Giáo viên: LÊ THỊ KIM LOAN

Tuần:4           Ngày dạy:

Tiết:4           Lớp dạy:9a

Bài:1

CHÍ CÔNG VÔ TƯ

 

 I/ Mục tiêu bài học:

     1.Kiến thức: Hiểu được thế nào là chí công vô tư; những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư; vì sao phải chí công vô tư.

     2.Tư tưởng:

Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.

Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

     3. Kĩ năng:

Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Thế nào là chí công vô tư.

Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày

Cách rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.

 III/ Tài liệu phương tiện:

SGK, SGV GDCD 9.

Những tấm gương, ví dụ thực tế thể hiện chí công vô tư.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

Hãy cho biết một số quy địnhcụ thể về giao thông đường bộ? Có mấy loại dèn tín hiệu giao thông? Ý nghĩa từng màu đèn? 10đ

     2.GTBM:

Gv đặt vấn đề: Các em hãy thử hình dung xem, nếu trong một xã hội, trong một tập thể ai cũng nghĩ đến các quyền lợi của bàn thân mình, không quan tâm đến lợi ích của tập thể, của người khác thì tình hình sẽ ra sao? Xã hội có phát triển được hay không? Quyền lợi của mỗi người khi ấy được đảm bảo hay không? Nội dung bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về vấn đề đó.

Giải thích cụm từ chí công vô tư: Hoàn toàn vì lợi íchchung, không vì lợi ích riêng.

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Phân tích truyện về Tô Hiến Thành:

G: Cho học sinh diễn tiểu phẩm dựa vào truyện đọc “ Tô Hiến Thành- Một tấm gươngvề chí công vô tư “

H: Diễn tiểu phẩm, cả lớp quan sát theo dõi nội dung.

G: Cho cả lớp thảo luận trả lời câu hỏi gợi ý a trong SGK(2 phút).

H: Thảo luận trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung ý kiến.

G:Nhận xét, chốt lại: Trong việc dùng người Tô Hiến Thành căn cứ vào khả năng của người đó, không vì tình thân mà tiến cử người không phù hợp.Điều đó chứng tỏ ông là người thực sự công bằng, không thiên vị trong giải quyết công việc hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung của đất nước, không vì lợi ích riêng của bản thân. Ông là một tấm gương sáng về phẩm chất chí công vô tư.

HĐ2:Tìm biểu hiện của chí công vô tư và ý nghĩa của nó:

G: Yêu cầu cá nhân học sinh đọc truyện “ Điều mong muốn của Bác Hồ”

H: Đọc truyện.

G: Chia lớp thàmh 6 nhóm thảo luận câu hỏi:

1.Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh? Theo em điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?

2.Hãy tìm những biểu hiện về chí công vô tư và những biểu hiện không chí công vô tư trong cuộc sống?

3.En hiểu như thế nào là chí công vô tư và tác dụng của nó với cuộc sống cộng đồng?

H: Thảo luận nhóm 3 phút.

Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung.

G: Chốt lại.

 

 

 

 

HĐ3: Rèn luyện phẩm chất chí công vô tư:

G: Có ý kiến cho rằng: chỉ với những người lớn, nhất là những người có chức, có quyền mới thể hiện được phẩm chất chí công vô tư. Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chát này, em có tán thành hay không? Vì sao?

H: Suy nghĩ và phát biểu.

G: Nhận xét và chốt lại.

 

 

 

 

HĐ4:Nghiên cứu nội dung bài học:

G: Yêu cấu học sinh đọc nội dung bài trong SGK

H: Đọc SGK.

Trình bày thắc mắc của mình.

G:Giải đáp thắc và chốt lại nội dung bài học.

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh là tấm gương sáng của một người đã dành trọn đời mình cho đất nước, cho nhân dân.

Nhân dân ta vô cùng kính yêu và tự hào về Bác

2.Biểu hiện: tôn trọng sự thật, dũng cảm bảo vệ lẽ phải, xử sự công bằng, tích cực đóng góp cho công việc chung.

Trái: ích kỷ, tham lam, chỉ lo cá nhân, đối xử thiên lệch xuất phát từ tham lợi…

3.SGK

Học sinh rèn luyện phẩm chấtt chí công vô tư trong những việc làm cụ thể hằng ngày: tích cực tham gia hoạt đông tập thể,

Không bao che cho những việc làm sai trái, bảo vệ lẽ phải, công  bằng khi nhân xét đánh giá người khác.

II.Nội dung bài học:

SGK/4,5

     4.Củng cố:

G: Yêu cầu học sinh làm bài tập 1SHGK/5

H: làm bài tập

G:Chốt lại ý đúng, giáo dục học sinh.

 

   5. Dặn dò:

Học bài , làm các bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài mới:

Đọc bài

Trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu nội dung bài học

Làm bài tập SGK.

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:5           Ngày dạy:

Tiết5           Lớp dạy:9a

Bài:2

TỰ CHỦ

 I/ Mục tiêu bài học:

     1.Kiến thức:

Nêu đươc thế nào là tư chủ và thế nào là người có tính tự chủ.

Kể được một số biểu hiện của tính tự chủ trong cuộc sống

Giải thích được tại sao con người cần có tính tự chủ.

     2.Tư tưởng:

Tôn trọng những người biết sống tự chủ .

Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với bản thân và mọi người.

     3. Kĩ năng:

Phân biệt được những biểu của tính tự chủ vả những biểu hiện của thiếu tự chủ .

Biết tự đánh giá bản thân và đánh giá người khác về tính tự chủ

Biết rèn luyện tính tự chủ trong cuộc sống hàng ngày.

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Tự chủ là gì? Thế nào là người có tính tự chủ?

Ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống.

 III/ Tài liệu phương tiện:

SGK, SGV GDCD 9.

Những ví dụ về tính tự chủ.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

Thế nào là chí công vô tư? Hãy nêu một ví dụ về một việc làm thể hiện tính chí công vô tư? 10 đ

     2.GTBM:

G: Giới thiệu tấm gương về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, là người tật nguyền nhưng đã vượt qua số phận, làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời, xác định được vị trí, vai trò của mình trong xã hội, liên hệ bài mới: Tự chủ

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Phân tích phần ĐVĐ:

G: lần lượt gọi 2 học sinh đọc 2 mẫu chuyện ở phần ĐVĐ

H:Đọc SGK

G:Cho hs thảo luận cả lớp theo các câu hỏi:

1.Bà Tâm có thái độ như thế nào và đã làm gì khi biết con mình bị nhiễm HIV/ AIDS?

2.N. từ một học sinh ngoan  di đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào? Vì sao lại như vậy?

3.Cách ứng xử của bà Tâm và N khác nhau ở điểm nào?

4.Theo em thế nào là một người có tính tự chủ?

5.Vì sao con người cần phải biết tự chủ?

H: Thảo luận cả lớp trong 2 phút. Đại diện trình bày

G: Nhận xét và chốt lại

Yêu cầu học sinh phát biểu nội dung bài học a, b

H: Phát biểu

G: Hướng dẫn hs tóm tắt ý ghi lên bảng.

 

HĐ2: Tìm biểu hiện của tính tự chủ và thiếu tính tự chủ trong cuộc sống:

G:Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong 3 phút câu hỏi: Em hãy tìm những biểu hiện của tính tự chủ và không tự chủ trong cuộc sống hàng ngày?

H:Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, chốt lại ý đúng.

 

 

 

 

HĐ3:Tìm hiểu nội dung bài học:

G: Cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học SGK

H: Đọc SGK, nêu lên thắc mắc.

G:Giải đáp thắc mắc, chốt lại nội dung bài học.

Bản thân em đã làm được những việc làm gì thể hiện tính tự chủ. Những biểu hiện nào thiếu tự chủ?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, chốt lại và giáo dục hs.

I. Đặt vấn đề:

-Qua nghiên cứu 2 mẫu chuyện chúng ta đã thấy được hai cách ứng xử khác nhau trong,những trường hợp khicon người gặp khó khăn, thử thách: bà Tâm là người đã làm chủ được thái độ, tình cảm, hành vi của mìh và làm được nhiều việc có ích; còn N do không làm chủ được tình cảm hành vi của mình, đã bị lôi kéo đi đến chỗ sa ngã, hư hỏng. Trong cuộc sống con người luơng gặp những khó khăn, trắc trở, nhũng thử thách, cám dỗ, cạm bẫy… đòi hỏi phải luôn tỉnh táo…Muốn hành động đúng phải làm chủ bản thâ, nếu không sẽ bị lôi kéo sa ngã.

  Tự chủ: bình tĩnh, không nóng nảy, không vội vàng, tự tin, thái độ ôn tồn, mềm mỏng lịch sự khi giao tiếp, biết tự kiềm chế, không thô lỗ, biết điều chỉnh thái độ…

  Thiếu tự chủ: suy nghĩ và hành động thiếu cân nhắc, chín chắn, nổi nóng, to tiếng cãi vã, gây gỗ, hoang mang sợ hãy, chán nản không vững vàng trước cám dỗ, cu xử thô tục…

II. Nội dung bài học:

SGK/7

     4.Củng cố:

G: Cho hs làm bài tấp SGK

H: Làm bài tập

G: Nhận xét

Đọc ca dao tục, ngữ nói về tính tự chủ.

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, chót lại toàn bài.

        5.Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại trong SGK.

Chuẩn b bài mới: Bài 3.

   Đọc bài.

   Tìm hiểu nội dung bài học.

   Làm bài tập SGK.

   Sưu tầm mẩu chuyện, ca dao, tuc ngữ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:6           Ngày dạy:

Tiết:6           Lớp dạy:9a

Bài:3

DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT

 

 I/ Mục tiêu bài học:

     1.Kiến thức:

  Hs hiểu thế nào là dân chủ và kỉ luật, những biểu hiện của dân chủ, kỉ luậttrong nhà trường và trong xã hội.

  Hiểu được ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu phát huy dân chủ, kỉ luật là cỏ hội, điều kiện để mọi người phát tri6ẻ nhân cách và góp phần xây dựng một xã hội công bằng dân chủ và vă minh

     2.Tư tưởng:

  Có ý thức tự giác rèn luyệntính kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, trong hoạt đông xã hội và khi lao động ở nhà, ở trườngcũng như tập thể và cộng đồng xã hội.

  Ủng hộ những việc làm tốt, những người thực tốt dân chủ và kỉ luật, biết góp ý, biết phê phán đúng mức những hành vi vi phạm dân chủ như: Gia trưởng, độc đoán, quân phiệt, tự do vô kỉ luật.

     3. Kĩ năng:

  Biết gia tiếp, ứng xử và phát huy được vai trò của công dân, thưc hiên tốt dân chủ và kỉ luật như biểu hiện đạt quyền và nghĩa vụ đúng lúc, đúng chỗ, biết góp ý, với bạn bè và mọi người xung quanh.

  Biết phân tích đánh giá các tình huống trong cuôc sông xã hội thể hiện tốt (hoặc chưa tốt) tính dân chủ và kỉ luật.

  Biết tự đánh giá bản thân, xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật.

 II/ Kiến thức trọng tâm:

  Thế nào là dân chủ và kỉ luật.

  Ý nghĩa của dân chủ, kỉ luật.

 III/ Tài liệu phương tiện:

  SGK, SGV GDCD 9

  Các tình huống thể hiện tính dân chủ kỉ luật và ngược lại.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

  Tự chủ là gì? Tìm những biểu hiện của tính tự chủ và thiếu tự chủ trong cuộc sống hàng ngày?10đ

     2.GTBM:

G:  Nếu trong một lớp học ai cũng muốn làm gì thì làm, ai cũng muốn nói gì thì nói thì lớp học đó sẽ như thế nào?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, giới thiệu bài 3: Dân chủ và kỉ luật.

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Khai thác phần đặt vấn đề:

G: Cho hs đọc 2 tình huống SGK

H: Đọc SGK

G: Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ thảo luận câu hỏi a, b phần gợi ý trong SGK/10.

H: Thảo luận nhóm trong 3 phút, đại diện nhóm trình bày và nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét và chốt lại.

HĐ2:Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật:

G: Sự kết hợp của dân chủ và kỉ luật ở lớp 9A thể hiện như thế nào?

H: Làm việc độc lập.

G: Ghi ý kiến hs lên bảng phụ

Biện pháp dân chủ

Biện pháp kỉ luật

-Mọi người cùng tham gia bàn bạc.

-Ý thức tự giác.

- Biện pháp tổ chức thực hiện.

-Các bạn tuân thủ qui định của tập thể

-Cùng thống nhất hành động.

-Nhắc nhở đôn đốc thực hiện kỉ luật.

 

G: Việc làm của ông giám đốc cho ta thấy ông là người như thế nào?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét bổ sung.

Từ việc làm của ông giám đốc và lớp 9A em rút ra được bài học gi?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét và chốt lại.

Em hãy tìm nhũng biểu hiện tính dân chủ và kỉ luật?( nhà trường , gia đình và xã hội) và không dân chủ và kỉ luật?

H: Thảo luận cặp đôi 2 phút.

  Trình bày cá nhân

G: Nhận xét và chốt lại.

HĐ3: Tìm hiểu nội dung bài học:

  Thế nào là dân chủ?

  Dân chủ và kỉ luật thể như thế nào ? Có mối quan hệ ra sao?

  Vì sao cần có dân chủ và kỉ luật?

  Chúng ta sẽ rèn luyện như thế nàođể trở thành người dân chủ và kỉ luật?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, giải thích chốt lại nội dung bài học.

4: Luyện tập:

G: Cho hs làm bài tập 1 SGK.

H: Làm việc cá nhân.

G: Nhận xét,

  Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tính dân chủ, kỉ luật

H: Tự liên hệ

G: Nhậ xét, chốt lại, giáo dục học sinh về tính dân chủ, kỉ luật.

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     4.Củng cố:

G: Thế nào là dân chủ? Cho ví dụ?

Thế nào là kỉ luật? Cho ví dụ?

H: Tự liên hệ.

G: Cho hs chơi trò chơi “ dân chủ và kỉ luật”

H: Tham gia.

G: Nhận xét, gdhs. 

5.Dặn dò:

Học bài, làm bài tập.

Xem bài mới: Bài 4

  Đọc SGK

  Trả lời câu hỏi phần gợi ý.

  Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về hậu quảcủa các cuộc chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới.

  Tìm hiểu nội dung bài học.

 Làm các bài tập trong SGK.

 

Tuần7           Ngày dạy:

Tiết:7           Lớp dạy:9a

Bài:4

BẢO VỆ HÒA BÌNH

 

 I/ Mục tiêu bài học:

     1.Kiến thức: học sinh hiểu được các giá trị của hòa bình và hậu quả, tác hại của chiến tranh, từ đó thấy được trách nhiệmbảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của toàn nhân loại.

