Ngày soạn:
Ngày dạy:

BÀI 1. TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM


I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích:
Bồi dưỡng cho học sinh hiểu được nội dung cơ bản lịch sử đánh giặc giữ nước và truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước; góp phần xây dựng lòng tự hào, tinh thần yêu nước đối với thế hệ trẻ.
2. Yêu cầu:
Có thái độ học tập tốt, hiểu đúng, đủ nội dung của bài, tiếp tục học tập góp phần giữ gìn, kế thừa, phát triển truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

I. MỤC TIÊU:
a. Về Kiến thức:
Cung cấp kiến thức về những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta từ những cuộc chiến tranh đầu tiên đến năm 1945.
Nắm được những kiến thức về nghệ thuật quân sự đã được vận dụng trong những cuộc chiến tranh đó.
Hiểu được một số thuật ngữ khoa học dùng trong quân sự.
b. Về kỷ năng:
Rèn kỷ năng tư duy logic, suy luận hợp lý và biết nhìn nhận khách quan.
Rèn kỷ năng trình bày vấn đề.
c. Về thái độ:
Biết tự hào, tôn trọng những giá trị lịch sử của dân tộc.
Biết bảo tồn, kế thừa và vận dụng hợp lý vào thực tiển cuộc sống.
II . Phân bố thời gian (04 tiết)
Tiết 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước dân tộc Việt Nam
Tiết 2: Truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam
Tiết 3: Truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam
Tiết 4: Truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của học sinh:
- Thước kẻ, compas. - HS đọc bài này trước ở nhà.
- Bài cũ.
- Giấy phim trong, viết lông.

2. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thước kẻ, compas.
- Các bảng phụ - Bài để phát cho HS
- Các hình vẽ. - Câu hỏi trắc nghiệm.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Gợi mở, vấn đáp.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Hoạt động nhóm.

V. THỰC HÀNH GIẢNG DẠY

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số, đồng phục.
2. Giới thiệu về chương trình môn học, chương trình của lớp 10.
Môn giáo dục quốc phòng được xem là một môn học chính khóa trong chương trình học phổ thông.
Từ ngày 09 tháng 04 năm 2000 theo quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT chương trình của môn GDQP ở trường THPT bao gồm các học phần: Chính trị, Điều lệnh đội ngũ không có súng, Kỷ thuật sử dụng vũ khí trong chiến đấu và bảo quản, Chiến thuật cá nhân, Hội thao và Hướng nghiệp. Phân bổ đều cho ba năm học.
Chương trình học của lớp 10 bao gồm: Chính trị, Điều lệnh đội ngũ không có súng, Kỷ thuật sơ cấp cứu(phần đầu), Hội thao.
3. Bài mới:
Tiết 1.

HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG








GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức lịch sử thời kì Văn Lang-Âu Lạc.
Mở rộng thêm cho học sinh về An Dương Vương là người đầu tiên đặt nền móng cho phong kiến Việt Nam.
HS: Trao đổi xay dựng bài học từ những kiến thức đã được học ở những lớp trước.



GV: Giảng cho học sinh về Liên Châu Tiễn (Nỏ Thần), chế tạo: tướng Cao Lổ, tên làm bằng đồng, ba cạnh có rảnh, đầu tên hình móc câu.








HS: Cùng giáo viên xây dựng bài học từ những kiến thức đã học.













GV: Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự các cuộc đấu tranh khởi nghĩa của dân tộc.

GV: Từ đây nước Đại Việt có một chủ quyền riêng, mở ra một thời đại mới cho một dân tộc anh hùng.
Yêu cầu HS nói về Chiến thắng Bạch Đằng và ý nghĩa to lơn của nó.

I. LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
1. Những Cuộc Chiến Tranh Giữ Nước Đầu Tiên
a) Cuộc kháng chiến chống quân Tần (TK III TCN, khỏang 214 - 208 TCN)
- Nhân dân Âu Việt và Lạc Việt trên địn bàn Văn Lang, do vua Hùng và Thục Phán lãnh đạo.
- Sang xâm lược nước ta thời bấy giờ là quân Tần với
nguon VI OLET