Trường THCS Mỹ Phước Tây                                               Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 (Năm học 2011 - 2012)

CHỦ ĐIỂM THÁNG 9. TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯ­ỜNG

Mục tiêu chung:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống trong giờ HĐ GDNGLL.

- Học sinh hiểu được nội dung một số kĩ năng sống cần thiết của người học sinhTHCS.

- Trình bày lợi ích của các kĩ năng sống đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội.

- Giúp học sinh hiểu biết truyền thống tốt đẹp của nhà trường làm cho học sinh có tình cảm yêu quý nhà trường, tự hào là học sinh của trường; có ý thức phát huy truyền thống của nhà trường.

2. Kỹ  năng:

- Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của nhà trường.

- Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác, với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.

3. Thái độ:

- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ động sáng tạo.

- Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ GDNGLL.

- Rèn cho học sinh có thói quen thực hiện nghiêm túc những qui định về nề nếp, học tập, ý thức kỉ luật, biết thực hiện những yêu cầu cơ bản của người học sinh.

 

Hoạt động 1: THẢO LUẬN VỀ NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC

1. Kiến thức

- Học sinh biết được những qui định, nội qui của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới.

- Học sinh hiểu được những qui định, nội qui của nhà trường giúp cho môi trường học tập ngày một tốt đẹp hơn.

2. Kĩ năng

- Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia thảo luận nội quy của lớp, của nhà trường; thảo luận nhiệm vụ năm học.

- Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với bạn bè cùng lớp, với các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận.

3. Thái độ

- Học sinh có ý thức tôn trọng nội qui nhà trường, nội quy lớp học và nhiệm vụ năm học.

- Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội qui và nhiệm vụ năm học.

- Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG

 - Kĩ năng tự nhận thức về giá trị bản thân khi thực hiện nội quy và nhiệm vụ  năm học.

 - Kĩ năng tự tin để thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học.

 - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến người khác về nội quy, nhiệm vụ năm học.

 - Kĩ năng trình bày suy  nghĩ, ý tưởng về việc thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG

- Thảo luận, hỏi chuyên gia, tranh luận

IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. Tài liệu

- Nội quy của trường trường THCS Mỹ Phước Tây

- Nội quy của lớp 7A7

- Biểu điểm chấm thi đua, biểu điểm chấm cờ đỏ

2. Phương tiện

- Phấn màu, bảng, giấy bút, bảng nhóm, khăn trải bàn, lọ hoa, phiếu bầu.

V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

1) Khám phá

- Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta kết đoàn

- Để thực hiện tốt nề nếp học tập và rèn luyện đạo đức chúng ta cần xây dựng nội qui của lớp, của trường.

- Giới thiệu chương trình hoạt động.

2) Kết nối

Hoạt động 1.

- Giáo viên chủ nhiệm giới thiệu nội quy trường THCS Mỹ Phước Tây: Đọc bản nội quy.

Hoạt động 2.

- Giáo viên chủ nhiệm giới thiệu nội quy của lớp 7A7

3) Thực hành - luyện tập

Hoạt động 3. Thảo luận

Em Tiệp – Lớp trưởng giới thiệu câu hỏi để lớp thảo luận.

Câu 1.  Để chi đội 7A7 vững mạnh, trở thành chi đội tự quản tốt chúng ta cần phải làm ?

Câu 2. Hãy nêu các nề nếp cần được giữ vững ?

Câu 3. Để có kết quả học tập tốt các bạn cần phải làm gì ? Tập thể lớp cần phải làm gì?

Hoạt động 4.

- Lớp trưởng gọi các bạn đứng tại chỗ nêu ý kiến thảo luận, gúp ý cho bản nội quy của trường, lớp.

- Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, bổ sung thêm vào nội qui những phần còn thiếu.

- Động viên, tuyên dương những nhóm làm tốt.

4) Vận dụng

- Nhắc nhở học sinh việc thực hiện nề nếp và nhiệm vụ năm học.

- Giáo viên chủ nhiệm tổng kết, nêu nhiệm vụ năm học mới.

- Học sinh vui văn nghệ (Phương Thảo điều hành)

V. TƯ LIỆU

- Nội quy Trường THCS Mỹ Phước Tây

- Nội quy lớp 7ª7


Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC

1. Kiến thức

-Củng cố, khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những tấm gương dạy tốt của thầy, cô giáo và gương học tốt của học sinh.

-Phấn khởi, tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường,lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới.

2. Kĩ năng

- Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia thảo luận về các truyền thống tốt đẹp của nhà trường trong suốt quá trình phát triển

- Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với bạn bè cùng lớp, với các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận.

3. Thái độ

- Học sinh có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà trường.

- Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập để xứng đáng với truyền thống của nhà trường.

- Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG

 - Kĩ năng tự nhận thức về giá trị bản thân khi thực hiện nội quy và nhiệm vụ  năm học.

 - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến người khác về nội quy, nhiệm vụ năm học.

 - Kĩ năng trình bày suy  nghĩ, ý tưởng về việc thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG

- Thảo luận, hỏi chuyên gia, tranh luận

- Thi hỏi - đáp và kể chuyện về truyền thống của trường.

- Thi đố vui và văn nghệ.

IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. Tài liệu

- Ý nghĩa của tên trường.

- Những truyền thống tốt đẹp của trường.

- Những tấm gương học tốt của trường, của lớp mà bạn mến phục nhất.

- Bảo vệ và phát huy truyền thống của trường.

2. Phương tiện

- Các mẩu chuyện về danh nhân hoặc địa danh mà trường mang tên; về gương các thầy, cô giáo dạy tốt và về những thành tích nổi bật của trường, lớp.

- Các bài hát về trường, lớp, thầy cô giáo và bạn bè.

- Các câu hỏi, câu đố cùng đáp án về truyền thống của trường và lớp. Ví dụ: Việc trường ta mang tên địa danh.. có ý nghĩa gì? Là học sinh của trường được mang tên địa danh..., bạn có suy nghĩ gì? thành tích cai nhất của trường ta,của lớp ta trong năm học vừa qua là gì?

- Năm học vừa qua lớp ta có bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh tiên tiến? Có bao nhiêu học sinh trường ta đạt giải cấp huyện, thành trong các kì thi học sinh giỏi các môn? Có những bạn nào làm được việc tốt mà chúng ta cần học tập?

V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

1) Khám phá

- Hát tập thể bài hát truyền thống của trường.

- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu;nêu trương trình hoạt động,mời các đội thi đấu và ban giám khảo lên làm việc.

+ Các đội thi đấu nói lời quyết tâm thi đua của đội mình.

+ Ban giám khảo nêu thể lệ thi,cách chấm điểm,quy định thời gian chuẩn bị để trả lời và thang điểm cho từng loại câu hỏi.

2) Kết nối

Thi hiểu biết về truyền thống của trường

Các đội báo tín hiệu hiệu trả lời (bằng cách cắm cờ,đanh trống hay lắc chuông). Tổ trả lời trước mà chưa đúng thì tổ khác có quyền trả lời. Nếu các đội cùng có tín hiệu thì viết ý kiến trả lời ra giấy. Người dẫn chương trình sẽ đọc ý kiến trả lời từng đội cho cả lớp nghe.Giám khảo cho điểm từng tổ công khai lên bảng. Nếu không có đội nào trả lời đúng thì mời cổ động viên. Nếu không ai trả lời đúng thì người dẫn chương trình nêu đáp án.

3) Thực hành - luyện tập

Thi đố vui và văn nghệ (dành cho cổ động viên)

Người dẫn chương trình nêu từng câu đố vui hoặc yêu cầu về văn nghệ, sau đó lần lượt mời các cổ động viên xung phong trả lời. Nếu không ai trả lời được thì người dẫn chương trình nêu đáp án. Nếu có nhiều cổ động viên cùng xung phong thì người dẫn chương trình nên mời cho đồng đều giữa các tổ.

