BÀI: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
(PHẦN LÝ THUYẾT)

PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
- Hiểu được những bài học truyền thống dựng nước và giữ nước; ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta.
2. Thái độ
- Bước đầu hình thành ý thức trân trọng với truyền thống dân tộc Việt Nam trong đấu tranh dựng nước và giữ nước qua các thời kì.
- Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc.
- Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM
1. Nội dung:
- Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
- Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
2. Trọng tâm:
Truyền thống vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
III. THỜI GIAN
Tổng số tiết: 3 (Tiết PPCT: 1 - 3)
Tiết 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
Tiết 2: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước (mục 1, 2, 3 SGK)
Tiết 3: Mục 4, 5, 6 SGK
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức:
-Lên lớp: Lấy lớp học tập để lên lớp, lấy tổ học tập để thảo luận.
2. Phương pháp:
- Giáo viên:
+ Thuyết trình.
+ Phân tích nội dung.
+ Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.
- Học sinh: Nghe, ghi chép, trả lời câu hỏi của giáo viên.
V. ĐỊA ĐIỂM
- Phòng học.
VI. VẬT CHẤT













PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI

I. TỔ CHỨC GIẢNG BÀI 20 PHÚT
1. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan.
+ Chuẩn bị các sự kiện lịch sử có liên quan.
- Học sinh: Đọc trước các nội dung, tìm hiểu thêm thông tin có liên quan.
2. Nhận lớp:
- Lớp tập trung trong phòng học.
- HS mặc đồng phục thể thao, mang giầy.
3. Phổ biến các qui định:
Học tập: Tích cực tham gia xây dựng bài, trả lời câu hỏi của giáo viên.
Kỷ luật: Học tập nghiêm túc, trật tự tránh làm ảnh hướng tới các lớp.
4. Kiểm tra bài cũ:
5. Phổ biến ý định giảng bài:
- Tên bài
- Nội dung tiêu đề từ nội dung I đến nội dung IV của ý định giảng bài.
II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI 100 PHÚT

Nội dung
Phương pháp
Vật chất

I. LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên
a. Cuộc kháng chiến chống quân Tần (Thế kỷ II trước công nguyên, khoảng 214 - 208 TCN:
Bây giờ khoảng 50 vạn quân Tần tiến vào nước ta do tướng Đồ Thư chỉ huy. Nhân dân Âu Việt và Lạc Việt trên địa bàn Văn Lang do Vua Hùng và Thục Phán lãnh đạo đã kiên trì và anh dũng chiến đấu. Sau khoảng 5 - 6 năm ( 214 - 208 TCN) chiến đấu “ Quân Tần thân phơi đầy nội, máu chảy đầy sông, chủ tướng Đồ Thư bị giết, số còn lại rút chạy về nước”.
b. Đánh quân Triệu Đà(TKII, 184 - 179 TCN)
Nhân dân Âu Lạc do An Dương Vương lãnh đạo đã xây thành Cổ Loa chế nỏ Liên Châu đánh giặc, nhưng do chủ quan, mất cảnh giác nên mắc mưu giặc ( Truyện Mỵ Châu - Trọng Thuỷ) đã để Đất nước rơi vào tay giặc.
Từ đây Đất nước ta rơi vào thảm họa hơn 1000 năm dưới ách thống trị, đô hộ của bọn phong kiến Trung Hoa (thời kỳ Bắc thuộc).
2. Cuộc đấu tranh giành lại độc lập :
a. Từ thế kỷ I TCN đến thế kỷ X :
- Dưới ách thống trị của chính quyền đô hộ, trải qua nhiều triều đại bọn phong kiến phương bắc: Nhà Triệu, nhà Hán, nhà Lương, đến nhà Tuỳ, nhà Đường. Chúng luôn tìm cách vơ vét của cải, áp bức và đồng hoá dân ta, biến nước ta thành quận, huyện của chúng
- Nhân dân ta quyết không chịu khuất phục
nguon VI OLET