             2.Tư tưởng:học sinh yêu hòa bình ghét chiến tranh

     3. Kĩ năng:

Tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình, chống chiến tranh do trường lớp, địa phương tổ chức.

Biết cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách hòa nhã, thân thiện.

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Các khái niệm: chiến trnh, hòa bình, bảo vệ hòa bình.

Giá trị của hòa bình, hậu quả của chiến tranh.

Sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình.

 III/ Tài liệu phương tiện:

  SGK, SGV GDCD 9

  Tranh ảnh, bài báo, bài thơ, bài hát về chiến tranh và hòa bình…

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

    1.KTBC:kiểm tra 15 phút

     2.GTBM:

G: Đưa thông tin về hậu quả của 2 cuộc chiến tranh: chiến tranh thế giới lần thứ nhất và chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Em có suy nghĩ gì về hậu quả của hai cuộc chiến tranh trên?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét và giới thiệu bài mới: Bảo vệ hòa bình.

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Khai thác phần ĐVĐ:

G: Cho hs đọc phần thông tin trong SGK.

H: Đọc thông tin trong SGK.

G: Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận trong 3 phút các câu hỏi:

Vì sao phải bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh?

Chúng ta cần phải làm gì khi quan sát các bức tranh trong SGK?

H: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ2: Biểu hiện của lòng yêu hòa bình:

G: Cho hs làm bài tập 1 trong SGK

H: Làm việc cá nhân.

G:Nhận xét kết luận ý đúng. Giáo dục học sinh.

HĐ3: Tìm hiểu hoạt đông bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.

G: Giới thiệu một hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh trong lớp trong  trường của nhân dân ta hoặc của nhân dân thế giới đang tiến hành?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét và giới thiệ thêm vài hoạt động tiêu biểu.

 

 

HĐ4: Tìm hiểu nội dung bài học:

G:  Cho biết thế nào là hòa bình? Bảo vệhòa bình là gì?

Tại sao ngày nay chúng ta cần ngăn chặng chiến tranh, bảo vệ hòa bình?

Tại sao nhân dân Việt Nam lại tích cựcđấu tranh bảo vệ hòa bình trong nước và trên thế giới?

Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm tốt những việc gì?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, giải thích thêm, chốt lại nội dung bài học, giáo dục học sinh về lòng yêu hòa bình.

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

-Chiến tranh là thảm họa cho loài người, hòa bình là hạnh phúc, khát vọng của nhân loại.

- Ngày nay các thế lực phản động, chống phá cách mạng, CNXH vẫn còn hoạt động mãnh mẽ. Vì vậy  ngăn chặn chiến tranh là nhiệm vụ của mọi người.

-Để bảo vệ hòa bình cần xây dựng quan hệ tôn trọng, thân thiện giữa người với người, xây dựng quan hệ hiều biết, bình đẳng giữa các dân tộc trên thế giới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nội dung bài học:

    SGK/ 15

     4.Củng cố:

G: Cho hs làm bài tập 2 ở SGK/ 16.

H: Làm bài tập

G: Nhận xét, chót lại ý đúng.

Hãy liên hệ bản thân em cần phải làm gì để bảo vệ hòa bình?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, gáo dục học sinh.

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập.

Xem bài mới: Bài 5

  Đọc SGK

  Trả lời câu hỏi phần gợi ý.

  Sưu tầm các hoạt động về tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

  Tìm hiểu nội dung bài học

  Làm các bài tập trong SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần8           Ngày dạy:

Tiết:8           Lớp dạy:9a

Bài:5

TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI

 

 I/ Mục tiêu bài học:

     1.Kiến thức:

Học sinh hiểu được: thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc?

Nêu được tình hữu nghị giữa các dân tộc.

            2.Tư tưởng:

Ủng hộ chính sách hòa bình hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta.

     3. Kĩ năng: Biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hằng ngày.

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Chính sách hòa bình hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta.

 III/ Tài liệu phương tiện:

Tranh ảnh, băng hình, bài báo, câu chuyện… về tình đoàn kết, hữu nghị của dân tộc Việt Nam và thế giới.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

Vì sao cần phải bả vệ hòa bình? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hòa bình thế giới? 10đ

     2.GTBM:

G:Một trong những điều kiện để duy trì hòa bình là cần xây dựng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, hiểu biết lẫn nhau.Vậy tình hữu nghị là gì? Ý nghĩa của tình hữu nghị như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Phân tích tư liệuSGK:

G: Cho từng nhóm hs trình bày các tư liệu đã sưu tầm ở nhà

H: Trình bày kết quả đã sưu tầm.

G: Giới thiệu thêm các thông tin trong SGK hoặc thêm một số thông tin khác.

Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu thảo luận trong 3 phút các câu hỏi:

1.Thế nào là tình hữu nghị? Qua các thông tin sự kiện trên, em có suy nghĩ như thế nào về tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước trên thế giới?

2.Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước và toàn nhân loại?

Chúng ta cần làm gì để thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và trong cuộc sống hằng ngày?

H: Thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét và kết luận, chốt lại nội dung bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ2: Xây dựng kế hoạch hoạt đông thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước trê thế giới.

G: Cho hs lập kế hoạch hoạt động bày tỏ tình hữu nghị với các trường khác, địa phương khác, nước khác( gợi ý cho hs).

  +Tên hoạt động.

  + Nội dung hoạt động.

  + Thời gian hoạt động, địa điểm hoạt động.

  + Người phụ trách, người tham gia.

H: Tự lên kế hoạch trong thời gian 5 phút.

Trình bày ý kiến cá nhân.

Cả lớp trao đổi, nhận xét, rút kinh nghiệm.

G: Nhận xét tính khả thi của kế hoạch giáo dục học sinh.

I. Đặt vấn đề:

-Tình hữu nghị giữa các dân tộc là quan hệ bạn bè, thân thiện giữa nước này với nước khác.

- Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc tạo cơ hội và điều kiệnđể các nước, các dân tộc hợp tác phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, văn hóa, khoa học, kĩ thuật…; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn. Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước nhân dân ta luôn nhận được sự ủng hộ to lớn và quý báo của nhân dân tiến bộ trên thế giới.

II. Nội dung bài học:

SGK/ 18

     4.Củng cố:

G: Chia lớp thành hai nhóm thi đua với nhau hát học đọc thơ ca ngợi tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới trong thời gian qui định là 5 phút.

H: Thi đua với nhau.

G: Nhận xét, kết luận nhóm tháng cuộc giáo dục học sinh. 

     5. Dặn dò:

Học bài từ bài ATGT đến bài 5 tiết sau kiểm tra 1 tiết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:10           Ngày dạy:

Tiết:10            Lớp dạy:9a

Bài:6

HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

 

 I/ Mục tiêu bài học:

     1.Kiến thức:

Hiểu đu7ợc thế nào là hợp tác,các nguyên tắc của hợp tác, sự cần thiết phải hợp tác.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề hợp tác với các nước khác.

Trách nhiệm của học sinh trong việc rèn luyện tinh thần về hợp tác.

     2.Tư tưởng:

Ủng hộ chính sách hợp tác hòa bình, hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta.

     3. Kĩ năng:

Có tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người trong các hoạt động chung.

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Thế nào là hợp tác?

Các nguyên tắc của hợp tác?

Chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

 III/ Tài liệu phương tiện:

SGK, SGV GDCD 9.

Tranh ảnh, băng hình, bài báo, câu chuyện… về sự hợp tác quốc tế.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

     2.GTBM:

G: Cho hs chơi trò chơi “Con thỏ, mũi tên và bức tường”

H: Chơi trò chơi.

G: Để giành thắng lợi trong trò chơi này chúng ta cần yếu tố gì?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét. Giới thiệu bài mới: Hợp tác cùng phát triển.

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Phân tích thông tin trong SGK:

G: Yêu cầu hs báo cáo về kết quả hợp tác của nước ta với các nước khác trong thời gian từ sau năm 1975.

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, bổ sung.

Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin trong SGK.

H: Đọc SGK.

G: Treo lược đồ giới thiệu về sự hợp tác của Việt Nam với các nước trên thế giới từ năm 1954 đến nay.

H: Theo dõi lược đồ.

G: Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận các câu hỏi ở phần gợi ý trong SGK tong vòng 3 phút.

H: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét và kết luận.

HĐ2: Thi tiếp sức.

G: Chia lớp thành 2 nhóm thitiếp sức bằng hình thức: lần lượt từng em lên bảng ghi những biểu hiện của hợp tác hằng ngày. Trong thời gian 5 phút nhóm nào ghi nhiều và đúng nhất, nhóm đó sẽ giành thăng lợi.

H: Thi tiếp sức

G: Nhận xét, công nhận nhóm thắng cuộc. Rút ra bài học cho bản thân học sinh.

Theo em hợp tác cùng phát triể là gì?

Hợp tác cần tuân theo những nguyên tắc nào?

Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chính sách hợp tác cùng phát triển như thế nào?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét và chốt lại nội dung bài học.

HĐ3 Liênhệ thực tế: G: Yêu cầu hs làm bài tập 2 và bài tập 3 trong SGK/23.

H: Tự liên hệ.

G: Tuyên dương những hs có tinh thần hợp tác.

Theo em trong bối cảnh hợi nhập hiện nay  thì hs chúng ta cần phải có trách nhiệm như thế nào?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học và giáo dục hs.

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II Nội dung bài học:

   SGK /22.

     4.Củng cố:

G: Hợp tác là gì?

     Tại sao chúng ta cần hợp tác?

     Địa phương chúng ta đã có nhưng thành công gì nhờ vào hợp tác hay chưa? Hãy kể về những thành công đó?

     Bản thân em đã có những việc làm gì thể hiện tinh thần hợp tác cùng phát triển?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét và giáo dục hs về tinh thần hợp tác.

 

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài mới: Bài 7

  Đọc phần đặt vấn đề.

  Trả lời câu hỏi phần gợi ý.

  Tìm hiểu nội dung bài học.

  Làm bài tập trong SGK.

  Sưu tầm những truyền thống tốt đẹp ở địa phương và của dân tộc ta từ trước đến nay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:11           Ngày dạy:

Tiết:11            Lớp dạy:9a

Bài:7

KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC

 

 I/ Mục tiêu bài học:

     1.Kiến thức:

Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

 Phân tích được ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và giải thích được sự cần thiết phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Nêu được bổn phận, trách nhiệm của công dân- hs đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

     2.Tư tưởng:

Tôn trọng và giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Phê phán đói với những việc làm thiếu tôn trọng, phủ định hoặc xa rời truyền thống tốt đẹp của dân tộc

     3. Kĩ năng:

Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với những phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu cần phải xóa bỏ.

Có kĩ năng phân tích, đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử khác nhau liên quan đến giá trị truyền thống.

Tích cực học tập, tăng cường hiểu biết và tham gia các hoạt động tuyên truyề, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Thế nào là truyền thống tt đẹp của dân tộc?

Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 III/ Tài liệu phương tiện:

SGK, SGV GDCD 9.

Những tình huống trường hợp có liên quan đến chủ đề trong thực tế.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

Thế nào là hợp tác? Hãy nêu một ví dụ về sữ hợp tác cùng phát triển.. Theo em hợp tác phải dựa trên những nguyên tắc nào? 10 đ

      2.GTBM:

G: Đọc câu ca dao: “ Bầu ơi thương lấy bí cùng .

        Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Theo em câu ca dao tên nói lên điều gì?

H:Tự liên hệ.

G: Nhận xét và chốt lại, giới thiệu bài mới: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Phân tích thông tin SGK:

G:yêu cầu hs đọc phần thông tin SGK /23, 24.

H:Đọc SGK.

G: Tổ chức cho cả lớp thảo luận trong 2 phút, các câu hỏi:

Truyền thống của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ?

Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?

Em hiểu thế nào là truyền thống dân tộc?

H: Tự liên hệ.

G: nhận xét, giải thích thêm và chốt lại nội dung bài học.

 

 

 

HĐ2: Tìm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

G: Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút: lần lượt từng em trong nhóm kể về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và cho ví dụ cụ thể.

H: Thảo luận nhóm.

Thi đua giữa 2 nhóm.

G: nhận xét và công nhận nhóm thắng cuộc, chốt lại nội dung bài học

 

 

 

 

HĐ3: Nội dung của việc kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

G:cho hs đọc và làm bài tập 4 SGK.

H: Đọc và làm bài tập

G: Nhận xét và chốt lại ý đúng.

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 

 

 

 

 

Tinh thần là những gì tồn tại trong suy nghĩ, giá trị đồng nghĩa với tốt đẹp.

 

 

 

 

 

Có nhiều loại truyền thống tót đẹp: đạo đức, lao động, sản xuất, văn hóa, nghệ thuật…

 

Câu đúng: a, c, e, g, h, i, l.

 

II Nội dung bài học:

 1. Khái niệm:

2. Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

3. Nội dung của viêc kế thừa các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

SGK/ 25

     4.Củng cố:

G: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

H: Tự liên hệ.

G: Em đã thực hiện được những truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét Giáo dục hs. 

    5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài mới: Bài 7( tiếp theo)

Tìm hiểu nguồn gốc ý nghĩa của 1 truyền thống tốt đẹp ở quê hương em(  nghề truyền thống, trang phục, phong tục tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian…). Những biểu hiện trái với truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

  Làm bài tập trong SGK.

  Cả lớp chuẩn bị tiết mục sắm vai về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:12           Ngày dạy:

Tiết:12            Lớp dạy:9a

Bài:7

KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (tiếp theo)

 

 I/ Mục tiêu bài học: chung tiết 11 

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 III/ Tài liệu phương tiện: chung tiết 11

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Dân tộc ta có những truyền thống tốt đẹp nào? Em thấy mình đã và chưa làm được truyền thống tốt đẹp nào? 10 đ.

     2.GTBM: giới thiệu trực tiếp.

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1: Trao đổi về truyền thống ở địa phương:

G: Gọi khoảng 3 đến 4 em trình bày những tư liệu đã sưu tầm: một phong tục tập quán, một lễ hội, một nghề truyền thống… của địa phương ( Nguồn gốc, nội dung, ý nghĩa).

H: trình bày tư liệu đã sưu tầm.

G: Nhận xét, bổ sung thêm.

HĐ2: Ý nghĩa và biểu hiện của giữ gìn các truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

G: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận cácc câu hỏi trong 4 phút:

1.Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyên thống tốt đẹp của dân tộc?

2.Chúng ta cần phải làm gì để có thể kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

H: thảo luận, đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét., bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học.

 

 

HĐ3: Liên hệ thực tế:

G: Hiện nay nhiều bạn trẻ Việt Nam không thích các truyền thông của dân tộc như: dân ca, cải lương… hay lại có người còn cho rằng chính những cái truyền thống làm cho con nghười ta càng bị bó buộc hơn trong cuộc sống hằng ngày. Em có suy nghĩ gì về những quan niệm này? Theo em hs chúng ta cần có trách nhiệm gì với các truyền thống tốt đẹp mà ông ta đã để lại?