- Trưởng ban giám khảo công bố kết quả thi giữa hai đội.

4) Vận dụng

- Mời giáo viên chủ nhiệm (hoặc đại biểu) lên tuyên dương hoặc khen thưởng các đội được xếp hạng nhất, nhì, ba, ..v..v..

- Nhận xét chung về tinh thần, ý thức và kết quả tham gia hoạt động của các tổ và các thành viên trong lớp.

- Nhắc nhở học sinh việc thực hiện nề nếp để giữ gìn danh dự và truyền thống của nhà trường

- Giáo viên chủ nhiệm tổng kết

V. TƯ LIỆU

- Các câu chuyện về danh nhân ở địa phương

- Các tấm gương của các thầy cô giáo trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường

- Các tấm gương học tập tốt của HS trong trường từ xưa đến nay


CHỦ ĐIỂM THÁNG 10. CHĂM NGOAN HỌC GIỎI

Mục tiêu chung.

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống trong giờ HĐ GDNGLL.

- Học sinh hiểu được nội dung một số kĩ năng sống cần thiết của người học sinh THCS.

- Trình bày lợi ích của các kĩ năng sống đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội.

- Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VN DCCH tháng 9 năm 1945 và thư gửi ngành giáo dục 16.10.1968.

2. Kĩ năng:

- Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của nhà trường.

- Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác, với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.

- Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ.

3. Thái độ:

- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ động sáng tạo.

- Có ý thức rèn luyện cỏc kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ GDNGLL.

- Học sinh có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm trong học tập.

 

Hoạt động 1: HỘI VUI HỌC TẬP

 

I. Yêu cầu giáo dục:

1. Kiến thức:

- Ôn tập, củng cố kiến thức các môn đã học ở lớp trước và kiến  thức học trong tháng 9, tháng 10 ở lớp 7.

- Các kiến thức chung về tự nhiên, xã hội phù hợp với trình độ và lứa tuổi.

2. Kỹ năng:

- Rèn tư duy nhanh nhạy và kĩ năng phát hiện, trả lời câu hỏi.

3. Thái độ:

- Xây dựng thái độ phấn đấu vươn lên trong học giỏi, say mê học tập.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các nội dung có liên quan đến hội vui học tập

- Kĩ năng giải quyết vấn đề khi tham gia trả lời các câu hỏi của hội vui cùng với các đội thi và tìm ra những cách trả lời tốt nhất.

- Kĩ năng quản lí thời gian để trong thời gian ngằn các nhóm có thể tìm ra phương án trả lời đúng nhất.

III. Các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng:

- Động não

- Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẽ.

- Giải quyết vấn đề.

- Thảo luận

- Hỏi và trả lời.

IV. Tài liệu và phương tiện:

1. Tài liệu:

- Cán sự bộ môn chuẩn bị câu hỏi và đáp án; cán bộ phụ trách học tập  tập hợp các câu hỏi trên.

- Một số tiết mục văn nghệ.

2. Phương tiện:

- Lập ban tổ chức gồm 3 người: lớp phó phụ trách học tập chịu trách nhiệm về nội dung câu hỏi, một người dẫn chương trình, một người làm thư kí.

- Ban giám khảo gồm 3 bạn trong cán sự phụ trách bộ môn.

- Chuẩn bị cờ để các đội dùng làm phương tiện  giành quyền trả lời.

V. Tiến hành hoạt động

1. Khám phá:

- Tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình hội vui học tập.

- Hát tập thể:

2. Kết nối:

Hoạt động 1: Ai nhanh, ai giỏi

 - Đây là phần thi cá nhân, thời gian phần này chiếm khoản 1/3 thời giam hội vui.

 - Người điều khiển chương trình đọc câu hỏi. Ai giơ tay được quyền trả lời.

Hoạt động 2: Văn nghệ

- Cán bộ văn nghệ điều khiển lớp biểu diễn một số tiết mục văn nghệ.

3. Thực hành-luyện tập:

Hoạt động 3: Đội nào nhanh hơn, giỏi hơn

 - Đây là phần thi giữa các tổ, mỗi tổ cử một nhóm 3 bạn.

 - Cách thi: Người điều khiển đọc câu hỏi: Đội nào giơ cờ trước sẽ được quyền trả lời. Nếu sai đội khác được quyền trả lời tiếp.

- Thư kí ghi kết quả thi của từng câu hỏi lên bảng.

4. Vận dụng:

- Mời GVCN lên tuyê dương và khen thưởng các tổ hạng nhất, nhì

- Nhận xét chung về tinh thần, ý thức và kết quả tham gia hoạt động của các tổ và các thành viên trong tổ

- GVCN tổng kết buổi thi.

VI. Tư liệu:

- Các câu hỏi và đáp án các môn: văn, toán, lí, anh văn.

 


CHỦ ĐIỂM THÁNG 10. CHĂM NGOAN HỌC GIỎI

Hoạt động 2: SINH HOẠT VĂN NGHỆ "BÀI CA HỌC TẬP"

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC

1. Kiến thức

- Ôn luyện và hiểu thêm ý nghĩa giáo dục  của các bài hát.

- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc học tập qua nội dung các bài hát

- Biết tự quản, đoàn kết tốt giúp đỡ lẫn nhau để học tốt

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng, phong cách thể hiện các tiết mục văn nghệ.

- Tự xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tốt.

3. Thái độ

- Giáo dục thái độ nghiêm túc và ý thức say mê trong học tập.

- Học sinh có ý thức tôn trọng nghị quyết của tập thể khi đã thống nhất.

- Học sinh có ý thức trong việc xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tốt.

- Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG

- Kĩ năng xác định giá trị bản thân về khả năng văn nghệ.

- Kĩ năng tự tin khi tham gia văn nghệ.

- Kĩ năng hợp tác với người khác trong hoạt động thi văn nghệ

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG

- Biểu đạt sáng tạo

- Trò chơi giáo dục.

IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. Tài liệu

- Câu hỏi và đáp án.

- Một vài tiết mục văn nghệ.

2. Phương tiện

- Nhạc cụ

- Mỗi tổ chuẩn bị ba tiết mục văn nghệ có nội dung về học tập, về nhà trường.

- Ban tổ chức gồm: Người điều khiển chương trình, các bộ phụ trách văn nghệ chuẩn bị câu hỏi và đáp án.

V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

1) Khám phá

- Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta kết đoàn

- Giáo viên chủ nhiệm cùng cán bộ lớp thống nhất chương trình, kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ công việc cụ thể.

- Cử người điều khiển chương trình: Thảo

- Giới thiệu chương trình hoạt động.

2) Kết nối

Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ giữa các tổ

- Người dẫn chương trình đọc câu hỏi: ai giơ tay trước được quyền hát hoặc trả lời câu hỏi.

- Ban tổ chức nhận xét.

Hoạt động 2: Thi hát, đọc thơ... theo yêu cầu câu hỏi

- Người dẫn chương trình đọc câu hỏi: ai giơ tay trước được quyền hát hoặc trả lời câu hỏi.

- Ban tổ chức nhận xét.

3) Thực hành - luyện tập

Hoạt động 3: Biểu diển văn nghệ khán giả

- Người dẫn chương trình đọc câu hỏi: ai giơ tay trước được quyền hát hoặc trả lời câu hỏi.

- Ban tổ chức nhận xét.

Hoạt động 4: Tổng hợp

- Ban tổ chức  nhận xét đánh giá và biểu dương tinh thần tham gia tích cực của cá nhân, tổ, nhóm.

- Nhắc nhở các tổ, cá nhân phát huy hơn nữa thành tích đạt được trong cuộc thi và nêu cao tinh thần học tập hơn nữa.

4) Vận dụng

- Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở và tổng kết buổi văn nghệ

V. TÀI LIỆU

- Các bài hát liên quan đến chủ đề.

