV: Bổ xung Bạn Tuyết thể hiện sự kính trọng thầy giáo.

 

 

 

 

 

C2: Nếu em là thầy Hùng em có thái độ như thế nào trước hành vi của các bạn vào muộn?

HS: Trả lời cá nhân

 

GV: Chốt ý, chuyển nội dung

Hoạt động 2:

GV: Đưa ra câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

 

C1: Lịch sự tế nhị là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

C2: Nêu biểu hiện của lịch sự tế nhị ?

 

 

 

 

 

 

C3: Ý nghĩa của lịch sự tế nhị?

 

 

 

 

 

C4: HS  phải rèn luyện tính lịch sự tế nhị như thế nào?

 

GV: Nhận xét, bổ xung

 

 

Hoạt động 3:

GV: Đưa bài tập. Đánh dấu * vào ô trống tương ứng biểu hiện sự lịch sự tế nhị.

GV: Phát phiếu học tập

1) Nói nhẹ nhàng

2) Nói dí dỏm

3) Thái độ cục cằn

4) Cử chỉ sỗ sàng

5) Ăn nói thô tục

6) Biết lắng nghe

7) Biết cảm ơn xin lỗi

8) Nói trống không

9) Nói quá to

10) Quát mắng người khác

11) Biết nhường nhịn

HS: Lên  làm bài trên phiếu

GV: Chữa bài, nhận xét.

I. Tình huống:

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Bạn không chào: Thể hiện sự vô lễ, vào học muộn, không xin lỗi vào lớp lúc Thầy đang nói là thiếu lịc sự, tế nhị.

- Bạn chào rất to:Thiếu lịch sự, không tế nhị.

- Bạn Tuyết: Nép ngoài cửa nghe Thầy nói hết câu, thể hiện sự khiêm tốn lịch sự tế nhị( Chờ Thầy nói hết câu mới bước ra cửa, đứng nghiêm chào Thầy nói lời xin lỗi..)

 

- Phê bình, nhắc nhở nhẹ, báo với GVCN…

 

 

 

 

 

 

II. Nội dung bài học:

 

 

1. Khái niệm:

- Lịch sự: Là những cử chỉ, hành vi ding trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.

- Tế nhị: Là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp ứng sử thể hiện là con người có hiểu biết có văn hoá.

2. Biểu hiện:

- Ở lời nói hành vi giao tiếp

- Ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy đinh chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người.

- Sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.

3. Ý nghĩa:

- Lịch sự tế nhị trong giao tiếp đều thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức mỗi người.

- Tạo nên mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn

4.Liên hệ bản thân:

- Đối với bạn bè, gia đình, mọi người xung quanh…Phải lịch sự  tế nhị(Chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị ở nơi cộng đồng…

 

III. Bài tập:

 

 

Lịch sự

Tế nhị

Không lịch sự tế nhị

 

*

 

 

*

 

 

 

*

 

 

*

 

 

*

*

 

 

*

*

 

 

 

*

 

 

*

 

 

*

*

 

 

 

4. Củng cố:

GV: Đặt câu hỏi. Em hãy so sánh sự giống và khác nhau lịch sự tế nhị?

-         Giống: Đều là hành vi ứng sử giao tiếp phù hợp với yêu cầu xã hội

-         Khác:Tế nhị nói khéo léo, nghệ thuật hành vi giao tiếp ứng xử

HS: Thảo luận theo cặp

GV: Nhận xét chốt lại nội dung bài học

5. Dăn dò:

Học bài, làm bài tập SGK

Đọc trước bài mới “ Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xa hội”./.

 

 


Học kì I

Tuần 12

Ngày soạn:  02/11/2012

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 12 – Bài 10:

TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

 

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

HS hiểu tích cực, tự giác là gì? ý nghĩa tích cực tự giác trong hoạt động tập thể xã hội.

2. Kỹ năng:

Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và của mọi người.

Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

3. Thái độ:

Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể hoạt động xã hội.

II. Chuẩn bị:

Thầy: Giáo án, SGK, SGV,  bài tập tình huống 6, ca dao, tục ngữ.

Trò:  Đồ dùng học tập, đọc tr­ước bài.

III. Tiến trình dạy học:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

 

2. Kiểm tra bài cũ:

Lịch sự, tế nhị là gì? Biểu hiện, ý nghĩa? liên hệ bản thân?

3. Bài mới:

Hoạt động 1:     Giới thiệu bài.

GV: Đặt câu hỏi: Trong tháng 11, tháng 12 trường ta tổ chức những hoạt động tập thể nào?

HS: Giao lưu, nghe nói chuyện cách mạng: Anh Bộ đội cụ Hồ

Thi 7 yêu cầu đội viên – Nghi thức đội

Chúc mừng ngày nhà giáo việt nam 20 tháng 11.

GV: Bổ sung và chốt ý.

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 2:

GV: Gọi HS đọc chuyện

HS: Đọc -> GV: đặt câu hỏi

Chia làm 4 nhóm:

Nhóm 1: Những chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

 

 

Nhóm 2: Những chi tiết nào chứng minh rằng: Trương Quế Chi tự giác tham gia giúp đỡ cha mẹ?

 

Nhóm 3: Những chi tiết thể hiện tính tích cực, tự giác, sáng tạo của Trương Quế Chi?

 

 

 

 

Nhóm 4: Động cơ nào giúp Trương Quế Chi hành động tích cực, tự giác?

HS: cử đại diện trả lời

GV: Nhận xét, bổ sung: Trương Quế chi đã sớm xác định lý tưởng, nghề nghiệp cuộc đời.

Hoạt động 3:

GV: Đưa ra câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

 

C1: Em hiểu thế nào là tích cực?

 

 

C2: Em hiểu thế nào là tự giác?

 

C3: Tích cực tự giác trong các hoạt động có ý nghĩa như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

C4: Em hãy kể những hoạt động tập thể và hậot động xã hội mà em biết?

 

 

 

 

GV: Chốt nội dung bài học

 

Hoạt động 4:

GV: Đưa bài tập

Đánh dấu x vào ô trống tương ứng thể hiện tích cực tự giác trong tập thể và lao động.

a) Tích cực tham gia dọn vệ sinh

 

b) Tham gia văn nghệ thể dục thể thao của trường.

c) Tham gia các câu lạc bộ học tập.

d) Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

đ) Trời mưa không đến sinh hoạt Đội.

e) Không đi cắm trại cùng lớp.

g) Nhận chăm sóc vườn hoa.

HS: Lên bảng làm

GV: Chữa bài, nhận xét.

Gv: Chốt lại nội dung bài học

I. Truyện đọc:

Điều ước của Trương Quế Chi

 

 

=> Sáng lập ra nhóm “ Những người nói tiếng pháp trẻ tuổi của trường”

- Tham gia hoạt động đội

- Sinh hoạt tập thể của cộng đồng dân cư: giúp đỡ người khi cần thiết

 

=> Đưa đón em đi học mẫu giáo, giúp mẹ trong công việc nội trợ.

 

=> Có mong muốn từ nhỏ: Thành con ngoan, trò giỏi -> cố gắng học tập. Từ lớp 1 đến lớp 5 đều đạt danh hiệu học sinh xuất sắc toàn diện

- Tập viết văn, làm thơ, dịch thơ, truyện từ tiếng pháp ra tiếng Việt, tranh thủ học vẽ

=> Muốn trở thành con ngoan, trò giỏi, muốn trở thành nhà báo.

 

 

 

 

II. Nội dung bài học:

 

 

1. Khái niệm:

- Tích cực: Là luôn luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập và rèn luyện.

 

- Tự giác: Là chủ động làm việc, học tập không cần ai nhắc nhở, giám sát.

2. Ý nghĩa:

- Mở rộng hiểu biết mọi mặt

- Rèn luyện kỹ năng cần thiết cho bản thân.

- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể tình cảm, thân ái với mọi người xung quanh sẽ được mọi người yêu quý.

3.Thảo luận:

- Hoạt động tập thể: Tham gia vệ sinh trường lớp, chào cờ, ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ…

- Hoạt động xã hội: Tham gia làm đường , vệ sinh, chống các tệ nạn xã hội ở thôn , xóm, xã… 

 

 

III. Bài tập:

 

 

 

Đáp án: a, b, c, d, g.

 

4. Củng cố:

GV: Đưa ra câu hỏi

Em hãy kể một tấm gương HS thể hiện tính tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, xã hội ở trường em?

HS: Trả lời cá nhân

GV: Chốt lại nội dung bài học

5. Dăn dò:

Học bài, làm bài tập a, b, c, d SGK trang 25.

Sưu tầm những câu chuyện về những tấm gương tích cực tham gia hoạt động tập thể, xã hội.

Chuẩn bị bài sau luyện tập, tìm biểu hiện của hoạt động tập thể, xã hội./.

 

 

 

 

 

 

 

 

Học kì I

Tuần 13

Ngày soạn:  09/11/2012

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

Tiết 13 – Bài 10:

TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

         (TIẾP)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

HS hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và xã hội. Trách nhiệm của công dân với công tác thuế.

2. Kỹ năng:

Biết lập kế hoặch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động của lớp, trường và họat động xã hội.

3. Thái độ:

Có băn khoăn, lo lắng đến công việc của tập thể của trường, công việc chung của xã hội. Biết được trách nhiệm của mình với công tác thuế tại địa phương.

II. CHUẨN BỊ:

Thầy: Giáo án, SGK, SGV, bài tập tình huống 6, ca dao, tục ngữ, máy chiếu.

Trò: Đồ dùng học tập, đọc tr­ước bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

2. Kiểm tra bài cũ:

Tích cực, tự giác là gì? Nêu ý nghĩa của tích cực, tự giác tham gia hạot động tập thể xã hội? Lấy ví dụ?

3. Bài mới:

Hoạt động 1:     Giới thiệu bài.

GV: Yêu cầu HS làm bài tập a/SGK trang 24

Đánh dấu x vào ô biểu hiện tích cực tự giác tham gia hoạt động tập thể và xã hội?

GV: Chiếu nội dung lên ( Phiếu học tập)

 

1) Tích cực tham gia dọn vệ sinh

2) Tham gia văn nghệ thể dục thể thao của trường.

3) Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào.

4) Là thành viên Hội chữ thập đỏ.

5) Nhận chăm sóc vườn hoa.

6) Trời mưa không đến sinh hoạt Đội.

7) Tham gia phụ trách nhi đồng

8) ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.

9) Đi thăm thầy cô giáo cũ cùng các bạn cùng lớp.

- Đáp án: 1,2,3,4,5,7,9

- GV: Nhận xét bổ sung và chuyển nội dung bài học

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 2:

GV: đặt câu hỏi

HS: trả lời

 

C1: Nêu những biểu hiện c th của tính tích cực t giác trong hoat động tập th, hoạt động xã hội?

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

C2: Là HS em cần rèn luyện như thế nào đ có tính tích cực t giác trong hoat động tập th, hoạt động xã hội?

 

 

 

 

 

GV: đưa ra thông tin tích hợp v công tác thuế:

GV: kết luận nội dung bài học.

 

 

 

 

Hoạt động 3:

GV: Đưa ra bài tập

HS: Thảo luận theo bàn

BTb: Tình huống:

Tuấn rủ Phương đi xem bong đá để cổ vũ cho đội của trường, Phương từ chối không đi vì ngái ngủ. Tuấn phải đi rủ các bạn khác. Em có nhận xét gì về việc làm của Tuấn và sự từ chối của Phương?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: nhận xét, kết luận.

Hoạt động 4:

GV: Tổ chức chò chơi hái hoa dân chủ.

HS: lên bốc thăm câu hỏi, thảo luận theo bàn.

Gồm có 12 câu hỏi, mỗi câu là một bông hoa

Gv: Chốt lại nội dung bài học

I.TRUYỆN ĐỌC:

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Khái niệm:

2. Ý nghĩa:

3. Biểu hiện:

- Tích cực tham gia dọn vệ sinh ở trường, nơi công cộng

- Tham gia văn nghệ thể dục thể thao của trường.

- Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào.

- Là thành viên Hội chữ thập đỏ.

-  Nhận chăm sóc vườn hoa.

-  Đi thăm thầy cô giáo cũ

- Tham gia các câu lạc bộ, hoạt động Đội

  - Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội….

4. Liên hệ bản thân:

- Phải có ước mơ.

- Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi, đồng thời  tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

* Trách nhiệm mọi người dân với công tác thuế:

- Đóng góp thuế đầy đủ tham gia vào các hoạt động tuyên truyền giáo dục về chính sách pháp luật thuế cũng là tích cực tham gia vào hoạt động tập thể , xã hội.

III. BÀI TẬP:

Bài tập b:

- Phương: Chưa có ý thức tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp, trườn vì cổ vũ bóng đá cho đội của trường cũng là hoạt động tập thể.

- Tuấn: Có ý thức tham gia hoạt động tập th của lớp của trường, rất tích cực và t giác, là tâm gương đ chúng ta cần học tập, noi theo.

 

 

* Ví dụ:

C1: ước mơ của em là gì? Em làm gì để thực hiện ước mơ đó?

C2: Tự giác là gì?

C3: Tích cực là gì?

C4: Nêu 5 biểu hiện của tích cực tự giác trong hoat động tập thể, hoạt động xã hội?

C5: Nêu 5 biểu hiện trái của tích cực tự giác trong hoat động tập thể, hoạt động xã hội?

4. Củng cố:

GV: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học 2 tiết.

5. Dăn dò:

Học bài, làm bài tập. Đọc bài 11 - “Mục đích học tập của học sinh”./.


Học kì I

Tuần 14

Ngày soạn:  24/11/2012

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 14 – Bài 11:

MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

 

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Nêu được thế nào là mục đích học tập của học sinh. Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai. Nêu được ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn.

2. Kỹ năng:

Biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân và những việc cần làm để thc hiện được mục đích đó.

3. Thái độ:

  Quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã xác định

II. CHUẨN BỊ:

Thầy: Giáo án, SGK, SGV, bài tập CD 6.

Trò: Đồ dùng học tập, đọc tr­ước bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

+ 6B:

+ 6C:

2. Kiểm tra bài cũ:

Nêu những biểu hiện của việc tham gia tích cực các hoạt động tập th, xã hội? Trách nhiệm với thuế? Ước mơ của em là gì? Em làm gì đ thực hiện ước mơ ấy?

3. Bài mới:

Hoạt động 1:     Giới thiệu bài.

GV: Đưa ra tình huống

Người nông dân một nắng hai sương lam lũ cấy cày mong một mùa gặt bội thu.

HS: Chuyên cần học tập đ tr thành người có ích cho xã hội.

Những người nói trên khi làm việc h nhằm đạt được gì?

=> H nhằm đạt được mục đích mà họ xác định trước.

HS: Tr li cá nhân

GV: Chốt và chuyển ý.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 2:

GV: Gọi học sinh đọc

HS: Đc

GV: Nhận xét và cho HS thảo luận

        Vì sao bạn Tú đạt được giải nhì cuộc thi toán quốc tế?

 

 

 

 

 Em học tập được điều gì bạn Tú?

GV: Nhận xét, cho ý kiến

 Bạn Tú gặp khó khăn gì trong học tập?

 Bạn Tú mơ ước điều gì? Đ đạt được bạn Tú suy nghĩ và hành động như thế nào?

 Bạn Tú đã học tập và rèn luyện đ làm gì?

HS: Tr lời cá nhân

GV: Chốt ý.

