GIÁO ÁN HĐNGLL – LỚP 7                                                                                                          Năm học 2015-2016

CH ĐIỂM THÁNG 9

TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

MỤC TIÊU GIÁO DỤC: GIÚP HOC SINH:

-Hiểu truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường.

-Tự hào và trân trọng truyền thống của lớp của trường.

-Biết tự xác định trách nhiệm bản thân phải học tập tốt để phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM

1-Bầu cán bộ lớp.

2- Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học

3-Thảo luận về tặng kỉ vật lưu niệm cho trường.

4-Thi viết, vẽ ca ngợi truyền thống nhà trường.

 

HOẠT ĐỘNG 1 : BẦU CÁN BỘ LỚP.

 

I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:

 -Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp.

 -Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và ý thức.

 -Tôn trọng và ủng hộ lớp hoạt động.

II,CÁC KĨ NĂNG SỐNG(KNS) CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG.

-         Kĩ năng xác định,tìm kiếm, các lựa chọn hợp lí nhất để giới thiệu hoặc bình bầu đội ngũ cán bộ lớp.

-         kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về đội ngũ cán bộ lớp, về cách thức lựa chọn cán bộ lớp.

-         Kĩ năng kiểm soát cảm xúc, lựa chọn cán bộ lớp. Động não.

 

III, CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

-         Thảo luận.

-         Biểu đạt sáng tạo.

IV-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

 1-Phương tiện hoạt động:

 -Bản báo cáo kết quả hoạt động của lớp ở năm học trước.

-         Phiếu bầu cán bộ lớp: Đề cử 8 HS, bầu 5 HS.

-         Bản báo cáo tổng kết năm học 2013 – 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2014 – 2015.

-         Các tình huống để cán bộ lớp giải quyết nhiệm vụ.

 -Một số tiết mục văn nghệ.

 2-Về tổ chức:

 GVCN hội ý với cán bộ lớp:

 -Đánh giá kết quả hoạt động của lớp trong năm học qua.

 -Lớp trưởng viết báo cáo, lớp phó văn thể điều kiển.

 -Chuẩn bị tiết mục văn nghệ, phân công trang trí.

V-TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.

 

Tiến trình hoạt động, thời lượng

PP/ Kỹ thuật được áp dụng

Người điều khiển

Nội dung hoạt động

(  ND chi tiết)

1. Khám phá (5)

-         kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về đội ngũ cán bộ lớp, về cách thức lựa chọn cán bộ lớp.

-         Thảo luận

+Hát tập thể bài “Vui bước đến  trường”

+ Giáo viên nêu vấn đề cần thảo luận trước lớp.

? Trong năm học vừa qua em thấy cán bộ lớp của lớp chúng ta như thế nào? Các bạn đã hoàn thành nhiệm vụ chưa?Em có nhận xét gì về năng lực của từng bạn cán bộ lớp?

+ HS trao đổi thảo luận nhanh và phát biểu ý kiến đánh giá.

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá các ý kiến và dẫn dắt các em chuyển sang hoạt động tiếp theo.

 

2. Kết nối(25)

- Kĩ năng xác định,tìm kiếm, các lựa chọn hợp lí nhất để giới thiệu hoặc bình bầu đội ngũ cán bộ lớp.

- kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về đội ngũ cán bộ lớp, về cách thức lựa chọn cán bộ lớp.

-Kĩ năng kiểm soát cảm xúc, lựa chọn cán bộ lớp.

- Thảo luận

Hoạt động 1: Chi đội trưởng lên giới thiệu chương trình làm việc:

+ Tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu, bầu đoàn chủ tịch và thư kí.

+ Bạn     đọc báo cáo tổng kết hoạt động trong năm học vừa qua và phương hướng hoạt động năm học 2014 – 2015.

Hoạt động 2: Cả lớp thảo luận đóng góp ý kiến về bản báo cáo tổng kết.

+Một số ý kiến đóng góp của học sinh về phương hướng phấn đấu rèn luyện trong năm học tới về: học tập, rèn luyện đạo đức tham gia lao động tập thể, về xây dựng chi đội vững mạnh.

Hoạt động 3: Bầu cán bộ lớp mới:

+ Người điều khiển (bạn     ) yêu cầu lớp thảo luận để thông nhất tiêu chuẩ của cán bộ lớp:

• Học lực từ khá trở nên, hạnh kiểm tốt.

• Tác phong nhanh nhẹn.

• Nhiệt tình và có trách nhiệm .

• Có năng lực hoạt động đoàn thể.

+ Giới thiệu danh sách ứng cử và đề cử ghi lên bảng.
(Mời ban kiểm phiếu lên làm việc).

+ Chốt danh sách bầu cử thống nhất bầu 5 bạn vào chỉ huy chi đội mới. Số phiếu cao nhất sẽ làm chi đội trưởng tiếp 2 bạn làm chi đội phó 2 bạn còn lại là ủy viên.

+ Công bố kết quả.

Hoạt động 4:

+ GVCN chúc mừng và giao nhiệm vụ cho BCH chi đội mới.

+ Người điều khiển mời đại diện cán bộ lớp mới phát biểu ý kiến.

• Cảm ơn sự tín nhiệm của cả lớp.

• Hứa hẹn sé làm tốt nhiện vụ được giao.

• Đề nghị cả lớp ửng hộ để cán bộ lớp làm tốt nhiệm vụ.

3.Thực hành(10)

- Thảo luận

Hoạt động 5: Giải quết tình huống làm cán bộ lớp.

- HS trong lớp đưa ra một số tình huống để các bạn trong BCH chi đội mới giải quyết nhiệm vụ.

-Giáo viên có thể giúp đỡ BCH mới giải quyết tình huống khó để các bạn hoàn thành nhiệm vụ.

 

4. Vận dụng( 5’)

(Hoạt động nối tiếp)

 

-Động não.

- Giáo viên giao bài tập về nhà cho HS: Hãy viết 1 vài suy nghĩ của em về trách nhiệm của ban chỉ huy chi đội mới trong việc điều hành các hoạt động của lớp về các mặt: học tập, rèn luyện đạo đức lao động, văn nghệ thể thao.

- Người điều khiển: Chúc cả lớp đoàn kết hợp tác trong mọi hoạt động của lớp để đạt kết quả tốt trong năm học.

 

HOẠT ĐỘNG 2:

THẢO LUẬN VỀ NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC

I, MỤC TIÊU: Sau hoạt động giúp HS.

    Hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó.

-         Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hànhđúng nội quy của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

II, CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC:

-         Kĩ năng nhận thức về giá trị của bản thân khi thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học.

-         Kĩ năng tự tin để thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ .

-         Kĩ năng lắng nghe phản hồi tích cực ý kiến của các bạn về nội quy, nhiệm vụ năm học.