 

 


Chủ điểm tháng 11: TÔN SƯ­ TRỌNG ĐẠO

Mục tiêu chung:

  1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu được công việc giáo dục, giảng dạy của Thầy cô giáo; hiểu được nguyện vọng và mong muốn của Thầy cô đối với sự tiến bộ của HS

  1. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử với Thầy cô giáo, phát huy truyền thống Tôn sư trọng đạo

  1. Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh thái độ kính trọng, vâng lời Thầy cô giáo, biết trân trọng tình cảm thầy trò

Hoạt động 1: LỄ ĐĂNG KÍ THI ĐUA:  “HOA ĐIỂM TỐT DÂNG THẦY CÔ”

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC

1. Kiến thức

- Giúp học sinh hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với các em.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các bản giao ước thi đua của các tổ.

- Rèn kĩ năng trình bày ý tưởng về các tiêu chí thi đua.

- Rèn kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện mục tiêu thi đua có nhiều điểm tốt.

3. Thái độ

- Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG

- Có kĩ năng tự tin khi giao ước thi đua “Hoa điểm tốt dâng thầy cô”.

- Có kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các bản giao ước thi đua của các tổ.

- Có kĩ năng trình bày ý tưởng về các tiêu chí thi đua.

- Có kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện mục tiêu thi đua có nhiều điểm tốt.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG

- Thảo luận theo nhóm

- Hỏi và trả lời.

IV TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. Tài liệu

- Chương trình hành động của lớp trong tháng 11 và trong tuần cao điểm của tháng (từ ngày 15 đến 20/11)

- Các cá nhân đăng ký thi đua thực hiện tốt chương trình hành động của lớp .

- Các tổ đăng ký thi đua.

2. Phương tiện

- Các bản đăng kí thi đua.

V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

1) Khám phá

- Bạn Thảo nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp cùng đại diện ban phụ huynh lớp.

- Quản ca bắt nhịp bài hỏt tập thể: “Cô giáo em”.

2) Kết nối

Hoạt động 1.

- Bạn lớp trưởng lần lượt nêu các câu hỏi liên quan đến chủ đề thầy cô giáo cho các bạn tham gia thảo luận theo tổ và đại diện các tổ đứng lên trả lời.

- Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, thảo luận nhằm khắc sâu nhận thức về “Tình nghĩa thầy trò”, “Công ơn của thầy cô giáo”.

Hoạt động 2.

- Lớp trưởng lắng nghe và tổng hợp ý kiến.

3) Thực hành - luyện tập

Hoạt động 3: Thảo luận

- Bạn lớp trưởng lần lượt nêu mục đích, yêu cầu, nội dung thi đua và cách đánh giá thi đua.

Hoạt động 4: Đăng kí thi đua

- Đại diện các tổ lần lượt lên đăng ký thi đua.

- Thư ký ghi chỉ tiêu thi đua lên bảng

4) Vận dụng

- Người dẫn chương trình nhận xét, cảm ơn đại biểu.

- Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh tích cực thi đua để đạt được các chỉ tiêu thi đua trong đợt thi đua.

VI. TƯ LIỆU

Các tổ trao đổi và viết đăng ký thi đua tuần học tốt theo chủ đề “Hoa điểm tốt dâng thầy cô ”. Nội dung đăng ký nên ngắn gọn cụ thể theo 2 chỉ tiêu:

+ Kỷ luật giờ học

+ Số điểm tốt đạt được của cá nhân trong tổ và của cả tổ

Ban thi đua đề ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua giữa các tổ:

+ Mỗi điểm 9, 10 là 1 bông hoa

+ Mỗi điểm 1, 2, 3, 4 bị trừ đi 1 bông hoa.

Kết thúc mỗi tuần sẽ căn cứ vào số hoa điểm tốt của mỗi tổ để xếp thi đua tuần của các tổ.

1


Trường THCS Mỹ Phước Tây                         Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 (Năm học 2011 - 2012)

Chủ điểm tháng 11. Tôn sư­ trọng đạo

Hoạt động 2: TỔ CHỨC LỄ KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC

1. Kiến thức

- Giúp học sinh hiểu được công lao và tình cảm của thầy cụ giáo đối với các em.

- Giúp học sinh thấy được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20-11

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tự tin tham gia lễ ki niệm ngày hội các thầy cô giáo.

- Rèn kĩ năng giao tiếp với thầy cô.

3. Thái độ

- Kớnh trọng, lễ phép với thầy cô giáo.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG

- Có kĩ năng tự tin tham gia lễ ki niệm ngày hội các thầy cô giáo.

- Có kĩ năng giao tiếp và ứng xử với các thầy cô giáo.

- Có kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn tham gia lễ kỉ niệm.

- Có kĩ năng thể hiện sự cảm thông với lao động sư phạm của thầy cô

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG

- Thảo luận theo nhóm

- Kể chuyện.

- Biểu đạt sáng tạo

IV TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. Tài liệu

- Bản tóm tắt ý nghĩa ngày Nhà Giáo Việt Nam.

- Lời chúc mừng thầy cô.

- Một số câu hỏi thảo luận

2. Phương tiện

- Phấn, bảng, lọ hoa trang trí

- Một số tiết mục văn nghệ.

V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

1) Khám phá

- Bạn Nhi nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp cùng đại diện ban phụ huynh lớp và các thầy cô dạy bộ môn.

- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Bụi phấn”

2) Kết nối

Hoạt động 1.

- Bạn Nhi đọc bản tóm tắt ý nghĩa lịch sử ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 - 11.

- Bạn Nhi thay mặt lớp chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 - 11.

- Một số học sinh có thành tích cao trong học tập thay mặt các bạn lên chúc mừng các thầy cô giáo.

Hoạt động 2.

- Đại diện thầy cô lên phát biểu ý kiến.

- Phát biểu của đại diện ban phụ huynh lớp.

3) Thực hành - luyện tập

Hoạt động 3: Thảo luận

- Bạn Nhi lần lượt nêu các vấn đề cần thảo luận.

- Động viên tinh thần xung phong của các bạn để cả lớp tham gia phát biểu ý kiến.

Hoạt động 4: Tổng hợp

- Bạn Thảo tóm tắt ý kiến của các bạn trong lớp.

- Thư ký, bạn Huyền ghi biên bản.

4) Vận dụng

- Người dẫn chương trình nhận xét, cảm ơn đại biểu.

- Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh tích cực thi đua để đạt được các chỉ tiêu thi đua trong đợt thi đua.

VI. TƯ LIỆU

- Nội dung và kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11.


Chủ điểm tháng 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Mục tiêu chung:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu về truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam, truyền thống anh hùng của địa phương, của cha ông ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện lòng biết ơn và tự hào với những truyền thống vẻ vang đó, biết phát huy truyền thống tốt đẹp đó để học tập tốt góp phần xây dựng quê hương

3. Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng đối với những mất mát hy sinh của các thế hệ cha ông, biết yêu quý gìn giữ những thành quả của thế hệ trước để lại, thể hiện bằng hành động: kỷ luật tốt, học tập tốt

Hoạt động 1: TÌM HIỂU NHỮNG NGƯỜI CON ANH HÙNG

CỦA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC

1. Kiến thức

- Hiểu đựoc sự hy sinh xương máu cho tự do, độc lập dân tộc  để đem  lại hoà bình cho đất nước của những người con thân yêu của quê hương.

- Tự hào và biết ơn các anh hùng, liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng và toàn thể quân đội ta.

2. Kỹ năng: - Tự giác học tập rèn luyện tốt; tự giác và tích cực tham gia các hoạt động  đền ơn đáp nghĩa.

3. Thái độ: - Tự hào và yêu quê hương, trân trọng những truyền thống của quê hương. Yêu quý và biết ơn anh bộ đội

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG

- Có kĩ năng tự tin sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu về những người anh hùng.