Hoạt động 3:

GV: Đặt câu hỏi

 Mục đích học tập trước mắt của hc sinh là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

Đ đạt được mục đích đó học sinh phải làm gì?

 

 

HS: Tr lời cá nhân

GV: Chốt ý.

I. TRUYỆN ĐỌC:

. Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó

* Nhận xét:

 

=> Vì bạn đã say mê, kiên trì vựơt khó trong học tập

+ Bạn tự học mỗi bài toán tìm hiểu nhiều cách giải khác nhau.

+ Say mê học tiếng anh, sưu tầm bài toán bằng tiếng anh để giải

=> Sự say mê, kiên trì trong học tập, tìm tòi, độc lập suy nghĩ trong học tập, xác định được mục đích trong học tập.

=> Tú là con út, nhà nghèo, bố là bộ đội, mẹ là công nhân.

=> Tú ước mơ trở thành nhà toán học, Tú tự học, tự rèn học tập tốt…

 

=> Đđạt được mục đích học tập

 

 

 

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

 

1. Mục đích học tập của học sinh:                 

Học sinh là ch nhân tương lai của đất nước. HS phải n lục học tập tr thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác H, người công dân tốt, tr thành người chân chính có đ kh năng lao động đ t lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo v t quốc XHCN.

2. Trách nhiệm:

Xác định đúng mục đích học tập (Vì tương lai bản thân, dân tộc) thì mới có th học tập tốt.

Nhiệm v ch yếu của HS: là tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập th, xã hội đ phát triển toàn diện nhân cách.

4. Củng cố:

GV: Đặt câu hỏi.

Mục đích học tập đúng nhất của em là gì

HS: Thảo luận nhóm, viết vào phiếu học tập.

GV: Nhận xét chốt nội dung toàn bài.

5. Dăn dò:

Học bài, làm bài tập a, b, c, d, đ trong SGK.

Đc trước bài mới, sưu tầm tấm gương v học tập chăm ch dẫn đến thành công./.

 

 

 

 

 

 

 

Học kì I

Tuần 15

Ngày soạn:  24/11/2012

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 15– Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

             (Tiếp)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Học sinh hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với mục đích học tập của chính mình.

2. Kỹ năng:

Biết vận dụng vào thực tế để có mục đích học tập đúng đắn.

3. Thái độ:

  Có thái độ kiên trì say mê học tập và các hoạt động khác để thực hiện ước mơ của mình.

II. CHUẨN BỊ:

Thầy: Giáo án, SGK, SGV, bài tập tình huống GDCD 6, bảng phụ.

Trò: Đồ dùng học tập, đọc tr­ước bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

 

2. Kiểm tra bài cũ:

Mục đích của HS là gì? Ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập? Nhiệm vụ của HS?

3. Bài mới:

Hoạt động 1:     Giới thiệu bài.

GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học tiết 1

HS: Trả lời cá nhân

GV: Chốt và chuyển ý.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 2:

GV: Đặt câu hỏi chia làm hai nhóm thảo luận

HS: Thảo luận của đại diện trả lời

Câu hỏi:

Em hãy kể tấm gương một bạn trong lớp, trong trường đã biết xác định mục đích học tập đúng đắn? Qua đó em học tập được điều gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Nhận xét cho điểm.

Hoạt động 3:

Bài tập 1:

GV: Đưa bài tập trên bảng phụ

Học tập vì:

  1. Danh dự bản thân
  2. Để góp phần xây dựng quê hương đất nước.
  3. Để kiếm việc làm nhàn hạ
  4. Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè

 

Bài tập 2:

Đánh dấu X vào ô trống tương ứng:

Học tập vì:

  1. Thương cha mẹ
  2. Danh dự gia đình
  3. Kính trọng thầy cô giáo
  4. Điểm số
  5. Truyền thống nhà trường

HS: Lên bảng làm

GV: Chốt ý kết luận nội dung.

 

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

* Thảo luận:

- Bạn Lộc Thị Hải Yến HS lớp 8a bạn đã xác định mục đích học tập của mình là học thật giỏi và mong muốn trở thành một bác sĩ để chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo. Để thục hiện được ước mơ đó ngoài việc học thật giỏi bạn còn thường xuên tham gia vào các hoạt động tập thể như văn nghệ thể thao…Và trong đợt thi đua 20/11 vừa qua bạn Yến đã được số điểm tốt cao nhất truờng 25 điểm tốt và bạn là Liên đội trưởng gương mẫu của trường THCS An Phú.

- Qua đó em học tập: Em cần phải tự giác học bài làm bài tích cực tham gia vào các hoạt động của trường, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ.

 

III. BÀI TẬP:

Đáp án:

-         Em đồng ý với quan điểm 1, 2 vì biểu hiện đúng mục đích học tập của HS.

-         Không đồng ý với quan điểm 3, 4 vì biểu hiện không biết xác định mục đích đúng đắn của mình mà chỉ vì cá nhân là muốn kiếm việc nhàn hạ, khỏi hổ thẹn với bạn bè.

Đáp án:

Biểu hiện mục đích học tập đúng đắn: 1, 2, 3, 5

4. Củng cố:

GV: Đặt câu hỏi.

   Em thấy bản thân mình đã thực hiện được những điều gì sau đây?

  1. Quyết tâm vượt khó
  2. Có kế hoạch học tập
  3. Đọc thêm sách
  4. Giúp đỡ bạn học yếu
  5. Có nhiều sáng tạo trong học tập
  6. Vận dụng những điều đã học vào thực tế

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét cho điểm.

5. Dăn dò:

Làm các bài tập còn lại SGK

Ôn lại các chuẩn mực đạo đức đã học chuẩn bị tiết sau ôn tập học kì I./.

 

 

 

 


Học kì I

Tuần 16

Ngày soạn:    /   /2012

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 16: ÔN TẬP HỌC KỲ I

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh hệ thống các kiến thức đã học, hiểu được ý nghĩa của các chuẩn mực đạo đức.

2. Kỹ năng:

Biết đánh giá hành vi cùa bản thân, có cách ứng sử có văn hóa, có đạo đức.

3. Thái độ:

Có thái độ đứng đắn trước những biểu hiện đúng hay sai, có tình cảm trong sáng đối với mọi người.

II. CHUẨN BỊ:

Thầy: Giáo án, SGK, SGV, s tay ca dao, tục ng, bảng phụ, phiếu học tập.

Trò: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

 

2. Kiểm tra bài cũ: 

Trình bày ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập của HS? Nêu nhiệm vụ chủ yếu  của HS?

3. Bài mới:

Hoạt động 1:    Giới thiệu bài.

GV: Em hãy nêu các tiêu để về chuẩn mực đạo đức đã học của chương trình GDCD lớp 6?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Chốt ý.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 2:

GV: Đặt câu hỏi

Em hãy kể tên những tiêu đề của các bài đã học kì I?

HS: Trả lời cá nhân

GV: Treo bảng phụ 11 chuẩn mục đạo đức đã học

GV: Chốt ý.

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3:

GV: Đặt câu hỏi

C1: Nêu các khái niệm đã học?

 

 

 

 

C2: Nêu ý nghĩa của các chuẩn mực đạo đức trên?

 

 

 

 

 

C3: Học sinh chúng ta phải làm gì để rèn luyện các chuẩn mực đạo đức đó?

GV: Nhận xét, kết luận

Hoạt động 4:

GV: Phát phiếu học tập

HS: Điền vào phiếu học tập

GV: Nhận xét và cho điểm

GV: Tổ chức hái hoa dân chủ, mỗi bông hoa là một câu hỏi thảo luận các chuẩn mực trên

HS: Làm việc theo nhóm, bàn

GV: Nhận xét và đưa ra bài tập

Bài tập3:

Để thực hiện mục đích học tập của mình em thấy mình đã thực hiện tốt những điều gì sau đây?

1. Quyết tâm vượt khó

2. Có kế hoạch học tập

3. Tự giác học tập

4. Đọc thêm sách

5. Giúp đỡ bạn học yếu

6. Đổi mới phương pháp học tập

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét cho điểm kết luận nội dung toàn bài

I. CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC

Gồm 11 bài.

1. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể

2. Siêng năng kiên trì

3. Tiết kiệm

4. Lễ độ

5. Tôn trọng kỉ luật

6. Biết ơn

7. Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên

8. Sống chan hòa với mọi người

9. Lịch sự tế nhị

10. Tích cực tự giác trong HĐTT và HĐXH.

11. Mục đích của học tập HS.

II. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Các khái niệm

- Tự chăm sóc rèn luyện thân thể, siêng năng kiên trì, tiết kiệm,  lễ độ, tôn trọng kỉ luật, biết ơn, yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên, sống chan hòa với mọi người,  lịch sự tế nhị…

2. Ý nghĩa

- Tự chăm sóc rèn luyện thân thể, siêng năng kiên trì, tiết kiệm,  lễ độ, tôn trọng kỉ luật, biết ơn, yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên, sống chan hòa với mọi người,  lịch sự tế nhị…Đối với bản thân, gia đình, xã hội…

3. Trách nhiệm của học sinh

- Học tập, rèn luyện theo đúng các chuẩn mực đạo đức

 

III. BÀI TẬP:

Bài tập 1: Học sinh làm bài tập trên phiếu

 

Bài tập 2: Trò chơi hái hoa dân chủ

 

4. Củng cố:

 GV: Yêu cầu học sinh đưa ra một số câu ca dao, tục ngữ nói về các chuẩn mực đạo đức

     HS: Trả lời cá nhân

     GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học

5. Dặn dò:

Về nhà ôn tập kỹ 11 bài đã học

Học thuộc nội dung bài học: định nghĩa, biểu hiện, ý nghĩa

Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kỳ I./.

 

 


Học kì I

Tuần 17

Ngày soạn:  02/12/2012

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 17: KIỂM TRA HỌC KỲ I

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh khắc sâu nội dung bài học và vận dụng vào thực tế

2. Kỹ năng:

Giải quyết tình huống thường gặp biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp

3. Thái độ:

Có thái độ đứng đắn rõ ràng trước những những chuẩn mực đạo đức, cư xử đúng mục đối với mọi người xung quanh.

II. CHUẨN BỊ:

Thầy: Giáo án, SGK, SGV, đề bài, đáp án

Trò: Đồ dùng học tập, giấy kiểm tra.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

2. Kiểm tra bài cũ:  GV nhắc nhở HS trước khi làm bài

3. Bài mới:

Đề bài:

  1. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

 Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên ? (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu em chọn)

A. Nghỉ hè đi tắm biển ở Sầm Sơn

B. Vứt rác ra bồn hoa nơi công cộng

C. Thường xuyên chăm sóc cây hoa trong trường học

D. Trồng cây xanh.

Câu 2: (1 điểm)

 Biểu hiện nào dưới đây biểu hiện sự sống chan hòa?( Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)

A. Không góp ý cho ai sợ mất lòng.

  1. Chỉ chơi với một số bạn
  2. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn
  3. Không chơi với các bạn nhà nghèo.

Câu 3: (1 điểm)

 Biểu hiện nào dưới đây thể hiện mục đích học tập đúng đắn của học sinh? (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng)

  A. Học tập vì  bản thân và gia đình

  B. Học tập không vì quê hương, đất nước

  C. Học tập để nhiều điểm cao

   D. Học tập để kiếm được nhiều tiền

 

  1. Tự luận: (7 điểm) (Đáp án làm ra giấy kiểm tra đã chuẩn bị)

Câu 1: (2 điểm)

 Kể tên các chuẩn mực đạo đức đã học ở chương trình GDCD lớp 6? Qua các chuẩn mực đó em học tập điều gì?

Câu 2: (3 điểm)

 Thế nào là lịch sự, tế nhị? Nêu biểu hiện của lịch sự tế nhị? Em hãy nêu một ví dụ về cách cư xử lịch sự tế nhị mà em biết qua đó em học tập được điều gì?

Câu 3: (2 điểm)

 Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? Kể tên bốn hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

ĐÁP ÁN:

I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

- Đáp án B

Câu 2: (1 điểm)

- Đáp án C

Câu 3: (1 điểm)

- Đáp án A

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

* Các chuẩn mực đạo đức đã học ở chương trình GDCD 6: (1 điểm)

1. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể

2. Siêng năng kiên trì

3. Tiết kiệm

4.  Lễ độ

5. Tôn trọng kỉ luật

6. Biết ơn

7. Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên

8. Sống chan hòa với mọi người

9. Lịch sự tế nhị

10. Tích cực tự giác trong HĐTT và HĐXH.

11. Mục đích của học tập HS.

* Qua các chuẩn mực đó em học tập là phải làm theo các chuẩn mực đạo đức, luôn tu dưỡng đạo đức, học giỏi. Tuyên truyền mọi người thực hiện theo các chuẩn mực đó. Lên án những hành vi làm sai các chuẩn mực trên….(1 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

* Khái niệm: (1 điểm)

- Lịch sự: Là những cử chỉ, hành vi ding trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. (0, 5 điểm)

- Tế nhị: Là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử thể hiện là con người có hiểu biết có văn hoá. (0, 5 điểm)

*. Biểu hiện: (1 điểm)

- ở lời nói hành vi giao tiếp

- ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người.

- Sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.

- Đối với bạn bè, gia đình, mọi người xung quanh…Phải lịch sự  tế nhị (Chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị ở nơi cộng đồng…)

 * Ví dụ: (1  điểm)

Trên đường đi học về em gặp một bạn Hồng Linh lớp 8A đang đi bộ thì bị một học sinh nam lớp 8 từ đâu chạy đến va vào bạn Hồng Linh, bạn đã không mắng mà còn giúp đỡ bạn đứng dậy và hỏi bạn có đau ở đâu không, bạn nam đó đã xin lỗi bạn Hồng Linh và còn cảm ơn bạn…

Qua đó em học tập cấn phải có lịch sự tế nhị trong mọi trường hợp, đồng thời có lòng khoan dung, luôn giúp đỡ mọi người….

Câu 3:  (2 điểm)

- Tích cực: Là luôn luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập và rèn luyện. (0. 5 điểm)

 

- Tự giác: Là chủ động làm việc, học tập không cần ai nhắc nhở, giám sát. (0.5 điểm)

- Kể tên: (1 điểm)

+ Tham gia văn nghệ, thể dục thể thao, vệ sinh sân trường; vệ sinh nơi ở, làm đường liên thôn…

4. Củng cố:

          GV: Thu bài và nhận xét giờ làm bài

 6A:.........................................................................................bài

6B:.........................................................................................bài

 6C…………………………………………………………..bài

 

5. Dặn dò:

Ôn lại các chuẩn mực  đạo đức đã học.

Chuẩn bị bài sau thực hành ngoại khóa chủ đề các hình thức huy động nguồn tài chính Nhà nước./.


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn: Giáo dục công dân 6                                                        Thời gian : 45 phút

Họ và tên:..................................................................................lớp 6.........................

Năm học: 2012- 2013

ĐỀ BÀI:

  1. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

 Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên ? (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu em chọn)

A. Nghỉ hè đi tắm biển ở Sầm Sơn

B. Vứt rác ra bồn hoa nơi công cộng

C. Thường xuyên chăm sóc cây hoa trong trường học

D. Trồng cây xanh.

Câu 2: (1 điểm)

 Biểu hiện nào dưới đây biểu hiện sự sống chan hòa?( Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)

A. Không góp ý cho ai sợ mất lòng.

  1. Chỉ chơi với một số bạn
  2. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn
  3. Không chơi với các bạn nhà nghèo.

