GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên GD: Nguyễn Thành Lẩm
Lớp GD: 12A1,12A3 Giáo viên DG: …………………………
Môn: GDQP-AN ………………………………………….
Ngày GD: 7 tháng 11 năm 2012 ………………………………………….
BÀI 2:
MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN,
AN NINH NHÂN DÂN
(tiếp theo)
MỤC TIÊU – YÊU CẦU
1. Mục tiêu
Hiểu được đặc điểm, mục tiêu và nhiệm vụ của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong thời kì mới.
2. Yêu cầu
Có ý thức tự giác tích cực trong học tập. thái độ học tập đúng đắn.
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIÊN DẠY HỌC
1. Phương tiên
Lấy đội hinh tập luyện để lên lớp.
2. Phương pháp
Giáo viên: Giảng dạy theo phương pháp diễn giải; kết hợp với kể truyện lịch sử dẫn chứng, chứng minh.
Học sinh: nghe, kết hợp ghi chép.
3. Chuẩn bị
GV: giáo án giảng dạy.
HS: tập để thực hiện ghi chép.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
* Phần mở đầu (5 phút)
Tập trung lớp kiểm tra sĩ số, trang phục và tình hình sức khỏe lớp.
Phổ biến mục tiêu, yêu cầu và nội dung bài giảng.
Kiểm tra bài củ.
* Phần cơ bản (35 phút)
Triển khai bài mới (30 phút)

Nội dung
Phương pháp

II. Nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong thời kỳ mới.
1. Đặc điểm.
- Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là nền quốc phòng, an ninh “của dân, do dân, vì dân”.
- Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân nhằm mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng.
- Sức mạnh nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là cơ sở để triển khai một chiến lược tổng hợp bảo vệ Tổ quốc.
- Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được xây dựng toàn diện và từng bước hiện đại.
- Nền quốc phòng toàn dân phải được gắn chặt với an ninh nhân dân.
2. Mục đích.
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong sự gắn kết chặt chẽ với nền an ninh nhân dân. Nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN…, giữ ổn định chính trị, môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng XHCN.
3. Nhiệm vụ.
a). Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân:
Trong thời bình: Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trong thời chiến: Đánh thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống của nhân dân.
b) Nhiệm vụ xây dựng nền an ninh nhân dân:
- Giữ vững sự ổn định và phát triển của mọi hoạt động, mọi ngành, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội trong cả nước.
- Đấu tranh chống lại mọi hành động gây rối, phá hoại lật đổ chế độ của các thế lực phản động, thù địch trong nước cũng như các tội phạm khác để bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ chính quyền nhân dân.
- Giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ những thành quả chung của xã hội , bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

GV cần làm rõ những nội dung nhiệm vụ, biện pháp xây dựng nền quốc phòng trong thời kỳ mới.

Làm rõ đặc điểm của nền QP ở Việt Nam.
GV: (?)Tại sao nói nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là nền quốc phòng toàn dân, an ninh “của dân, do dân, vì dân”?
Nhận xét và phân tích.
HS: trả lời, chú ý lắng nghe và ghi chép.






GV: giải thích mục đích xây dựng nền QP toàn dân.








GV: (?) Nhiệm vụ chính yếu khi xây dựng nền QP toàn dân, an ninh nhân dân trong thời bình cũng như trong thời chiến là gì ?
Nhận xét và phân tích.
HS: trả lời, ghi chép.



Củng cố (5 phút)
Câu hỏi: Tại sao nói nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là nền quốc phòng toàn dân, an ninh “của dân, do dân, vì dân”?
* Phần kết thúc (5 phút)
Giao một số công việc chuẩn bị cho tiết sau và công việc về nhà.
Xuống lớp.
RÚT KINH NGHIỆM
nguon VI OLET