- Kĩ năng tìm hiểu và xử lý thông tin về những người anh hùng của quê hương, đất nước.

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về nhưng người anh hùng.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG

- Động não

- Làm việc theo nhóm nhỏ

- Thảo luận,

- Kể chuyện

- Biểu đạt sáng tạo.

IV TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. Tài liệu

- Các sách báo, tranh ảnh về quê hương và quân đội

- Các tấm gương tiêu biểu về các thương bệnh binh và các anh hùng liệt sỹ của địa phương

- Bảng điểm chấm cho các tài liệu sưu tầm

2. Phương tiện

- Các tư liệu về anh hùng, liệt sĩ của quê hương, đất nước.

- Các bài hát, bài thơ, chuyện kể... về các anh hùng, liệt sĩ, các chiến sĩ quân đội anh hùng, các cựu chiến binh có nhiều công lao đóng góp cho địa phương.

- Cả lớp thảo luận để thống nhất kế hoạch, chương trình hoạt động và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể:

+ Cử người điều khiển chương trình và thư kí.

+ Cử ban giám khảo.

+ Mỗi tổ cử đại diện báo cáo kết quả tìm hiểu của tổ mình, kể một câu chuyện và hát ( hoặc ngâm thơ) về các anh hùng, liệt sĩ...

+ Cử  nhóm trang trí, kẻ tiêu đề hoạt động...

V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

1) Khám phá

- Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát Màu áo chú bộ đội Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý

- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do sinh hoạt, nêu chương trình hoạt động, giới thiệu ban giám khảo thư kí.

2) Kết nối

Hoạt động 1: Báo cáo kết quả tìm hiểu các tổ về "Những con người anh hùng của quê hương, đất nước":

+ Người điều khiển mời lần lượt  từng tổ lên báo cáo kết quả sưu tầm, tìm hiểu của tổ mình.

+ Ban giám khảo chấm điểm công khai và ghi điểm mỗi tổ lên bảng.

Hoạt động 2: Hát, ngâm thơ về các anh hùng, liệt sĩ, thương binh.

+ Yêu cầu hát, ngâm thơ, kể chuyện ca ngợi anh hùng, liệt sĩ.

+ Chia học sinh lớp thành 2 đội ( mỗi đội đặt tên cho đội mình)

+ Tổ chức bốc thăm cho đội hát trước. Mỗi đội hát 1 bài (có thể hát cá nhân, nhóm hoặc cả đội), hát đúng được 10 điểm. Hát sai chủ đề hoặc hết giờ quy định bị điểm 0. Sau thời gian lần lượt quy định, đội nào được điểm cao đội đó thắng.

+ Ban giám khảo chấm điểm công khai và ghi điểm mỗi tổ lên bảng.

3) Thực hành - luyện tập

Hoạt động 3:

Thi kể chuyện hoặc trình bày giới thiệu về các tranh ảnh đã sưu tầm về quê hương và các tấm gương thương bệnh binh, anh hùng liệt sỹ của quê hương

- Người dẫn chương trình cho các bạn treo các tranh ảnh đã sưu tầm được lên tường để cả lớp cùng theo dõi, chủ nhân của các bức tranh ảnh sẽ giới thiệu, thuyết minh về các bức tranh ảnh mình sưu tầm được

- Kể chuyện về các tấm gương thương bệnh binh, anh hùng liệt sỹ của quê hương mà mình biết và tìm hiểu được

4) Vận dụng

- Người dẫn chương trình nhận xét, cảm ơn sự tham gia của tất cả các bạn trong lớp

- Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh tích cực thi đua học tập tốt để xứng đáng với những truyền thống tốt đẹp của quê hương, thể hiện lòng biết ơn với các thế hệ trước bằng những bông hoa điểm 9, điểm 10

VI. TƯ LIỆU

-         Sách báo tranh ảnh về quân đội

-         Các tấm gương người tốt việc tốt của các thương binh, bệnh binh ở địa phương

-         Tên tuổi thành tích chiến đấu của các anh hùng liệt sỹ của quê hương

-         Các câu chuyện về anh bộ đội và về quân đội nhân dân Việt Nam

-         Bài hát Màu áo chú bộ đội nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý


Chủ điểm tháng 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Hoạt động 2: THI KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC

1. Kiến thức

- Củng cố, mở rộng hiểu biết về lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta qua các thời đại từ vua Hùng dựng nước đến thế kỉ XIX.

- Biết ơn tổ tiên, cha anh, các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước.

- Biết noi gương tổ tiên, cha anh, học tập tốt để xây dựng đất nước giàu mạnh.

2. Kỹ năng: - Tự giác học tập rèn luyện tốt; tự giác và tích cực tham gia các hoạt động  đền ơn đáp nghĩa.

3. Thái độ: - Tự hào và yêu quê hương, trân trọng những truyền thống của quê hương. Yêu quý và biết ơn anh bộ đội

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về những câu chuyện lịch sử

- Kỹ năng trình bày ý tưởng kể chuyện lịch sử.

- Kỹ năng quản lý thời gian khi kể chuyện

- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc với các nhân vật và câu chuyện cảm động.

III. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG

- Liên hệ kể chuyện Bác Hồ hoạt động cách mạng, tìm đường cứu nước.

- Đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị, khiêm tốn của Bác.

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG

- Làm việc theo nhóm nhỏ

- Kể chuyện

- Trò chơigiáo dục.

- Biểu đạt sáng tạo.

V TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. Tài liệu

- Các câu chuyện về lịch sử của nước ta thời Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng đến nước Đại Việt thời Trần và thời Lê.

- Ý nghĩa các câu chuyện đó.

- Bảng điểm chấm cho các câu chuyện kể

2. Phương tiện

- Các câu chuyện về anh hùng dân tộc, và sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá giáo dục của nước ta thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (thế kỉ X) đến thời Lê sơ (đầu thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI):

+ Về Ngô Quyền chiến thắng Bạch Đằng.

+ Về loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.

+ Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long.

+ Về trận chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt.

+ Về  thành tựu văn hoá, giáo dục tiêu biểu.

+ Về ba lần thắng quân Mông  - Nguyên.

+ Về cải cách của Hồ Quý Ly.

+ Về anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Về vai trò của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

- Một số ẩn số, ô chữ.

- Đáp án và biểu điểm.

VI. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

1) Khám phá

- Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát Màu áo chú bộ đội Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý

- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do sinh hoạt, nêu chương trình hoạt động, giới thiệu ban giám khảo thư kí.

2) Kết nối

Hoạt động 1: -Các tổ thi kể chuyện:

- Ban giám khảo cho điểm từng tổ lên kể chuyện.

- Điểm của tổ bằng tổng điểm của các bạn đã tham gia kể chuyện.

Hoạt động 2: -Trò chơi dành cho lớp:

+ Người điều khiển chương trình lần lượt  nêu từng ẩn số hoặc ô chữ.

+ Học sinh xung phong trả lời.

+ Người điều khiển mời ưu tiên bạn xung phong trước. Nếu không trả lời được thì người điều khiển công bố đáp án.

3) Thực hành - luyện tập

Hoạt động 3: Biểu diễn các tiết mục cá nhân

- Người điều khiển mời một bạn xung phong biểu diễn, sau đó người đó được quyền mời một bạn khác bất kỳ biểu diễn tiếp và cứ như vậy cho đến kết thúc hoạt động

- Bạn được mời biểu diễn tiết mục của mình có thể hát hoặc đọc thơ, ngâm thơ hay kể chuyện theo đúng chủ đề của hoạt động

- Ban giám khảo tiếp tục bình chọn các tiết mục của cá nhân theo các thứ hạng: nhất, nhì, ba tương tự như phần biểu diễn tập thể

4) Vận dụng

- Người dẫn chương trình nhận xét, cảm ơn sự tham gia của tất cả các bạn trong lớp

- Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh tích cực thi đua học tập tốt để xứng đáng với những truyền thống tốt đẹp của quê hương, thể hiện lòng biết ơn với các thế hệ trước bằng những bông hoa điểm 9, điểm 10

VII. TƯ LIỆU

- Các câu chuyện về anh hùng dân tộc, và sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá giáo dục của nước ta thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (thế kỉ X) đến thời Lê sơ (đầu thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI):

+ Về Ngô Quyền chiến thắng Bạch Đằng.