Câu 3: (1 điểm)

 Biểu hiện nào dưới đây thể hiện mục đích học tập đúng đắn của học sinh? (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng)

  A. Học tập vì tương lai bản thân và gia đình

  B. Học tập  không vì quê hương, đất nước

  C. Học tập để nhiều điểm cao

   D. Học tập để kiếm được nhiều tiền

  1. Tự luận: (7 điểm) (Đáp án làm ra giấy kiểm tra đã chuẩn bị)

Câu 1: (3 điểm). Kể tên các chuẩn mực đạo đức đã học ở chương trình GDCD lớp 6? Qua các chuẩn mực đó em học tập điều gì?

Câu 2: (4 điểm), Thế nào là lịch sự, tế nhị? Nêu biểu hiện của lịch sự tế nhị? Em hãy nêu một ví dụ về cách cư xử lịch sự tế nhị mà em biết qua đó em học tập được điều gì?

Câu 3: (2 điểm). Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? Kể tên bốn hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

.................Hết....................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn: Giáo dục công dân 6

Thời gian : 45 phút

Năm học: 2012- 2013

ĐỀ BÀI:

  1. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

 Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên ? (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu em chọn)

A. Nghỉ hè đi tắm biển ở Sầm Sơn

B. Vứt rác ra bồn hoa nơi công cộng

C. Thường xuyên chăm sóc cây hoa trong trường học

D. Trồng cây xanh.

Câu 2: (1 điểm)

 Biểu hiện nào dưới đây biểu hiện sự sống chan hòa?( Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)

A. Không góp ý cho ai sợ mất lòng.

  1. Chỉ chơi với một số bạn
  2. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn
  3. Không chơi với các bạn nhà nghèo.

Câu 3: (1 điểm)

 Biểu hiện nào dưới đây thể hiện mục đích học tập đúng đắn của học sinh? (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng)

  A. Học tập vì tương lai bản thân và gia đình

  B. Học tập  không vì quê hương, đất nước

  C. Học tập để nhiều điểm cao

   D. Học tập để kiếm được nhiều tiền

  1. Tự luận: (7 điểm) (Đáp án làm ra giấy kiểm tra đã chuẩn bị)

Câu 1: (3 điểm). Kể tên các chuẩn mực đạo đức đã học ở chương trình GDCD lớp 6? Qua các chuẩn mực đó em học tập điều gì?

Câu 2: (4 điểm), Thế nào là lịch sự, tế nhị? Nêu biểu hiện của lịch sự tế nhị? Em hãy nêu một ví dụ về cách cư xử lịch sự tế nhị mà em biết qua đó em học tập được điều gì?

Câu 3: (2 điểm). Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? Kể tên bốn hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

 

 

ĐÁP ÁN:

I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

- Đáp án B

Câu 2: (1 điểm)

- Đáp án C

Câu 3: (1 điểm)

- Đáp án A

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

* Các chuẩn mực đạo đức đã học ở chương trình GDCD 6: (1 điểm)

1. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể

2. Siêng năng kiên trì

3. Tiết kiệm

4.  Lễ độ

5. Tôn trọng kỉ luật

6. Biết ơn

7. Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên

8. Sống chan hòa với mọi người

9. Lịch sự tế nhị

10. Tích cực tự giác trong HĐTT và HĐXH.

11. Mục đích của học tập HS.

* Qua các chuẩn mực đó em học tập là phải làm theo các chuẩn mực đạo đức, luôn tu dưỡng đạo đức, học giỏi. Tuyên truyền mọi người thực hiện theo các chuẩn mực đó. Lên án những hành vi làm sai các chuẩn mực trên….(1 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

* Khái niệm: (1 điểm)

- Lịch sự: Là những cử chỉ, hành vi ding trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. (0, 5 điểm)

- Tế nhị: Là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử thể hiện là con người có hiểu biết có văn hoá. (0, 5 điểm)

*. Biểu hiện: (1 điểm)

- Ở lời nói hành vi giao tiếp

- Ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người.

- Sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.

- Đối với bạn bè, gia đình, mọi người xung quanh…Phải lịch sự  tế nhị (Chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị ở nơi cộng đồng…)

 * Ví dụ: (1  điểm)

Trên đường đi học về em gặp một bạn Hồng Linh lớp 8A đang đi bộ thì bị một học sinh nam lớp 8 từ đâu chạy đến va vào bạn Hồng Linh, bạn đã không mắng mà còn giúp đỡ bạn đứng dậy và hỏi bạn có đau ở đâu không, bạn nam đó đã xin lỗi bạn Hồng Linh và còn cảm ơn bạn…

Qua đó em học tập cấn phải có lịch sự tế nhị trong mọi trường hợp, đồng thời có lòng khoan dung, luôn giúp đỡ mọi người….

Câu 3:  (2 điểm)

- Tích cực: Là luôn luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập và rèn luyện. (0. 5 điểm)

- Tự giác: Là chủ động làm việc, học tập không cần ai nhắc nhở, giám sát. (0.5 điểm)

- Kể tên: (1 điểm)

+ Tham gia văn nghệ, thể dục thể thao, vệ sinh sân trường; vệ sinh nơi ở, làm đường liên thôn…

 

 

Người ra đề

 

 

 

Lý Hồng Liêm


Học kì I

Tuần 18

Ngày soạn: 08/12/2012

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

Tiết 18: THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA

CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG

NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC

(Chương trình về giáo dục chính sách pháp luật thuế)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh bước đầu có những hiểu biết về các hình thức huy động nguồn tài chính của Nhà nước, trong đó thuế giữ vai trò quan trọng tạo nguồn tài chính tập trung.

2. Kỹ năng:

Giúp HS phân biệt giữa hai hình thức quyên góp và vay dân  với việc thu nộp thuế.

Giúp HS biết tự đánh giá hành vi không đúng của mình và của người khác về vấn đề thu nộp thuế.

3. Thái độ:

Hình thành ở HS thái độ đúng về việc thu, nộp thuế, có ý thức tuyên truyền về công tác thuế tại gia đình cộng đồng.

II. CHUẨN BỊ:

Thầy: Giáo án, tài liệu chính sách pháp luật thuế, bảng phụ, phiếu học tập.

Trò: Đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

2. Kiểm tra bài cũ:  Không

3. Bài mới:

Hoạt động 1:    Giới thiệu bài.

GV: Đặt câu hỏi?

Em hiểu gì về thuế?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Chốt ý, chuyển nội dung bài  học.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 2:

GV: Yêu cầu HS đọc truyện

HS: Đọc truyện

GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

? Khi xem ti vi và nghe bác tổ trưởng nói chuyện với bố Nam băn khoăn và suy nghĩ điều gì?

 

 

? Qua lời giải thích của cô giáo em hiểu gì về các hình thức huy động tiền cho Nhà nước và sự cần thiết của thuế đối với Nhà nước?

GV: Chốt ý.

 

Hoạt động 3:

GV: Đặt câu hỏi

C1: Nêu các hình thức huy động nguồn tài chính Nhà nước?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét, kết luận

Hoạt động 4:

GV: Yêu cầu HS

-         Ln hệ thực tế tại địa phương các hình thức huy động nguồn tài chính?

-         Tìm những biểu hiện của một xã hội không có thuế?

HS: Thảo luận nhóm bàn cử đại diện trả lời

GV: Nhận xét .

 

Hoạt động 5:

Bài tập:

Đánh dấu X vào ô trống tương ứng mà em cho là nói đúng về thuế?

a1. Thuế là tiền do nhân dân đóng góp

a2. Thuế là một phần thu  nhập. ..

a3. Vay dân là hình thức…

a4. Thuế là hình thức huy động…

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét cho điểm kết luận nội dung toàn bài

I.TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC:

1. Truyện đọc:

-“ Điều băn khoăn của Nam

2. Nhận xét:

 

- Nam băn khoăn không hiểu tại sao Nhà nước đã thu thuế dùng chi cho hoạt động xã hội mà Nhà nước vẫn còn  phải huy động sự đóng góp của nhân dân và phát hành công trái.

 

- Qua  lời giải thích em hiểu có ba hình thức huy động nguồn tài chính trong đó nộp thuế là hình thức thứ ba.

 

 

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Các hình thức huy động nguồn  tài chính Nhà nước:

- Có ba hình thức:

+ Thứ nhất: Hình thức quyên góp tiền và tài của nhân dân ( Huy động ủng hộ đồng bào miền Trung, góp tiền, vàng ủng hộ kháng chiến…).

+ Thứ hai: Hình thức vay dân ( Phát hành công trái xây dựng Tổ quốc, công trái giáo dục…)

=> Hai hình thức này tùy thuộc vào sự tự nguyện  của mọi người, nên nó không công bằng, không lâu dài, không đảm bảo yêu cầu…

+ Thứ ba: Hình thức thu thuế ( Là hình thức Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để bắt buộc mọi người phải đóng góp một phần thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng đất…)

=> Đây là hình thức bền vững, lâu dài cơ bản nhất.

* Thảo luận:

 

- Địa phương: Hình thức thu thuế nộp thuế nhà đất, thuế nông nghiệp…

 

- Nếu không có thuế thì Nhà nước không có nguồn tài chính để chi tiêu lúc đó các lĩnh vực an ninh quốc phòng , y tế … sẽ không ổn định phát triển, xã hội cũng vậy…

 

III. BÀI TẬP:

 

 

Bài tập :

a1, 2, 4

 

4. Củng cố:

 GV: Đặt câu hỏi

 Hãy nêu những gì mà em biết về ý nghĩa thuế với cuộc sống chúng ta?

     HS: Trả lời cá nhân

     GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học

5. Dặn dò:

Sưu tầm những hình thức huy động nguồn tại chính thuế

Ôn tập lại các chuẩn mực đạo đức đã học./.

 

 


Học kì II

Tuần 19

Ngày soạn: 22/12/2012

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 19 – Bài 12 :

CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM

 

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

Giúp học sinh nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

2. Kỹ năng:

Giúp HS biết nhận xét đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè.

3. Thái độ:

Hình thành ở HS thái độ tôn trọng quyền của mình và của mọi người .

II. CHUẨN BỊ:

Thầy: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập.

Trò: Đồ dùng học tập, đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

2. Kiểm tra bài cũ:  Không

3. Bài mới:

Hoạt động 1:    Giới thiệu bài.

GV: Đưa ra thông tin

UNESCO cho rằng: “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Ý thức được điều đó Liên hợp quốc đã xây dựng “Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em”. Vậy nó gồm những quy định gì về quyền trẻ em bài học chúng ta hôm nay sẽ giải quyết  những vấn đề đó.

 

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 2:

GV: Yêu cầu HS đọc truyện

HS: Đọc truyện

GV: Đặt câu hỏi chia làm hai nhóm thảo luận

HS: Thảo luận của đại diện trả lời

? N1: Tết ở làng trẻ em SOS ở Hà Nội diễn ra như thế nào?

 

 

? N2: Em có nhận xét gì về cuộc sống trẻ em trong truyện? Kể tên những tổ chức chăm sóc giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật mà em biết?

 

 

 

GV: Nhận xét và chốt ý.

Hoạt động 3:

GV: Giới thiệu khái quát (Treo bảng phụ)

GV: Giải thích

-         Công ước Liên hợp quốc: Nghĩa là Luật quốc tế về quyền trẻ em

-         Việt Nam là nước đầu tiên Châu Á và đứng thứ hai trên thế giới tham gia Công ước ban hành về quyền trẻ em tại Việt Nam.

 

Hoạt động 4:

GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

?Thế nào là nhóm quyền sống còn?

 

 

 

? Em hiểu thế nào là nhóm quyền bảo vệ?

 

 

? Em hiểu thế nào là phát triển?

 

 

 

 

? Em hiểu thế nào là nhóm quyền tham gia?

 

GV: Nhận xét kết luận nội dung toàn bài

I.TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC:

1. Truyện đọc:

-“ Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội

2. Nhận xét:

 

 

- Ngày 28- 29 tết nhà nào cũng luộc bánh chưng: Chị Đỗ lo sắm bánh kẹo, quần áo, hạt dưa, cành đào, quả quất, thịt gà, giò chả…

 

- Trẻ em mồ côi trong làng SOS được sống hạnh phúc, không khí đầm ấm. Đây là quyền trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước chăm sóc, bảo vệ.

- Các tổ chức: Làng trẻ em SOS, trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, quỹ bảo trợ trẻ em, lớp học tình thương

 

II. CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM:

- Năm 1989: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời.

- Năm 1990: Việt Nam kí phê chuẩn Công ước.

- Năm 1991: Việt Nam ban hành Luật chăm sóc giáo dục trẻ em.

 

 

III. NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Nhóm quyền sống còn:

- Là những quyền được sống được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe.

2. Nhóm quyền bảo vệ:

- Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.

3. Nhóm quyền phát triển

- Là những quyền được đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển toàn diện như được học tập vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động thể thao văn nghệ…

4. Nhóm quyền tham gia :

- Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống trẻ em như được bày tỏ ý kiến nguyện vộng của mình

 

4. Củng cố:

 GV: Đặt câu hỏi

 Hãy kể tên các quyền mà em đã được hưởng?

     HS: Trả lời cá nhân

     GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học

5. Dặn dò:

Học nội dung bài  học, làm các bài tập SGK

Tìm hiểu ý nghĩa của Công ước

Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học

Chuẩn bị tiết sau luyện tập./.


Học kì II

Tuần 20

Ngày soạn: 30/12/2012

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 20 – Bài 12 :

CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM

(Tiếp)

 

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

Giúp học sinh nêu ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

2. Kỹ năng:

Giúp HS biết thực  hiện quyền và bổ phận của bản thân.

3. Thái độ:

Hình thành ở HS thái độ tôn trọng quyền của mình và của mọi người .

II. CHUẨN BỊ:

Thầy: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, giấy tô ki, bút dạ, màu vẽ.

Trò: Đồ dùng học tập, đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

2. Kiểm tra bài cũ:  Nêu nội dung bốn nhóm quyền cuả Công ước Liên hợp quốc?

3. Bài mới:

Hoạt động 1:    Giới thiệu bài.

GV: Đọc một số điều Luật ( Điều 5, 6, 13, 14…)

GV: Chuyển nội dung bài học tiết 2

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 2:

GV: Đưa ra thong tin một số vụ hành hạ trẻ em

GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

 

 

? Nêu ý nghĩa của Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em?

 

 

 

 

 

 

 

? Trách nhiệm của HS đối với quyền của bản thân?

 

 

 

 

 

 

? Hãy kể những câu nói về trẻ em?

 

GV: Nhận xét và chốt ý.

Hoạt động 3:

GV: Đưa ra bài tập

HS: Lên bảng làm

Bài tập a:

Khoanh tròn vào những ý kiến mà em cho là đúng thực hiện quyền trẻ em:

  1. Tổ chức làm việc cho trẻ em khó khăn.
  2. Lợi dụng trẻ em để buôn bán.
  3. Cha mẹ ly hôn con cái không ai chăm sóc
  4. Dạy học ở lớp tình thương
  5. Dạy nghề miễn phí…
  6. Bắt trẻ em làm việc nặng
  7. Tổ chức tiêm phòng dịch
  8. Đánh đập trẻ em
  9. Tổ chức trại hè
  10. Lôi kéo trẻ em nghiện hút…

Bài tập d:

Lên học ở THCS Lan đòi mẹ mua xe đạp mới để đi. Mẹ bảo rằng khi nào dành đủ tiền thì mua. Lan so sánh mình với mấy bạn trong lớp tháy ấm ức nên oán trách mẹ

Theo em Lan đúng hay sai? Vì sao? Nếu em là Lan em sẽ ứng xử như thế nào?