-         Kĩ năng trình bày ý tưởng về thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học.

-         Động não

III, CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

-         Thảo luận nhóm.

-         Trình bày nhanh, ngắn gọn (1 phút).

IV, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

-         Văn bản nội quy và nhiệm vụ năm học.

-         Một số câu hỏi về nội quy, ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ năm học và về việc chấp hành nội quy của trường của lớp trong năm học vừa qua.

-         Một số tiết mục văn nghệ.

V, TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.

 

Tiến trình hoạt động, thời lượng

PP/ Kỹ thuật được áp dụng

Người điều khiển

Nội dung hoạt động

(  ND chi tiết)

1. Khám phá (5)

-         Kĩ năng nhận thức về giá trị của bản thân khi thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học.

 

- GV: Đặt câu hỏi: Tại sao trong năm học vừa qua lớp có em là học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt, có em học lực trung bình, hạnh kiểm chưa tốt?

- HS suy nghĩ nhanh và đưa ra câu trả lời.

- GV: Đưa ra nhận xét và dẫn dắt HS chuẩn bị sang hoạt động tiếp theo.

 

2. Kết nối(25)

- Thảo luận

-Kĩ năng tự tin để thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ .

-Kĩ năng lắng nghe phản hồi tích cực ý kiến của các bạn về nội quy, nhiệm vụ năm học.

- Kĩ năng trình bày ý tưởng về thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học.

 

*Hoạt động 1: Thảo luận: Nội quy nhà trường.

- Người dẫn chương trình lần lượt nêu câu hỏi cho các nhóm (2 bàn/nhóm) cả lớp chia làm 6 nhóm. Mỗi nhóm suy nghĩ nhanh để trả lời câu hỏi.

Nhóm 1: Bạn hãy cho biết nội dung chính của nội quy nhà trường?

Nhóm 2: Việc tự giác thực hiện đúng nội quy của nhà trường sẽ có tác dụng gì đối với bản thân bạn ?
Nhóm 3: Theo bạn điều gì sẽ xảy ra nếu nhà trường không có nội quy?

Nhóm 4: Theo bạn việc thực hiện nội quy nhà trường của lớp ta trong năm học vừa qua như thế nào?

Nhóm 5: Trong năm học này, bạn phải thực hiện tốt những nhiệm vụ gì?

Nhóm 6: Theo bạn mỗi cá nhân và cả lớp phải làm gì để thực hiện tốt những nhiệm vụ của năm học?

-         Sau 3 phút thảo luận đại diện nhóm sẽ trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung, đóng góp ý kiến.

* Hoạt động 2: Thi hát văn nghệ.

- Lớp chia làm 2 đội thi mỗi đội cử 5 – 10 HS nên bốc thăm hát những bài hát có chứa các nội quy mà mỗi chúng ta cần rèn luyện.

- Các thành viên ở phía dưới đội chơi có thể giúp sức các bạn trong đội chơi.

 

3.Thực hành(10)

-Kĩ năng lắng nghe phản hồi tích cực ý kiến của các bạn về nội quy, nhiệm vụ năm học.

-Kĩ năng trình bày ý tưởng về thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học.

 

*Hoạt động 3: Viết tích cực.

- Người điều khiển phát cho mỗi HS 1 phiếu bài tập để trả lời câu hỏi: Trong năm học vừa qua, em có vi phạm 1 nội quy nào không, em có suy nghĩ gì về việc vi phạm nội quy đó? Em đã sữa chữa việc làm đó như nào?

 

4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 5’

 

-Kĩ năng lắng nghe phản hồi tích cực ý kiến của các bạn về nội quy, nhiệm vụ năm học.

-Kĩ năng trình bày ý tưởng về thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học.

-Động não

GV giao bài tập về nhà để HS tiếp tục hoàn thiện bài viết.

- Người điều khiển nhận xét về thái độ tham gia các hoạt động của HS trong lớp, nêu ra những điểm đạt được, đồng thời rút ra những hạn chế cần khắc phục trong những hoạt động tiếp theo.

 

* TƯ LIỆU:

-         Văn bản nội quy nhà trường và nhiệm vụ năm học mới.

-         Các câu hỏi thảo luận.

-         Một số bài hát có nhắc đến những nội quy mà HS cần rèn luyện như:

+ Khăn quàng thắp sáng bình minh. ( Chăm học, chăm làm).

+Chim vành khuyên (lễ phép, chào hỏi mọi người...)

+ Chan hòa với bạn bè ( lớp chúng mình )

 

 * ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CHỦ ĐIỂM .

  1.   Học sinh tự đánh giá:
  1. Qua hoạt động của chủ điểm, em thu hoạch được những gì?
  2. Tự đánh giá xếp loại kết quả hoạt động của bản thân.

Tốt         Khá                         TB                           Yếu

     2. Tổ học sinh đánh giá.

     

     Tốt         Khá                         TB                           Yếu

     3. GVCN đánh giá xếp loại.

   

     Tốt         Khá                        TB                           Y

 

CHỦ ĐIỂM THÁNG 10:CHĂM NGOAN HỌC GIỎI

MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

 

GIÚP HỌC SINH:

 -Nhận thức sâu sắc những lời dạy của Bác Hồ trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945 và thư gửi ngành Giáo dục ngày 16-10-1968.

 -Xác định trách nhiệm học tập tích cực theo lời Bác Hồ dạy để đạt kết quả tốt trong kì thi chuyển cấp.

 -Biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện tiến bộ.

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM

 

1-Nghe giới thiệu về thư Bác Hồ.

2-Lễ giao ước thi đua giữa các tổ và cá nhân.

3-Hội vui học tập.

4-Thi tài năng văn nghệ.

 

HOẠT ĐỘNG 1:TRAO ĐỔI NỘI DUNG THƯ BÁC HỒ GỬI HỌC SINH


I . MỤC TIÊU GIÁO GIỤC : Sau hoạt động HS có khả năng:

- Hiểu đ­ược những nội dung chính trong th­ư Bác Hồ gửi HS nhân ngày khai tr­ường đầu tiên của n­ước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945.
- Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ ; giáo dục thái độ học tập nghiêm túc và ý chí v­ươn lên trong học tập.
- Rèn kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân tr­ước tập thể.

THĐHCM :Bác Hồ là tấm gương của tinh thần hiếu học và nghị lực kiên cường vượt qua mọi khó khăn để vượt lên.
II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯ­ỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về lời dạy của Bác trong th­ư.