  Cho cảlớp thảo luận trong thời gian 2 phút.

H: Thảo luận , trình bày cá nhân.

Cả lớp mhận xét bổ sung ý kiến.

G: nhậ xét, chốt lại nội dung bài học, giáo dục hs.

 

I. Đặt vấn đề:

II Nội dung bài học:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.Ý nghĩa của giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Trách nhiệm của công dân hs:

 

SGK/ 25

    

 

 

 

4.Củng cố:

G: Cho hs sắm vai tình huống đã chuẩn bị sẵn

H: Sắm vai.

  Nhận xét và rút ra bài học cho bản thân.

G: Nhận xét rút kinh nghiệm. Giáo dục hs.

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài mới: Bài8

  Đọc phần đặt vấn đề.

  Trả lời câu hỏi phần gợi ý.

  Tìm hiểu nội dung bài học.

  Làm bài tập trong SGK.

  Sưu tầm nhũng tấm gương năng động, sáng tạo ở Việt Nam và trên thế giới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:13           Ngày dạy:

Tiết:13            Lớp dạy:9a

Bài:8

NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO

 

 I/ Mục tiêu bài học:

     1.Kiến thức:

Nêu được năng động là gì? sáng tạo là gì? Thế nào là người năng động, sáng tạo?

Kể được một số biểu hiệncủa tính năng động, sáng tạo trong cuộc sống.

Giải thích vì sao con người cần có tính năng động sáng tạo.

     2.Tư tưởng:

Quý trọng những ngừơi năng động, sáng tạo, ghét thói thụ động, máy móc.

Ham thích thể hiện tính năng đông, sáng tạo.

     3. Kĩ năng:

Phân biệt được những biểu hiện của năng động, sáng tạo và những biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo.

Biết tự đánh giá bản thân và đánh giá người khác về năng động, sáng tạo.

Biết thể hiện tính năng động, sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày, khắc phục bệnh lười suy nghĩ và lối học vẹt.

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Năng động là gì? Sáng tạo là gì?

Thế nào là người năng động, sáng tạo?

 III/ Tài liệu phương tiện:

SGK, SGV GDCD 9.

Những tâm gương thực tế về năng động, sáng tạo.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

    1.KTBC:

Truyền thống tốt đẹp có ý nghĩa như thế nào?

Em sẽ làm gì để giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.? 10 đ

     2.GTBM:

G: Giới thiệu tấm gương: ông Nguyễn Cẩm Lũy, xuất thân là nông dân, trìh độ văn hóa lớp 4 trường làng, nhờ chịu khó tìm tòi sáng tạo. Đến nay, ông đã thực hiện trên dưới 200 công trình di dời, chống nghiêng, sụt lún lớn nhỏ mà chưa khi nào ông chịu bó tay hoặc gây sự cố đáng tiếc. Mọi người khâm phục gọi ông là “ Thần đèn” bài 8: Năng động, sáng tạo.

    3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Khai thác phần ĐVĐ:

G: Cho hs đọc phần đặt vấn đề trong SGK

H: Đọc SGK.

G: Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận trong thời gian là 3 phút các câu hỏi:

1.Em nhận xét gì về việc làm của Êđixơn và Lê Thái Hoàng trong hai câu chuyện trên? Hãy tìm những chi tiết trong truyện chứng tỏ điều đó?

2. Những việc làm đó đem lại kết quả gì cho Êđixơn và Lê Thái Hoàng?

3. Theo em tính năng động được thể hiện như thế nào qua hai câu chuyện trên?

H: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày.

  Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học

 

 

 

 

 

 

 

HĐ2: Đàm thoại:

G: Đặt cho hs các câu hỏi: Những ý kiến sao đúng hay sai? Vì sao?

a. Hs còn nhỏ chưa thể năng đông, sáng tạo được.

b. Năng động, sáng tạo là những phẩm chất riêng của những thiên tài.

c. Chỉ trong nghiên cứu khoa học mối cần đến sự sáng tạo.

d. Năng động sáng tạo là phẩm chất của tất cả những người lao động.

H: Tự liên hệ.

G; Nhận xét chốt lại ý đúng.

 

 

 

 

HĐ3: Liên hệ thực tế:

G: Em hãy kể về một tấm gương năng động, sáng tạo trong lớp trong trường hoặc là trong cuộc sống hằng ngày mà em biết hoặc là đã nghe được.

H: Tự liên hệ.

G: Em suy nhgĩ như thế nào về những tấm gương đó?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, chốt lại, giáo dục hs.

I. Đặt vấn đề:

 

 

1. Việc làm của Êđixơn và Lê Thái Hoàng thể hiện họ là những người dám nghĩ, dám làm, không chịu bó tay trước hoàn cảnh, vượt lên khó khăn, say mê, nổ lực cao.

2. Những việc làm đó đem lại vinh quang cho họ trên các lĩnh vực hoạt động của mình.

3. Biểu hiện:

- Không tự bằng lòng với cái có sẵn, không bắt chước hoàn toàn cách làm đã có.

- Chịu khó suy nghĩ, tìm tòi.

-Tìm ra cách làm mới, sản phẩm mới hiệu quả cao, độc đáo.

II Nội dung bài học:

1. Năng động là gì? Sáng tạo là gì?

2.Thế nào là người năng động, sáng tạo?

SGK / 29

 

 

 

 

 

 

 

-Các ý kiến a, b, c sai.

- Ý kiến d đúng.

-Không chỉnhững thiên tài mới có phẩm chất năng động, sáng tạo… mà là phẩm chất tốt của mỗi con người vì nó giúp chúng ta vượt qua mọi hoàn cảnh, hoàn thành tốt công việc đề ra.

 

     4.Củng cố:

G: 1. Năng động là gì? Sáng tạo là gì?

     2.Thế nào là người năng động, sáng tạo?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, chốt lại, giáo dục hs. 

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài mới: Bài 8 tiếp theo

  Tìm hiểu nội dung bài học(tiếp theo)

  Làm bài tập trong SGK.

  Hãy tìm ra biện pháp học môn GDCD được tốt thể hiện tính năng động, sáng tạo.

  Chuẩn bị tiết mục sắm vai.

 

 

 

 

 

Tuần:14           Ngày dạy:

Tiết:14            Lớp dạy:9a

Bài 8:

NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO ( tiếp theo)

 

 I/ Mục tiêu bài học:chung tiết 13    

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Ý nghĩa và cách rèn luyện tính năng động sáng tạo

 III/ Tài liệu phương tiện:chung tiết 13

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

Thế nào là năng động, sáng tạo? Cho ví dụ?

Thế nào là người năng độn, sáng tạo?10 đ

     2.GTBM: giới thiệu trực tiếp :

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Sắm vai:

G: Cho hs sắm vai tình huống: “ Trong khi các bạn chú ý nghe giảngbài và tập trung xây dựng bài mới. Lan lo chép cho xong nội dung bài học môn GDCD, sau đó lấy môn văn ra học bài chuẩn bị cho tiết sau.”

H: Xây dựng tiểu phâm trong 3 phút.

Diễn tiểu phẩm.

Cả theo dõi tiểu phẩm. Rút kinh nghiệm.

G: Nhận xét phần sắm vai của hs.

Nhận xét của em về việc làm của Lan?

H: Tự liên hệ.

G: Em hãy tìm những hành động trái với năng động, sáng tạo?

H: Tự liên hệ.

G:Nhận xét, kết luận.

 

 

HĐ2: Thảo luận:

G: Đặt vấn đề: Hiện nay hs còn hiện tượng học vẹt lười suy nghĩ nên kết quả học tập chưa cao. Theo em nên làm thế nào để khắcphục hiện tượng đó?

Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong 5 phút theo các nội dung sau:

-Xét hiện tượng trong hs nói chung và hs nói riêng (có hiện tượng đó không? Mức độ thế nào? Tác hại ra sao?...)

-Tìm hiểu những nguyên nhân của hiện tượng đó?

-Tìm biện pháp khắc phục hiện tượng đó?

H: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhân xét, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, chốt lại.

  Theo em năng động sáng tạo có ý nghiõa như thế nào?

  Chúng ta cần rèn luyện nhủ thế nào để trở thành người năng động, sáng tạo?

H: Tự liên hệ.

G: Nhân xét, chốt lại nội dung bài học

 

 

 

HĐ 3: Xây dựng kế hoạch rèn luyện tính năng đông, sáng tạo:

G: Mỗi em tự xây dựngkế hoạch rèn luyện tính năng động, sáng tạo trong các hoạt động ( VD: môn GDCD, Toán, HĐNGLL…)

H: Xây dựng kế hoạch.

G: Nhận xét tính khả thi của các kế hoạch, giáo dục hs

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu hiện không năng động, sáng tạo: thụ động, máy móc, rập khuôn, lười suy nghĩ, bắt chước, ỷ lại…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II Nội dung bài học:

3. Ý nghĩa:

4. Cách rèn luyện.

SGK/ 29

     4.Củng cố:

G: Yêu cầu hs làm bài tập trong SGK/29

H: Làm bài tập

G: Nhận xét chốt lại ý đúng: Năng động, sáng tạo: b, đ e, h. 

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài mới: Bài9

  Đọc phần đặt vấn đề.

  Trả lời câu hỏi phần gợi ý.

Tìm hiểu nội dung bài học.

  Làm bài tập trong SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:15           Ngày dạy:

Tiết:15            Lớp dạy:9a

Bài:9

LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ

 

 I/ Mục tiêu bài học:

     1.Kiến thức:

Nêu được thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Giải thích được vì sao cần phải làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

     2.Tư tưởng:

Quý trọng những người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Có nhu cầu làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

     3. Kĩ năng:

Phân biệt được làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Với những biểu hiện của lối làm việc cẩu thả, cầm chừng, thiếu hiệu quả.

Biết tự đánh gía người  khác về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày,trước hết là trong học tập.

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

 III/ Tài liệu phương tiện:

- SGK, SGV GDCD 9.

- Những tấm gương thực tế.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

1.Cho biết ý nghĩa của người năng động, sáng tạo ?

2.Hãy kể một việc làm của em thể hiện tính năng động, sáng tạo? (10đ)

     2.GTBM:

G: Một công ty xí nghiệp phát triển, sự phát triển đó được đánh giá ở những điểm nào ?

H: tự liên hệ.

G: Nhận xét => Bài 9

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Phân tích phần đặt vấn đề.

G:Gọi hs đọc phần ĐVĐ

H: Đọc SGK

G: Chia lớp thảo luận các câu hỏi phần gợi ý SGK/ 32. ( 6 nhóm) trong thời gian 3 phút

H: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung.

G: Nhận xét, chốt lại.

HĐ2: Phân tích tình huống:

G: Đưa ra tình huống: Lan quét lớp rất nhanh bụi bay mịt mù, nhiều chỗ còn dính rác lại.

    Em nhận xét như thế nào về việc làm của Lan?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét chốt lại.

   Trái với làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là những biểu hiện nào ? Cho ví dụ cụ thể.

    Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả em sẽ làm như thế nào?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học

HĐ3: Liên hệ thực tế:

G: Hãy liên hệ bản thân em đã làm và chưa làm được những việc gì thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Biện pháp khắc phục điều chưa tốt đó.

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét , chốt lại, giáo dục hs

 

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 

 

 

 

 

 Lan làm việc tuy nhanh nưng không có chất lượng.

Trái với làm việc có năng suất, chât lượng, hiệu quả: cẩu thả, làm việc cầm chừng,không xây dựng được kế hoạch làm việc có hiệu quả, chỉ hiểu được lý thuyết không vận dụng được vào thực hành.

 

 

II. Nội dung bài học

SGK/33

 

 

 

     4.Củng cố:

G: Yêu cầu học sinh làm BT 1 SGK/ 33.

H: Làm bài tập.

G: Nhận xét, chốt lại ý đúng.

 + Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả:c, đ, e.

 + Làm việc không có năng suất, chất lượng, hiệu quả :a, b, d.

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài mới: Bài 10.

  Đọc phần đặt vấn đề.

  Trả lời câu hỏi phần gợi ý.

  Tìm hiểu nội dung bài học.

  Làm bài tập trong SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:16           Ngày dạy:

Tiết:16            Lớp dạy:9a

Bài:10

LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN

 

 I/ Mục tiêu bài học:

     1.Kiến thức:

Hiểu được lí tưởng và mục đích sống tốt đẹp mỗi người phải hướng tốt. Mục đích của cá nhâ phải phù hợp và gắn liền với mục đích của dân tộc và năng lực của mình.

Hiểu cụ thể lí tưởng của thanh niên, của Đảng, của dân tộc hiện nay là gì.

     2.Tư tưởng:

Có thái độ trân trọng với những biểu hiện sống có lí tưởng trong sáng, biết phê phán, lên án những hiện tượng sống thiế lành mạnh, thiếu lí tưởng.

Có ý thức cảnh giác với những cám dỗ phi đạo đức như: Xem văn hóa phẩm đồi trụy, đòi hỏi gia đình, xã hội, sống thiếu trách nhiệm.

Có ý thức thường xuyên đấu tranh với bản thân và những người xung quanh nhằm bảo vệ thự hiện lí tưởng của Đảng, của dân tộc.

     3. Kĩ năng:

Biết bày tỏ và trao đổi quan niệm sống với mọi người để nhận thức đúng lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

Biết lập kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân để từng bước thực hiện lí tưởng sống của bản thân.

Biết tận dụng những điều kiện, cơ hội thuận lợi, biết tự kiểm tra, kiểm soát kế hoạch học tập, rèn luyện, có kĩ năng tham gia hoạt động xã hội, lao động để tự hoàn thiện nhân cách

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Thế nào là lí tưởng sốmg của thanh niên?

 III/ Tài liệu phương tiện:

SGK, SGV GDCD 9.

Những tấm gương và các thế hệ tiêu biểu cho lí tưởng sống tốt đẹp trong lịch sử, trong xã hội nước ta hiện nay.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

Cho biết thếnào là làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả? Bản thân em cần rèn luyện như thế nào để trở thành người làm việc có năng suât, chất lượng,hiệu quả trong học tập? 10đ.

     2.GTBM:

G:Hiện nay toàn Đảng, toàn dân,đang thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, bản thân em mong muốn dự định sẽ làm gì? Lí tưởng sống của em là gì?

H:Tự liên hệ.

G: Nhận xét. Chốt lại: Ai cũng có suy nghĩ về lẽ sống, nhưng xác định lí tưởng sống như thế nào là đúng, hôm nay vhúng ta cùng tìm hiểu bài học: Lí tưởng sống của thanh niên.                 

3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Tìm hiểu phần thông tin SGK.

G: Cho hs đọc phần ĐVĐ trong SGK.