 

 

 

GV: Nhận xét kết luận nội dung toàn bài

 

III. NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Nhóm quyền sống còn:

2. Nhóm quyền bảo vệ:

3. Nhóm quyền phát triển

4. Nhóm quyền tham gia :

5. Ý nghĩa:

- Đối với sự phát tiển của trẻ: Là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc yêu thương, thông cảm.

- Công ước thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em vì trẻ em là người quyết định tương lai của đất nước và thế giới.

5. Trách nhiệm :

- Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác thực hiện tốt quyền và bổn phận nghĩa vụ của mình.

- Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em như ngược đãi làm  nhục bóc lột trẻ em đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.

 

- “ Trẻ em như búp trên cành”

- “ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”

 

III. BÀI TẬP:

 

 

 

 

 

- Đáp án: 1, 4, 5, 7, 9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bạn Lan sai: vì mẹ đã hứa là khi nào đủ tiền thì sẽ mua nhưng bạn Lan không nghe mà lại còn si sánh các bạn khác. Bạn Lan chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bản thân.

- Nếu em là Lan em sẽ đợi mẹ dành đủ tiền thì mua còn bây gời có thể đi bộ hay đi nhờ xe của bạn…

4. Củng cố:

 GV: Cho các nhóm vẽ sơ đồ tư duy bốn nhóm quyền của Công ước

     HS: Thực hiện vẽ theo bốn nhóm

     GV: Nhận xét cho điểm, chốt nội dung bài học

5. Dặn dò:

Học nội dung bài  học, làm các bài tập SGK

Đọc trước  bài 13:” Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.


Học kì II

Tuần 21

Ngày soạn: 05/01/2013

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 21 – Bài 13 :

CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

Giúp học sinh hiểu được thế nào là công dân, căn cứ để xác định công dân của một nước, thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nêu được mối quan hệ giữa công dân của một nước với Nhà nước.

2. Kỹ năng:

Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.

3. Thái độ:

Tự hào là công dân nước Cộng hòa xã hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ:

-         GV: Giáo án, phiếu học tập, luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em…

-         HS: Đọc trước bài, đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

2. Kiểm tra bài cũ:  Nêu ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?Trách nhiệm của học sinh đối với Công ước?

3. Bài mới:

Hoạt động 1:    Giới thiệu bài.

GV: Đặt câu hỏi

Theo em, em đang sống ở nước Việt Nam vậy thì em là công dân nước nào?

HS: Trả lời cá nhân

GV: Chốt và chuyện nội dung bài học

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 2:

GV: Gọi học sinh đọc

HS: Đọc thông tin

GV: Nhận xét đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

 

 

 

C1: Theo em A-li-a nói như vậy có đúng không?Vì sao?

 

 

GV: Nhận xét và kết luận

Hoạt động 3:

GV: Đặt câu hỏi và chia làm hai nhóm thảo luận

HS: Thảo luận nhóm và cử đạ diện trả lời.

N1: Thế   nào là công dân? Căn cứ để xác định công dân của một nước? Thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

 

 

N2: Nêu mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước:

 

 

 

 

 

\

 

GV: Nhận xét, kết luận

 

Hoạt động 4:

Bài tập a:

Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng về việc thực hiện là công dân Việt Nam:

  1. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.
  2. Người Việt Nam đi công tác ở nước ngoài.
  3. Người nước ngoài sang công tác ở Việt Nam.
  4. Người Việt Nam bị phạm tội.
  5. NgườiViệt Nam dưới 18 tuổi.

 

GV: Nhận xét, cho điểm và chốt nội dung bài học.

I. TÌNH HUỐNG

1. Tình huống

2. Nhận xét:

 

 

 

 

 

-         Đúng bởi vì: Bố là người Việt Nam.Nếu bố mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho A-li-a

 

 

 

 

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Khái niệm:

- Công dân: Là người dân của một nước

- Căn cứ để xác định công dân của một nước là quốc tịch

- Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Là người có quốc tịch Việt Nam( Theo điều 49-HP 1992)

2. Mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước:

- Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch.

- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam.

 

III. BÀI TẬP:

Bài tập a:

Đáp án: 3, 4, 5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Củng cố:

 GV: Đặt câu hỏi

Theo em người nước ngoài đến Việt Namng tác có phải là công dân Việt Nam không?

     HS: Trả lời cá nhân ( không phải là người Việt Nam vì phải làm ăn sinh sống lâu dài tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam thì là công dân Việt Nam).

     GV: Nhận xét cho điểm, chốt nội dung bài học

5. Dặn dò:

Học nội dung bài  học, làm các bài tập SGK

Đọc tiếp phần thông tin, nội dung bài học

Tìm hiểu nghĩa vụ và quyền công dân đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”./.

 

 

 

 


Học kì II

Tuần 22

Ngày soạn: 10/01/2013

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 22 – Bài 13 :

CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(Tiếp)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

Giúp học sinh hiểu được quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Kỹ năng:

Biết cố gắng học tập nâng cao nhận thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước.

3. Thái độ:

Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân.

II. CHUẨN BỊ:

-         GV: Giáo án, phiếu học tập, luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em…

-         HS: Đọc trước bài, đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

2. Kiểm tra bài cũ: 

Câu 1: Công dân là gì? Căn cứ để xác định công dân của một nước?

Câu 2: Thế nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

3. Bài mới:

Hoạt động 1:    Giới thiệu bài.

GV: Đặt câu hỏi

Em hãy kể tên những tổ chức chăm sóc giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi mà em biết?

HS: Trả lời cá nhân

+ Làng trẻ em SOS

+ Lớp học tình thương

+ Quỹ bảo trợ trẻ em

+ Các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật...

GV: Chốt và chuyện nội dung bài học

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 2:

GV: Gọi học sinh đọc

HS: Đọc thông tin

GV: Nhận xét đặt câu hỏi

C1: Theo em từ câu chuyện trên em có suy nghĩ gì về quyền và nghĩa vụ học tập, trách nhiệm của HS đối với đất nước?

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét, kết luận và đặt câu hỏi

 

 

C2: Theo em nghĩa vụ của công dân như thế nào đối với nhà nước CHXHCN Việt Nam?

 

 

 

 

 

 

 

 

HS: Trả lời cá nhân

GV: Bổ xung và tích hợp về Thuế

 

 

 

GV: Gọi HS đọc tài liệu tham khảo

HS: Đọc

GV: Kết luận toàn bài

 

 

Hoạt động 3:

Bài tập 1:

GV: Gọi HS đọc bài tập tình huống

HS: Trả lời cá nhân

Bố mẹ Hoa là người nước ngoài theo gia đình đến Việt Nam làm ăn sinh sống đã lâu. Hoa sinh ra và lớn lên tại Việt Nam.

Theo em Hoa có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?

GV: Nhận xét, cho điểm

Bài tập 2:

Bố mẹ Quân vì sợ con mình bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quân giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn ở lớp bố mẹ cũng không cho Quân đi dự. Quân rất buồn và giận cha mẹ.  Nếu em là Quân em sẽ làm gì?

HS: Thảo luận theo bàn cử đại diện trả lời.

GV: Nhận xét kết luận

 

Hoạt động 4:

GV: Tổ chức trò chơi “ Hái hoa dân chủ”

Câu 1: Em hãy hát một bài về quê hương đất nước mà em thích nhất?

Câu 2: Em hãy hát một bài dân ca mà em yêu thích?

Câu 3: Kể tên một tấm gương học tập, bảo vệ Tổ quốc mà em biết?

Câu 4: Công dân là gì?

Câu 5: Căn cứ để xác định công dân của một nước? Thế nào là công dân CHXHCN Việt Nam?

Câu 6: Kể tên các quyền và nghĩa vụ của công dân nước CHXHCN Việt Nam?

HS: Lên bảng bốc thăm câu hỏi và trả lời cá nhân

GV: Nhận xét kết luận toàn bài

II. NÔI DUNG BÀI HỌC:

1. Khái niệm:

2. Mối quan hệ giữa công dân với  Nhà nước CHXHCN Việt Nam:

*. Truyện đọc:

- “ Cô gái vàng của thể thao Việt Nam”

*. Nhận xét:

- Phải cố gắng  học tập tốt, cố gắng học tập để nâng cao kiến thức rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội.

3. Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam:

- Nghĩa vụ học tập

- Bảo vệ Tổ quốc

- Làm nghĩa vụ quân sự

- Tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước

- Tuân theo Hiến pháp và pháp luật

- Đóng thuế và lao động công ích

=> Nhà nước CHXHCN Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có quốc tịch Việt Nam.

* Tích hợp về “ Thuế”

- Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước trong đó có quyền và nghĩa vụ với pháp luật thuế của Nhà nước.

*Tư liệu tham khảo:

-Khoản 1-Điều 11…Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em năm 2004

-Điều 4 Luật Quốc tịch 1998

 

III. BÀI TẬP

Bài tập tình huống 1:

- Đáp án: Hoa là công dân nước CHXHCN Việt Nam vì Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, gia đình cư trú nhiều năm ở Việt Nam( Căn cứ theo điều 49-HP 1992)

 

Bài tập tình huống 2:

 

- Nếu em là Quân em sẽ: Giải thích cho bố mẹ hiểu là không phải giao tiếp với ai cũng là người xấu, mà nhiều khi giao tiêps chúng ta có thêm kiến thức, kĩ năng sống học hỏi nhiều kinh nghiệm cho bản thân mình, tuy nhiên chúng ta biết lựa chọn bạn để chơi . Đồng thời nếu cấm như vậy bố mẹ vi phạm pháp luật về quyền trẻ em.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Củng cố:

 GV: Đặt câu hỏi

Em hãy dự kiến cách cư xử của mình trong những trường hợp sau đây?

  1. Em thấy một người lớn đánh đập một em nhỏ
  2. Em thấy bạn của em lười học trốn đi chơi
  3. Em thấy một số bạn nơi em ở chưa biết chữ

     HS: Trả lời cá nhân

  1. Báo cho người lớn xung quanh, cơ quan công an
  2. Khuyên bạn, báo cho cô giáo chủ nhiệm, bố mẹ bạn ấy…
  3. Em dạy chữ cho các bạn, giúp bạn có thể đến lớp học tình thương…

     GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học

5. Dặn dò:

Học nội dung bài  học, làm các bài tập SGK

Đọc trước bài 14: “Thực hiện trật tự an toàn giao thông”./.

 

 

 


Học kì II

Tuần 23

Ngày soạn: 19/01/2013

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 23 – Bài 14: THỰC HIỆN TRẬT TỰ

                                                 AN TOÀN GIAO THÔNG

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

Giúp học sinh nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông. Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.

2. Kỹ năng:

Biết phân biệt với những hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

3. Thái độ:

Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông.

II. CHUẨN BỊ: 

-         GV: Giáo án, phiếu học tập, luật an toàn giao thông, bảng phụ.

-         HS: Đọc trước bài, đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam?

3. Bài mới:

 

Hoạt động 1:    Giới thiệu bài.

GV: Đưa ra thông tin

Giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là điều kiện để nâng cao đời sống con người. Vậy giao thông bao gồm những quy định, một số biển báo ntn?...

HS: Trả lời cá nhân

GV: Chốt và chuyện nội dung bài học

 

BẢNG THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

 

Năm

Số vụ tai nạn

Số người chết

Số người bị thương

2002

27.134

12.800

30.999

2003

19.852

11.319

20.400

2004

16.911

11.739

15.142

2005

14.141

11.184

11.760

2006

14.161

12.373

11.097

2007

13.985

12.800

10.266

 

Cả nước giảm 1.185 vụ tai nạn giao thông

- Theo thống kê từ Bộ Giao thông Vận tải, 5 tháng đầu năm 2012, cả nước xảy ra 4.582 vụ tai nạn giao thông, giảm 1.185 vụ so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, số người chết là 3.950 người, giảm 843 người và số người bị thương là 3.323 người, giảm 1.089 người.

Tai nạn giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ lớn, bằng 94% số vụ tai nạn giao thông trong 5 tháng đầu năm 2012, với 4.282 vụ, số người chết là 3.792 người (chiếm 96%), số người bị thương là 3.198 người.

Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, tình hình tai nạn giao thông 5 tháng đầu năm 2012 đã giảm ở cả 3 tiêu chí với mức giảm bình quân khoảng 20%. Đây được coi là nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị./.

 

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 2:

GV: Giới thiệu bảng thống kê UBATGTQG từ năm 2002 đến năm 2007( bảng phụ ) và đặt câu hỏi.

?Nêu tình hình tai nạn giao thông hiện nay? Hậu quả ra sao?

 

 

 

 

 

 

?Qua đó em có suy nghĩ như thế nào?

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét, chuyển nội dung bài học

 

 

 

Hoạt động 3:

GV: Đặt câu hỏi và chia làm 2 nhóm lớn

HS: Thảo luận nhóm

N1: Nêu  nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông hiện nay? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất?

 

 

 

 

 

 

 

 

N2: Trình bày những quy định của pháp luật về ATGT?

- Thực hiện nhóm mảnh ghép các câu hỏi như sau:

Câu 1:  Quy định về ATGT về người đi bộ ntn?

 

 

 

Câu 2: Quy định về ATGT về người đi xe đạp ntn?

 

 

 

 

 

 

GV: Bổ xung giới thiệu thêm

- Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn

Câu 3:  Quy định về ATGT trẻ em dưới 16 tuổi ntn?

 

 

 

Câu 4:  Quy định về AT đường sắt ntn?

 

 

HS: Các nhóm trả lời

Riêng nhóm 2 có nhóm mảnh ghép các thành viên trao đổi câu trả lời ghép tổng hợp thành một câu tổng quát.

 

GV: Nhận xét, kết luận cho điểm các nhóm và đưa ra phần tích hợp thuế

 

 

 

GV: Kết luận toàn bài

 

I. THÔNG TIN SỰ KIỆN:

- Năm 2007:

+ Số vụ tai nạn: 13.134 vụ

+ Số người chết: 12.800 người

+ Số người bị thương: 10.266 người

+ Trung bình một ngày có: 35 người chết

-> Tai nạn giao thông ngày càng gia tăng.

- Gây thiệt hại về tài sản và cả tính mạng con người( Chết, tàn tật, mất sức lao động…)

- Lo lắng về tình hình giao thông ngày càng gia tăng. Số vụ tai nạn, số người bị thương do tai nạn để lại di chứng rấ nhiều. Bản thân khi tham gia giao thông theo dung quy định của pháp luật và tuyên truyền cho gia đình, mọi người cùng thực hiện theo.

 

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

 

 

 

1. Nguyên nhân gây tai nạn giao thông:

- Hệ thống đường chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân

- Phương tiện cơ giới và xe thô sơ tăng

- Dân số tăng nhanh

- Người dân tham gia giao thông thiếu hiểu biết về Luật an toàn giao thông, chưa tự giác chấp hành Luật giao thông(Đây là nguyên nhân phổ biến nhất)

2. Những quy định của pháp luật về an toàn giao thông:

 

 

* Người đi bộ:

- Phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ qua đường đi bộ phải tuân thủ đúng.

* Người đi xe đạp:

- Không đi xe dà hàng ngang, lạng lách đánh võng.

- Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác.

- Không sử dụng xe để kéo đẩy xe khác.