- Kĩ năng lắng nghe phản hồi tích cực về giới thiệu thư Bác Hồ

- Kĩ năng trình bày ý tưởng về thực hiện lời Bác dạy
- Kĩ năng suy nghĩ về việc thực hiện lời dạy của Bác gắng học chăm. Động não
III. CÁC PH­ƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC :
- Làm việc theo nhóm nhỏ .
- Thảo luận
- Trình bày 1 phút.
- Viết tích cực .
IV.  TÀI LIỆU VÀ PH­ƯƠNG TIỆN :
- Văn bản thư­ Bác Hồ gửi HS nhân ngày khai tr­ường đầu tiên của n­ước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945.
- Câu hỏi thảo luận tìm hiểu nội dung thư­ Bác và ý nghĩa của thư­ Bác và đáp án.
- Ảnh Bác Hồ .
- Khăn trải bàn , lọ hoa.


V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

Tiến trình hoạt động, thời lượng

PP/ Kỹ thuật được áp dụng

Người điều khiển

Nội dung hoạt động

(  ND chi tiết)

1. Khám phá (5)

-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về lời dạy của Bác trong th­ư.

- Kĩ năng lắng nghe phản hồi tích cực về giới thiệu thư Bác Hồ

 

GV nêu câu hỏi : Em hãy cho biết câu nói :’’ Một năm bắt đầu bằng mùa xuân , một đời bắt đầu từ tuổi trẻ , tuổi trẻ là mùa xuân của đất nư­ớc là của ai ? Câu nói đó cho ta biết điều gì ?
  HS : Suy nghĩ và trả lời câu hỏi , HS khác nhận xét .
GV nhận định và dẫn dắt HS vào hoạt động tiếp theo.
GV mời ban giám khảo và cử ng­ười dẫn chương trình lên làm việc.
 

2. Kết nối(25)

- Thảo luận.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về lời dạy của Bác trong th­ư.

- Kĩ năng lắng nghe phản hồi tích cực về giới thiệu thư Bác Hồ

- Kĩ năng trình bày ý tưởng về thực hiện lời Bác dạy
- Kĩ năng suy nghĩ về việc thực hiện lời dạy của Bác gắng học chăm.
 

*Hoạt động 1 : Thi tìm hiểu nội dung và ý nghĩa thư­ Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai tr­ường.
  Ngư­ời dẫn chư­ơng trình mời đại diện 4 tổ  lên bốc thăm câu hỏi ( mỗi tổ một câu ) sau đó về nhóm thảo luận (3 phút) và cử đại diện lên trình bày.

- Một số câu hỏi  thảo luận :

  Câu 1 : Đọc thư­ Bác có câu : ‘’ Tr­ước đây cha anh các em và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ … Ngày nay các em đ­ược cái may mắn hơn cha anh là đư­ợc hấp thụ một nền giáo dục của một n­ước độc lập’’ , bạn có suy nghĩ như­ thế nào ?
  Câu 2 : Hãy nêu những tác dụng của việc học tập đối với đời sống con ngư­ời. Nếu không đ­ược ( hoặc không chịu ) học sẽ dẫn đến những tác hại gì đối với cá nhân và xã hội?

  Câu 3 : Trong thư­ Bác dặn học sinh cần phải làm những gì ? Bác mong muốn ở học sinh những điều gì ? Để làm đư­ợc theo lời Bác dạy , học sinh chúng ta cần phải học tập , tu d­ưỡng và rèn luyện như­ thế nào ?
   Câu 4 : Trong th­ư đã thể hiện những tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng . Những tình cảm nào khiến em xúc động nhất ? Vì sao ? Để thể hện tình cảm kính yêu và vâng lời Bác dạy , học sinh chúng ta cần phải làm gì ?

- Các học sinh trong tổ đều phải  tham gia chuẩn bị phần trả lời , khi trả lời có thể kèm theo tranh ảnh , số liệu để minh hoạ. Mỗi khi đại diện tổ trình bày xong , các bạn trong tổ có quyền bổ sung thêm và cho cả lớp cùng trao đổi kĩ hơn những nội dung chính trong thư­ Bác.
   Hoạt động 2 : Thi văn nghệ :

Duy trì 4 nhóm tổ : thi văn nghệ , ng­ời dẫn ch­ơng trình đ­a ra chủ đề cuộc thi văn nghệ : hát những bài hát thể hiện tình yêu th­ương, sự quan tâm của Bác Hồ đối với thiếu niên nhi đồng .
  - Các đội lần lư­ợt hát , đến l­ợt đội nào không hát đ­ược sẽ bị loại dần , đội nào trụ đến cuối cùng đội đó sễ thắng và có số điểm cao nhất(30 điểm ), đội về nhì sẽ có 20 điểm , đội về ba sẽ có 10 điểm .

GV:Bác Hồ là tấm gương của tinh thần hiếu học và nghị lực kiên cường vượt qua mọi khó khăn để vượt lên.
 

3.Thực hành(10)

- Kĩ năng trình bày ý tưởng về thực hiện lời Bác dạy
- Kĩ năng suy nghĩ về việc thực hiện lời dạy của Bác gắng học chăm.
- Động não

Viết tích cực
  - Ngư­ời điều khiển  đ­ưa ra câu hỏi :  Sau khi hiểu đ­ược mong muốn của Bác , chúng ta phải làm gì để thực hiện đ­ược lời bác dạy ?
  - Yêu cầu mỗi bạn viết ra giấy câu trả lời.
 

4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 5’

 

- Kĩ năng trình bày ý tưởng về thực hiện lời Bác dạy
- Kĩ năng suy nghĩ về việc thực hiện lời dạy của Bác gắng học chăm.

-Động não
 

GV cho lớp tự đánh giá về chất l­ượng phần chuẩn bị câu trả lời của các tổ chọn ra tổ có câu trả lời hay nhất và cộng với điểm thi văn nghệ .
- Nhận xét chất l­ượng hoàn thành các công việc đã đ­ược phân công và ý thức , thái độ  tham gia hoạt động của cá nhân và tổ .

T­Ư LIỆU :
- Văn bản th­ư Bác Hồ gửi HS nhân ngày khai trư­ờng đầu tiên của n­ước Viêt nam Dân chủ Cộng hoà .

 

HOẠT ĐỘNG 2:

  LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA GIỮA CÁC TỔ VÀ CÁ NHÂN.

 

I. MỤC TIÊU :Sau hoạt động học sinh có khả năng :
  - Hiểu đ­ược thế nào là một tiết học tốt và những yêu cầu mà các em cần thực hiện trong tiết học tốt đó .
   - Xác định thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tính chăm chỉ sáng tạo trong học tập. Biết đấu tranh phê phán những biểu hiện sai trái trong học tập.
  - Rèn luyện kĩ năng học bài , làm bài , ghi chép , phát biểu ý kiến trong giờ học .