H: Đọc SGK.

G: Cho hs thảo luận nhóm : chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận trong 3 phút các câu hỏi:

1. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thế hệ trẻ chúng ta đã làm được những gì? Lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn đó là gì?

2. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước hiện nay, thanh niên chúng ta đã đóng góp được những gì? Lí tưởng sống đúng đắn của thanh niên hiện nay là gì?

3. Em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên qua hai giai đoạn trên? Em học tập được gì từ họ?

H: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, kết luận ý đúng.

HĐ 2: Liên hệ thực tếvề lí tưởng sống của thanh niên trong từng thời kì lịch sử:

G: Cho hs thảo luận cả lớp trong 2 phút:

Nêu những ví dụ cụ thể về tấm gương tiêu biểu trong lịch sử có lí tưởng sống đúng đắn.

H: Bày tỏ ý kiến.

G: Nhận xét bổ sung thêm ví dụ.

Sưu tầmcâu nói, lời dạy của Bác Hồ với thanh niên Việt Nam?

H: Tự liên hệ.

G: Cho biết lí tưởng sống là gì?

Ý nghĩa của việc xác định lí tưởng sống đúng đắn?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học.

 

 

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II Nội dung bài học:

1. Khái niệm lí tưởng sống:

2. Ý nghĩa của xác định lí tưởng sống đúng đắn của thanh niên:

SGK/ 34.

     4.Củng cố:

G: Cho biết lí tưởng sống của thanh niên hiện nay là gì?

H: Tự liên hệ.

G: Cho biết một số biểu hiện của lí tưởng sống không đúng đắn? Hậu quả của nó?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, cht lại, giáo dục hs

     5. Dặn dò:

Học bài từ bài 1 đến bài 10 tiết sau ôn tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:17           Ngày dạy:

Tiết:17            Lớp dạy:9a

ÔN TẬP

 I/ Mục tiêu bài học:

Củng cố các kiến thức đã học.

Rèn luyện kĩ năng phân tích giải quyết các tình huống. 

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Nội dung các kiến thức đã học.

 III/ Tài liệu phương tiện:

SGK, SGV GDCD 9.

Các tình huống, bài tập trong sách bài tập.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC: Kết hợp các câu hỏi trong phần ôn.

     2.GTBM: Giới thiệu trực tiếp

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

1.Chí công vô tư? Tại sao phải chí công vô tư?

Làm bài tập 1, 2, 3 SGK/6.

H: Tự liên hệ.

2.Tự chủ là gì? Tự chủ giúp ích gì cho chúng ta? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người tự chủ?

Làm bài tập 1,2,3,4 SGK/8

H: Tự liên hệ.

3. Dân chủ là gì? Kỉ luật là gì? Tại sao dân chủ phải cần đến kỉ luật?

Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/11.

H: Tự liên hệ.

4. Hòa bình là gì? Bảo vệ hòa bình là gì? Tại sao hiện nay cần phải đẩy mạnh bảo vệ hòa bình? Tại sao hiện nay Việt Nam lại rất yêu hòa bình? Trách nhiệm của chúng ta đối với vân đề bảo vệ hòa bình?

Làm bài tập 1, 2, 3 SGK/ 16.

H: Tự liên hệ.

5. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là gì? Hiện nay Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách hòa bình hữu nghị như thế nào?

Làm bài tập 1, 2 SGK /19.

H: Tự liên hệ.

6.Hợp tác là gì? Cơ sở của hợp tác? Hiện nay Đảng và Nhà nước ta có quan niệm như thế nào trong vấn đề hợp tác cùng phát triển?

Làm bài tập 1 SGK/22.

H: Tự liên hệ.

7. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp nào? Ý nghĩa của việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Trách nhiệm của chúng ta với việc gi74 gìn, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Làm bài tập 1, 2, 3, 5 SGK / 26.

H: Tự liên hệ.

8. Năng động là gì? Sáng tạo là gì? Thế nào là người năng động, sáng tạo? Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? Rèn luyện như thế nào để trở thành người năng động, sáng tạo?

Làm bài tập 1, 2, 3, 5 SGK/ 30, 31

H: Tự liên hệ.

9. Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Tại sao cần làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Chúng ta cần học tập, làm việc như thế nào để trở thành người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

Làm bài tấp, 2 SGK/ 33.

H: Tự liên hệ.

10. Lí tưởng sống là gì? Biểu hiện của lí tưởng sống đúng đắn?

Làm bài tập 1 SGK/ 35, 36.

H: Tự liên hệ.

 

 

 

1. Chí công vô tư:

 

 

2. Tự chủ:

 

 

 

3. Dân chủ và kỉ luật:

 

 

 

4. Bảo vệ hòa bình:

 

 

 

 

 

5. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới:

 

 

 

6. Hợp tác cùng phát triển:

 

 

 

 

7. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

 

 

 

 

 

8. Năng động, sáng tạo:

 

 

 

 

9. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả:

 

 

 

 

10. Lí tưởng sống của thanh niên:

     4.Củng cố:

G: Cho hs trả lời các câu hỏi trên

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, giáo dục hs. 

     5. Dặn dò:

Học bài theo phần ôn tập chuẩn bị tiết sau thi HK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:19          Ngày dạy:

Tiết:19           Lớp dạy:9a

Bài:10

LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN ( tiếp theo)

 

 I/ Mục tiêu bài học: Chung tiết 16    

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Ý nghĩa của xây dựng lí tưởng sống đúng đắn

 III/ Tài liệu phương tiện: Chung tiết 16

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC: Sửa bài thi học kì.

     2.GTBM: Giới thiệu trực tiếp.

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1: Thảo luận nhóm:

G: Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận các câu hỏi:

1.Ý nghĩa của việc xác định lí tưởng sống đúng đắn?

2.Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay và gì? Hs cần rèn luyện như thế nào để có lí tưởng sống đúng đắn?

H: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xétvà chốt lại nội dung bài học

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ 2: Liên hệ thực tế:

G: Thảo luận theo bàn 2 phút

  Những biểu hiện của sống có lí tưởng và thiếu lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay?

H: Thảo luận, trình bày cá nhân.

G: Nhận xét, ghi ý kiến lên bảng.

Nêu lên các ý kiến lên bảng.

+ Bạn Nam thích tham gia diễn đàn chủ đề “ Lí tưởng thanh niên, học sinh ngày nay”.

+ Bạn Thắng cho rằng: hs lớp 9 còn quá nhỏ để bàn đến lí tưởng sống.

H: Trình bày ý kiến.

G: Nhận xét, chốt lại.

HĐ3: Làm bài tập:

G: Chuẩn bị trước phiếu học tập, hướng dẫn hs làm bài tập vào phiếu.

1/2: !/ lớp làm bài tấp SGK/ 25, ½ lớp làm bài tập kiểm tra thái độ: “Mơ ước của em là gì? Em làm gì để thực hiện mơ ước đó?”

H: Làm bài tập vào phiếu học tập.

G: Thu phiếu hs làm bài tập nhanh nhất.

Cho hs trình bày ý kiến của mình..

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

 

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 Trung thành với lí tưởngXHCN là đòi hỏi đặt ra nghiêm túc đối với thanh niên. Đó không chỉ là đạo đức, tình cảm mà thực sự là một quá trìnhrèn luyện để trưởng thành. Chúng ta phải biết kính trọng, biết ơn, xây dựng cho mình lí tưởng sống, cống hiến cao nhất cho sự phát triển cao nhất của xã hội.

II Nội dung bài học:

SGK/35.

Sống có lí tưởng: vượt qua khó khăn trong học tập, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, năng động, sáng tạo, phấn đấu làm giàu chân chính, chống tệ nạn xã hội.

Thiếu lí tưởng: ỷ lại, thực dụng,không có mơ ước, hoài bão, sống vì tiền tài, danh vọng, ăn chơi, nghiện ngập, cờ bạc, đua xe, thờ ơ với mọi người, lãng quên quá khứ.

 

 

III. Bài tập:

Bài tập 1:

-Ý kiến đúng: a, c, d, đ, e, I, k.

     4.Củng cố:

G: Cho hs sắm vai tình huống đã chuẩn bị sẵn.

H: Sắm vai.

Cả lớp nhận xét ưu khuyết điểm, rút ra bài học cho bản thân.

G: Nhận xét, giáo dục hs. 

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài mới: Bài11

  Đọc phần đặt vấn đề.

  Trả lời câu hỏi phần gợi ý.

Tìm hiểu nội dung bài học.

  Làm bài tập trong SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:20           Ngày dạy:

Tiết:20            Lớp dạy:9a

Bài:11

TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC.

 

 I/ Mục tiêu bài học:

     1.Kiến thức:

Hiểu được những định hướngcơ bản, những nhiệm vụ quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội thời kỳ CNH- NĐH đất nước.

Hiểu được vị trí, vai trò, trách nhiệm của thế hệ thanh niên trong việc thực hiện CNH- NĐH đất nước.

     2.Tư tưởng:

Xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong giai đoạn hiện nay.

Có ý thức cao trong học tập, rèn luyện chuẩn bị hành trang để học lên THPT hoặc tham gia lao động xã hội sự nghiệp CNH- NĐH đất nước.

     3. Kĩ năng:

Có kĩ năng tổng hợp giải quyếtcác công việc của bản thân như lập nghiệp( biết tìm hiểu các thông tin, tự đánh giá bản thân để quyết định học lên THPT hay học nghề, hoạc tham gia lao động); có kĩ năng giao tiếp, biểu đạt ý định với những người cần thiết như GVCN, bạn bè…

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- NĐH đất nước.

 III/ Tài liệu phương tiện:

SGK, SGV GDCD 9.

Những tấm gương vì sự nghiệp CNH- NĐH đất nước.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

Lí tưởng của thanh niên ngày nay là gì? Tại sao phải thực hiện lí tưởng đó? 10 đ

     2.GTBM:

G: Công cuộc đổi mới của Đảng khơi nguồn từ năm 1986.  những năm qua, kết quả của sự nghiệp đổi mới đã khẳng định tiến hành CNH- HĐH là phương hướng đúng đắn, là nhiệm vụ quan trọng. Để thực hiện lí tưởngcủa Bác Hồ, của Đảng, của dân tộc hảng ngàn năm đó là “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thanh niên chúng ta cần có trách nhiệm như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này. Chúng ta đi vào bài mới: Lí tưởng của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Tìm hiểu phần ĐVĐ:

G: Cho2 hs đọc 2 lượt phần ĐVĐ trong SGK

H:Đọc SGK.

G: Cho hs thảo luận nhóm trong 3 phút (6 nhóm) các câu hỏi:

1.Trong thư đồng chí Tổng bí thư nhắc đến nhiệm vụ mà Đảng đề ra như thế nào?

2.Hãy nêu vai trò, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH qua bài phát biểu của Tổng bí thư?

3.Tại sao Tổng bí thư cho rằng thực hiện mục tiêu CNH- HĐH là trách nhiệm vẻ vang và là thời cơ lớn của thanh niên?

4. Em có suy nghĩ gì khi thảo luận về nội dung bức tư của Tổng bí thư gởi thanh niên?

H: Chọn nhóm trưởng, thư ký, tiến hành thảo luận nhóm.

Đại diện nhoím trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, chốt lại: Tình cảm của Đảng, của dân tộc và của chính thầy cô, nhà trường gửi gắm niềm tin, hy vọng vào thế hệ trẻ ccác em.

HĐ2: Mục tiêu và ý nghĩa của CNH- HĐH:

 

 

 

 

G: Cho cả lớp trả lời câu hỏi: Mục têu củaCNH- HĐH đất nước là gì?

Ý nghĩa của sự nghiệp CNH- HĐH đối với sự phát triển của đất nước hiện nay?

H: Trình bày cá nhân.

G: Nhận xét chốt lại: Yếu tố con ngườitrong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Vì vậy Đảng ta xác định con người là trung tâm và giáo dục con người là quốc sách hàng đầu.

 

 

 

 

 

 

Kết luận: Nước ta đi lên xây dựng và phát triển đất nước từ một nước nghèo nàn và lạc hậu. CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ lên CNXH. Thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. Nó đòi hỏi sự đóng góp tích cực của nhân dân cả nước nói chung và thanh niên nói riêng. CNH- HĐH đất nước là cơ hội đối với thanh niên vì họ là lực lượng nòng cốt, là lựclượng xung kích góp phần to lớn vào mục tiêu phấn đấu của cả dân tộc.

 

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- CNH –HĐH là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền vă minh hậu công nghiệp, xây dụng phát triện nền kinh tế tri thức.

- Ứng dụng nền công nghệ mới, công nghệ hiện đại vào mỗi lĩnh vực cuộc sống xã hội và vật chất.

- Nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn dân.

- Ý nghĩa:

+ CNH- HĐH đất nước là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ

+ Tạo tiền đề vật chất về mọi mặt( kinh tế, xã hội, con người).

+ Để thực hiện lí tưởng “ dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ văn minh”.

     4.Củng cố:

G; Cho hs làm bài tập 3 SGK /39.

H: Làm bài tập.

G: Nhận xét và giáo dục hs. 

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị phần tiếp theo của bài

  Tìm hiểu nội dung bài học còn lại

  Làm bài tập trong SGK còn lại

  Chuẩn bị tiết mục sắm vai: 2 nhóm, mỗi nhóm 2 tiết mục

 

 

 

 

Tuần:21           Ngày dạy:

Tiết:21            Lớp dạy:9a

Bài:11

TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC.

 

 I/ Mục tiêu bài học: chung với tiết 20.    

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Trách nhiệm của thanh niên.

Nhiệm vụ của học sinh.

 III/ Tài liệu phương tiện: chung tiết 20

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởngvào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu CNH-HĐH đất nước? 10 đ

     2.GTBM: Giới thiệu trực tiếp.

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Tìm hiểu nội dung bài học:

G: Tổ chức cho hs thảo luận nhóm trong 3 phút (6 nhóm).

Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước?

Nhiệm vụ của thanh niên, hs trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước?

Phương hướng phấn đấu của lớp và bản thân em?

H: Cử nhóm trưởng, thư ký. Thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung.

G: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học.

HĐ 2:

G: cho hs làm bài tập 6/39.

H: Làm việc cá nhân.

Cả lớp nhận xét, bổ sung.

G: Nhận xét, chốt lại ý đúng.

Cho hs thảo luận cặp đôi 2 phút làm bài tập 2 SGK/ 39.

H: Thảo luận cặp đôi.

Trình bày cá nhân.

Cả lớp nhận xét, bổ sung.

G: Nhận xét, chốt lại ý đúng.Giáo dục hs.

I. Đặt vấn đề:

II. Nội dung bài học.

SGK/ 38, 39.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 6: biểu hiện có trách nhiệm: a, b, d, đ, g, h.

     4.Củng cố:

G: Cho hs sắm vai tình huống đã chuẩn bị sẵn.