- Không mang vác chở vật cồng kềnh.

- Không buông cả hai tay hoặc đi bằng một bánh.

 

 

 

* Trẻ em dưới 16 tuổi:

- Không được lái xe gắn máy

- Đủ 16 đến dưới 18 tuổi được lái xe với dung tích xi lanh dưới 50 cm.

* Quy định về an toàn đường sắt:

- Không chăn thả trâu bò gia súc và chơi đùa trên đường sắt

- Không thò đầu chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy

- Không ném đất đá và các vật gây nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống.

 

* Tích hợp về “Thuế”:

- Để thực hiện ATGT ngoài ý thức của con người tham gia giao thông, còn có hệ thống giao thông tốt và lực lượng giữ gìn trật tự giao thông Nhà nước phải có các nguồn kinh phí chi cho các hoạt động này đó là thuế.

4. Củng cố:

GV: Hãy nhận xét các hành vi ở các bức tranh trong BTA SGK

     HS: Trả lời cá nhân ( 1.Vi phạm luật đường sắt, 2. Vi phạm luật người đi xe đạp…)

     GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học

5. Dặn dò:

Học nội dung bài  học, làm các bài tập SGK

Tìm hiểu tiếp phần các tín hiệu đèn giao thông và ý nghĩa của việc thực hiện ATGT.

Tìm hiểu việc thực hiện trật tự  ATGT tại địa phương./.


Học kì II

Tuần 24

Ngày soạn: 26/01/2012

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 24 – Bài 14:

THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

(TIẾP)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

Giúp học sinh nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường. Và ý nghĩa của việc thực hiện trật tự ATGT.

2. Kỹ năng:

Biết thực hiện đúng quy định về trật tự ATGT và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

3. Thái độ:

Đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự ATGT.

II. CHUẨN BỊ: 

-         GV: Giáo án, phiếu học tập, luật an toàn giao thông, bảng phụ, máy chiếu.

-         HS: Đọc trước bài, đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông. Những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, đối với trẻ em?

3. Bài mới:

Hoạt động 1:   Giới thiệu bài.

GV: Chiếu các hình ảnh tai nạn giao thông trên máy chiếu và đặt câu hỏi

Qua các hình ảnh trên em có suy nghĩ gì về tình hình tai nạn giao thông hiện nay?

HS: Quan sát và trả lời cá nhân

GV: Chốt và chuyện nội dung bài học

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 2:

GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

 

 

 

 

Kể tên những hệ thống báo hiệu giao thông?

 

 

 

 

GV: Nhận xét

 

GV: Chia làm ba nhóm thảo luận sau đó ghép ba câu trả lời đúng hoàn thành mục 4:”Đặc điểm của các loại biển báo

HS: Thảo luận cử đại diện trả lời

GV: Chiếu 3 câu hỏi trên máy chiếu

Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm hình dáng, màu sắc của biển báo cấm, nêu một số tên biển mà em biết?

 

 

Câu 2: Em hãy nêu đặc điểm hình dáng, màu sắc của biển báo nguy hiểm, nêu một số tên biển mà em biết?

 

 

 

 

Câu 3: Em hãy nêu đặc điểm hình dáng, màu sắc của biển hiệu lệnh, nêu một số tên biển mà em biết?

 

 

GV: Cho HS nhận xét câu trả lời các nhóm và bổ xung thêm:

-         Ngoài ra hiện nay có thêm 2 loại biển báo: Biển chỉ dẫn, biển phụ

-         GV: Đặt câu hỏi

-         HS: Trả lời cá nhân

Nêu ý nghĩa của việc thực hiện ATGT?

 

 

 

 

GV: Nhận xét, kết luận nội dung bài học

 

 

Hoạt động 3:

GV: Đưa các hình ảnh trên máy chiếu

Và yêu cầu HS trả lời cá nhân

Biển 110a, 112, 226, 304, 305, 423b

 

 

 

 

 

GV: Nhận xét cho điểm

GV: Kết luận toàn bài

 

 

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Nguyên nhân gây tai nạn giao thông:

2. Những quy định của pháp luật về an toàn giao thông:

* Tích hợp về “Thuế”:

3. Hệ thống báo hiệu giao thông

- Hiệu lệnh của người điều kiển giao thông.

- Tín hiệu đền giao thông.

- Biển báo hiệu

- Vạch kẻ đường

- Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ

- Hàng rào chắn

 

 

4. Đặc điểm của các loại biển báo:

 

 

a, Biển báo cấm:

- Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.

- Ví dụ; Biển 101( Đường cấm), 102 (Cấm đi ngược chiều) =>Biển báo đặc biệt; 104, 105, 106…

b, Biển báo nguy hiểm:

- Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền màu đỏ, hình vẽ màu đên thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.

- Ví dụ; Biển 222 (Đường trơn); Biển 227 ( Công trường); Biển 231 (Thú rừng vượt qua đường)…

c, Biển hiệu lệnh:

- Hình tròn nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều phải thi hành.

- Ví dụ: Biển 301b (Hướng đi phải theo); Biển 304 (Đường danh cho xe thô sơ)…

 

 

 

5. Ý nghĩa của việc thực hiện ATGT:

- Mọi người dân được đi lại giao lưu buôn bán thuận lợi hơn.

- Xã hội có kỉ cương kỉ luật trật tự hơn.

- Bảo vệ được tính mạng của bản thân và của người khác, hạn chế thiệt hại về cả người và tài sản của gia đình, đất nước.

 

 

III. BÀI TÂP:

- Đáp án:

+ Biển báo cho phép người đi bộ được đi: Biển 305, 423b.

+ Biển cho phép người đi xe đạp được đi: Biển 304, 226.

4. Củng cố:

GV: Đặt câu hỏi

Em hãy đưa ra những thông tin về an toàn giao thông tại địa phương em?

     HS: Trả lời cá nhân

- Người dân còn tuốt lúa phơi rơm rạ, sắn, thóc trên đường.

- Thả súc vật trên đường gây nhiều tai nạn

- Xe ô tô công nông trở đất đá quá tải gây tai nạn giao thông

- Sang đường sai quy định

- Đi xe dàn hàng ngang….

 

     GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học

5. Dặn dò:

Học nội dung bài  học, làm các bài tập SGK

Vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm các loại biển báo giao thông .

Tìm hiểu việc thực hiện trật tự  ATGT nước ta

Ôn tập từ bài 12 đến bài 14 tiết sau kiểm tra một tiết./.


Học kì II

Tuần 25

Ngày soạn: 15/02/2013

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 25:

KIỂM TRA MỘT TIẾT  

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp HS hệ thống các kiến thức đã học.

2. Kỹ năng:

Có kĩ năng giải quyết các tình huống trong thực tế.

3. Thái độ:

Có ý thức chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật.  

Phê phán mọi hành vi vi phạm pháp luật.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, đề bài, đáp án.

HS:  Đồ dùng học tập, giấy kiểm tra.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

2. Kiểm tra bài cũ:

 GV nhắc nhở trước khi làm bài.

3. Bài mới:

ĐỀ BÀI: 

Câu 1: (3 điểm)  

             Trình bày nội dung của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?

Câu 2: (3 điểm)  

            Thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Quốc tịch là gì? Nêu quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam?

Câu 3: (4 điểm) 

  Nêu nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông? Kể tên các hệ thống báo hiệu giao thông?

  Trình bày đặc điểm các loại biển báo? Theo em vì sao hiện nay tình hình tai nạn giao thông vẫn gia tăng?

  

ĐÁP ÁN:  

Câu 1: (3 điểm)  

*Nội dung của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

1. Nhóm quyền sống còn:

- Là những quyền được sống được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe.

2. Nhóm quyền bảo vệ:

- Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.

3. Nhóm quyền phát triển

- Là những quyền được đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển toàn diện như được học tập vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động thể thao văn nghệ…

4. Nhóm quyền tham gia :

- Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống trẻ em như được bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình.

Câu 2: (3 điểm)

-  Quốc tịch: Là  căn cứ để xác định công dân của một nước

- Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Là người có quốc tịch Việt Nam( Theo điều 49-HP 1992)

- Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam:

- Nghĩa vụ học tập

- Bảo vệ Tổ quốc

- Làm nghĩa vụ quân sự

- Tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước

- Tuân theo Hiến pháp và pháp luật

- Đóng thuế và lao động công ích

Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước trong đó có quyền và nghĩa vụ với pháp luật thuế của Nhà nước.

Câu 3: (4 điểm) 

Nguyên nhân gây tai nạn giao thông:

- Hệ thống đường chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân

- Phương tiện cơ giới và xe thô sơ tăng

- Dân số tăng nhanh

- Người dân tham gia giao thông thiếu hiểu biết về Luật an toàn giao thông, chưa tự giác chấp hành Luật giao thông(Đây là nguyên nhân phổ biến nhất)

- Hệ thống báo hiệu giao thông

- Hiệu lệnh của người điều kiển giao thông.

- Tín hiệu đền giao thông.

- Biển báo hiệu

- Vạch kẻ đường

- Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ

- Hàng rào chắn

. Đặc điểm của các loại biển báo:

a, Biển báo cấm:

- Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.

b, Biển báo nguy hiểm:

- Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền màu đỏ, hình vẽ màu đên thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.

c, Biển hiệu lệnh:

- Hình tròn nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều phải thi hành.

- Bởi vì: Người dân khi tham gia chưa có ý thức chấp hành như: không đội mũ bảo hiểm, xe chở nhiều người, xe sử dụng nhiều năm không tu sửa, uống rượu bia, đua xe trái phép…

4. Củng cố:

 GV : Thu bài nhận xét giờ làm bài.  

            Lớp 6a.....................bài   

            Lớp 6b.....................bài

 Lớp 6c……………….bài

   5. Dặn dò:  

Ôn lại nội dung các bài đã học

            Đọc trước bài 15:”Quyền và nghĩa vụ học tập”./.


 Học kì II

Tuần 26

Ngày soạn: 23/02/2013

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 26 – Bài 15:

 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP  

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp HS nêu được ý nghĩa của việc họa tập, nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng.

2. Kỹ năng:

 Biết phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

3. Thái độ:

thái độ tôn trọng quyền và nghĩa vụ học tập của mình và của người khác.  

II. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, SGK, phiếu học tập.

HS:  Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 GV: Đặt câu hỏi

 Em  hãy kể những hình thức học tập mà em biết?

 HS: Trả lời cá nhân (Học ở trường, tự học, vừa học vừa làm…)

 GV: Chốt và chuyển nội dung bài học.

 

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 2:

GV: Gọi HS đọc truyện

HS: Đọc

GV: Đặt câu hỏi và chia làm hai nhóm lớn thảo luận

HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời.

N1: Theo em cuộc sống trước đây ở huyện đảo Cô Tô như thế nào?

 

N2: Điều đặc biết ở sự thay đổi của huyện đảo Cô Tô ngày nay là gì?

 

 

 

 

 

 

GV: Nhận xét bổ xung và đặt câu hỏi

? Gia đình nhà trường xã hội làm gì để trẻ em được đến trường học tập?

GV: Kết luận

Hoạt động 3:

GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

Theo em học tập có ý nghĩa như thế nào?

 

 

 

 

 

 

? Pháp luật quy định như thế nào về việc học tập?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Nhận xét kết luận nội dung bài học.

Hoạt động 4:

Bài tập c/sgk tr 42:

Những trẻ em bị khuyết tật như khiếm thị khiếm thính, tàn tật…và trẻ em lang thang cơ nhỡ  có quyền và nghĩa vụ học tập không? Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ như thế nào?

 

GV: Nhận xét cho điểm

GV: Kết luận toàn bài

 

I. TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC:

1. Truyện đọc:

- “Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô”.

2. Nhận xét:

 

-Là quần đảo hoang vắng rừng cây bị chặt phá, đồng ruộng thiếu nước và phần lớn bỏ hoang. Trình độ dân trí thấp, trẻ em thất học nhiều…

 

- Trẻ em đến tuổi đều được đi học, Hội khuyến học được thành lập, HS của các gia đình thương binh liệt sĩ khó khăn đều được giúp đỡ bằng tiền do nhân dân đóng góp. Có trường lớp học nội trú trường đuược xây dựng khang trang, có phong trào thi đua học tập sôi nổi.

 

- Quan tâm tạo điều kiện tất cả trẻ em đều được đến trường.

 

 

 

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Ý nghĩa của việc học tập:

- Có ý nghĩa đối với bản thân, gia đình, xã hội. Bởi vì: Học tập là vô cùng quan trọng có học tập chúng ta có hiểu biết, có kiến thức được  pháp triển toàn diện để trở thành người có ích cho xã hội, đóng

góp sức lực vào xây dựng quê hương đất nước.

 

 

2. Những quy định của pháp luật về học tập:

- Mọi công dân có thể học không hạn chế từ bậc GD Tiểu học đến Trung học (THCS, THPT) đến Đại học và sau đại học.

- Có thể học bất cứ ngành nghề nào thích hợp bản thân tùy điều kiện cụ thể bằng nhiều hình thức học suốt đời.

- Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổinghĩa vụ bắt buộc hoàn thành bậc GD Tiểu học (Từ lớp 1 đến lớp 5), là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước nhà.

 

III. BÀI TÂP:

Bài tập c/sgk tr 42:

- Những trẻ em đó có quyền được học tập.

- Thực hiện bằng cách ở lớp học tình thương, ở các lớp dành cho người khiếm thị, khiếm thính…

4. Củng cố:

GV: Đặt câu hỏi

Em hãy kể một vài tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập mà em biết?

     HS: Trả lời cá nhân

     GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học

5. Dặn dò:

Học nội dung bài  học, làm các bài tập SGK

Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình Nhà nước đổi với việc học của trẻ em

Chuẩn bị tiết sau luyện tập./.


Học kì II

Tuần 27

Ngày soạn: 01/03/2013

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 27 – Bài 15:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP.

( Tiếp)  

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp HS nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo giục.

2. Kỹ năng:

Biết thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập và giúp đỡ bạn bè em nhỏ cùng thực hiện.

3. Thái độ:

Có thái độ tôn trọng quyền và nghĩa vụ học tập của mình và của người khác.  

II. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ.

HS:  Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa của việc học tập? Trình bày những quy định của pháp luật về việc học tập?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 GV: Đặt câu hỏi

 Việc học tập mang lại điều gì đối với  riêng bản thân em?

 HS: Trả lời cá nhân.

-         Kiến thức

-         Hiểu biết xã hội

-         Giao tiếp, ứng xử....

 GV: Chốt và chuyển nội dung bài học.

Hoạt động 2:

GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của tiết 1

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét, đặt câu hỏi

?Trách nhiệm của gia đình Nhà nước đối với vệc học tập của trẻ em?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Nhận xét, bổ xung.

=> Những quy định trên thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta, chúng ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ học tập của mình

* Danh ngôn:

“ Học, học nữa, học mãi”

( V.I.LÊ-NIN)

Hoạt động 3:

Bài tập d/tr42:

GV: Đưa ra bài tập tình huống trên bảng phụ.

Nam là một HS chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm sau Nam còn hai em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn, có thể Nam phải nghỉ học ở nhà để giúp đỡ bố và nuôi các em.

Nếu là Nam trong hoàn cảnh đó em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào?

HS: Thảo luận theo cặp

GV: Nhận xét cho điểm

Bài tập đ:

GV: Gọi HS lên bảng làm BT

HS: Cá nhân lên bảng làm BT.

Theo em những biểu hiện thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập sau đây là đúng hay sai? Vì sao?

