Bài 1
PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
( 3 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, bản chất của pháp luật ; mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính
trị, đạo đức.
- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội.
2.Về kiõ năng:
- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn
mực của pháp luật.
3.Về thái độ:
- Có ý thức tôn trọng pháp luật ; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.
II. NỘI DUNG :
1. Trọng tâm:
- Khái niệm pháp luật (bao gồm định nghĩa pháp luật , các đặc trưng của pháp luật).
- Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật.
- Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị và đạo đức.
- Vai trò của pháp luật đối với Nhà nư ớc, xã hội và mỗi công d ân.
2. Một số kiến thức cần lưu ý:
a) Định nghĩa pháp luật:
Do những nguyên nhân khác nhau, cho đến nay, nhiều người vẫn thường nghĩ rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán, là sự hạn chế tự do cá nhân, là việc xử phạt…, từ đó hình thành trong một bộ phận dân cư thái độ e ngại, xa lạ với pháp luật, coi pháp luật chỉ là việc của Nhà nước… Để giúp HS có nhận thức và thái độ, tình cảm đúng đắn đối với pháp luật, cần nhấn mạnh: Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung , do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức nào đó vi phạm thì sẽ bị xử lí nghiêm minh, kể cả bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về những việc đưpợc làm, phải làm và không được làm. Mục đích xây dựng và ban hành pháp luật của nhà nước chính là để quản lí đất nước, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển, bảo đảm cho các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
b) Các đặc trưng của pháp luật phản ánh nguồn gốc , bản chất của pháp luật.
+ Tính quy phạm phổ biến phản ánh nguồn gốc xã hội, bản chất xã hội của pháp luật . Trong cuộc sống giao lưu dân sự hàng ngày , mỗi cá nhân tham gia vào rất nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, vì vậy , xét về bản chất xã hội , Mác đã coi “ bản chất của con người là tổng hoà tất cả những quan hệ xã hội ”. Từ các mối quan hệ xã hội lặp đi lặp lại nhiều lần qua một quá trình sàn lọc lâu dài trong những điều kiện kinh tế - xã hội , văn hoá cụ thể, đã dần hình thành các quy tắc xử xự đáp ứng ở mức độ nhất định các nhu cầu , lợi ích chung của những cá nhân , những cộng đồng người khác nhau khi tham gia vào các hoạt động xã hội .Ví dụ , xét từ góc độ của hoạt động sản xuất xã hội , Ăng-ghen đã phân tích , tại một giai đoạn phát triển nhất định của lực lượng sản xuất , của phân công lao động đã “ phát sinh nhu cầu phải tập hợp dưới một quy tắc chung , những hành vi sản xuất, phân phối, trao đổi s ản phẩm, những hành vi này cứ tái diễn hàng ngày và phải làm thế nào để mọi người phải phục tùng những điều kiện chung của sản xuất và trao đổi . Quy tắc đó trước tiên là thói quen , sau thành “ pháp luật ”
Như vậy, xét từ nguồn gốc xã hội , pháp luật là sự mô hình hoá, khuôn mẫu hoá những thói quen , tập quán , những quy tắc xử sự được hình thành từ chính nhu cầu khách quan của con người khi tham gia vào các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
+ Tính quyền lực , tính bắt buộc chung phản ánh bản chất giai cấp của pháp luật. Không phải mọi quy tắc xử sự , mọi tập quán hình thành từ các quan hệ xã hội đều trở thành pháp luật. Trong xã hội có phân chia thành giai cấp và các tầng lớp xã hội khác nhau đều luôn tồn tại những lợi ích khác nhau, thậm chí đối kháng nhau, vì vậy, không phải lúc nào xã hội cũng có khả năng, tự điều chỉnh để tìm ra khuôn mẫu chung cho hành vi ứng xử của các cá nhân , cộng đồng . Nhà nước với tư cách là tổ chức đặc
nguon VI OLET