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNGCƠ BẢN Đ­ƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG :

   - Kĩ năng tự tin thi đua giao ước học tốt

   - Kĩ năng lắng nghe phản hồi tích cực các bản giao ước thi đua.
   - Kĩ năng trình bày ý tưỏng về các chỉ tiêu thi đua

   - Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu thi đua chăm ngoan, học giỏi.

 

 III. CÁC PH­ƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẬY HỌC TÍCH CỰC:
   - Thảo luận
   - Biểu đạt sáng tạo
   - Hỏi và trả lời .
 

IV. TÀI LIỆU VÀ PH­ƯƠNG TIỆN
- Bản đăng kí thi đua thực hiện tiết học tốt theo 4 chỉ tiêu chính :
    + chuẩn bị tốt bài học và bài làm ở nhà.
    + Giữ kỉ luật trật tự trong giờ học .
    + Số điểm tốt sẽ đạt đ­ược .

    + Phát biểu ý kiến trong giờ học .
( Nội dung ngắn gọn và phải đ­ược thể hiện bằng những con số cụ thể, thời gian thi đua diễn ra trong tháng 10 )
- Chuẩn bị câu hỏi để cả lớp trao đổi và đáp án trả lời .
- Ảnh Bác , lọ hoa , khăn trải bàn.
- Các tiết mục văn nghệ , tiểu phẩm.

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

Tiến trình hoạt động, thời lượng

PP/ Kỹ thuật được áp dụng

Người điều khiển

Nội dung hoạt động

(  ND chi tiết)

1. Khám phá (5)

Động não :

- Kĩ năng tự tin thi đua giao ước học tốt

   - Kĩ năng lắng nghe phản hồi tích cực các bản giao ước thi đua.
 

 

-    GV đặt câu hỏi : B­ước vào năm học mới em đã xây dựng cho mình kế hoạch học tập hoặc  chỉ tiêu phấn đấu nh­ thế nào ?
  - Học sinh suy nghĩ nhanh và đ­a ra câu trả lời.
  - GV ghi nhanh câu trả lời của học sinh lên góc bảng.( GV có thể mời 2 – 3 em trả lời ). Trên cơ sở câu trả lời của HS , GV dẫn dắt các em chuẩn bị tham gia vào hình thức hoạt động tiếp theo .
 

2. Kết nối(25)

- Kĩ năng tự tin thi đua giao ước học tốt

   - Kĩ năng lắng nghe phản hồi tích cực các bản giao ước thi đua.
   - Kĩ năng trình bày ý tưỏng về các chỉ tiêu thi đua

   - Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu thi đua chăm ngoan, học giỏi.

 

   *Hoạt động 1 : Mở đầu :

  - Hát tập thể :Bài hát : ‘’ Mơ ư­ớc ngày mai ‘’
  - Dẫn ch­ương trình ( bạn   ) tuyên bố lí do lễ phát động thi đua ‘’ Tiết học tốt ‘’
  - Giới thiệu đại biểu , công bố ch­ương trình làm việc .
  *Hoạt động 2 : Thảo luận
  - Ngư­ời dẫn ch­ương trình đ­ưa ra nội dung câu hỏi thảo luận :
   + Thế nào là một tiết học tốt ?
   + Tác dụng của tiết học tốt là gì ?
   + Để có những tiết học tốt , ngư­ời học sinh cần phải làm gì ?
  Sau khi lớp trao đổi , ngư­ời dẫn ch­ương trình tổng kết ý kiến, rút ra những yêu cầu chính mà mỗi học sinh cần thực hiện trong tiết học. GV giúp các em ghi ngắn gọn cụ thể nội dung lên bảng, để làm căn cứ xây dựng giao ­ước thi đua giữa các tổ .
  *Hoạt động 3 : Đăng kí thi đua
  Trên cơ sở thảo luận , thống nhất ý kiến của các thành viên trong tổ
  - Đại diện từng tổ lên đọc bản đăng kí thi đua của tổ mình.
  - Khi các tổ đăng kí thi đua xong, cả lớp trao đổi thêm về chỉ tiêu thi đua và biện pháp thực hiện .

3.Thực hành(10)

   - Kĩ năng lắng nghe phản hồi tích cực các bản giao ước thi đua.
   - Kĩ năng trình bày ý tưỏng về các chỉ tiêu thi đua.

 

Đóng kịch ngắn .
    - Các bạn trong đội văn nghệ của lớp sẽ thể hiện một tiểu phẩm có nội dung cổ động cho phong trào thi đua học tập của tổ , lớp .
 

4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 5’

 

   - Kĩ năng lắng nghe phản hồi tích cực các bản giao ước thi đua.
   - Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu thi đua chăm ngoan, học giỏi.

 

- Đại diện cán bộ lớp nhận xét về kết quả chuẩn bị các việc đ­ược phân công của cá nhân , nhóm , tổ.
- Giáo viên nhân xét về tinh thần và chất l­ượng tham gia các hoạt động trong lễ phát động thi đua  và đề nghị các em sẽ tr­ng bày ( treo hoặc dán ) bản giao ­ước thi đua của mỗi tổ ngay tại lớp học trong các ngày của chủ điểm .
 

 

 VI, PHẦN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM :

    1. Học sinh tự đánh giá xếp loại :

a. Qua các hoạt động của chủ điểm , em thu hoạch đ­ược những gì ?
b. Tự đánh giá kết quả hoạt động của em đạt mức độ nào ?

 

   Tốt           Khá         Trung bình     Yếu     


   2. Tổ học sinh tự đánh giá xếp loại :


   Tốt           Khá         Trung bình       Yếu     

 

    3. GVCN đánh giá xếp loại:

 

   Tốt                 Khá           Trung bình        Yếu     

 

 

 

CHỦ ĐIỂM THÁNG  11: TÔN SƯ TRỌNG ĐAO

MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

 

GIÚP HỌC SINH:

-Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt nam 20-11 và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc.

-Kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô giáo.

-Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc.

                 CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM

 

1-Tổ chức Lễ đăng kí “Tuần học tốt, tháng học tốt”.

2-Thảo luận về chủ đề truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.

3-Tổ chức kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

4-Biểu diễn văn nghệ  mừng Ngày Nhà giáo Việt nam 20-11.

 

HOẠT ĐỘNG  1:

 

TỔ CHỨC LỄ ĐĂNG KÍ “TUẦN HỌC TỐT , THÁNG HỌC TỐT ”

 

I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:Sau hoạt động HS có khả năng :
  - Hiểu đ­ược công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với HS .
  - Có ý chí quyết tâm thi đua tu dưỡng học tập tốt : tiếp thu sự dạy dỗ của thầy cô.
  - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp , trao đổi ý kiến, ứng xử với thầy cô giáo , phát huy truyền thống tôn s­ư trọng đạo  .
   II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN  Đ­ƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG :
   - Kĩ năng tự tin khi giao ­ước thi đua “Hoa điểm tốt dâng thầy cô” “

   - Kĩ năng lắng nghe , phản hồi tích cực các bản giao ư­ớc thi đua của các tổ .
   - Kĩ năng trình bày ý t­ưởng về các chỉ tiêu thi đua .
   - Kĩ năng đặt mục tiêu , lập kế hoạch thực hiện mục tiêu thi đua có nhiều điểm tốt .
  