+ Về loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.

+ Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long.

+ Về trận chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt.

+ Về  thành tựu văn hoá, giáo dục tiêu biểu.

+ Về ba lần thắng quân Mông  - Nguyên.

+ Về cải cách của Hồ Quý Ly.

+ Về anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Về vai trò của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

- Bài hát Màu áo chú bộ đội nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý


Chủ điểm tháng 1,2: MỪNG ĐẢNG  - MỪNG XUÂN

 Mục tiêu chung:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu vai trò, công ơn của Đảng đối với quê hương, đất nước. Đảng đã đem lại hạnh phúc cho mọi người, trong đó có bản thân em, gia đình em làng xóm quê hương em

2. Kỹ năng:

- Tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng; tự hào và yêu mến quê hương đất nước

3. Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh thái tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng. Biết tôn trọng, giữ gìn, bảo vệ và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa của dân tộc mình

Hoạt động 1:

THI TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

I. MỤC TIÊU

1 kiến thức:

Tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động tìm hiểu nét đẹp truyền thống của quê hương thông qua trò chơi dân gian

2. Kỹ năng :

- HS có kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn về nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết

 - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các phong tục tập quán vui xuân, đón tết

 - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống ngày tết, ngày xuân

3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước qua trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG :

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về những về những trò chơi dân gian ở ngày xuân, ngày tết

- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ  về những điểm cơ bản trong những trò chơi dân gian

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:

- Thảo luận

- Trình bày một phút

IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN  :

- Một số trò chơi dân gian

- Một số câu ca dao Việt Nam

- Một số tục ngữ Việt Nam

V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : (4 giai đoạn) 

  1. Khám phá

 - Cả lớp hát bài “Đồng dao” của Nguyễn Hoài Nhân

 - Người dẫn chương trình : Chúng ta vừa hát một bài dân ca thật hay. Nó dẫn chúng ta đi về truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc. Tất cả chúng ta hãy tìm hiểu nét đẹp truyền thống quê hương qua trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ

  1. Kết nối

Hoạt động 1: Trình bày trò chơi dân gian, ca dao tục ngữ

 Các tổ trình bày trò chơi, một bài ca dao, tục ngữ thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc đã sưu tầm được

Thảo luận

 Các tổ nêu lên cảm nghĩ của mình về trò chơi, ca dao, tục ngữ vừa nêu

 Người dẫn chương trình yêu cầu GV nêu nhận xét

  1. Thực hành luyện tập

Hoạt động 2: Thi hát đồng dao

Người dẫn chương trình yêu cầu mỗi tổ hát một bài đồng dao, ban giám khảo cho điểm. Sau đó, công bố đội thắng cuộc         

  1. Vận dụng

        GVCN yêu cầu các tổ nêu cách giữ gìn những nét đẹp đó, đồng thời cam kết sẽ thực hiện điều đã hứa

VI. TƯ LIỆU 

Một số câu ca dao ca ngơi vẻ đẹp quê hương, đất nước

1. Thăng Long Hà Nội đô thành

Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ

Cố đô rồi lại tân đô

Nghìn năm văn vật bây giờ là đây

2. Đông Ba, Gia Hội, hai cầu

Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông

3. Xứ Cần Thơ nam thanh ,nữ tú

Xứ Rạch Giá vượn hú chim kêu.

4. Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu

Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng

5.Ai qua phố Nhổn, phố La

Dừng chân ăn miếng chả dài thơm ngon

Ngọt thay cái quả cam tròn

Vừa thơm vừa mát hãy còn ở Canh

6. Quãng Nam có núi Ngũ Hành

Có  sông chợ Củi, có thành Đồng Dương

7. Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm

8. Thứ nhất là Hội Cổ Loa

Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm.

Một số trò chơi dân gian

Nhún đu (Đánh đu)

     Trong các ngày hội, các làng thôn thường trồng một vài cây đu ở giữa thửa ruộng gần đình để trai gái lên đu với nhau.

      Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hay tám cây tre dài vững chắc để chịu đựng được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ vừa tay cầm.

      Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh, đu càng lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn đu là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải.

      Nhún đu cũng là một sinh hoạt giao đãi tình cảm của trai gái.

Kéo co

   Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng.

   Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên".

   Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. đang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.


Hoạt động 2, 3: SINH HOẠT VĂN NGHỆ  MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:

1. Kiến thức:

- Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn Đảng và tình yêu quê hương đất nước.

- Hiểu được những nét lớn về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống học tập, lao động sản xuất và những nét đổi thay của quê hương, địa phương mình

2. Kỹ năng :

- Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường.

3. Thái độ :

- Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp.

- Có ý thức học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng với những nét đổi thay của quê hương đất nước.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG:

- Kỹ năng tự tin khi tham gia văn nghệ

- Kỹ năng ứng xử và giao tiếp trong giao lưu

- Kỹ năng quản lý thời gian phù hợp khi tham gia giao lưu

- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc  trong giao lưu.

III. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Đóng vai

- Trò chơi giáo dục.

- Biểu đạt sáng tạo.

IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Tổ chức kể chuyện, trao đổi, thảo luận về những nét đổi thay ở quê hương.

- Các tiết mục văn nghệ qua sưu tầm và sáng tác của học sinh theo chủ đề

- Hệ thống các câu hỏi, các câu đố và các đáp án kèm theo.

- Bảng quy định thang điểm dành cho ban giám khảo.

- GVCN làm việc với tập thể lớp:

+ Nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức tiến hành, đề nghị mỗi học sinh trong lớp cùng chuẩn bị và sẵn sàng tham gia.

+ Thành lập hai đội để giao lưu thi đấu, mỗi đội cử ra một đội trưởng đặt tên cho hai đội ( mỗi đội cử 10 em, số học sinh còn lại làm cổ động viên )

- Giáo viên hội ý với lực lượng cán sự lớp và hai đội trưởng để thống nhất các yêu cầu và phân công chuẩn bị hoạt động như:

+ Phân công người dẫn chương trình, xây dựng chương trình.

+ Chọn cử BGK, phân công trang trí 

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

1. Khám phá:

- Bắt bài hát tập thể

- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, nêu nội dung và hình thức giao lưu, giới thiệu BGK và mới hai đội lên tham dự

2. Kết nối:

Hoạt động 1: Giao lưu

- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố, thành viên hai đội lần lượt thực hiện theo yêu cầu.

Hoạt động 2:  Giao lưu với cổ động viên

- Trong qua trình giao lưu cần giao lưu với cổ động viên qua một số câu hỏi.

3. Thực hành/luyện tập:

Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch  học tập và rèn luyện trong năm mới

- Người điều khiển yêu cầu các tổ thảo luận xây dưng kế hoạch học tập và rèn luyện của tổ. Bản kế hoạch được trình bày trên giấy A0.

- Các tổ thảo luận kế hoạch.

- Các bản kế hoạch của các tổ được treo lên bảng đen.

- Mời đại diện các tổ trình bày kế hoạch học tập và rèn luyện của tổ.

- Giáo viên nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đấu học tập và rèn luyện của các tổ.

4. Vận dụng:

- GV yêu cầu mỗi Hs về nhà xây dựng kế hoạch riêng cho bản thân để phấn đấu học tập và rèn luyện.