H: Sắm vai.

Cả lớp nhận xét.

G: Nhận xét, giáo dục hs. 

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài mới: Bài 12

  Đọc phần đặt vấn đề.

  Trả lời câu hỏi phần gợi ý.

Tìm hiểu nội dung bài học.Làm bài tập trong SGK.

Tuần:22          Ngày dạy:

Tiết:22           Lớp dạy:9a

Bài:12

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN

 I/ Mục tiêu bài học:

     1.Kiến thức:

Khái niệm hôn nhân và các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam.

Các điều kiện để được kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn và quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Ý nghĩa của việc nắm vững và thực hiện quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân, tác hại của hôn nhân sớm.

     2.Tư tưởng:

Tôn trọng qui định của pháp luật về hôn nhân.

Ủng hộ việc làm đúng và phản đối những hành vi vi phạm quyền của công dân trong hôn nhân.

     3. Kĩ năng:

Biết hôn nhân hợp pháp và không hợp pháp.

Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân .

Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân  và tuyên truyền trong gia đình, cộng đồng để mọi người cùng thực hiện.

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Khái niệm về hôn nhân.

Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân.

Các điều kiện được kết hôn.

 III/ Tài liệu phương tiện:

SGK, SGV GDCD 9.

Các câu chuyện về hôn nhân.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước là gì?

Em hãy nêu lên ý kiến về câu “ Cống hiến thì nhìn về phía trước, hưởng thụ thì nhìn lại phía sau”? 10 đ

     2.GTBM:

G: Câu tục ngữ “ Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”: sự hòa thuận, hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng  được tạo lập trên cơ sở tình yêu chân chính và sự thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mỗi con người trong hôn nhân. Vậy trong hôn nhân, gia đình mỗi công dân cần có những nhiệm vụ gì? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung bài học: Quyền và nghĩa vụ củ a công dân trong hôn nhân.

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Tìm hiểu phần ĐVĐ:

G: Cho học sinh đọc 2 mẩu chuyện trong phân đặt vấn đề.

H: Đọc SGK.

G: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi trong 3 phút:

Em có suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong những trường hợp trên?

Theo em thế nào là tình yêu chân chính?

Em hiể thế nào là hôn nhân?

Vì sao nói tình yêu chân chính là cơ sở của hôn nhân và gia đình hạnh phúc?

H: Cử nhóm trưởng, thư ký.Tiến hành thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung.

G: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học

 

 

 

HĐ2: Tìm hiểu các nguyên tắc của hôn nhân ở Việt Nam:

G: Viết các nguyên tắc của hôn nhân lên bảng phụ.

H: Đọc các ngưyên tắc.

Nêu lên thắc mắc của mình.

G: Giải đáp thắc mắc đó.

Chốt lại nội dung bài học.

HĐ 3: Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân:

G: Yêu cầu học sinh nghiên cứu mục b phần 2 để trả lời các câu hỏi:

Để được kết hôn cần có những điều kiện nào?

Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào?

Thế nào là người mất năng lực hành vi dân sự?

Thế nào là những người có cùng dòng máu trực hệ?

Thế nào là những người có họ hàng ba đời?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học.

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II Nội dung bài học:

1/ Khái niệm về hôn nhân:

 

2/ Những qui định của nước ta về hôn nhân:

   a. Những nguyên tắc cơ bản:

 

 

   b. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân:

SGK/41

     4.Củng cố:

G: Cho hs làm bài tập “ Ai nhanh trí”

Chia lớp tành hai nhóm thi đua với nhau

  a. Được kết hôn khi nam nữ đủ 20 tuổi.

  b. Cha mẹ có quyền quyết định chuyện hôn nhân của con.

  c. Không nên yêu quá sớm.

  d. Kết hôn là chuyện của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp.

  đ. Cần lắng nghe ý kiến của cha mẹ khi tìm bạn đời.

  e. Cấm kết hôn giữa những người có họ hàng trong phạm vi 3 đời.

  f. Vợ khgông có quyền trong gia đình.

  g. Lấy vợ, lấy chồng con nhà giàu có mới có hạnh phúc.

H: Thi đua với nhau.

G: nhận xét, công nhận nhóm thắng cuộc. Giáo dục hs. 

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài 12( TT ).

Tìm hiểu nội dung bài học còn lại.

Làm các bài tập còn lại.

Chuẩn bị tiết mục sắm vai.

Khảo sát về tình hình hôn nhân thực tế ở địa phương em hiện nay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:23           Ngày dạy:

Tiết:23           Lớp dạy:9a

Bài:12

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN (tiếp theo)

 

 I/ Mục tiêu bài học: chung tiết 22    

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân .

Hậu quả của kết hôn sớm.

 III/ Tài liệu phương tiện: Chung tiết 22

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

Hãy nêu khái niệm về hôn nhân? Hãy nêu 3 trường hợp về vi phạm luật hôn nhân ? 10 đ.

     2.GTBM: giới thiệu trực tiếp.

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1: Thảo luận ý nghĩa của qui định pháp luật:

G: Cho hs thảo luận nhóm trong thời gian 3 phút ( 4 nhóm ) các câu hỏi:

Pháp luật qui định như thế nào về quan hệ giữa vợ chồng ? Hiện nay thực tế quan hệ đó thực hiện được như thế nào?

Vì sao pháp luật có những qui định chặt chẽ như vậy và việc đó có ý nghĩa như thế nào đối với gia đình và xã hội?

H: Cử nhóm trưởng, thu ký. Tiến hành thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung.

G: Nhận xét,chốt lại nội dung bài học.

HĐ 2: Trao đổi phần khảo sát thực tế:

G: Hãy trình bày của nhóm mình đã khảo sát thực tế và đưa ra biện pháp để khác phục những vấn đề vi phạm về hôn nhân .

H: Trình bày , tranh luận với nhau.

G: Nhận xét, tuyên dương nhóm có sưu tàm tốt và đưa ra biện pháp giải quyết, khắc phục hay.

HĐ3:Làm bài tập:

G: Yêu cầu hs làm bài tập 1 SGK .

H: Trình bày ý kiến.

Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, thống nhất ý kiến đúng.

Cho hs thảo luận theo bàn 2 phút,thảo luận các bài tập 4, 5, 6.

H: Thảo luận theo bàn.

Trình bày ý kiến.

Cả lớp trao đổi bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, chốt lại ý đúng, giáo dục học sinh.

I. Đặt vấn đề:

II Nội dung bài học:

Sgk/ 41.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Bài tập:

Bài 1: ý đúng: d, đ, g, h, I, k.

     4.Củng cố:

G: Cho hs sắm vai thình huống đã chuẩn bị sẵn.

H: Sắm vai.

Nhận xét, rút ra bài học cho bản thân.

G: Nhận xét, giáo dục học sinh. 

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài mới: Bài 13

  Đọc phần đặt vấn đề.

  Trả lời câu hỏi phần gợi ý.

Tìm hiểu nội dung bài học.

  Làm bài tập trong SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:24          Ngày dạy:

Tiết:24           Lớp dạy:9a

Bài:13

QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ

 

 I/ Mục tiêu bài học:

     1.Kiến thức:

Thế nào là quyền tự do kinh doanh. Thuế là gì, ý nghĩa, vai trò của thuế trong kinh tế quốc gia. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh.

     2.Tư tưởng:

Tôn trọng ủng hộ, chủ trương của Nhà nước và quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh và thuế.

     3. Kĩ năng:

Nhận biết được một số hành vi vi phạm pháp luật về tự do kinh doanh và thuế, biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Khái niệm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh và đóng thuế.

 III/ Tài liệu phương tiện:

SGK, SGV GDCD 9.

Các ví dụ thục tế có liên quan.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC: KIỂM TRA 15 PHÚT

Đề:

I Hãy đánh dấu x vào câu trả lời ứng với những hành vi vi phạm về kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam? 4 đ

   1. Kết hôn khi đang có vợ có chồng.

   2. Kết hôn giữa nhng người đã li hôn.

   3. Kết hôn do cha mẹ sắp đặt.

   4. Kết hôn giữa con bác, con chú nuôi.

   5. Kết hôn với người nước ngoài.

   6. Kết hôn cần phân biệt tôn giáo.

   7. Kết hôn giữa những người đồng tính.

   8. Kết hôn giữa con nuôi với bố mẹ nuôi.

   9. Kết hôn để đền ơn.

  10. Kết hôn khi nam nữ đã 20 tuổi.

  11. Kết hôn với người bị bệnh thần kinh.

  12. Kết hôn khi nam 18 tuổi, nữ 20 tuổi.

  13. Kết hôn dựa trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng.

  14. Kết hôn rồi mới đi đăng kí giấy kết hôn.

II. Em cho biết từng hành vi sau hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Vì sao? 2đ.

1.Trong gia đình, người bố là có quyền qutết định tất cả.

2.Yêu nhanh, cưới nhanh là cách sống hiện đại.

 

 

 

III. Điền đầy đủ thôg tin vào các phần để trống dưới đây ứng với tóm tắt khái niệm của kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam: 2 đ.

 

IV. Hãy đánh dấu chéo vào câu trả lời đúng nhất: 2đ.

1.Gia đình đuợc ví nhu điều gì của xã hội?

a. Trái tim. b. Khuôn mặt.  c. Tế bào. d. Một bộ phận quan trọng khác.

2.Thanh niên ngày nay cần:

a. Học tập vì qutền lợi của bản thân.  b. Nổ lực rèn luyện toàn diện.

c. Học lý thuyết không cần vận dung vào thực tế.

d. Học là chính không cần tham gia các hoạt động của xã hội.

3.Thnh niên đều không có ý chí cầu tiến:

a. Đúng    b. Sai.

4.Có ý kiến cho rằng: Kết hôn là quyền của đôi nam nữ không ai có quyền can thiệp.

a. Sai     b. Sai. 

Đáp án: Mỗi ý đúng +0,5đ.

I.

 1, 3, 6, 7, 8, 11, 12, 14.

II.

1. Sai. Vì bố mẹ đều có quyền bình đẳng như nhau.

2. Sai. Vì như thế sẽ dễ dẫn đến tan vỡ do họ chưa hiểu rõ về nhau, chưa chắc có thật sự yêu nhau hay không.

III.

(1) Kết hôn.

(2) Sự kết hợp đặc biệt giữa đôi nam nữ.

(3) Bình đẳng, tự nguyện.

(4) Được nhà nước thừa nhận.

IV.

1. c;  2. b; 3. b; 4. a.

     2.GTBM:

G: Pháp luật quy định công dân có quyền tự do kinh doanh. Vậy tự do kinh doanh là gì? Thế nào là tựdo kinh doanh? Tại sao kinh doanh phải đóng thuế? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của công dân. 

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Thảo luận nhóm:

G: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút các câu hỏi sau:

1. Kinh doanh bo gồm những loại hình nào? Cho ví dụ?

2. Những hành vi như thế nào gọi là hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh?

3. Em hiểu thế nào là quyền tự do kinh doanh?

4.Theo em tại sao nhà nước lại quy định các mức thuế suất chênh lệch  nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng?

H: Cử nhóm trưởng, thư ký.

Tiến hành thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung.

G: Nhận xét, chốt ý đúng.

Chốt lại nội dung bài học.

HĐ 2: Thảo luận cả lớp.

G: Em hiểu thuế là gì? Nêu một số ví dụ về các loại thuế mà em biết?

Thuế có tác dụng gì?

Cho hs thảo luận cả lớp trong thời gian 2 phút

H: Thảo luận cả lớp.

Trình bày cá nhân.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học ở mục 2 SGK.

HĐ 3: Làm bài tập

G: Yêu cầu hs làm bài tập 2 trong SGK.

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét.

Vậy trong kinh doanh thì công dân có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học.

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.Nội dung bài học:

SGK/ 46.

     4.Củng cố:

G: Yêu cầu hs đọc bài tập 3 trong SGK.

H: Đọc bài tập.

G: Gọi lần lượt từng hs làm và giải thích các câu trong bài tập.

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, chốt lại ý đúng: c, đ, e.

 

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài mới: Bài 14

  Đọc phần đặt vấn đề.

  Trả lời câu hỏi phần gợi ý.

Tìm hiểu nội dung bài học.

  Làm bài tập trong SGK.

  Sưu tầm những tấm gương thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:25          Ngày dạy:

Tiết:25           Lớp dạy:9a

Bài:14

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN.

 

 I/ Mục tiêu bài học:

     1.Kiến thức:

Ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội.

Nội dung quyền, nghĩa vụ lao động của công dân.

     2.Tư tưởng:

Có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động.

Tích cực chủ động tham gia các công việc chung của lớp, của trường.

     3. Kĩ năng:

Biết được các loại hợp đồng lao động; một số quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng lao động.

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

Qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

 III/ Tài liệu phương tiện:

SGK, SGV GDCD 9.

Hiến pháp năm 1992, Bộ luật lao động năm 2002.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

Thế nào là quyền tự do kinh doanh?

Thuế là gì? Tác dụng của thuế?10 đ.

     2.GTBM:

G: Từ xưa con người đã biết chế tạo ra công cụ lao động để phục vụ cho cuộc sống. Khi khoa học kĩ thuật càng phát triển thì hiệu quả sản xuất ngày càng cao, phục vụ đời sống con người ngày càng phong phú. Đó chính là nhờ vào lao động, vậy trong lao động chúng ta có những quyền và nghĩa vụ như thế nào?Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nội dung bài: quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Thảo luận nhóm:

G: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút các câu hỏi:

1.Theo em quyền làm việc của công dân được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ.

2. Thế nào là quyền tự dosử dụng sức lao động? Cho ví dụ.

3. Cho ví dụ về quyền tạo ra các việc làm.

4. Vì sao lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân?

H: Cử nhóm trưởng, thư ký.

Tiến hành thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, chốt lại ý đúng.

Theo em lao động là gì?

Nói lao dộnglà quyền, là nghĩa vụ của công dân có nghĩa là như thế nào?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét , chốt lại nội dung bài học.

 

 

 

 

HĐ 2: Tìm hiểu phần đt vấn đề:

G: Yêu cầu hs đọc tình huống 1 trong SGK.

H: Đọc SGK.

G: Cho cả lớp trả lời các câu hỏi phần gợi ý trong SGK.

H: Tự liên hệ.

G: Gợi ý cho hs trả lời các câu hỏi khó trong SGK.

Nhận xét, chốt lại ý đúng.

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nội dung bài học:

1.Khái niệm lao động:

2.Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

SGK/48

 

     4.Củng cố:

G: Cho hs làm bài tập 1, 3 SGK/ 50.

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, chốt lại ý đúng.

Bài tập1: b, đ.

Bài tập 2: b, d, e. 