III/ CÁC PH­ƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
   - Thảo luận
   - Biểu đạt sáng tạo
   - Hỏi và trả lời .

  IV/ TÀI LIỆU VÀ PH­ƯƠNG TIỆN :
   - Câu hỏi và đáp án cho phần tìm hiểu về công lao của thầy cô .
   - T­ư liệu, tranh ảnh, truyện kể ...về công lao của thầy cô đối với HS .
   - Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải  bàn .

  V / TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

Tiến trình hoạt động, thời lượng

PP/ Kỹ thuật được áp dụng

Người điều khiển

Nội dung hoạt động

(  ND chi tiết)

1. Khám phá (5)

- Kĩ năng trình bày.

Mở đầu :

-Hát một bài hát tập thể.

-Tuyên bố lí do:

Để việc học tập thành công, công lao của các thầy cô giáo là rất to lớn nhưng không thể thiếu việc học tập tích cực của mỗi học sinh. Trong tiết học hôm nay, lớp chúng tasẽ cùng nhau thảo luận về tuần học tốt, tháng học tốt, đăng kí thi đua của mỗi cá nhân, chỉ tiêu phấn đấu của các tổ và giao ước thi đua với nhau.

-Giới thiệu chương trình hoạt động.

 

2. Kết nối(25)

   - Kĩ năng tự tin khi giao ­ước thi đua “Hoa điểm tốt dâng thầy cô” “

   - Kĩ năng lắng nghe , phản hồi tích cực các bản giao ư­ớc thi đua của các tổ .
   - Kĩ năng trình bày ý t­ưởng về các chỉ tiêu thi đua .
 

Hoạt động 1: Trao đổi tìm hiểu về công ơn của thầy cô giáo thông qua một số câu hỏi nh­ư :( 4 nhóm , mỗi nhóm một câu hỏi )
   - Bạn có biết để có một tiết giảng dạy tốt , thầy cô giáo đã phải chuẩn bị nh­ư thế nào không?
   - Thầy cô giáo hi vọng, mong đợi gì ở HS chúng ta?
   - Bạn có thể làm gì để giúp thầy cô giáo dạy tốt?
   - Đối với những bạn HS phạm lỗi, thầy cô giáo phải xử phạt. Bạn có đồng tình với việc làm của thầy cô giáo không? Vì sao?
  Sau khi trao đổi xong mỗi câu hỏi, n­ời điều khiển (bạn    ) bổ sung và tổng kết lại những ý chính về tình cảm, về sự tận tâm hết lòng của các thầy cô giáo đối với HS.
   Hoạt động 2 : Đăng kí thi đua tuần học tốt
   - Cán bộ lớp nêu mục đích, yêu cầu, nội dung thi đua và cách đánh giá thi đua của tuần “ Hái hoa điểm tốt dâng thầy cô giáo “nh­ư sau
   + Các tổ viết đăng kí thi đua tuần học tốt theo tiêu đề “ Hoa điểm tốt dâng thầy cô “ Nội dung đăng kí nên ngắn gọn , cụ thể theo 2 chỉ tiêu đánh giá :
   1. Kỉ luật trật tự trong giờ học
   2. Số điểm tốt đạt đ­ược của cả tổ
   + Tiêu chuẩn đánh giá thi đua giữa các tổ :
   * Mỗi điểm 9, 10 đ­ược tính là 2 bông hoa
   * Mỗi điểm 7 , 8 đ­ược tính là 1 bông hoa
   * Điểm 5 , 6 không tính
   * Mỗi điểm d­ưới trung bình bị trừ 1 bông hoa .
   * Bạn nào bị thầy cô giáo nhắc trong giờ học sẽ bị trừ một bông hoa .
   * Kết thúc tuần thi đua sẽ căn cứ vào số bông hoa đạt đ­ược của các tổ để xếp loại thi đua .  
  - Đại diện các tổ lần l­ượt lên đọc đăng kí thi đua của tổ mình. Cán bộ lớp ghi các chỉ tiêu đăng kí thi đua của các tổ lên bảng.
 

3.Thực hành(10)

      - Kĩ năng trình bày, diễn xuất.

Hoạt động 3 : Ban văn nghê chọn một số tiết mục văn nghệ hoặc đóng tiểu phẩm có nội dung về tuần học tôt, đăng kí thi đua “ Hoa điểm tốt, dâng thầy cô .”
 

4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 5’

 

      - Kĩ năng lắng nghe , phản hồi tích cực các bản giao ư­ớc thi đua của các tổ
      - Kĩ năng đặt mục tiêu , lập kế hoạch thực hiện mục tiêu thi đua có nhiều điểm tốt .
 

- GV giao bài tập về nhà cho HS :
    Để đền đáp công ơn dạy dỗ  của thầy cô giáo, HS cần thực hiện những điều gì?
   - GV nhận xét và rút kinh nghiệm về tinh thần thái độ tham gia hoạt động của các tổ và cá nhân .
 

 

 VI/ T­ư liệu
  - Một số câu hỏi thảo luận
  - Một số bài hát liên quan đến chủ điểm
  - Kịch bản đóng vai tiểu phẩm .   
 

 

HOẠT ĐỘNG 3 :

 

TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2014

 

I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:

   - Hiểu đầy đủ hơn về ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 
   - Giáo dục cho HS thái độ kính trọng, vâng lời thầy cô giáo, biết trân trọng tình cảm thầy trò .
   - Biết hành động làm theo lời dạy của thầy cô giáo trong hoạt động học tập, sinh hoạt và giao tiếp

  II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG Đ­ƯỢC GIÁO DỤC:

   -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.
  - Tự tin tham gia lễ kỉ niệm ngày hội các thầy cô giáo
  - Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với thầy, cô giáo.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn tham gia lễ kỉ niệm.
  - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với lao động s­ư phạm của thầy cô.

  III/  CÁC PH­ƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
   - Thảo luận
   - Biểu đạt sáng tạo
   - Kể chuyện .
 

 IV/ TÀI LIỆU VÀ PH­ƯƠNG TIỆN
    - Lời chúc mừng các thầy cô giáo
    - Các tiết mục văn nghệ gồm hát , ngâm thơ hoặc đọc thơ, kể chuyện ... về công ơn và tình cảm thầy trò .
    - Cây hoa cùng các phiếu bắt thăm để chơi trò “Hái hoa”

 

  V/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG .

 

Tiến trình hoạt động, thời lượng

PP/ Kỹ thuật được áp dụng

Người điều khiển

Nội dung hoạt động

(  ND chi tiết)

1. Khám phá (5)

-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

-Hát một bài tập thể về thầy cô giáo.

-Tuyên bố lí do:

Hằng năm, cứ đến ngày 20-11,toàn xã hội lại có diệp nhìn lại, ghi nhận vai trò, công lao to lớn của các thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, những người ngày đêm chăn lo cho việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi học sinh. Ở trường ta, toàn thể học sinh đang ngày đêm chăm lo học tập, rèn luyện, tu dưỡng để càng xứng đáng hơn với sự tin cậy, mong muốn của thầy cô giáo. Ở những tiết sinh hoạt lớp trước, lớp ta đã có nhiều hoạt động thể hiện lòng tôn sư trọng đạo theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc. ..

-Giới thiệu các thầy cô giáo đến dự.

-Giới thiệu đại biểu phụ huynh học sinh.

-Giới thiệu chương trình:

+Chúc mừng thầy cô giáo.

+Văn nghệ chào mừng 20-11.

 

2. Kết nối(25)

- Tự tin tham gia lễ kỉ niệm ngày hội các thầy cô giáo
  - Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với thầy, cô giáo.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn tham gia lễ kỉ niệm.
 

Hoạt động 1 : Đọc lời chúc mừng thầy, cô giáo .
   - Đại diện HS phát biểu chào mừng các thầy cô giáo.
   - Một số bạn thay mặt cho HS tặng hoa cho các thầy cô giáo.
   - Đại diện ban phụ huynh phát biểu.
   - Các thầy, cô giáo phát biểu về tâm tư­ tình cảm của mình đối với HS.
   Hoạt động 2 : Liên hoan văn nghệ
   - Biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
   - Trò chơi : “ Hái hoa “ với các phiếu yêu cầu hát , đọc thơ , kể chuyện .
   - Ngư­ời dẫn chư­ơng trình mời đại biểu tham dự liên hoan văn nghệ cùng HS.
 

3.Thực hành(10)

-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

- Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với thầy, cô giáo.
 

   Hoạt động 3 : Thảo luận giải quyết tình huống :
   Nhân dịp ngày hiến ch­ương Nhà giáo Việt Nam 20 / 11 Hoa đến nhà rủ Lan đi chơi chúc mừng thầy cô giáo . Lan nói : Tớ sẽ đi cùng với bạn đến chúc mừng các thầy cô giáo trong lớp trừ cô Th­ , vì hôm nọ cô giáo phạt tớ.
   Em có suy nghĩ gì vè câu nói của bạn Lan , nếu là bạn Hoa trong tình huống đó em sẽ nói gì với bạn Lan ?
   HS suy nghĩ và đ­ưa ra ý kiến trình bày tr­ước lớp .
 

4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 5’

 

 

- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn tham gia lễ kỉ niệm.
  - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với lao động s­ư phạm của thầy cô.
 

GV giao bài tập về nhà cho HS : Em hãy viết một đoạn văn nói lên những suy nghĩ , cảm xúc của mình về ngày hiến ch­ương nhà giáo : ngày 20 / 11.
   - Đại diện lớp cảm ơn đại biểu tới dự và một lần nữa hứa với các thầy cô giáo sẽ làm tốt theo lời dạy của thầy cô .
 

     VI/ T­Ư LIỆU :
   - Tài liệu về lịch sử ngày 20/ 11 trên thế giới và Việt Nam .
   - Một số bài hát phục vụ chủ điểm :
   + Ngày đầu tiên đi học ( Nhạc : Nguyễn Ngọc Thiện  - Lời : Viễn Phư­ơng )
   + Bụi phấn :( Nhạc và lời : Vũ Hoàng  - Lê Văn Lộc )
   VII/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM .
   1. HS tự đánh giá :
   Câu 1 : Qua các hoạt động của chủ điểm tháng 11, em rút ra đ­ược những điều gì?
   Câu 2 : Tự đánh giá kết quả hoạt động của em đạt loại nào ?
      Tốt                                  Khá                             Trung bình                   Yếu       
   2. Tổ HS đánh giá , xếp loại :
    Tốt                                  Khá                             Trung bình                   Yếu        

   3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá , xếp loại :


   Tốt                                  Khá                             Trung bình                   Yếu        

  
 

CHỦ ĐIỂM THÁNG 12  UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

 

   GIÚP HỌC SINH:

-Nhận thức được truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, của quân đội ta.

-Biết tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống đó.

-Kính trọng, biết ơn bộ đội Cụ Hồ và các gia đình có công với cách mạng.

 

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM

 

1, Tìm hiểu về những người con anh hùng của quê hương đất nước.

2-Biểu diễn văn nghệ.

3, Thi kể chuyện lịch sử.

4-Hội vui học tập.

HOẠT ĐỘNG 1 : THI KỂ TRUYỆN LỊCH SỬ

 

I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:

Giúp học sinh:

-Củng cố,mở rộng hiểu biết về lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta qua các thời đại từ vua hùng dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.

-Biết ơn tổ tiên, cha anh, các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước.

-Biết noi gương tổ tiên, cha anh, học tập tốt để xây dựng đất nước giầu mạnh.

THĐĐ HCM: Bác là tấm gương trọn đời phấn đấu hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

-Liên hệ về quá trình tìm đường cứu nước, cuộc sống trong sáng, giản dị của Bác.

 

   II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG Đ­ƯỢC GIÁO DỤC:

   -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia kể chuyện lịch sử
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
    - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông , ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, đặc biệt là Bác Hồ kính yêu.
  

III/  CÁC PH­ƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
   - Thảo luận .
   - Biểu đạt sáng tạo
   - Kể chuyện .

 IV/ TÀI LIỆU VÀ PH­ƯƠNG TIỆN
    - Các câu chuyện về các anh hùng dân tộc.

    - Các tiết mục văn nghệ gồm hát , ngâm thơ hoặc đọc thơ, kể chuyện ... về công ơn và tình cảm thầy trò .
    - Cây hoa cùng các phiếu bắt thăm để chơi trò “Hái hoa”

 

V/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG .

Tiến trình hoạt động, thời lượng

PP/ Kỹ thuật được áp dụng

Người điều khiển

Nội dung hoạt động

(  ND chi tiết)

1. Khám phá (5)

-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

* Hoạt động 1: Mở đầu.

-Hát tập thể .

-Người điều khiển tuyên bố lý do,giới thiệu chương trình và cố vấn chương trình, ban giám khảo,...

 

2. Kết nối(25)

- Tự tin tham gia thi kể chuyện

  - Kĩ năng giao tiếp / ứng xử .

  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn tham gia thi kể chuyện.
 