-         Chỉ chăm  chú vào học tập ngoài ra không làm một việc gì?

-         Chỉ học ở trên lớp thời gia còn lại vui chơi thoải mái.

-         Ngoài giờ học ở trường có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp đỡ cha mẹ vui chơi giải trí.

GV: Nhận xét, kết luận toàn bài

II. NÔI DUNG BÀI HỌC:

1. Ý nghĩa của việc học tập:

2. Những quy định của pháp luật về học tập:

3. Trách nhiệm của gia đình Nhà nước đối với vệc học tập của trẻ em:

- Gia đình cha mẹ hoặc người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là bậc giáo dục tiểu học.

- Nhà nước thực hiện nghĩa vụ công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành, mở mang rộng khắp hệ thống trường lớp, miễn học phí cho học sinh tiểu học, quân tâm giúp đỡ trẻ em khó khăn,…

 

 

 

 

 

 

III. BÀI TÂP:

Bài tập d:

- Đáp án:

+Nếu em là Nam em sẽ tìm thêm một công việc đan lát hoặc đồ mĩ nghệ làm tại gia đình tranh thủ thời gian dỗi.

+ Hình thức thứ hai là vừa học vừa làm

  Nhằm mục đích học tập của mình được hoàn thiện

 

Bài tập đ:

 

 

  Biểu hiện sai: Vì ngoài việc học chúng ta còn phải giúp đỡ gia đình những công việc nhẹ nhàng như nấu cơm, rửa bát,…

  Biểu hiện sai: Học ở trên lớp chưa đủ, mà ở nhà còn phải tự học, vui chơi chỉ là phần nhỏ.

  Biểu hiện đúng: Ngoài giờ học ở trường phải tự học ở nhà, lao động giúp đỡ gia đình, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể để giúp học tập được tốt hơn.

 

4. Củng cố:

GV: Đặt câu hỏi

Em hãy kể một vài câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về học tập mà em biết?

     HS: Trả lời cá nhân

 -“ Học một biết mười”

 -“Đi một ngày đàng học một sàng khôn” 

     GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học

5. Dặn dò:

Học nội dung bài  học, làm các bài tập SGK

Đọc trước bài 16: “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm”./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 


Học kì II

Tuần 28

Ngày soạn: 09/03/2013

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 28 – Bài 16:

QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG THÂN THỂ , SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM.

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp HS nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

2. Kỹ năng:

Biết xử lý các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

3. Thái độ:

Có thái độ tôn trọng sức khỏe tính mạng danh dự nhân phẩm của người khác.  

II. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.

HS:  Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày trách nhiệm của Nhà nước, gia đình xã hội đối với quyền và nghã vụ học tập của HS? Em hãy kể một tấm gương sáng vươn lên trong học tập mà em biết? Làm BT trên máy chiếu.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 GV: Đưa ra tình huống

Trên đường đi học về em bị các anh HS lớp 9 bắt nạt và đánh  lúc đó em sẽ làm gì?

 HS: Trả lời cá nhân.

-         Báo với người lớn ở gần đó

-         Các  thầy cô giáo...

-         Bố mẹ, công an....

 GV: Chốt và chuyển nội dung bài học.

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 2:

GV: Gọi HS đọc truyện

HS: Đọc

GV: Đặt câu hỏi và chia làm ba nhóm lớn thảo luận

HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời.

N1: Theo em vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở? Hành vi đó có cố ý không?

 

 

N2: Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?

 

 

 

N3: Theo em đối với mỗi người cái gì là đáng quý nhất? Nếu bị xâm hại về thân thể em sẽ làm gì?

 

 

GV: Nhận xét bổ xung và đặt câu hỏi

? Qua truyện đọc trên em rút ra được bài học gì cho bản thân?

GV: Kết luận

 

 

 

 

Hoạt động 3:

GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét, đặt câu hỏi

 

 

 

 

? Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể như thế nào?

 

 

 

Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm?

 

GV: Nhận xét, bổ xung và đưa ra Điều 93 – Bộ luật hình sự :” Tội giết người bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm,tù chung thân hoặc tử hình..”. trên máy chiếu.

GV: Yêu cầu HS cho một số ví dụ về việc VP quyền được PL .....tính mạng thân thể...của công dân mà em biết?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Cho HS xem video vụ bạo hành bé Như ý, một số hình ảnh trẻ em bị xâm hại..

Hoạt động 3:

GV: Đưa ra hai bài tập tình huống trên máy chiếu

Tình huống 1: An đánh Nam, Nam nhỏ hơn không đánh được An.Nam đón đường bắt em của An. Em hãy nhận xét hành vi của An, Nam?

 

 

 

Tình huống 2: Anh B đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người nhưng đã bỏ chạy,trốn tránh pháp luật. Nhận xét hành vi của anh B?

HS: Thảo luận theo cặp

GV: Nhận xét cho điểm

GV: Đưa ra BT

Sơn và Thuỷ là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau.Một hôm,Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua.Tìm mãi không thấy,Sơn đổ tội cho Thuỷ lấy cắp.Thuỷ và Sơn to tiếng,tức quá Thuỷ đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi”.

Tổ1:Nhận xét cách ứng xử của hai bạn?

Tổ 2:Nếu là một trong hai bạn,em sẽ xử sự như thế nào?

Tổ 3:Nếu là bạn cùng lớp của Sơn và Thuỷ thì em sẽ làm gì?

Tổ 4:Hậu quả mà hai bạn phải gánh chịu là gì?

HS: Thảo luận theo tổ

GV: Nhận xét, kết luận toàn bài

I. TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC:

1. Truyện đọc:

- “Một bài học”

 

2. Nhận xét:

 

- Bởi vì: Ông tìm cách cứu lúa là dùng cách chăng dây điện xung quanh thửa ruộng để làm bẫy chuột. Hành vi đó gây ra cái chết cho ông Nở  là bị điện giật không phải là do cố ý mà chỉ là để bẫy chuột.

ơ

- Chứng tỏ: Pháp luật rất nghiêm minh và con người được pháp luật bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm.

 

 

- Cái quý nhất của con người là tính mạng, danh dự. Nếu bị xâm hại cần phải phê phán tố cáo việc làm sai trái đó lên cơ quan công an để giải quyết.

 

- Bài học:

Đối với mỗi con người thì tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quý giá nhất. Mọi việc làm xâm phạm đến thân thể, tính mạng của người khác đều là phạm tội và đều bị xử phạt nghiêm khắc.

 

II. NÔI DUNG BÀI HỌC:

1. Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

-> Là quyền cơ bản của công dân, quyền đó gắn liền với mỗi con người và là quyền quan trọng nhất đáng quý nhất của con người.

* Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể:

- Không ai được xâm phạm thân thể của người khác.

- Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.

*Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm:

- Nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể , sức  khỏe danh dự nhân phẩm của người khác.

 

 

III. BÀI TÂP:

 

- Đáp án:

+ An đánh Nam là sai đã vi phạm thân thể bạn Nam là VPPL.

+ Nam đánh em của An cũng sai vi phạm quyền được PL...tính mạng, thân thể....VPPL.

 

-         Anh B đã VP luật ATGT: Không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ.

-         Anh B VPPL gây ra tai  nạn chết người, bỏ trốn.

 

 

 

- Đáp án:

Tổ1:Nhận xét cách ứng xử của hai bạn

- Sơn sai: Vì chưa có chứng cứ đã khẳng định Thủy ăn trộm.Như vậy là Sơn đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của Thủy.

- Thủy sai: Vì không khéo léo giải quyết mà đánh Sơn chảy máu mũi.Như vậy,Thủy đã xâm hại bất hợp pháp đến thân thể Sơn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của Sơn.

 

 

Tổ 2: Bình tĩnh báo lại sự việc với GVCN để giải quyết

Tổ 3: Can ngăn 2 bạn hoặc đi báo với GVCN.

Tổ 4: 2 bạn sẽ bị đưa lên phòng Hội đồng kỷ luật.

 

 

 

 

4. Củng cố:

-         GV: Cho HS đọc bảng phụ :Điều 104 – Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%... thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 6 tháng đến 3 năm.

-         Phạm tội gây thương tích,gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người... thì bị phạt tù 5 năm đến 15 năm.

-         Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.”

5. Dặn dò:

Học nội dung bài  học, làm các bài tập SGK

Tìm hiểu ý nghĩa của các quyền đó đối với công dân

Sưu tầm các bài báo nói về xâm phạm tính mạng, thân thể , danh dự…

Chuẩn bị tiết sau luyện tập./.


Học kì II

Tuần 29

Ngày soạn: 16/03/2013

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 29– Bài 16:

QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG THÂN THỂ , SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM.

(Tiếp)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp HS hiểu được ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

2. Kỹ năng:

Biết xử lý các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

3. Thái độ:

Có thái độ tôn trọng sức khỏe tính mạng danh dự nhân phẩm của người khác. Phản đối những hành vi xâm phạm tính mạng thân thể danh dự nhân phẩm của người khác.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.

HS:  Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng thân thể sức khỏe danh dự nhân phẩm.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 GV: Đặt câu hỏi

Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp bị xâm hại than thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm?

 HS: Trả lời cá nhân( Báo cho gia đình mình biết và báo cho công an để giải quyết...)

 GV: Chốt và chuyển nội dung bài học.

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 2:

GV: Đặt câu hỏi

HS: HS trả lời cá nhân

 

 

 

 

 

 

C1:Nêu ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. ?

 

C2: Tính nhân đạo của pháp luật nước ta đối với các quyền đó như thế nào?

 

 

 

C3: Theo em HS chúng ta phải làm gì đối với các quyền trên?

 

 

 

GV: Nhận xét, kết luận và đưa ra bài tập ứng xử trên bảng phụ.

Trên đường đi học Lan trông thấy một số bạn nam tụ tập, dọa nạt trêu trọc các bạn HS nữ bắt các bạn nộp tiền mới được cho qua.

Nếu là Lan em sẽ xử trí như thế nào?

GV: Cho HS đọc BT

HS: Đọc

GV: Cho HS thảo luận theo cặp

HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời

GV: Nhận xét, cho điểm và cho HS đọc tư liệu tham khảo Điều 71 – HP 1992:” Công dân có quyền bất khả xâm phạm.......”

Hoạt động 3:

GV: Đưa BT trên bảng phụ

 

Bài tập B/SGK 43

Tuấn và Hải ở cạnh nhà nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh trai đánh Hải

Theo em Tuấn có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể… không? Trong trường hợp đó Hải có những cách ứng xử nào? Cách nào là tốt nhất?

 

 

 

 

 

Bài tập C/SGK

Hà là HS lớp 6 hàng ngày phải đi bộ trên con đường thường vắng vẻ thính thoảng em gặp một số con trai lớn hơn em nhóm này thường trêu trọc giật tóc, đụng chạm vào người Hà.

Em hãy lựa chọn cách ứng xử tốt nhất

  1. Hà mắng và cãi nhau với bọn con trai.
  2. Hà sợ hãi không dám đi học nữa
  3. Hà không có phản ững gì, không nói cho bố mẹ
  4. Hà tỏ thái độ phản đối nói cho bố mẹ và thầy cô giáo biết.

 

HS: Thảo luận theo tổ

GV: Nhận xét, kết luận toàn bài

III. NÔI DUNG BÀI HỌC:

1. Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

* Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể:

*Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm:

2. Ý nghĩa:

- Đem lại công bằng cho mọi công dân.

- Tố cáo những hành vi xâm phạm đến thân thể sức khỏe danh dự nhân phẩm.

4. Tính nhân đạo của pháp luật nước ta:

- Những quy định trên cho ta thấy Nhà nước thực sự coi trọng tính mạng con người.

 

5.Trách nhiệm HS:

- Tôn trọng tính mạng, thân thể sức khỏe danh dự nhân phẩm của người khác.

- Biết tự bảo vệ quyền của mình.

- Phê phán tố cáo những việc làm trái những quy định của pháp luật.

 

 

 

- Phê bình cảnh cáo việc làm sai đó của các bạn HS nam cho GVCN, nhà trường, công an…

 

 

 

 

 

 

 

III. BÀI TÂP:

 

 

 

 

-         Tuấn vi phạm về quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể…Chửi bạn, đánh mạng xúc phạm đến danh dự, sức khỏe của Hải

-         Anh trai Tuấn cũng phạm tội xâm phạm đến thân thể người khác.

-         Nếu em là Hải em sẽ giải thích trực tiếp cho Tuấn hiểu là không nên đánh và chửi bạn. Nếu không nghe bảo cho GVCN, gia đình chính quyền địa phương để giải quyết.

 

 

 

 

 

 

- Đáp án: 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Củng cố:

 GV: Đưa ra BT trên phiếu học tập và chia làm 4 nhóm

 HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời

Hành vi

Đúng

Sai

Công dân có quyền không bị ai xâm phạm vào thân thể

X

 

Mọi việc bắt giữ người đều là phạm tội

 

X

Chỉ cần giữ gìn thân thể…của mình còn của người khác không cần quan tâm

 

X

Khi bị người khác xâm phạm thì tốt nhất là im lặng

 

X

Không được chửi và đánh đập người khác

X

 

 

GV: Nhận xét cho điểm, kết luận nội dung toàn bài học.

5. Dặn dò:

Học nội dung bài  học, làm các bài tập còn lại SGK

Đọc trước bài 17:” Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở”./.

 

 


Học kì II

Tuần 30

Ngày soạn: 23/03/2013

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 30– Bài 17:

QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở.

 

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

Giúp Hs hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

 2. Kĩ năng:

- Biết được các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.

- Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ

- Biết bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình. 

3.Thái độ:

- Tôn trọng chỗ ở của người khác.

- HS biết phê phán và tố cáo những việc làm xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

 II. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ, sổ tay pháp luật

HS:  Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

 

2. Kiểm tra bài cũ:

1. Khi bị người khác xâm hại đến tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm cần phải làm gì?.

2. Theo em Hs cần có trách nhiệm gì đối với quyền được bảo hộ tính mạng....?.

3. Bài mới:

 Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:                           Giới thiệu bài

GV: Đưa ra thông tin

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân. Vậy nội dung của quyền đó là gì?. Nó có ý nghĩa như thế nào?.

GV: Chuyển nội dung bài học

Hoạt động 2:

Gv: Đặt câu hỏi và chia làm 2 nhóm thảo luận.

 

N1. Ở thời điểm đầu tiên chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hoà? Bà Hoà đã có những suy nghĩ và hành động ntn?

 

 

 

 

 

 N2:  Bà Hoà mất chiếc quạt bàn nên cũng nghi ngờ nhà T lấy và đã xông vào nhà T khám? Bà Hoà hành động như thế là đúng hay sai? Theo em bà Hoà nên làm gì?.

Gv: Gọi Hs đọc phần tư liệu tham khảo

-         Hiến pháp 1992 Điều 73

-         Bộ Luật Hình sự 1999 – Điều 124.

GV: Nhận xét, chuyển nội dung

Hoạt động 3:

Theo em chỗ ở là gì?.

Gv: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được qui định tại điều mấy của HP?. Nội dung cụ thể của quyền đó là gì?.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv: Khi nào thì được khám chỗ ở của người khác?. Những ai có quyền khám chỗ ở?

 

 

Gv: Khi khám nhà phải tuân thủ các thể thức sau:

+ Có lệnh khám nhà( ViệnTrưởng phó ViệnTrưởng VKSND, VKSQS; Chánh án, phó chánh àn TAND; Thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc TAQS cấp quân khu trở lên chủ toạ phiên toà; trưởng CA, phó CA cấp huyện, Trưởng ,phó cơ quan điều tra cấp tỉnh..)