     5. Dặn dò:

Học bài từ bài 11 đến bài 14 tiết sau kiểm tra 45 phút.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:27           Ngày dạy:

Tiết:27           Lớp dạy:9a

Bài:14

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN.

(tiếp theo)

 

 I/ Mục tiêu bài học: chung tiết 25 

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Những qui định của pháp luật về quyền vànghĩa vụ lao động của công dân.

 III/ Tài liệu phương tiện: chung tiết 25

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC: phát và sửa bài kiểm tra 45 phút.

     2.GTBM: giới thiệu trực tiếp.

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu hợp đồng lao động.

G: Cho hs đọc tình huống 2 trong SGK H: Đọc SGK.

G: Cho hs trả lời câu hỏi phần gợi ý trong SGK.

H: tự liên hệ.

G: Thế nào là hợp đồng lao động?

Có mấy loại hợp đồng lao động?

H: Tự liên hệ.

G: Giải thích thêm theo SGV.

HĐ 2: Giới thiệu sơ lược về Bộ luật lao động năm 2002 và ý nghĩa của lịch sử của Bộ luật laođộng.

Cho hs đọc một số điều quy định của Bộ luật lao động; việc làm, học nghề, những quy định đối với người lao động và người sử dụng lao động chưa thành niên.

H: Đọc SGK.

G: Nhà nước có những quy định như thế nào với người lao động và người sử dụng lao động?

H: tự liên hệ.

G: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học.

 

 

HĐ 3: Tìm hiểu khái quát về việc ký kết hợp đồng lao động:

G: Khi ký kết hợp đồng lao động phải tuân theo những nguyên tắc nào?

H: Tự liên hệ.

G: Giới thiệu khái quát về nội dung và hình thức của hợp đồng lao động.

G: Lắng nghe và nêu lên thắc mắc.

G: Giải thích thắc mắc của học sinh.

HĐ 4: Làm bài tập:

G: Cho hs chia thành 4 nhóm  thảo luận trong thời gian 3 phút làm các bài tập trong SGK (bài tập 2, 3)

H: Chia nhóm, thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, chốt lại ý đúng. Giáo dục học sinh.

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nội dung bài học:

3. Những quy định của Nhà nước. SGK/ 48

 

     4.Củng cố:

G: Cho học sinh làm bài tập 6 SGK.

H: Làm bài tập .

G: Nhận xét, chốt lại ý đúng. Giáo dục học sinh. 

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài mới: Bài 15

  Đọc phần đặt vấn đề.

  Trả lời câu hỏi phần gợi ý.

 Tìm hiểu nội dung bài học.

  Làm bài tập trong SGK.

  Sưu tầm về các trường hợp vi phạm pháp luật đã được pháp luật xử lý trên báo, đài hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:28           Ngày dạy:

Tiết:28            Lớp dạy:9a

Bài:15

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN.

 

 I/ Mục tiêu bài học:

     1.Kiến thức:

ThẾ nào là vi phạm pháp luật, các khái niệm trách nhiệm pháp lí.

Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí ( nhân- quả).

     2.Tư tưởng:

Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật.

Tích cực ngăn ngừa đấu tranh với các biểu hiện, các hành vi vi phạm pháp luật.

Hình thành, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin vào pháp luật và công lý trong nhân dân.

     3. Kĩ năng:

Phân biệt hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật.

Nhận biết một số loại vi phạm pháp luật.

Biết xử sự phù hợp với qui định của pháp luật.

Thấy rõ trách nhiệm của công dân trong việc thục hiên các qui định của pháp luật.

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Khái niệm vi phạm pháp luật.

Các loại vi phạm pháp luật

 III/ Tài liệu phương tiện:

SGK, SGV GDCD 9.

Các điều luật 71, 72, 73, 74, 76, 77, 78, 79, 80,trong Hiến pháp năm 1992.

Một số điều luật trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự…

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

Cho biết những qui định củaNhà nước về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

Khi ký kết hợp đồng lao độngthì hai bên cần thực hiện như thế nào cho đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người lao động và ngươpì sử dung lao động? 10 đ.

     2.GTBM:

G: Anh Hai oán giậnchị Hai nên có ý định trả thù chị  và anh đã đem ý định dọa chị.

Theo em hành vi của anh Hai có vi phạm pháp luật hay không?

H: Tự liên hệ.

G: ghi ý kiến của hs lên bảng. Để biết xem ý kiến nào đúng ý kiến nào sai chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu nội dung bài: vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân.

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Tìm hiểu hành vi vi phạm pháp luật:

G: Nêu lên các tình huống và đưa ra câu hỏi để hs suy nghĩ trả lời.

Tình huống 1: Vì giận ông H thường xuyên vứt rác sang nhà mìn, bà Tư luôn nuôi ý định phải nện cho ông H một trận thật đau để trả thù.

  Có ý kiến cho rằng:

  a. Bà Tư đã vi phạm pháp luật.

  b. Bà Tư không vi phạm pháp luật.

   Em suy nghĩ như thế nào?( Điều 103 khoản 1 Bộ luật hình sự)

 

 

Tình huống 2: Trên đường về ông B gặp một vụ tai nạn giao thông. Mọi người đề nghị ông chở người bị thương đến bệnh viện nhưng ông từ chối. Kết quả là người ấy đã chết vì không được đưa đến bệnh viện kịp thời.

  Ông B vi phạm pháp luật.

  Ông B không vi phạm pháp luật.

  Em có suy nghĩ như thế nào? ( Điều 102 Bộ luật Hình sự).

 

 

 

 

 

 

Tình huống 3: Một thanh niên phóng nhanh vượt đèn đỏ đâm vào người đi đường.

Hãy nêu những lỗi của người thanh niên đó.

 

 

 

Tình huống 4:

a.Một người mắc bệnh tâm thần đập phá tài sản của người khác

b.Một thanh niên uống rượu lái xe gây tai nạn.

  Cả hi trường hợp trên đều vi phạm pháp luật.

  Cả hai trường hợp trên không vi phạm.

  Chỉ có trường hợp a là vi phạm pháp luật, trường hợp b không vi phạm pháp luật.

  Chỉ có trường hợp b vi phạm, trường hợp a không vi phạm.

Em suy nghĩ như thế nào?

 

 

 

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học.

 

 

 

HĐ 2: Tìm hiểu các loại vi phạm pháp luật:

G: Yêu cầu học sinh đọc và viết các loại nội dung vi phạm pháp luật và cho ví dụ minh họa.

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét và chốt lại nội dung bài học.

 

 

HĐ 3: Phân tích phần ĐVĐ:

G: Cho hs làm phần ĐVĐ theo bảng mẫu dưới đây:

Hành vi

Tính trái pháp luật của hành vi

Lỗi của người thực hiện

Năng lực trách nhiệm pháp luật của người thực hiện hành vi

1

x

 

x

 

x

 

2

x

 

x

 

x

 

3

x

 

 

 

 

x

4

x

 

x

 

x

 

5

x

 

x

 

x

 

6

x

 

x

 

x

 

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, chốt lại ý đúng.

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 

Các dấu hiệu nhận biết hành vi vi phạm pháp luật:

 -Xác định là một hành vi.

 

 

 

 

 

-Là hành vi vi phạm pháp luật:

  +Không thực hiện quy định.

  + Thực hiện không đúng.

  + Làm điều cấm.

 

 

 

- Người thực hiện hành vi có lỗi

 

 

 

 

 

 

 

 

- Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

 

 

 

II. Nội dung bài học:

1. Khái niệm vi phạm pháp luật:

 

 

 

 

2.Các loại vi phạm pháp luật.

SGK/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     4.Củng cố:

G: Cho hs làm bài tập 1 SGK.

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, chốt lại , giáo dục học sinh. 

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị phần nội dung còn lại của bài.

  Chuẩn bị tiết mục sắm vai.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:29           Ngày dạy:

Tiết:29            Lớp dạy:9a

Bài:15

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN( tiếp theo).

 

 I/ Mục tiêu bài học: chung tiết 28. 

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Khái niệm trách nhiệm pháp lí.

Ýnghĩa của trách nhiệm pháp lí.

Các loại trách nhiệm pháp lí.

 III/ Tài liệu phương tiện: Chung tiết 28.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

Cho biết thế nào là vi phạm pháp luật?

Cho biết những hành vi dưới đây thuộc loại vi phạm pháp luật nào? 10 đ

a. Bà t vay nợ day dưa không chịu trả.

b. Anh H bệnh tâm thân đánh người vô cớ.

c. Chị C trốn thuế khi mở cửa hàng buôn bán.

d. Chú B đánh người gây thương tích nặng.

     2.GTBM: giới thiệu trực tiếp.

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Tìm hiểu khái niệm trách nhiệm pháp lí:

G; đưa ví dụ 1, 2, 3, 4 ở phần đặt vấn đề và cho hs trả lời các câu hỏi:

Ai là người có thẩm quyền xử lí các hành vi vi phạm pháp luật?

Có phải bất kì ai trông thấy người vi phạm pháp luật đều có quyền xử lí?

Dựa vào đâu để xác định trách nhiệm pháp lí?

H: Suy nghĩ trả lời.

G: Nhận xét , chốt lại ý đúng. Kết luận nội dung bài học.

 

HĐ 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí và các loại trách nhiệm pháp lí:

G: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi trong thời gian 3 phút.

Vì sao Nhà nước quy định trách nhiệm pháp lí đối với các loại viphạm pháp luật?

Trách nhiệm pháp lí có phải đơn giản chỉ là những hình phạt không?

Có những loại trách nhiệm pháp lí nào? Nêu một vài biện pháp xử lí cho từng loại trách nhiệm pháp lí?

H: Cử nhóm trưởng, thư ký.

Tiến hành thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, bổ sung ý kiến đúng.

Chốt lại nội dung bài học..

 

Cho hs làm bài tập 2 và 5 SGK/ 55, 56.

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét chốt lại ý kiến đúng. Giáo dục hs.

 

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 

 

 

 

II. Nội dung bài học:

3. Trách nhiệm pháp lí:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Các loại trách nhiệm pháp lí:

 

 

 

5.Trách nhiệm công dân:

SGK/54.

     4.Củng cố:

G: Cho hs sắm vai tình huống đã chuẩn bị sẵn.

H: sắm vai.

Nhận xét, rút ra bài học cho bản thân.

G: Nhận xét, giáo dục hs.

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài mới: Bài16

  Đọc phần đặt vấn đề.

  Trả lời câu hỏi phần gợi ý.

Tìm hiểu nội dung bài học.

  Làm bài tập trong SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:30           Ngày dạy:

Tiết:30            Lớp dạy:9a

Bài:16

QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN.

 

 I/ Mục tiêu bài học:

     1.Kiến thức:

Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

     2.Tư tưởng:

Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

Tích cực học tập, nâng cao kiến thức.

     3. Kĩ năng:

Biết thực hiện các quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân, tự tham gia vào các công việc của trường, của lớp, của địa phương.

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Khái niệm về quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

 III/ Tài liệu phương tiện:

SGK, SGV GDCD 9.

Hiến pháp năm 1992, Luật khiếu nại, Luật tố cáo của công dân, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội…

Sơ đồ nội dung bài học.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

Thế nào là trách nhiệm pháp lí của công dân?

Hãy đánh dấu chéo vào các câu sau đây ứng với hành vi của người thực hiện: 10 đ

Hành vi của người thực hiện hành vi vi phạm

Trách nhiệm đạo đức

Trách nhiệm pháp lí

Không chăm sóc bố mẹ khi ốm đau

 

 

Đi xe máy chưa đủ tuổi qui định

 

 

Ăn cắp tài sản của Nhà nước.

 

 

Lấy trộm cái bút của bạn.

 

 

Giúp người lớn vận chuyển ma túy.

 

 

 

    2.GTBM:

G: Ở lớp 6, 7, 8 em đã học được những quyền cơ bản nào của công dân?

H: Tự liên hệ.

G: Vì sao công dân có được các quyền đó?

H: Tự liên hệ.

G: Ngoài những quyền vừa nêu trên công dân còn được hưởng thêm những quyền nào nữa?

H: Tự liên hệ.

G: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nội dung bài học: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Tìm hiểu phần ĐVĐ:

G: Cho hs đọc phần đặt vấn đề trong SGK.

H: Đọc SGK.

G; Cho hs lần lượt trả lời các câu hỏi phần gợi ý SGK.

H: Làm việc cá nhân.

Cả lớp tham gia góp ý.

G: Nhận xét, bổ sung ý kiến hs.

Em hãy cho một vài ví dụ về quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân ở trường và địa phương em mà em biết?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học:

G: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian là 3 phút câu hỏi sau:

Hãy nêu nội dung về quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội? Cho ví dụ minh họa cụ thể?

H: Cử nhóm trưởng, thư ký.

Tiến hành thảo luận.

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: nhận xét bổ sung. Chốt lại nội dung bài học.

 

 

 

HĐ 3:Làm bài tập:

G: Yêu cầu hs đọc và làm bài tập 1 SGK/ 59.

H: Đọc SGK và làm bài tập SGK ( thảo luận cặp đôi trong thời gian 2 phút ). Trình bày cá nhân.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: nhận xét , chốt lại ý kiến đúng. Giáo dục học sinh.

 

 

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 

 

 

 

 

Công dâncó quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội ví nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhân dân có quyền, có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan tổ chức nhà nước. Đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của nhà nhước, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ công chúc Nhà nước thi hành công vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nội dung bài học:

1. Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội là gì?

SGK/58

     4.Củng cố:

G: Em hãy tóm tắt nội dung phần khái niệm quền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân vào sơ đồ  dưới đây.

H: Tự liên hệ.

 

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị phần tiếp theo của bài 16.

Tìm hiểu nội dung bài học phần còn lại.

 Sưu tầm về việc thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của bản thân em và của gia đình em trong cuộc sống hàng ngày.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:31           Ngày dạy:

Tiết:31            Lớp dạy:9a

Bài:16

QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN(tiếp theo).

 

 I/ Mục tiêu bài học: chung tiết 30 

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

 III/ Tài liệu phương tiện: chung tiết 30.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

Làm đầy các phần còn trống dưới đây sao cho phù hợp.10 đ

 

     2.GTBM: giới thiệu trực tiếp.

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Nhận biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân:

G: Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội băng cach1 nào?

H: Tự liên hệ.

G: Hãy lấy 1 ví dụ để chứng minh về các phương thứuc thực hiện quyền của mình?

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học.

 

 

 

HĐ 2: Tìm hiểu ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân:

G: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút các câu hỏi sau:

Vì sao Nhà nước qui định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.?

Để thực hiện tốt quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, công dân cần có những điều kiện gì?

Hs thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội ở nhà trường, ở địa phương mình như thế nào?

H: Cử nhóm trưởng, thư ký.

Tiến hành thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, kết luận nội dung bài học.