VI. TƯ LIỆU:

Một số bài hát liên quan đến hoạt động :


Hoạt động 4: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

"TRƯỜNG XANH, SẠCH, ĐẸP"

 

I. Yêu cầu giáo dục:

a. Kiến thức:

- Hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp đối với sức khỏe mỗi người, chất lượng học tập và giáo dục của nhà trường, trong đó có bản thân các em.

b. Kỹ năng:

- Có kỹ năng tham gia xây dựng  kế hoạch thực hiện " Trường xanh, sạch đẹp"

c. Thái độ:

- Có ý thức tham gia, giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.

- Gắn bó và thêm yêu trường, lớp.

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:

- Kĩ năng xác định giá trị bản thân trong việc tự mình xây dựng kế hoạch góp phần là cho trường lờp xanh, sạch, đẹp.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về ý tưởng của bản thân trong việc làm sạch đẹp trường lớp để trao đổi trong nhóm, tổ.

- Kĩ năng quản lí thời gian tiết kiệm nhất để tham gia vào các hoạt động làm sạch đẹp trường lớp.

III. Các phương pháp dạy học tích cực:

- Thảo luận

- Biểu đạt ý kiến.

- Hỏi và trả lời.

IV. Tài liệu và phương tiện:

1. Tài liệu:

- Bản dự thảo nội dung, bản dự thảo kế hoạch thực hiện "Trường xanh, sạch, đẹp"

- Các câu hỏi để thảo luận.

2. Phương tiện:

- Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh suy nghĩ để tham gia thảo luận.

- Hội ý với CBL để phân công công việc:

- Trang trí lớp.

- Cử người điều khiển  hoạt động.

- Cử người ghi biên bản.

V. Tiến hành hoạt động:

1. Khám phá:

- Bạn Thảo nêu lí do việc xây dựng kế hoạch trường xanh, sạch, đẹp.

- Hát tập thể bài: .....................................................................

2. Kết nối:

Hoạt động 1:

- Bạn Nhi lần lượt nêu các câu hỏi thảo luận:

Câu 1:  Bạn hiểu thế nào là trường xanh, sạch, đẹp?

Câu 2: Xây dựng trường xanh sạch, đẹp có ý nghĩa và tác dụng như thế nào?

Câu 3: Theo bạn lớp chúng ta cần phải chăm sóc những cây cảnh ở lớp không?

....

- Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, thảo luận.

Hoạt động 2: Thảo lụân

- Mỗi câu hỏi nêu ra phải được trao đổi, bổ sung cho đủ ý.

- Kết quả thảo luận là nội dung, kế hoạch thực hiện "Trường xanh, sạch, đẹp".

3. Thực hành – luyện tập:

Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện trường xanh, sạch đẹp.

-  Người điều khiển tổng kết lại và thư kí ghi biên bản.

Hoạt động 4:

- GVCN nhận xét, đánh giá và biểu dương tinh thần tích cực tham gia thảo luận, xây dựng kế hoạch.

- Nhắc nhở cá nhân, tổ thực hiện tốt kế hoạch.

4. Vận dụng:

 - GVNC giao nhiệm vụ cho học sinh các tổ tiếp tục thực hiện theo kế hoạch từ giờ đến cuối năm học, mọi vấn đề phát sinh thì phải hỏi ý kiến GVCN và tập thể lớp

 - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia của học sinh.

VI. Tư liệu:

Một số câu hỏi cho hoạt động

Câu 1:  Bạn hiểu thế nào là trường xanh, sạch, đẹp?

Câu 2: Xây dựng trường xanh sạh, đẹp có ý nghĩa và tác dụng như thế nào?

Câu 3: Theo bạn lớp chúng ta cần phải chăm sóc những cây cảnh ở lớp không?

 


Chủ điểm tháng 3: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN

 Mục tiêu chung: 

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu những nét tiêu biểu về mục đích, vị trí, vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và truyền thống vẻ vang của Đoàn

2. Kỹ năng:

- Tự hào, tin tưởng vào Đoàn, tôn trọng các anh chị đoàn viên

3. Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh thái độ học tập và rèn luyện theo các gương tốt đoàn viên, có ý thức phấn đấu để trở thành đoàn viên

 

Hoạt động 1:TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG CỦA ĐOÀN

I- YÊU CẦU GIÁO DỤC:

1. Kiến thức:- Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 - 3. Những mốc lịch sử lớn của Đoàn, những gương đoàn viên tiêu biểu.

2. Kỹ năng:- Tự hào và yêu mến tổ chức Đoàn.

3. Thái độ:- Học tập và rèn luyện  theo tinh thàn tiên phong của Đoàn

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG:

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lýthông tin về tồ chức Đoàn

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống vẻ vang của Đoàn.

III- CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Thảo luận.

- Hỏi và trả lời.

- Báo cáo một phút.

IV- TÀI LIÊU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Các gương sáng đoàn  viên.

- Các câu hỏi thảo luận.

- Các bài thơ, bài hát, câu chuyện …về gương sáng Đoàn viên

- Câu hỏi, câu đố, đáp án, thang điểm.

- Giấy A0, bút lông.

- Phiếu học tập, nam châm.

V- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

1. Khám phá: Xây dựng bản đồ tư duy:

- Phát cho HS phiếu nhỏ, yêu cầu mỗi HS ghi ra các phẩm chất của người Đoàn viên

- HS dán lên bảng đen.

- Người điều khiển cho HS đọc to các phiếu sau khi đã loại phiếu trùng nhau.

- Người điều khiển mời giáo viên tổng hợp

2. Kết nối:

- Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.

- Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ.

- Mỗi nhóm làm việc với 1 hay 2 câu hỏi. Câu hỏi được viết sẳn vào các phiếu và cho các nhóm bốc thăm.

- Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0.

- Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp.

- Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp

- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận.

- Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó.

- Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển kết luận hoặc mời giáo viên cho ý kiến.

- Hoạt động 3: Văn nghệ

- Các hình thức văn nghệ : hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, tiểu phẩm, diễn kịch..

- Cán bộ văn nghệ điều khiển lớp trình diễn các tiết mục văn nghệ.

3. Thực hành/luyện tập:

- Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch rèn luyện để được đứng vào hàng ngũ của Đoàn

- Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ.

- Mỗi nhóm suy nghĩ bàn bạc thảo luận để xây dựng kế hoạch.

- Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0.

- Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp.

- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận.

- Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và góp ý kiến bổ sung.

- Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển mời giáo viên cho ý kiến.

4. Vận dụng:

- GV yêu cầu mỗi HS về nhà suy nghĩ về bản kế hoạch. Từ đó, mỗi học sinh đề ra các hoạt động cụ thể trong việc rèn luyện để được đứng vào hàng ngũ của Đoàn

VI- TƯ LIỆU:

Một số câu hỏi thảo luận cho Hoạt động

1/ Hãy kể tên các đoàn viên đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc  ta.

2/ Học sinh như chúng ta cần phải phấn đấu như thế nào để trở thành một thành viên của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ?

3/ Đoàn Thành lập từ khi nào, lúc đó Đoàn mang tên gì?

Đáp án: 26/3/1931, Đoàn TNCS Đông Dương.

4/ Từ ngày thành lập, Đoàn có mấy lần đổi tên.

Đáp án: 6 tên - Đoàn TNCS Đông Dương

   - Đoàn TN Dân chủ

   - Đoàn TN Phản đế

   - Đoàn Thanh niên Cứu quốc

   - Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh

   - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

5/ Bạn hãy kể về người đoàn viên  thanh niên của Đoàn?

Đáp án:

Tiểu sử ngắn gọn của Lý Tự Trọng.

Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng quê ở huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh. Do bị đàn áp nên gia đình lánh nạn ở Xiêm ( Thái lan ). Anh là một trong tám Thiếu niên được Bác Hồ gửi học tại Quảng Châu - Trung Quốc. Lý Tự Trọng là một người học giỏi, thông minh, mưu trí và dũng cảm. Anh là người đoàn viên đầu tiên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Anh hy sing ngày 2 tháng 11 năm 1931.