+ Người thi hành lệnh phải đi cùng đại diện UBND, và người láng giềng làm chứng.

+ Lập biên bản.

Gv: Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học

 

Hoạt động 4:

GV: Đưa ra bài tập

Em sẽ làm gì trong tình huống sau:

  1. Đến nhà bạn mượn truyện nhưng không có ai ở nhà.

 

 

 

  1. Bố mẹ đi vắng em ở nhà 1 mình có người gõ cửa muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện.

 

  1. Quần áo nhà em phơi trên dây gió làm bay sang nhà hàng xóm nhưng nhà bên không có ai.
  2. Quần áo của gia đình hàng xóm phơi ngoài sân trời sắp mưa nhưng không có ai ở nhà.

 

 

 

  1. Nhà hàng xóm không có ai nhưng lại có khói bốc lên có thể bị cháy.

 

 

 

 

 

 

 

I. TÌNH HUỐNG:

1. Tình huống:

 

2. Nhận xét:

- Bà Hoà bị mất con gà mái hoa mơ đang độ đẻ trứng. Mấy ngày sau lại bị mất cái quạt bàn.

  - Bà Hoà nghĩ chỉ có nhà T bắt trộm gà nên đã chửi động suốt ngày và doạ sẽ vào nhà T để khám.

 

- Bà Hòa nghĩ ngay nhà T lấy, bà xông vào khám nhà T là sai là vi phạm pháp luật chỉ có cơ quan có thẩm quyền mới có quyền khám nhà.

 

 

 

 

 

 

 

 

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Nội dung của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân:

- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở  là quyền cơ bản của công  dân.(Điều 73 – Hiến pháp 1992).

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:

+ Chỗ ở của công dân được nhà nước, mọi người tôn trọng và bảo vệ.

+ Không ai được xâm phạm, tự ý vào chỗ ở của người khác, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

* Chỉ được khám chỗ ở khi:

- Cần bắt người can tội đang lẩn trốn.

- Cần thu thập tang vật, chứng cứ liên quan đến hành vi phạm tội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Trách nhiệm của công dân và học sinh:

- Phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác.

- Phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình. 

- Phê phán, tố cáo những người xâm phạm đến chỗ ở của người khác trái với quy định của pháp luật.

 

  1. Bài tập

 

- Em đợi  lát xem bạn về nhà không, nếu không thấy lúc khác em lại sang không tự ý vào nhà.

 

- Em sẽ không mở cửa bảo bác lúc khác bác đến bố mẹ cháu đi vắng rồi.

 

 

- Em sẽ không sang lấy đợi nhà đó về em sang lấy.

 

- Nếu nhà đó mở cổng và phơi ở sân em chạy sang cất hộ nếu ở trong nhà có thể dùng cây dài móc lấy quần áo cất vào nhà mình hộ người đó, khó khăn quá để quần áo bị ướt.

- Em có thể gọi người lớn để giải quyết, hay gọi điện thoại cho gia đình nhà bị cháy...

 

4. Củng cố:

GV: Đặt câu hỏi Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phamh về chỗ ở của công dân

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét, kết luận toàn bài.

 5. Dặn dò:

+ Học bài

+ Làm các bài tập sách giáo khoa

- Chuẩn bị bài 18: “Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín”

     .  

 

 

 

 

 

 


Học kì II

Tuần 31

Ngày soạn: 30/03/2013

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 31– Bài 18:

 QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN  VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN,

ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN.

 

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp HS nêu được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí  mật thư tín, điện thoại, điện tín.

2. Kỹ năng:

Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện thoại của công dân.

Biết xử lí các tình huống phù hợp với các quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

3. Thái độ:

Có thái độ tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, SGK, SGV, sổ tay pháp luật.

HS:  Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Trách nhiệm công dân học sinh về quyền chỗ ở?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 GV: đưa ra tình huống

Nếu trên đường đi học về em nhặt được thư của bạn học cùng lớp em sẽ làm gì?

 HS: Trả lời cá nhân

 GV: Chốt và chuyển nội dung bài học.

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 2:

GV: Gọi HS đọc truyện

HS: Đọc

GV: Đặt câu hỏi và chia làm ba nhóm thảo luận

HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời.

N1: Theo em Phượng có thể đọc thư của Hiền không mà không cần sự đồng ý của Hiền? Vì sao?

 

N2: Em có đồng ý với giải pháp của Phượng không? Vì sao?

 

 

N3: Nếu là Loan em sẽ làm như thế nào?

GV: Nhận xét câu trả lời các nhóm kết luận chuyển nội dung bài học.

 

Hoạt động 3:

GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

C1: Nêu nội dung cơ bản của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

 

 

 

 

 

C2: Công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín như thế nào?

 

 

GV:  Đưa ra các điều luật 125, 144

GV: Gọi HS đọc

HS: Đọc

GV: Kết luận nội dung bài học.

Hoạt động 4:

GV: Đưa BT

Bài tập b/SGK

Theo em những hành vi nào vi phạm pháp luật về thư tín điện thoại điện tín?

 

Bài tập C/sgk

Người vi phạm trên sẽ bị xử lí như thế nào?  

GV: Đưa ra tình huống

Nếu em gặp một bạn cùng lớp đang nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì?

HS: Thảo luận theo cặp

GV: Nhận xét  toàn bài

I. TÌNH HUỐNG:

1. Tình huống:

2. Nhận xét:

 

 

 

- Phượng không được đọc thư của Hiền. Bởi vì: Đó không phải là thư của Phượng, dù Hiền là bạn thân nhưng nếu không được sự đồng ý của Hiền thì không được xem.

 

- Em không đồng ý bởi vì: làm như vậy là lừa dối bạn và vi phạm PL về quyền đảm bảo an toàn bí mật thư tín điện thoại điện tín…

 

- Em sẽ giải thích cho Phượng hiểu không được đọc thư của bạn khi chưa được bạn đồng ý. Nếu cố tình đọc là VPPL…

 

II. NÔI DUNG BÀI HỌC:

1. Nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:

- Được quy định tại Điều 73 – HP 1992:” Thư tín, điện thoại điện tín của công dân bảo đảm an toàn bí mật…Việc bóc mở kiểm soát, thu giữ…tiến hành theo quy định của pháp luật…”

2. Công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:

+ Không ai được chiếm đoạt, tự ý mở thư tín điện thoại điện tín của người khác.

+ Không được nghe trộm điện thoại

Tài liệu tham khảo:

-         HP 1992 – Điều 73

-         Bộ luật hình sự 1999 – Điều 125

III. BÀI TẬP:

-         Đáp án:

+ Đọc trộm thư người khác

+ Nghe trộm điện thoại

+ Xem trộm điện tín

+ Tự ý thu giữ điện thoại của công dân

 

- Xử lí kỉ luật, phạt hành chính (Đuổi việc, đuổi học, phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1triệu đến 5 triệu, cải tạo không giam giữ 1 năm..

 

- Báo với bạn ấy, GVCN để giải quyết…

4. Củng cố:

 GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học

 HS: Trả lời cá nhân

GV: kết luận nội dung toàn bài học.

5. Dặn dò:

Học nội dung bài  học, làm các bài tập còn lại SGK

Xem lại các bài đã học tiết sau ôn tập học kì II./.

Học kì II

Tuần 32

Ngày soạn: 05 /04/2013

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

Tiết 32:

 ÔN TẬP HỌC KÌ II

 

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp HS củng cố kiến thức về chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật.

2. Kỹ năng:

Có kĩ năng xử lí các tình huống xảy ra trong thực tế

3. Thái độ:

Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách pháp luật của Nhà nước.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, sổ tay pháp luật, phiếu học tập, bảng phụ.

HS:  Đồ dùng học tập, xem lại nội dung các bài đã học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung cơ bản của quyền được đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 GV: Đặt câu hỏi

 Từ học kì II môn Giáo dục công dân lớp 6 các em đã được học các quyền nào của công dân?

 HS: Trả lời cá nhân

-         Quyền và nghĩa vụ học tập

-         Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể sức khỏe danh dự nhân phẩm.

-         Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

-         Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại điện tín…

 GV: Chốt và chuyển nội dung bài học.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 2:

GV: Đặt câu hỏi

Kể tên các chuẩn mực đạo đức đã học?

 

Kể tên các chuẩn mực pháp luật đã học?

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét, kết luận

- Bằng 2 sơ đồ tư duy

HS: Quan sát

 

Hoạt động 3:

GV: Đặt câu hỏi

HS: Thảo luận theo cặp

C1: Nêu khái niệm và nội dung các quyền đã học?

GV: Đưa ra  2 bài ôn tập mẫu: Bài Mục đích học tập của HS và bài Quyền được PL bảo hộ về tính mạng thân thể…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C2: Nêu ý nghĩa trách nhiệm của các quyền trên?

C3: Một số quy định của pháp luật?

GV: Kết luận nội dung bài học.

Hoạt động 4:

GV: Đưa BT trên bảng phụ

Bố mẹ Quân vì sợ con mình phải chịu ảnh hưởng của những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quân giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn bố Quân cũng không cho đi dự, Quân rất buồn và giận cha mẹ. Nếu em là Quân em sẽ xử lý thế nào?

 

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét, cho điểm kết luận nội dung bài học.

GV: Đưa BT trên bảng phụ và phát 4 phiếu

TÌNH HUỐNG:
“Sơn và Thuỷ là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau.Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua.Tìm mãi không thấy, Sơn đổ tội cho Thuỷ lấy cắp.Thuỷ và Sơn to tiếng, tức quá Thuỷ đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi”.

Tổ1:Nhận xét cách ứng xử của hai bạn

Tổ 2:Nếu là một trong hai bạn,em sẽ xử sự như thế nào?

Tổ 3:Nếu là bạn cùng lớp của Sơn và Thuỷ thì em sẽ làm gì?

Tổ 4:Hậu quả mà hai bạn phải gánh chịu là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS: Thảo luận theo tổ cử đại diện trả lời

GV: Nhận xét kết luận

 

 

I. CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT:

- Bao gồm 11 chuẩn mực học kì I

 

 

- Học kì II gồm có 8 chuẩn mực pháp luật

 

 

 

 

 

 

II.NỘI DUNG ÔN TẬP CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT:

1. Các khái niệm, nội dung các quyền đã học:

  1. Mục đích học tập của học sinh
  2. Công ước LHQ về quyền trẻ em
  3. Công dân nước CHXHCN Việt Nam..
  4. Thực hiện trật tự ATGT
  5. Quyền và nghĩa vụ học tập
  6. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể…
  7. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  8. Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín…

2. Ý nghĩa – Trách nhiệm:

3.Một số quy định của pháp luật:

- Thực hiện trật tự ATGT

- Quyền trẻ em, quyền học tập

 

 

III. BÀI TẬP:

Bài tập đ tang 32:

-         Đáp án:

+ Thuyết phục bố  mẹ cho chơi với các bạn nhưng cho bố mẹ biết về các bạn cuả mình

+ Không được nhờ nhà trường, thầy cô giáo giúp đỡ…

+ Nhờ một bạn thân nào đó đến cùng thuyết phục và nói đó là quyền của trẻ em, chơi không theo các bạn xấu là được.

 

 

 

 

 

 

- Đáp án:

Tổ1:Nhận xét cách ứng xử của hai bạn

- Sơn sai: Vì chưa có chứng cứ đã khẳng định Thủy ăn trộm.Như vậy là Sơn đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của Thủy.

- Thủy sai: Vì không khéo léo giải quyết mà đánh Sơn chảy máu mũi.Như vậy,Thủy đã xâm hại bất hợp pháp đến thân thể Sơn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của Sơn.

Tổ 2: Nếu là một trong hai bạn,em sẽ xử sự như thế nào?

-         Bình tĩnh báo lại sự việc với GVCN để giải quyết

Tổ 3:

Nếu là bạn cùng lớp của Sơn và Thuỷ thì em sẽ làm gì?

-         Can ngăn 2 bạn hoặc đi báo với GVCN.

Tổ 4:

Hậu quả mà hai bạn phải gánh chịu là gì?

- 2 bạn sẽ bị đưa lên phòng Hội đồng kỷ luật.

 

4. Củng cố:

 GV: Đưa ra tình huống

Em sẽ xử lý như thế nào khi em thấy một số bạn nơi em ở không biết chữ?

Em sẽ phải làm gì khi gặp những trường hợp sau:

-         Nhặt được thư của người khác

-         Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác

-         Bố mẹ anh chị xem trộm thư của em mà không hỏi ý kiến của em?

 HS: Trả lời cá nhân( Giúp đỡ các bạn ấy đọc chữ, đến các lớp học buổi tối, đưa đến công an trả lại người bị mất, báo cho GVCN, em sẽ bảo thư là của riêng tư bố mẹ không nên xem của con nếu có chuyện gì con sẽ nói với bố mẹ …)

GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học.

5. Dặn dò:

Học nội dung bài  học, làm các bài tập còn lại SGK

Ôn tập chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì II./.

 

 

 

 

 

 

Học kì II

Tuần 33

Ngày soạn: 12/04/2013

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 33:

 KIỂM TRA HỌC KÌ II

 

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp HS khắc sâu nội dung bài học và vận dụng vào thực tế.

2. Kỹ năng:

Giải quyết tình huống pháp luật thường gặp biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp

3. Thái độ:

Có thái độ đúng đắn trong mọi hành động, cư sử đúng mực với mọi người xung quanh. Và nghiêm chỉnh tuân theo Hiến pháp va pháp luật.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, SGK, SGV, đề bài, đáp án.

HS:  Đồ dùng học tập, giấy kiểm tra.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

+ 6C:

2. Kiểm tra bài cũ: GV nhắc nhở học sinh trước khi làm bài.

3. Bài mới:

ĐỀ BÀI:

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

 Hãy khoanh tròn vào những trường hợp là công dân Việt Nam:

  1. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài
  2. Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài
  3. Người nước ngoài sang Việt Nam du lịch
  4. Người Việt Nam dưới 18 tuổi

Câu 2: (1 điểm)

 Khoanh tròn  đáp án đúng về đặc điểm của biển báo nguy hiểm:

  1. Hình tròn nền vàng viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm
  2. Hình tam giác đều, nền màu xanh lam viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm.
  3. Hình tam giác đều, nền màu vàng viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm.

Câu 3: (1 điểm)

 Khoanh tròn đáp án về những biểu hiện đúng về quyền và nghĩa vụ học tập:

A. Chỉ chăm chú vào học tập ngoài ra không làm một việc gì

  1. Ngoài giờ học ở trường có kế hoạch tự học, lao động, vui chơi.
  2. Chỉ học ở trên lớp thời gian còn lại vui chơi thoải mái.

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1( 3 điểm)

Trình bày nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm? Kể hai ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm? Nếu em bị như vậy thì em sẽ làm gì?

Câu 2: ( 2 điểm )

Trình bày nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Là HS em có trách nhiệm như thế nào đối với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

Câu 3: (2 điềm)

 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại điện tín của công dân là thế nào? Theo em những người vi phạm luật về an toàn bí mật thư tín điện thoại điện tín sẽ bị xử lí như thế nào?