 

 

 

HĐ 3: Làm bài tập:

G: Cho hs đọc bài tập 2 và bài tập 5 trong SGK/59.

H: Đọc SGK.

G: Cho hs thảo luận cặp đôi trong thời gian 2 phút.

H: Thảo luận cặp đôi.

Trình bày cá nhân.

Cả lớp bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

 

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 

 

 

 

II. Nội dung bài học:

2. Cách thực hiện:

SGK/58.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Điều kiện đảm bảo:

SGK/58

 

     4.Củng cố:

G: Dựa vào nội dung đã học hoàn thành sơ đồ sau:

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét , chốt lại nội dung tóm tắt, giáo dục hs.

 

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài mới: Bài 17

  Đọc phần đặt vấn đề.

  Trả lời câu hỏi phần gợi ý.

 Tìm hiểu nội dung bài học.

  Làm bài tập trong SGK.

  Sưu tầm những tấm gương tích cực tham gia bảo vệ tổ quốc.

 

Tuần: 32           Ngày dạy:

Tiết: 32           Lớp dạy:9a

Bài:17

NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC.

 

 I/ Mục tiêu bài học:

     1.Kiến thức:

Hiểu được vì sao cần phải bảo vệ Tổ quốc.

Hiểu được ý nghĩa bảo vệ Tổ quốc của công dân.

     2.Tư tưởng:

Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc khi đến tuổi.

     3. Kĩ năng:

Thường xuyên rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự trị an ở nơi cư trú và trong trường học.

Tuyên truyền vận động bạn bè và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Vì sao cần phải bảo vệ Tổ quốc.

Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân- học sinh.

 III/ Tài liệu phương tiện:

SGK, SGV GDCD 9.

Luật nghĩa vụ quân sự.

Bộ luật hình sự năm 2000.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

Hãy trình bày sơ đồ nội dung, hình thức thực hiện, điều kiện đảm bảo thực hiện về quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.? 10 đ.

     2.GTBM:

G: Cho hs quan sát các bức ảnh trong SGK.

H: Quan sát các bức ảnh.

G: Nội dung các bức ảnh đề cập đến nghĩa vụ gì của công dân?

H: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

G: Vậy nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc có nghĩa là như thế nào? Công dân có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc cần phải làm những việc gì? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bài học mới này. Chúng ta sang bài: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1:Tìm hiểu khái niệm bảo vệ Tổ quốc.

G: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút các câu hỏ sau :

Hãy tìm:

1.Những điều khoản trong Hiến pháp nắm992 có liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.

2.Những điều khoản trong Luật nghĩa vụ quân sự có liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.

3.Những điều khoản trong Bộ luật Hình sự có liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.

H: Cử nhóm trưởng, thư ký.

Tiến hành thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, kết luận.

HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học:

G: Cho hs thảo luận cặp đôi 2 phút trả lời các câu hỏi sau:

  Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc?

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của những ai?

 

Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những việc làm như thế nào?

 

 

 

 

Học sinh chúng ta cần làm những việc gì để bảo vệ Tổ quốc?

H; Tiến hành thảo luận cặp đôi.

Trả lời cá nhân.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, chốt lại ý đúng.

Kết luận nội dung bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ3: Làm bài tập:

G: Cho hs làm bài tập 3 trong SGK.

H: làm bài tập.

Trình bày cá nhân.

G: Nhận xét, chốt lại ý đúng.

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Non sông đất nước Việt Nam là do cha ông đã hàng ngàn năm xây đắp, gìn giữ mới có được. Ngày nay, Tổ quốc chúng ta vân luôn bị các thế lực thù địch âm mưu xâm chiếm, phá hoại. Vì vậy, chúng ta cần phải sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

 -Bảo vệ Tổ quốc là trách nhệm của toàn dân.

-Bảo vệ Tổ quốc bao gồm việc tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự, bảo vệ trật tự an ninh nơi cư trú và trong trường học.

-Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự; tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh trong trường học và nơi cư trú; sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân, gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự.

II Nội dung bài học:

SGK/ 63

 

 

III Bài tập:

BT 3: Hòa sẽ giả thích cho mẹ hiểu và sẽ đi nhập ngũ.

     4.Củng cố:

G: Cho hs làm bài tập 1 SGK/65.

H: Làm bài tập theo thảo luận tổ trong thời gian là 2 phút.

Trình bày cá nhân.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét , chốt lại ý đúng. Giáo dục hs.

 

 

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài mới: Bài18

  Đọc phần đặt vấn đề.

  Trả lời câu hỏi phần gợi ý.

 Tìm hiểu nội dung bài học.

  Làm bài tập trong SGK.

  Sưu tầm tấm gương sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 33          Ngày dạy:

Tiết:33           Lớp dạy:9a

Bài:18

SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT

 

 I/ Mục tiêu bài học:

     1.Kiến thức:

Hiểu được biểu hiệncủa lối sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

Những biện pháp rèn luyện để thành người sống có đạo đức, có văn hóa và tuân theo pháp luật.

     2.Tư tưởng:

Có ý thức thường xuyên rèn luyện tu dưỡng hành vi theo pháp luật. Ngược lạibiết tỏ thái độ bất bình với những hành vi phi đạo đức và tuân theo pháp luật.

     3. Kĩ năng:

Biết cư xử thể hiện là người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

Biết nhận xét đánh giá những hành vi của bản thân và người khác thể hiện đúng hay sai với chuẩn mực đạo đức xã hội và tuân theo pháp luật.

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

Mối quan hệ giữa có đạo đức và tuân theo pháp luật.

 III/ Tài liệu phương tiện:

SGK, SGV GDCD 9.

Tấm gương sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

Vì sao công dân có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? Hs cần làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc? 10 đ.

     2.GTBM:

G: Có quan điểm cho rằng tuân theo những gia trị đạo đức, không cần tuân theo qui định của pháp luật.Em có suy nghĩ như thế nào?giới thiệu bài mới:Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ1: Phân tích, nêu những biểu hiện của sông có đạo đức, tuân theo pháp luật, mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theopháp luật:

G: Chia lớp thnàh 6 nhóm thảo luậntrong thời gian 3 phút các câu hỏi sau:

1. Có quan điểm cho rằng chỉ cần tuân theo những giá trị đạo đức xã hội, không cần phải thực hiện pháp luật vì lịch sử loài người cho thấy đạo đức có chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi , quan hệ xã hội từ khi con người mới hình thành, còn pháp luật mới được ra đời từ khi xuất hiện nhà nước.

2. Có quan điểm cho rằng chúng ta đang xây dựng nhà nướcpháp quyền chỉ cầnmọi người thực hiện những qui định của pháp luật, điều hành theo pháp luật thì mọi hoạt động sẽ có hiệu quả.

 

 

 

 

 

3. Có quan điểm cho rằng mọi người cần phải sống có đạo đức và phải tuân theo pháp luật.

Quan điểm nào đúng? Các em đồng ý với quan điểm nào? Vì sao?

H:Cử nhóm trưởng, thư ký.

Tiến hành thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

G: nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ2:Tìm hiểu nội dung bài học.

G: Cho hs đọc truyện đọc trong SGK.

H: Đọc SGK.

G: Cho hs trả lới câu hỏi phần gợi ý trong SGK.

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học.

HĐ3: Làm bài tập:

G: Cho hs làm bài tập 2 trong SGK/ 68, 69.

H: Làm bài tập.

Trính bày cá nhân.

Cả lớp nhận xét bổ sung ý kiến.

G: Nhận xét, chốt lại ý đúng.

I. Đặt vấn đề:

 

 

 

 

QĐ1: Đúng vì đạo đức ra đời trước pháp luật, nhưng ở thời kỳ bình minh của xã hội loài người ,quan hệ của xã hội còn đơn giản, chủ yếu trong quan hệ giao tiếp ứng xử hàng ngày.

 

QĐ2: Có mặt đúng là thây được tầm quan trọng của việc tuân theo pháp luật để xây dưng Nhà nước pháp quyền- Đó là một đòi hỏi khách quan của quá trình thực hiện CNH- HĐH. Nhưng đây cũng là một quan điểm cực đoan, sai lầm lớn của quan điểm này là không thấy được vai trò của đạo đức- đó là nội lực của hành vi đạo đức, hành vi oháp luật.

QĐ3: Vừa phải sống có đạo đức, vừa phải tuân theo pháp luật (dù mỗi cá nhân có thích hay không thích điều pháp luật qui định)- Đó là một quan điểm đúng đắn vì sống có đạo đức là việc thực hiện lương tâm và dư luận xã hội. Khi hiểu biết các giá trị của chuẩn mực đạo đức thì nó trở thành nội lực điều chỉnh hành vi pháp luật, làm cho việc thực hiện những qui định của pháp luật không bị gó bó và như vậy việc thực hiện pháp luật sẽ tự giác, có hiệu quả hơn.

VD: Không ai muốn đứng giữa trưa nắng, trước đèn đỏ ở ngã tư đường. Nhưnhg nhiều người vẫ tự giác dừng xe trước đèn đỏ, vì họ hiểu rằng cố tình vượt đèn đỏ sẽ dẫn tới va chạm, gây tai nạn. Vì vậy việc nhường đường cho tuyến có tín hiệu màu xanh là một biểu hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

II Nội dung bài học:

SGK/68

 

 

 

 

 

 

 

III Bài tập:

BT2: biểu hiện sống có đạo đức:a, b, c, d, e.

     4.Củng cố:

G: Cho hs đọc bài tập 3, 4 SGK/68, 69.

H: Đọc SGK.

G: Cho cả lớp suy nghĩ trong thời gian 2 phút.

H: suy nghĩ, trình bày ý kiến.

G: Nhận xét, chốt lại ý đúng. Giáo dục hs. 

     5. Dặn dò:

Học bài, làm bài tập còn lại.

Ôn bài từ bài 10 đến bài 18 tiết sau ôn tập.

 

 

 

 

 

Tuần:34         Ngày dạy:

Tiết:34           Lớp dạy:9a

ÔN TẬP

 I/ Mục tiêu bài học:

Củng cố các kiến thức đã học.

Nâng cao ý thức tuân theo pháp luật.

Rèn luyện kĩ năng phân tích, giải quyết các vấn đề.

 II/ Kiến thức trọng tâm:

Các nội dung bài đã học.

 III/ Tài liệu phương tiện:

SGK, SGV GDCD 9.

Các tình huống , các bài tập trong SGK, trong sách bài tập.

 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

     1.KTBC:

Thế nào là sống và làm việc theo pháp luật? Công dân và hs cần rèn luyện như thế nào để sống và làm việc theo pháp luật? 10 đ.

     2.GTBM: giới tiệu trực tiếp

     3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

G: Cho biết việc xác định lí tưởng sống đúng đắn có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với mỗi chúng ta? Lí tưởng sống của em hiện nay là gì ? Em sẽ làm gì để thực hiện lí tưởng đó?

H: Tự liên hệ.

G: Cho biết trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước hiện nay là gì?

Cho hs làm các bài tập 3, 4, 5, 6.

H: Tự liên hệ.

G: Hãy nếu khái niệm về hôn nhân và những qui định của pháp luật nước ta về hôn nhân?

Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 SGK/43.

Tham khảo thêm Luật hôn nhân gia đình năm 2000.

H: Tự liên hệ.

G: Quyền tự do kinh doanh là gì? Thuế là gì? Điều 4 của luật thuế GTGT năm 2003 nói về vấn đề gì?

Làm BT 2, 3 sSGK/ 47.

H: Tự liên hệ.

G: hãy nêu khái niệm về lao động? Nói lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân có nghĩa là như thế nào? Nhà nước ta có những chính sách như thế nào đối với quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

LàmBT 1, 2, 3, 4, 6, SGK/ 50, 51.

H: Tự liên hệ.

G: Vi phạm pháp luật là gì? Phân loại cụ thể?

Trách nhiệm pháp lí là gì? Có những loại trách nhiêm pháp lí nào?

Làm BT 1, 2, 3, 4, 5 SGK/ 55, 56.

H: Tự liên hệ.

G: Hãy lập sơ đồ về quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

Làm BT 1, 2, 3, 4, 5 SGK/ 59, 60.

H: Tự liên hệ.

G: Bảo vệ Tổ quốc là gì?

Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những việc gì?

Vì sao cần phải bảo vệ Tổ quốc?

Trách nhiệm của công dân- Hs đối với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?

Làm BT 1, 3, 4 SGK/ 65.

H: Tự liên hệ.

G: Thế nào là sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật? Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật?

H: Tự liên hệ.

1. Lí tưởng sống của thanh niên.

 

 

 

2. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

 

3.Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.

 

 

 

4. Quyền tự do kinh doanh.

 

 

 

5. Quyền và nghĩa vụ lao động.

 

 

 

 

 

6. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

 

 

 

7.Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

 

 

8. Bảo vệ Tổ quốc.

 

 

 

 

 

9. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

     4.Củng cố:

G: Cho hs làm các câu hỏi trên.

H: Tự liên hệ.

G: Nhận xét, giao dục hs. 

     5. Dặn dò:

Học bài theo nội dung ôn tập tiết sau thi học kì II.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Họ và tên:

Lớp:       KIỂM TRA 45 PHÚT.

      MÔN : GDCD 9.

Đề:

A Trắc nghiệm:

 I Hãy đánh dấu x vào câu trả lời đúng nhất cho phù hợp: 2 đ.

1. Những người nào sau đây có quan hệ phạm vi ba đời?

a.Cha mẹ, anh chị em ruột, cháu chắc.                 b. cha mẹ, anh chị em ruột,anh chị em con chú, con bác.

c. Cha mẹ, anh chị em ruột, anh chị em con cậu, con cô.

d. Cha mẹ, anh chị em ruột, anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì.

2. Tảo hôn có nghĩa là:

a. Kết hôn trước tuổi qui định.  b . Những người đã ly hôn kết hôn lại với nhau.

c. Kết hôn nhiều lần.   d.Kết hôn quá tuổi qui định.

3. Nói “ kinh doanh là quyền tự do của mỗi công dân có nghĩa là công dân có quyền kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào tùy thích không cần ai cho phép”, câu này là:

a. Đúng.     b. Sai.

4. Theo luật thuế giá trị gia tăng năm 2003 qui định mặt hàng nào được miễn thuế.

a. Rượu từ 40độ trở lên .    b. Sản xuất nước sạch, thuốc chữa bệnh.

c. Sản xuất sách, báo, đồ dùng daỵ học.  d. Nông sản chưa qua chế biến, sản xuất muối.

5. Người nào sau đây được xem là người sử dụng lao động?

a.Làm việc trong cơ quan nhà nước.   b. Mở quán ăn tại nhà.

c.Đi xuất khẩu lao động.    d. Mở xưởng có thuê mướn nhân công.

6. “ Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân…” được qui định trong điều mấy của Hiến pháp năm 1992?

a. Điều 55.   b. Điều 56.   c. Điều 57.   d. Điều 58.