 


Chủ điểm tháng 3: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN

Hoạt động 2 : SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG 08/03 và 26/03

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC

1. Kiến thức

-Giúp Hs biết thêm các bài hát về mẹ & cô giáo nhân kỉ niệm 8/3.

- Tự hào về truyền thống phụ nữ, biết ơn mẹ và cô giáo. Sự bình giới.

- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc học tập qua nội dung các bài hát

- Biết tự quản, đoàn kết tốt giúp đỡ lẫn nhau để học tốt

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng, phong cách thể hiện các tiết mục văn nghệ.

- Rèn kĩ năng ca hát , tư duy sáng tạo trong hoạt động văn nghệ.

3. Thái độ

- Giáo dục thái độ nghiêm túc và ý thức say mê trong học tập.

- Học sinh có ý thức trong việc xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tốt.

- Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG

- Kĩ năng xác định giá trị bản thân về khả năng văn nghệ.

- Kĩ năng tự tin khi tham gia văn nghệ.

- Kĩ năng hợp tác với người khác trong hoạt động thi văn nghệ

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG

- Biểu đạt sáng tạo

- Trò chơi giáo dục.

IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. Tài liệu

- Câu hỏi và đáp án.

- Một vài tiết mục văn nghệ.

2. Phương tiện

- Nhạc cụ

- Mỗi tổ chuẩn bị ba tiết mục văn nghệ có nội dung về học tập, về nhà trường.

- Ban tổ chức gồm: Người điều khiển chương trình, các bộ phụ trách văn nghệ chuẩn bị câu hỏi và đáp án.

V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

1) Khám phá

- Cả lớp hát bài: Mừng ngày 8/3

- Giáo viên chủ nhiệm cùng cán bộ lớp thống nhất chương trình, kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ công việc cụ thể.

- Cử người điều khiển chương trình: Thảo

- Giới thiệu chương trình hoạt động.

2) Kết nối

Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ giữa các tổ

- Người dẫn chương trình đọc câu hỏi: ai giơ tay trước được quyền hát hoặc trả lời câu hỏi.

- Ban tổ chức nhận xét.

Hoạt động 2: Thi hát, đọc thơ... theo yêu cầu câu hỏi

- Người dẫn chương trình đọc câu hỏi: ai giơ tay trước được quyền hát hoặc trả lời câu hỏi.

- Ban tổ chức nhận xét.

3) Thực hành - luyện tập

Hoạt động 3: Biểu diển văn nghệ khán giả

- Người dẫn chương trình đọc câu hỏi: ai giơ tay trước được quyền hát hoặc trả lời câu hỏi.

- Ban tổ chức nhận xét.

Hoạt động 4: Tổng hợp

- Ban tổ chức  nhận xét đánh giá và biểu dương tinh thần tham gia tích cực của cá nhân, tổ, nhóm.

- Nhắc nhở các tổ, cá nhân phát huy hơn nữa thành tích đạt được trong cuộc thi và nêu cao tinh thần học tập hơn nữa.

4) Vận dụng

- Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở và tổng kết buổi văn nghệ

V. TÀI LIỆU

Các bái hát, bài thơ  về mẹ & cô giáo. Các câu hỏi:

-         Cô giáo (Đỗ Mạnh Thường & Nguyễn hữu Tướng)

-         Chị Nguyễn Nâu & em bé ( Tân Huyền)

-         Ngày đầu tiên đi học (Nguyễn Ngọc Thiện & Nguyễn Phương)

-         Em yêu trường em (Hoàng Vân)

-         Niềm vui của em (Nguyễn Huy Hồng)

-         Cho con (Phạm Trọng Cầu)

-         Em là bông hồng nhỏ (Trịnh Công Sơn)

-         Bông hoa mừng cô ( TrẦN Thị Duyên)

-         Những bông hoa , những bài ca (Hoàng Long)

-         Chỉ có một trên đời (Trương Quang Lục)

-         Đi học (Bùi Đình Thảo Minh Chính)

-         Hãy đọc bài thơ về mẹ .

-         Hãy đọc bài thơ về cô giáo.

-         Hãy hát 1 đoạn bài hát có từ mẹ.

-         Hát liên khúc, đoán tên tác giả bài hát.


Chñ ®iÓm th¸ng 4. hoµ b×nh vµ h÷u nghÞ.

Mục tiêu chung.

1. Kiến thức:

 - Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống trong giờ HĐGDNGLL.

 - Học sinh hiểu được nội dung một số kĩ năng sống cần thiết của người học sinh THCS.

 - Trình bày lợi ích của các kĩ năng sống đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội.

 - Học sinh hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với các em.

 2. Kĩ năng:

 - Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của nhà trường.

 - Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác, với các tình huống trongGDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.

 - Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ.

3. Thái độ:

 - Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ động sáng tạo.

 - Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ GDNGLL.

 - Học sinh có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm trong học tập.

 

Hoạt động 1: THI TÌM HIỂU VỀ CÁC DI SẢN VĂN HOÁ TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC

1. Kiến thức

- Giúp học sinh có hiểu biêt về di sản văn hoá, lịch sử của địa phương, biết xác định trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ các di sản, di tích văn hoá, lịch sử đó.

2. Kỹ năng: - Tự giác học tập rèn luyện tốt; tự giác và tích cực tham gia các hoạt động  tìm hiểu di sản và di tích lịch sử.

3. Thái độ: - Biết tôn trọng và có thái độ tích cực trong việc góp phần bảo vệ  các di sản, di tích lịch sử địa phương, của đất nước.

Tích cực góp phần vào việc giữ gìn và bảo vệ cá di tích, di sản văn hoá.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các di sản, di tích lịch sử có tại quê hương mình hoặc ở các vùng miền của đất nước.

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng của bản thân trong việc tìm ra những biện pháp nhằm bảo vệ, giữ gìn môi trường quanh khu di sản và di tích lịch sử.

- Kỹ năng xác định/tìm kiếm các lựa chọn để đưa ra những quyết định cùng nhau góp phần làm đẹp khu di sản và di tích lịch sử.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG

-         Động não

-         Thảo luận

-         Hỏi và trả lời

-         Viết tích cực

-         Biểu đạt sáng tạo.

IV TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. Tài liệu

- Thế nào là di sản, di tích văn hoá. Tại sao phải bảo vệ và phát huy di sản, di tích văn hoá.

- Biết làm thế nào để thiết thực góp phần bảo vệ các di tích, di sản văn hoá đó.

 - Bảng điểm chấm cho các câu chuyện kể

2. Phương tiện

- Tranh ảnh về các di sản văn hoá của tỉnh Khánh Hoà, bài hát ca ngợi địa phương.

- Câu hỏi phục vụ cho cuộc thi.

- Đáp án và biểu điểm.

V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

1) Khám phá

- Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát Lớp chúng mình

- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do sinh hoạt, nêu chương trình hoạt động, giới thiệu ban giám khảo thư kí.

2) Kết nối

Hoạt động 1: Đoán tranh

Đây là di sản văn hoá của tỉnh Khánh Hoà?

Hướng dẫn:

Mỗi đội chọn một câu hỏi để trả lời theo thứ tự bốc thăm. Nếu trả lời đúng thì mới được lật một phần tranh. (5 câu hỏi ở tài liệu)

Sau một vòng chơi ( 3 câu hỏi ) mới được đoán hình.

Mỗi câu trả lời đúng: 10 đ

Nếu trả lời thiếu đội bổ sung sẽ được cộng điểm.

Đoán đúng tranh: 20 đ

Hoạt động 2:  Thi ráp tranh và cho biết tên di tích

Mỗi đội sẽ nhận tranh đã bị cắt đem ráp lại cho đúng và ghi tên của di tích trong tranh.