 

ĐÁP ÁN:

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

 - B: (0, 5 điểm)

 - D: (0, 5 điểm)

Câu 2: (1 điểm)

 - C

Câu 3: (1 điểm)

 - B

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

* Nội dung của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm: (1.5 điểm)

- Là quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn liền với mỗi con người và là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân.( Điều 71-Hiến pháp 1992)

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật

- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

*Ví dụ: (1 điểm)

- Bắt nạt các em lớp 5 (0.5 điểm)

-Đánh các bạn khác lớp mình (0.5 điểm)

* Liên hệ: (0.5 điểm)

Khi bị xâm hại như vậy em sẽ báo cho cô giáo chủ nhiệm, nhà trường. Nhưng nếu em bị đánh ở ngoài nhà trường em sẽ báo cho người lớn, gia đình hoặc cơ quan công an nhờ giải quyết

Câu 2: (2 điểm)

* Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: ( 1 điểm)

-> Là quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ( Điều 73 Hiến  pháp 1992)

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:

 Công dân có quyền được các cơ quan Nhà nước và mọi người tôn trọng

Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

* Trách nhiệm của công dân: (1 điểm)

- Tôn trọng chỗ ở của người khác

- Biết tự bảo vệ chỗ ở của mình

- Phê phán tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở người khác.

Câu 3: (2 điểm)

* Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại điện tín của công dân nghĩa là: Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín điện thoại điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại. : (1.5 điểm)

*Người vi phạm luật an toàn bảo đảm... bị xử lí kỉ luật phạt hành chính, phạt cảnh cáo phạt tiền 1 triệu đến 5 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 1 năm........: (0.5 điểm)

4. Củng cố:

 GV: Thu bài và nhận xét giờ làm

       Lớp 6a.......................bài

       Lớp 6b.......................bài

       Lớp 6c........................bài

5. Dặn dò:

Xem lại các chuẩn mực pháp luật đã học

Chuẩn bị tiết sau thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương và các nội dung đã học./

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Học kì II

Tuần 34

Ngày soạn: 20/04/2013

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

Tiết 34:

THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC.

CHỦ ĐỀ: Những vấn đề cơ bản của hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam.

    

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp HS hiểu được thế nào là hệ thống thuế, chính sách thuế, những yếu tố tác động tới chính sách thuế.

2. Kỹ năng:

Phân biệt được yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội, yếu tố chính trị.

3. Thái độ:

Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật thuế của nhà nước.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ, tài liệu chính sách pháp luật thuế.

HS:  Đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

  + 6C:

2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên tiêu đề các bài đã học?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 GV: Đặt câu hỏi

Thuế là gì?

 HS: Trả lời cá nhân

( Thuế là một phần thu nhập cá nhân, tổ chức, cơ quan có nghĩa vụ phải  nhập vapf ngân sách nhà nước chỉ cho công việc chung.)

 GV: Chốt và chuyển nội dung bài học.


Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 2:

GV: Đặt câu hỏi

Thế nào là hệ thống thuế?

 

 

 

 

Nêu các phương thức xây dựng hệ thống thuế?

 

 

HS: Trả lời

GV: Nhận xét, bổ sung kết luận nội dung bài học.

Hoạt động 3:

GV: Đặt câu hỏi

 

C1: Thế nào là chính sách thuế?

 

 

 

 

C2: Kể tên các yếu tố tác động tới chính sách thuế?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Kết luận nội dung bài học

 

 

 

 

 

 

I. HỆ THỐNG THUẾ:

1. Khái niệm:

- Là tổng hợp các hình thức thuế khác nhau với cơ chế hoạt động, đối tượng điều chỉnh phương pháp đánh thuế, mức đội điều tiết và phương pháp thu nộp khác nhau.

2. Các tiêu thức xây  dựng hệ thống thuế:

- Tính công bằng

- Tính hiệu quả

- Tính chính xác

- Tính thuận tiện

 

 

 

II. CHÍNH SÁCH THUẾ:

1. Khái niệm chính sách thuế:

-Là tổng hợp các quan điểm phương hướng của  nhà nước trong lĩnh vực thu nộp thuế và các phương thức biện pháp để đạt được những mục tiêu đã định.

2. Các yếu tố tác động tới chính sách thuế:

* Yếu tố chính trị:

- Tác động quyết định đến chính sách thuế được thể hiện trong quá trình hội nhập quốc tế, các chính sách thuế quan thuế nội địa của các nước phải sửa đổi phù hợp với cam kết quốc tế( cam kết gia nhập AFTA, WTO, APEC,...)

* Yếu tố kinh tế:

- Kinh tế khác cơ sở của thuế, nó luôn gắn chặt với sản xuất kinh doanh nguồn thu của thuế có thể tăng nhiều nhanh dựa trên cơ sở nền kinh tế được phát triển và có hiệu quả.

* Yếu tố xã hôi:

- Thực hiện chính sách thuế là tấng lớp dân cư trong xã hội vì thế yếu tố xã hội như tâm lý, tập quán, truyền thống văn hóa xã hội…ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách thuế.

 

 

4. Củng cố:

 GV: Đặt câu hỏi

Từ giai đoạn 1990 đến nay nhà nước ta có bao nhiêu loại thuế?

HS: Trả lời cá nhân( Có 9 loại thuế, 3 chính sách thu khác)

  1. Luật thuế giá trị gia tăng
  2. Luật thuế  thu doanh nghiệp
  3. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
  4. Pháp lệnh thuế tài nguyên
  5. Pháp lệnh thuế thu nhập cao
  6. Luật thuế xuất nhập khẩu
  7. Chính sách thuế môn bài
  8. Pháp lệnh thuế nhà đất
  9. Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp
  10. Chính sách thu khác:

+ Chính sách  thu tiền thu đất

+ Chính sách thu tiền sử dụng đất

+ Pháp lệnh phí và lệ phí

GV: Nhận xét, chốt nọi dung bài học

5. Dặn dò:

Học nội dung bài  học

Tìm hiểu chính sách thu nộp thuế tại địa phương

Tìm hiểu các yếu tố cấu thành một sắc thuế./.

 

 

Học kì II

Tuần 35

Ngày soạn:      /     /2013

Ngày giảng: + 6A

  + 6B

+ 6C

 

Tiết 35:

THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC

CHỦ ĐỀ: Những vấn đề cơ bản của hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam.

.(Tiếp)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

Giúp học sinh hiểu các yếu tố cấu thành một sắc thuế, những hạn chế tồn tại của hệ thống thuế ở Việt Nam.

2. Kỹ năng:

Phân biệt được đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, miễn giảm thuế...

3. Thái độ:

Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật thuế của nhà nước.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ, tài liệu chính sách pháp luật thuế.

HS: Đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:  + 6A:

  + 6B:

  + 6C:

2. Kiểm tra bài cũ:

 Em hãy nêu thế nào là chính sách thuế? Các yếu tố?

3. Bài mới:

 

Hoạt động 1:    Giới thiệu bài

GV: Đưa ra thông tin

Thuế thực hiện việc huy động một phàn thu nhập các tổ chức, cá nhân vào  Ngân sách Nhà nước thông qua một hình thức biểu hiện cụ thể bằng một sắc thuế…

GV: Chốt và chuyển nội dung bài.

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 2:

GV: Đặt câu hỏi

Theo em đối tượng nộp thuế là những đối tượng nào?

 

 

 

 

Theo em đối  tượng chịu thuế là những đôi tượng nào?

 

 

 

Theo em đói tượng miễn, giảm thuế là những đối tượng nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những hạn chế, tồn tại của hệ thống thuế Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét, kết luận nội dung bài học

 

 

II. CHÍNH SÁCH THUẾ:

1. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế:

a. Đối tượng nộp thuế:

- Theo quy định của pháp luật về thuế là thể nhân hay pháp nhân có trách nhiệm trực tiếp phải nộp chho nhà nước.( Kê khai phải nộp một loại thuế, hoặc nhiều loại thuế...)

b. Đối tượng chịu thuế:

- Là người phải trả khoản thuế đó:

+ Ví dụ: Tổ chức cá nhân, có thu nhập chịu thuế là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp; người tiêu dùng hàng hóa phải chịu thuế giá trị gia tăng.

c. Miễn giảm thuế

- người không phải thực hiện nghĩa vụ toàn bộ số thuế mà người đó phải nộp cho nhà nước( Miễn thuế).Hoặc chỉ nộp một phần( Giảm thuế)

-Lý do được miễn, giảm thuế:

+ Do nghuyên nhân khách quan người nộp thuế gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giảm sút thu nhập.

+ Thực hiện một số chính sách của Nhà nước như khuyến khích xuất khẩu...

4. Những hạn chế, tồn  tại của hệ thống thuế Việt Nam:

- Chính sách thuế được cải cách đổi mới trong khi các cơ chế kinh tế khác chậm đổi mới chưa thích ứng kịp thời làm giảm chính sách ban hành.

- Việc hướng dẫn  do máy móc thiếu thực tế,  nên chồng chéo, không rõ ràng  làm cho người chấp hành gặp khó khăn hoặc làm cho thuế tác động ngược trở lại.

-  Nhiều khi công cụ thuế được sử dụng tùy tiện, thiếu cân nhắc kết hợp các chính sách đầu tư thương mai...không đúng đắn làm môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh.

-  Sử dụng công cụ thuế phục vụ quá nhiều các chính sách xã hội làm mất tính trung lập của thuế.

-Tính khả thi và hợp lí còn hạn chế nên sau khi ban hành thường phải sửa đổi, bổ sung.

 

 

 

4.Củng cố:

GV: Đặt câu hỏi   :Theo em thời phong kiến nhà Trần đến nửa cuối thế kỉ XIX đã ban hành mấy loại thuế?

HS: Trả lời cá nhân(Có rất nhiều loại thuế)

+ Thuế thân: Phụ thuộc vào diện tích ruộng ai có một hai mẫu ruộng thì một năm phải đóng một quan tiền.

+ Thuế điền: Đóng bằng thóc

+ Thuế tuần ty( Đánh vào thuyền buôn), thuế muối, thuế thủy sản, thuế xuất cảng nhập cảng, thuế sản vật, thuế yên, thuế hương liệu...

GV: Nhận xét,chốt nội dung bài học.

5. Dặn dò:

Học nội dung bài học

Tìm hiểu các số liệu thuế tại địa phương

Ôn tập nôi dung chương trình đã học./.


 

 

 

 


 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



 



 



ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

Môn: Giáo dục công dân 6

Thời gian : 45 phút                      Năm học: 2012- 2013

ĐỀ BÀI:

I.Trắc nghiệm: (3 điểm).

Câu 1: (1 điểm)

 Hãy khoanh tròn vào những trường hợp là công dân Việt Nam:

  1. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài
  2. Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài
  3. Người nước ngoài sang Việt Nam du lịch
  4. Người Việt Nam dưới 18 tuổi

Câu 2: (1 điểm)

 Khoanh tròn  đáp án đúng về đặc điểm của biển báo nguy hiểm:

  1. Hình tròn nền vàng viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm
  2. Hình tam giác đều, nền màu xanh lam viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm.
  3. Hình tam giác đều, nền màu vàng viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm.

Câu 3: (1 điểm)

Khoanh tròn đáp án về những biểu hiện đúng về quyền và nghĩa vụ học tập:

A. Chỉ chăm chú vào học tập ngoài ra không làm một việc gì

  1. Ngoài giờ học ở trường có kế hoạch tự học, lao động, vui chơi.
  2. Chỉ học ở trên lớp thời gian còn lại vui chơi thoải mái.

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1: ( 3 điểm)

Trình bày nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm? Kể hai ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm? Nếu em bị như vậy thì em sẽ làm gì?

Câu 2: ( 2 điểm )

Trình bày nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Là HS em có trách nhiệm như thế nào đối với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

Câu 3: (2 điểm)

 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại điện tín của công dân là thế nào? Theo em những người vi phạm luật về an toàn bí mật thư tín điện thoại điện tín sẽ bị xử lí như thế nào?

 

 

 


ĐÁP ÁN:

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

 - B: (0, 5 điểm)

 - D: (0, 5 điểm)

Câu 2: (1 điểm)

 - C

Câu 3: (1 điểm)

 - B

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

* Nội dung của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm: (1.5 điểm)

- Là quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn liền với mỗi con người và là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân.( Điều 71-Hiến pháp 1992)

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật

- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

*Ví dụ: (1 điểm)

- Bắt nạt các em lớp 5 (0.5 điểm)

-Đánh các bạn khác lớp mình (0.5 điểm)

* Liên hệ: (0.5 điểm)

Khi bị xâm hại như vậy em sẽ báo cho cô giáo chủ nhiệm, nhà trường. Nhưng nếu em bị đánh ở ngoài nhà trường em sẽ báo cho người lớn, gia đình hoặc cơ quan công an nhờ giải quyết

Câu 2: (2 điểm)

* Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: ( 1 điểm)

-> Là quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ( Điều 73 Hiến  pháp 1992)

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:

 Công dân có quyền được các cơ quan Nhà nước và mọi người tôn trọng

Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

* Trách nhiệm của công dân: (1 điểm)

- Tôn trọng chỗ ở của người khác

- Biết tự bảo vệ chỗ ở của mình

- Phê phán tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở người khác.

Câu 3: (2 điểm)

* Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại điện tín của công dân nghĩa là: Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín điện thoại điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại. : (1.5 điểm)

*Người vi phạm luật an toàn bảo đảm... bị xử lí kỉ luật phạt hành chính, phạt cảnh cáo phạt tiền 1 triệu đến 5 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 1 năm..: (0.5 điểm)

 

 

Người ra đề

 

 

 

Lý Hồng Liêm


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

Môn: Giáo dục công dân 6

    Họ tên:....................................................Lớp..6..

ĐỀ BÀI:

I.Trắc nghiệm: (3 điểm).

Câu 1: (1 điểm)

 Hãy khoanh tròn vào những trường hợp là công dân Việt Nam:

  1. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài
  2. Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài
  3. Người nước ngoài sang Việt Nam du lịch
  4. Người Việt Nam dưới 18 tuổi

Câu 2: (1 điểm)

 Khoanh tròn  đáp án đúng về đặc điểm của biển báo nguy hiểm:

  1. Hình tròn nền vàng viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm
  2. Hình tam giác đều, nền màu xanh lam viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm.
  3. Hình tam giác đều, nền màu vàng viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm.

Câu 3: (1 điểm)

 Khoanh tròn đáp án về những biểu hiện đúng về quyền và nghĩa vụ học tập:

A. Chỉ chăm chú vào học tập ngoài ra không làm một việc gì

  1. Ngoài giờ học ở trường có kế hoạch tự học, lao động, vui chơi.
  2. Chỉ học ở trên lớp thời gian còn lại vui chơi thoải mái.

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1: ( 3 điểm)

Trình bày nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm? Kể hai ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm? Nếu em bị như vậy thì em sẽ làm gì?

Câu 2: ( 2 điểm )

Trình bày nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Là HS em có trách nhiệm như thế nào đối với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

Câu 3: (2 điểm)

 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại điện tín của công dân là thế nào? Theo em những người vi phạm luật về an toàn bí mật thư tín điện thoại điện tín sẽ bị xử lí như thế nào?

 


1

   

  Lý Hồng Liêm – Trường THCS An Phú 

 


 Giáo án giáo dục công dân 6 

 

 

 

 

 

1

   

  Lý Hồng Liêm – Trường THCS An Phú 

 


 Giáo án giáo dục công dân 6 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

   

  Lý Hồng Liêm – Trường THCS An Phú 

 

nguon VI OLET