* Hoạt động 2 :Các tổ thi kể truyện.

+Người điều khiển mời lần lượt học sinh từng tổ lên kể truyện.

-Nội dung: các câu truyện về các anh hùng dân tộc, về sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá giáo dục của nước ta thời Ngô- Đinh- Tiền Lê(thế kỉ X) đến thời Lê sơ(đầu thế kỉ XV-  đầu thế kỉ XVI):

+Về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng.

+Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long.

+Về trận chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt.

+Về thành tựu văn hoá, giáo giục tiểu biểu.

+Về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên.

+Về cải cách Hồ Quý Ly.

+Về anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Về vai trò của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

+ Em hãy nêu những hiểu biết của mình về sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ?

- Em hãy kể tên và trình bày rõ tấm g­ương hoạt động cách mạng tiêu biểu mà em biết? (Tên của anh hùng cách mạng đó là gì ? Quê ở đâu ? Anh hùng đó đã cống hiến cho đất n­ớc nh­ thế nào?...)
- Người điều khiển mời các tổ lên trình bày, học sinh kể chuyện.

+Ban giám khảo cho điểm từng bạn kể.Điểm của tổ bằng tổng điểm của các bạn đã  tham gia kể truyện.

=> GV: Giaó dục tấm gương đạo đức HCM cho học sinh.

3.Thực hành(10)

-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

- Kĩ năng giao tiếp / ứng xử .

*Hoạt động 3 : Trò chơi dành cho cả lớp:

+Người điều khiển lần lượt nêu từng ẩn số hoặc ô chữ.

+Học sinh xung phong trả lời.

+Người điều khiển mời ưu tiên bạn xung phong trước. Nếu không ai trả lời được thì người điều khiển(hoặc giám khảo)công bố đáp án.

+Khán giả có thể hỏi thêm điều mình chưa rõ và mời cố vấn chương trình giúp đỡ.

 

4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 5’

 

 

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông , ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, đặc biệt là Bác Hồ kính yêu

* Hoạt động 4 :

GV giao bài tập về nhà cho HS :
-  Để đền đáp công ơn của các vị anh hùng dân tộc, HS cần thực hiện những điều gì?

- Em học tập đ­ược điều gì qua những tấm g­ương đó?
   - GV nhận xét và rút kinh nghiệm về tinh thần thái độ tham gia hoạt động của các tổ và cá nhân .
 

* Kêt thúc hoạt động :

-Công bố kết quả thi giữa các tổ.

-Mời giáo viên chủ nhiệm hoặc cố vấn chương trình phát biểu ý kiến.

-Người điều khiển tổng kết hoạt động, cám ơn cố vấn chương trình và tuyên bố kết thúc cuộc thi.

 

HOẠT ĐỘNG 2 : HỘI VUI HỌC TẬP

 

I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:

Giúp học sinh:

-Củng cố, mở rộng kiến thức đã học ở các môn học.

-Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.

-Hứng thú học tập, chăm chỉ và vượt khó để đạt kết quả cao.

   II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG Đ­ƯỢC GIÁO DỤC:

   -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
   - Kĩ năng trình bày ý t­ưởng về các chỉ tiêu thi đua .
   - Kĩ năng đặt mục tiêu , lập kế hoạch thực hiện mục tiêu.
   III/  CÁC PH­ƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
   - Thảo luận .
   - Biểu đạt sáng tạo
   - Tham gia trò chơi .
IV-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

 1-Nội dung:

-Kiến thức cơ bản của một số môn học.

-Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

-Giải thích một số hiện tượng khoa học trong tự nhiên và xã hội. 

 2-Hình thức hoạt động: Thi hỏi- đáp. 

 

V- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

 1-Phương tiện hoạt động:

-Một số câu hỏi, bài tập, câu đố vui... của các môn học và đáp án.

-Giấy bút, bảng, dụng cụ làm tín hiệu xin trả lời.

-Một số tiết mục văn nghệ.

-Phần thưởng.

 2-Về tổ chức:

-Lớp tahỏ luận, thống nhất chọn các môn học cần tổ chức hội vui (Toán, Văn, Sử, Ngoại ngử, Giáo dục công dân).

-Giáo viên chủ nhiệm liên hệ với giáo viên bộ môn đã chọn để nhờ họ giúp xây dựng câu hỏi và đáp án.

-Mỗi tổ cử một người dự thi một môn.

-Những học sinh khác cũng on tập tốt để dự thi phần cổ động viên và tham gia cùng thí sinh khi có cơ hội.

-Phân công người điều khiển chương trình, ban giám khảo, thư kí, mời đại biểu, tranh trí lớp, chuẩn bị phần thưởng              ...

 

VI- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:

Tiến trình hoạt động, thời lượng

PP/ Kỹ thuật được áp dụng

Người điều khiển

Nội dung hoạt động

(  ND chi tiết)

1. Khám phá (5)

-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

* Hoạt động 1: Mở đầu.

-Hát tập thể .

-Tuyên bố lí do:Trong thời gian học vừa qua, các bạn trong lớp đã rất cố gắng học tập, nhiều bạn học tập tốt làm gương cho các bạn khác noi theo, có nhiều bạn có những tiến bộ đáng kể, nhiều tổ đã giúp đỡ nhau học tập có hiệu quả. Trong học tập, có nhiều nội dung vừa khó nhưng lại vừa thú vị đòi hỏi học sinh phải nhanh trí, phối hợp với nhau thì mới giải được với kết quả tốt nhất.Hôm nay lớp ta sẽ tổ chức một cuộc thi để tạo điều kiện cho những con người thông minh đoàn kết với nhau về trí tuệ và tinh thần nhằm mang lại chiến thắng về cho tổ mình.

-Giới thiệu khách mời.

-Giới thiệu chương trình hoạt động.

-Giới thiệu Ban giám khảo, thư kí.

 

2. Kết nối(25)

- Tự tin tham gia cuộc thi.

  - Kĩ năng giao tiếp / ứng xử .

  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn tham gia cuộc thi.

* Hoạt động 2 : Cuộc thi tài trí giữa các tổ

-Nêu thể lệ cuộc thi:Mỗi tổ ba người dự thi. Nội dung thi gồm:

+Tiếp sức giải toán

+Ghép từ

+Lĩnh vực hay môn học ưa thích.

Chỉ có quyền trả lời khi người điều khiển đã nêu xong câu hỏi, nếu đội nào phất cờ trước khi đọc xong câu hỏi sẽ bị tước quyền thi đấu trong câu trả lời ấy. Mỗi câu được quyền suy nghĩ trong 15 giây. Biểu điểm là 10 tùy theo câu trả lời mà cho điểm. Nếu không có đội nào trả lời được thì dành cho khán giả.