7. Thuế có nguồn gốc từ đâu?

a. Ngân sách Nhà nước.    b. Lương của công nhân viên chức nhà nước.

c. Từ nguồn viện trợ của nuớc ngoài.     d. Là một phần thu nhập của công dân và cá tổ chức kinh tế…

8. Đâu là vi phạm của người lao động?

a. Kéo dài thời gian thử việc.    b. Tự ý bỏ việc .

c. Tự ý cho thôi việc không có lý do.   d. Không trả tiền công đúng thỏa thuận.

II.Hãy xử lí các tình huống sau cho phù hợp: 2 đ.

 1.Ông K ở phường H có đăng ký kinh doanh bán phụ tùng xe gắn máy. Nhưng ông còn kinh doanh thêm mặt hàng thuủy hải sản đông lạnh mà không xin thêm giấy phép kinh doanh. Việc kinh doanh thêm mặt hàng của ông K như vậy có đúng theo luật định không? Vì sao? Theo em ông K có phải nộp thêm thuế kinh doanh mặt hàng thủy hải sản đông lạnh không? Để có thể tiếp tục kinh doanh mặt hàng này ông K cần phải làm gì?

2. Trong một buổi tranh luận An nói:Hiện nay đa số thanh niên đều không có lí tưởng và hoài bão gì cho cuộc sống thương lai”. Hà nói: “ Không phải đa số mà chỉ có một bộ phân nhỏ thanh niên không có lí tưởng sống , còn đa phần các thanh niên ngày nay đều xây dựng cho mình một lí tưởng sống đúng đắn.” Bình nói:Hiện nay thanh niên đều có lí tưởng sống đúng đắn hết, vì họ được giáo dục trong môi trường lành mạnh.” Em có quan niệm như thế nào ? Em có đồng tình với quan niệm nào hay không vì sao?

 

 

 

 

 

 

III.Dùng khái niệm của kinh doanh và thuế lấp đầy các chỗ trống sau cho phù hợp: 1 đ.

 

B. Tự luận:

1. Cho biết trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay là gì? 2 đ.

2. Lao đông là gì? Nói lao đông là quyền và nghĩ vụ của công dân có nghĩa là như thế nào? 3 đ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đáp án:

A.Trắc nghiệm: Mỗi ý đúng + 0,25 đ:

 I. 1.d;  2. a;  3.b;  4.d;  5.d; 6.a;  7.d;  8.b.

II.

1.Không. Vì ông chưa đăng ký kinh donh mặt hàng này.Ông phải nộp thêm mức thuế cho mặt hàng này. Ông phải xin giấy phép kinh doanh thêm mặt hàng này.

2. Đồng tình với bạn Hà 0,25 đ.Hiện nay tuy rằng thanh niên được giáo dục trong môi trường lành mạnh, nhưng không ít bạn chưa xác định được lí tưởng sống đúng đắn cho mình 0,25đ, cũng không ít bạn bị nhiễm những thói hư tật xấu từ bên ngoài 0,25đ. Phần lớn các bạn đã xác định lí tưởng sống đúng đắn, cụ thể là hiện nay có rất nhiều những gương mặt trẻ đã và đang thnàh đạt trên con đường lập nghiệp của mình 0,25đ.

III.

(1).Sản xuất.

(2).Dịch vụ

(3).Một phần trong thu nhập.

(4).Nộp vào ngân sách nhà nước.

B. Tự luận:

Câu 1: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướclà ra sức học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật, 0,25đ tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh, 0,25đ  rèn luyện các kĩ năng, phát triển các năng lực, có ý thức rèn luyện sức khỏe. 0,25đ  Đồng thời, thanh niên phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hôi,, lao động sản xuất để góp phần thực hiện mục tiêu công nghip hóa, hiện đại hóa; 0,25đ  xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại, 0,25đ có cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc 0,25đ, dân giàu, nứơc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công chủ nghiã xã hội 0,25đ. Thanh niên phải là “ lực lượng nòng cốt”, vì họ là những người được đào tạo giáo dục toàn diện. 0,25đ

Câu 2:

Lao độnglà hoạt động có mục đích của con người 0,25đ  nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. 0,25đ  Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, 0,25đ  là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại. 0,25đ

Lao động là quyề và nghĩa vụ của công dân:

  Mọi công dân có quyề tự do sử dung sức lao động của mình 0,25đ để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, 0,25đ đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. 0,25đ

  Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, 0,25đ  nuôi sống gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần 0,25đ cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. 0,25đ

  Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, 0,25đ  đồng thời là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân 0,25đ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phòng GD & ĐT Mộc Hóa.

Trường THCS BHĐông.

KÌ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKI.

Môn: GDCD 9.

Thời gian : 45 phút( không kể phát đề)

Họ và tên:

Điểm

Số tờ

Chữ ký GT

Chữ ký GK

 

 

 

 

ĐỀ:

A.Trắc nghiệm: 5 đ:

 I. Hãy đánh dấu x vào câu trả lời đúng nhất:2 đ.

1.Nếu thấy một vụ tai nạn gao thông xảy ra mà người có mặt tại hiện trường không giúp đỡ cứu chữa người bị nạn thì người đó có vi phạm pháp luật hay không?

a. Có       b. Không.

2.Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn thì xe cơ giới sẽ đi như thế nào cho đúng?

a.Đi ở làn đường bên trái.   b. Đi ở làn đường bên phải.

c. Đi tự do.     d. Đi ở làn đường chính giữa.

3.Người nào sau đây chưa thể hiện được tính tự chủ?

a.Bình tĩnh giải quyết các công việc.   b. Tự làm lấy công việc của mình không đợi ai nhắc nhở.

c.Luônđấu tranh bảo vệ điều đúng.   d. Không dám trình bày ý kiến trước đám đông.

4.Hành động nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả?

a.Trong giờ kiểm tra, chưa đọc kĩ đề đã vội làm bài.

b. Để tranh thủ thời gian Hà lấy môn sử ra học bài trong tiết giáo dục công dân.

c. Hoa tranh thủ thời gian vừa đưa em ngủ, vừa làm bài tập.

d. Để tranh thủ thời gian đi chơi Hùng vội chép cho xong bài học không cần dò lại.

5. Đâu là người năng động, sáng tạo?

a.Chỉ làm theo những gì thầy đã dạy mình.

b. Bình thường bỏ những tiết ngoại khóa để ở nhà phụ giúp mẹ làm công việc nhà.

c. Ngồi trong lớp nghe giảng bài Thắng thường để tâm suy nghĩ về dự định tương lai.

d. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn Lan phải vừa học, vừa làm để có thêm thu nhập cho gia đình.

6.Tính đến tháng 12 – 2002, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với khoảng bao nhiêu quốc gia trên thế giới?

a. Hơn 100 quốc gia.   b. Hơn 200quốc gia.   c. Dưới 100 quốc gia.    d. Dưới 200 quốc gia.

7.Theo báo Quốc tế (23-5-2002 ­­­­­­­­­­­­­­­­– 29-5-2002) cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã làm cho bao nhiêu người chết?

a. 20 triệu người.  b. 40 triệu người.  c. 50 triệu người.   d. 60 triệu người.

8. Câu nào sau đây thể hiện tính dân chủ và kỉ luật?

a.Tự do nói chuyện trong giờ học.   b. Tự do nghỉ học không cần xin phép.

c. Là lớp trưởng nên mình có thể tự quyết định những vấn đề quan trọng của lớp không cần phải thông qua ai hết.

d. Trong cuộc hợp mọi người luôn tranh luận, sau đó lấy ý kiến chung theo đa số.

II. Hãy điền đầy đủ các thông tin vào phần còn trống sau cho phù hợp: 1đ.

(1)……………………………………… là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào (2)…………………  ………………………………….Vì vậy chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy (3)…………………  ……………..để góp phần giữ gìn (4)………………………………………………………..

 

 

III. Em tán thành hay không tán thành với từng quan niệm sau đây? 2đ.

1.Chỉ có trong thời kỳ chiến tranh người ta mới cần có lí tưởng sống, còn thời đại ngày nay cần chi có lí tưởng sống. Chỉ cần mình sống tốt không vi phạm pháp luật là được rồi.

2.Nếu ai có ơn với mình thì mình phải tìm cách đền đáp công ơn đó. Nhưng tùy vào từng tình hình cụ thể, không vì báo ơn mà làm những việc trái lương tâm hay trái với qui định của pháp luật.

B. Tự luận:

1.Thế nào là người năng động, sáng tạo?

Tại sao chúng ta cần năng động, sáng tạo?

Bản thân em đã có những việc làm, hành đông gì thể hiện tính năng động, sáng tạo và chưa năng động, sáng tạo?

Để trở thành người năng động, sáng tạo chúng ta cần học tập, rèn luyện như thế nào? 3đ.

2. Hợp tác là gì? Cho ví dụ. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay trong hợp tác cùng phát triển là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁP ÁN:

A.Trắc nghiệm:

I. Mỗi ý đúng + 0,25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

a

a

d

c

d

b

c

d

II. Mỗi ý đúng +0,25đ.

(1)   Truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

(2)   quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

(3)   Truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

(4)   Bản sắc dân tộc Việt Nam.

III.

1.Không tán thành.0,25đTrong thời kỳ nào cũng vậy con người ta cần phải có lí tưởng sống. Trong thời đại hiện nay đất nước ta đang quá độ lên CNXH, là công dân của đất nước chúng ta cần xây dựng cho mình một lí tưởng sống đúng đắn để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đó cũng chính là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân chúng ta, lí tưởng đó phải phù hợp với sự phát triển của đất nước, phù hợp với khả năng của bản thân.0,75đ

2. Tán thành.0,25đ Vì uống nước nhớ nguồn là truyền thống quý báu của dân tộc ta, nhưng không phải vì thế mà chúng ta bất chấp để làm những việc trái với lương tâm hoặc trái với qui định của pháp luật, mình phải thể hiện là người chí công vô tư, không để tình riêng xen lẫn vào công việc chung. Có như thế xã hội chúng ta mới có sự công bằng và tiến bộ được.0,75đ

B. Tự luận:

Câu 1:

-Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện 0,25đ  và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, công tác….nhằm đạt kết quả cao. 0,25đ

- Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của con người hiện đại. 0,25đ Nó giúp chúng ta có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, 0,25đ rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. 0,25đ

Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kỳ tích vẻ vang, 0,25đ  mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. 0,25đ

Bản thân em đã làm được:… 0,25đ

Chưa làm được…..0,25đ

-Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống. 0,25đ

Để trở thành người năg động, sáng tạo mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình 0,25đ  và cần tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống. 0,25đ

 

Câu 2:

-Hợp táclà cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau 0,25đ trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. 0,25đ

Ví dụ: Cả lớp 9A cùng nhau làm chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp.0,5đ

- Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, với các nước trong khu vực 0,25đ  và trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng độc lập,chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổcủa nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; 0,25đ  bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các bất đồng tranh chấp bằng thương lượng hòa bình; phản đối âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặtvà cường quyền. 0,25đ Nuớc ta đã và đang hợp táccó hiệu quả với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…0,25đ

 

 

Phòng GD & ĐT Mộc Hóa.

Trường THCS BHĐông.

KÌ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKII.

Môn: GDCD 9.

Thời gian : 45 phút( không kể phát đề)

Họ và tên:

Điểm

Số tờ

Chữ ký GT

Chữ ký GK

 

 

 

 

ĐỀ:

A.Trắc nghiệm: 5 đ:

 I. Hãy đánh dấu x vào câu trả lời đúng nhất:2 đ.

1.Theoqui định của Luật nghĩa vụ năm 1994 thì công dân nam  trong độ tuuổi nào được gọi nhập ngũ?

a. từ 18 đến 25 tuổi. b. Từ 18 đến 27 tuổi. c. Từ 20 đến 25 tuổi. d. Từ 20 đến 27 tuổi.

2. Hành vi nào sau đây bị xem là vi phạm pháp luật hình sự?

a. Vay nợ không trả. b. Chạy xe vượt đèn đỏ.

c. Cướp giật dây chuyền của người đi đường. d. Lấn chiếm lề đường mở quán ăn.

3.Theo qui định  điều 6 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính thì người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên sẽ bị xử phạt hành chính về mọi hành vi của mình gây ra?

a. 16 tuổi. b. 17 tuổi. c. 18 tuổi. d. 20 tuổi.

4. Trong các quyền sau đây quyền nào là quyền lao động?

a. Quyền được thuê mướn nhân công.. b. Quyền sở hữu tài sản.

c. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.  d. Quyền tự do kinh doanh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Họ và tên:

Lớp:      Kiểm tra 15 phút.

      Môn GDCD

Đề:

I Hãy đánh dấu x vào câu trả lời ứng với những hành vi vi phạm về kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam? 4 đ

   1. Kết hôn khi đang có vợ có chồng.

   2. Kết hôn giữa những người đã li hôn.

   3. Kết hôn do cha mẹ sắp đặt.

   4. Kết hôn giữa con bác, con chú nuôi.

   5. Kết hôn với người nước ngoài.

   6. Kết hôn cần phân biệt tôn giáo.

   7. Kết hôn giữa những người đồng tính.

   8. Kết hôn giữa con nuôi với bố mẹ nuôi.

   9. Kết hôn để đền ơn.

  10. Kết hôn khi nam nữ đã 20 tuổi.

  11. Kết hôn với người bị bệnh thần kinh.

  12. Kết hôn khi nam 18 tuổi, nữ 20 tuổi.

  13. Kết hôn dựa trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng.

  14. Kết hôn rồi mới đi đăng kí giấy kết hôn.

II. Em cho biết từng hành vi sau hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Vì sao? 2đ.

1.Trong gia đình, người bố là có quyền qutết định tất cả.

2.Yêu nhanh, cưới nhanh là cách sống hiện đại.

III. Điền đầy đủ thôg tin vào các phần để trống dưới đây ứng với tóm tắt khái niệm của kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam: 2 đ.

 

IV. Hãy đánh dấu chéo vào câu trả lời đúng nhất: 2đ.

1.Gia đình đuợc ví nhu điều gì của xã hội?

a. Trái tim. b. Khuôn mặt.  c. Tế bào. d. Một bộ phận quan trọng khác.

2.Thanh niên ngày nay cần:

a. Học tập vì qutền lợi của bản thân.  b. Nổ lực rèn luyện toàn diện.

c. Học lý thuyết không cần vận dung vào thực tế.

d. Học là chính không cần tham gia các hoạt động của xã hội.

3.Thnh niên đều không có ý chí cầu tiến:

a. Đúng    b. Sai.

4.Có ý kiến cho rằng: Kết hôn là quyền của đôi nam nữ không ai có quyền can thiệp.

a. Sai     b. Sai. 

 

 

1

nguon VI OLET