Thời gian: 5 phút

Đội nhanh nhất và đúng: 20 đ

Đội nhì:                           : 15 đ

Chưa hoàn thành            : – 5 đ

3) Thực hành - luyện tập

Hoạt động 3: Đoán ô chữ

Đây là một từ gồm 5 chữ cái, thể hiện ý thức hoạt động của mỗi người dân đối với di sản văn hoá địa phương cũng như quốc gia.

Câu hỏi phụ: khi di sản bị xâm hại, chúng ta phải thể hiện ý thức đó.

Hướng dẫn:

Mỗi đội đoán 1 chữ cái theo thứ tự bốc thăm.

Đúng: 5đ

Trong 30 giây, đoán được: 20 đ

Đoán sau khi đọc câu hỏi phụ: 15 đ

Đoán sau khi gợi ý: 10 đ

Mỗi đội trình bày văn nghệ đúng chủ đề: +5đ

4) Vận dụng

- Người dẫn chương trình nhận xét, cảm ơn sự tham gia của tất cả các bạn trong lớp

- Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh tích cực thi đua học tập tốt để xứng đáng với những truyền thống tốt đẹp của quê hương, thể hiện lòng biết ơn với các thế hệ trước bằng những bông hoa điểm 9, điểm 10

VI. TƯ LIỆU

Câu 1: Thành cổ Diên Khánh có từ khi nào? Được xếp hạng di tích cấp quốc gia vào khi nào?

Trả lời: Năm 1793; 16/10/1998

Câu 2: Ở Khánh Hoà, có một di tích lịch sử văn hoá thể hiện nghệ thuật kiến trúc rất độc đáo của dân tộc Chăm. Khu di tích đó nằm ở đâu? Có tên gọi là gì?

Trả lời: Khu di tích Tháp Bà Ponaga, trên khu vực núi Cù Lao, nằm sát tả ngạn sông Cái, Nha Trang, kề bên Quốc lộ 1A, thuộc địa phận phường Vĩnh Phước.

Câu 3: Đàn đá Khánh Sơn được công bố lần đầu từ khi nào? Đàn gồm bao nhiêu thanh?

Trả lời:1979 – gồm 12 thanh được đẽo gọt với độ lớn nhỏ khác nhau, tạo nên những âm thanh khác nhau.

Câu 4: Pho tượng Kim Thân Phật Tổ được đặt ở đâu? Nằm trong khuôn viên chùa nào?

Trả lời: Trên Hòn Trại Thuỷ, trong khuôn viên chùa Long Sơn, Nha Trang.

Câu 5: Bạn biết gì về khu di tích lịch sử Yersin?

Trả lời:  Khu Di tích lịch sử lưu niệm Yersin bao gồm: Phòng lưu niệm tại Viện Pasteur – Nha Trang, chùa Linh Sơn, xã Suối Cát và mộ Yersin tại Suối Dầu, Diên Khánh


Chñ ®iÓm th¸ng 4. hoµ b×nh vµ h÷u nghÞ.

Hoạt động 2 : HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ: Tình đoàn kết hữu nghị

I. Yªu cÇu gi¸o dôc

- Gióp häc sinh hiÓu ®­îc t×nh ®oµn kÕt h÷u nghÞ gi÷a c¸c d©n téc trªn thÕ giíi.

- T«n trong t×nh ®oµn kÕt h÷u nghÞ.

- RÌn kü n¨ng giao tiÕp x©y dùng mèi quan hÖ th©n thiÖn trªn tinh thÇn hiÓu biÕt vµ t«n träng lÉn nhau.

II. C¸c kÜ n¨ng sèng c¬ b¶n ®­îc gi¸o dôc trong ho¹t ®éng

- Kü n¨ng t×m kiÕm vµ xö lÝ th«ng tin vÒ t×nh ®oµn kÕt h÷u nghÞ

- Kü n¨ng l¾ng nghe, ph¶n håi tÝch cùc ý kiÕn cña c¸c b¹n vÒ t×nh ®oµn kÕt h÷u nghÞ

- Kü n¨ng tr×nh bµy suy nghÜ vÒ t×nh ®oµn kÕt h÷u nghÞ

III. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG

- Bác Hồ là tấm gương của tình đoàn kết sắt son, hữu nghị giữa các dân tộc.

- Đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị, khiêm tốn của Bác.

IV- CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

 - Chúng em biết 3

 - Thảo luận.

 - Bao cáo một phút

 - Hỏi và trả lời.

V- TÀI LIÊU VÀ PHƯƠNG TIỆN

 - Các câu hỏi thảo luận.

 - Các bài thơ, bài hát, câu chuyện …về t×nh ®oµn kÕt h÷u nghÞ

 - Câu hỏi, câu đố, đáp án, thang điểm.

 - Giấy A0, bút lông.

 - Phiếu học tập, hồ dán.

VI. TiÕn hµnh ho¹t ®éng

1. Kh¸m ph¸

- Líp h¸t tËp thÓ bµi: " Bèn ph­¬ng cïng lµ mét nhµ"

- DÉn ch­¬ng tr×nh: TrÞnh Thu Hµ.

2. KÕt nèi

Hoạt động 1: Chóng em biÕt.

H¸i hoa d©n chñ < dÉn ch­¬ng tr×nh nªu thÓ lÖ>

Câu hỏi được viết sẳn vào các phiếu và cho các nhóm bốc thăm.

 - Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0.

 - Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp.

- Hoạt động 2: Hái vµ tr¶ lêi

 - Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận.

 - Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó.

 - Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển kết luận hoặc mời giáo viên cho ý kiến.

Hoạt động 3: Văn nghệ

 - Các hình thức văn nghệ : hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, tiểu phẩm, diễn kịch..

 - Cán bộ văn nghệ điều khiển lớp trình diễn các tiết mục văn nghệ.

3. Thực hành/luyện tập:

Hoạt động 4:Tr×nh bµy kÕ ho¹ch vÒ t×nh ®oµn kÕt h÷u nghÞ

 - Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ.

 - Mỗi nhóm suy nghĩ bàn bạc thảo luận để xây dựng kế hoạch.

 - Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0.

 - Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp.

 - Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận.

 - Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và góp ý kiến bổ sung.

 - Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển mời giáo viên cho ý kiến

4. Vận dụng

 - GV yêu cầu mỗi Hs về nhà suy nghĩ về bản kế hoạch. Từ đó, mỗi học sinh đề ra các hoạt động cụ thể trong việc rèn luyện để x©y dùng t×nh ®oµn kÕt h÷u nghÞ.

 

VII- TƯ LIỆU

Một số câu hỏi thảo luận

+ C©u 1: Em hiÓu thÕ nµo lµ t×nh ®oµn kÕt h÷u nghÞ?

+ C©u 2: NÕu mçi ng­êi chóng ta ®Òu cã t×nh ®oµn kÕt h÷u nghÞ vµ hîp t¸c th× sÏ cã t¸c dông nh­ thÕ nµo cho gia ®×nh vµ céng ®ång?

+ C©u 3: CÇn ph¶i lµm g× ®Ó x©y dùng t×nh ®oµn kÕt h÷u nghÞ?

+ C©u 4: Thö ph¸t th¶o mét kÕ ho¹ch cña tæ trong viÖc x©y dùng t×nh ®oµn kÕt h÷u nghÞ.

+ C©u 5: Hãy nêu những biểu hiện của tình đoàn kết?

+ C©u 6: Vì sao phải có tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới?

+ C©u 7: Làm thế nào để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị?

+ C©u 8: Hãy hát những bài hát có từ  “đoàn kết”.

+ C©u 9: Đọc một bài thơ, hai câu ca dao nói về tình cảm đoàn kết hữu nghị.

 

1

nguon VI OLET