-Các đội cử người lên tham gia.

1-Đố bạn khi kim giờ quay được một vòng thì kim phút và kim giây quay được bao nhiêu vòng?

TL: Kim phút sẽ quay được 12 vòng

     Kim giây quay được 720 vòng.

2-Ai là nhà Toán học lỗi lạc thời cổ Hi Lạp, sống vào thế kỉ III trước Công nguyên, có câu nói: “Trong hình học không có con đường dành cho vua chúa”?

TL:Nhà Toán học Ơ-clit.

3-Nguyễn Văn Trỗi đặt mìn giết tên Mac-na-ma-ra tại cầu có tên là gì?

TL:Cầu Công Lý.

4-Phương châm của giáo dục từ xưa đến nay là gì?

TL:Tiên học lễ, hậu học văn.

5-Hãy hát một bài hát bằng tiếng Anh.

6-Tại sao lá cây lại có màu xanh lục?

TL:Vì trong lá cây có chất diệp lục, ánh sáng mặt trời chiếu vào lá cây chất diệp lục hút các tia sáng có màu khác nhưng không thu nhận màu xanh lục và lại phản chiếu màu này, do đó chúng ta mới thấy lá cây có màu xanh lục.

-Người điều khiển lần lượt mời đại diện từng tổ chọn câu hỏi và trả lời.

-Ban giám khảo cho điểm từng lượt của từng tổ và ghi công khai lên bảng.

-Xen kẽ vào sau mỗi lượt thi của các tổ là phần thi cho cổ động viên.

-Hết thời gian( hoặc số lượt) quy định, tổ nào có tổng số điểm cao là thắng.

 

 

3.Thực hành(10)

-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

 

*Hoạt động 3 : Văn nghệ

-Trình bày các tiết mục đã chuẩn bị

 

4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 5’

 

 

   - Kĩ năng đặt mục tiêu , lập kế hoạch thực hiện mục tiêu.
 

* Hoạt động 4 : Kết thúc

-Tổng kết điểm và phát thưởng.

-Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh.

-Cảm ơn sự giúp đỡ và tham gia của giáo viên.

- Về nhà cố gắng học tập thật tốt để mở rộng sự hiểu biết caue bản thân.

 

* Kêt thúc hoạt động :

-Ban giáo khảo công bố kết quả, sau đó người điều khiển chương trình mời đại biểu danh dự hoặc giáo viên chủ nhiệm lên trao tặng phẩm cho các tổ đạt kết quả theo thứ tự hạng nhất, nhì, ba, và khuyến khích.

-Người điều khiển:

+Đánh giá chung về tinh thần ý thức tham gia của cả lớp; biểu dương các tổ, cá nhân đạt kết quả cao.

+Tuyên bố kết thúc hội vui học tập, chúc sức khoẻ các đại biểu , chúc các bạn học tốt, thi học kì đạt kết quả cao.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM

1. Học sinh tự đánh giá xếp loại

Câu 1: Qua các hoạt động của chủ điểm: Em thu hoặc được những gì?

Câu 2: Tự đánh giá xếp loại kết quả hoạt động của bản thân

 

Tốt   Khá   Trung bình   Yếu

 

2. Tổ học sinh đánh giá, xếp loại

 

Tốt   Khá   Trung bình   Yếu

 

3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại

 

 

 

CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 VÀ 2 MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN

 

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

GIÚP HỌC SINH:

-Nhận thức được vai trò của Đảng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay.

-Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo và đường lối của Đảng.

-Biết rèn luyện lối sống có văn hoá, có bản lĩnh để vươn lên

HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM

1- Thi tìm hiểu về truyền thống văn hóa của quê hương.

2- Tìm hiểu về sự đổi mới và phát triển của đất nước.

3- Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân.

4- Xây dựng kế hoạch thực hiện “ Trường xanh, sạch đẹp”.

 

 

HOẠT ĐỘNG 1:

MÙA XUÂN VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ

QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

   I/ MỤC TIÊU : Sau hoạt động giúp HS :

-Có những hiểu biết nhất định về phong tục tập quán , truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc. Hiểu được những nét đổi thay trong đời sống văn hoá ở quê hương , địa phương em.

-         Tự hào và yêu mến quê hương đất nước.

Biết tôn trọng và giữ gìn, bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống phong tục ,tập quán phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC :
   - Kĩ năng tự nhận thức về phong tục tập quán , truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc 

   - Kĩ năng trình bày ý t­ưởng thể hiện qua văn nghệ ca ngợi phong tục tập quán , truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước.

   - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
   III/ CÁC PH­ƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ ĐƯ­ỢC SỬ DỤNG.
   - Kể chuyện, múa hát, đọc thơ...
   - Biểu đạt sáng tạo .
   - Đóng vai.
   IV/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
   a ).Nội dung :

-Những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp mang nét đẹp văn hoá đón Tết, mừng xuân của quê hương, đất nước.

-Những đổi mới tích cực trong đời sống văn hoá quê hương.

-Những bài thơ, bài hát, các câu truyện,... về truyền thống văn hoá tốt đẹp đó.

b)Hình thức hoạt động:

-Thi tìm hiểu giữa các tổ trong lớp về phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng xuân đón tết của quê hương, đất nước.

C,Chuẩn bị hoạt động

* Về phương tiện hoạt động:

-Các tư liệu về các phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng xuân đón tết của quê hương,đất nước,của cộng đồng các dân tộc Việt Nam(và của các nước khác nếu có).

-Những bài thơ,bài hát,câu chuyện...liên quan đến chủ đề hoạt động.

-Các câu hỏi,câu đố cùng đáp án và thang chấm điểm cho cuộc thi.

* .Về tổ chức :

Giáo viên chủ nhiệm:

-Nêu ý nghĩa,nội dung,hình thức của chủ đề hoạt động và yêu cầu, hướng dẫn học sinh sưu tầm,tìm hiểu các tư liệu liên quan.

-Hội ý với cán bộ lớp,cán bộ chi đội về yêu cầu cuộc thi và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động:

+Cử người dẫn chương trình.

+Cử ban giám khảo.

+Phân công trang trí, kẻ tiêu đề hoạt động.

-Dự kiến mời đại biểu.

   V/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

 

 

Tiến trình hoạt động, thời lượng

PP/ Kỹ thuật được áp dụng

Người điều khiển

Nội dung hoạt động

(  ND chi tiết)

1. Khám phá (5)

-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

* Hoạt động 1: Mở đầu.

-Lớp hát tập thể bài Mùa xuân về của nhạc sĩ Hoàng Vân.

-Người dẫn chương trình nêu lí do hoạt động, giới thệu đại

 

2. Kết nối(25)

- Kĩ năng tự nhận thức về phong tục tập quán , truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc 

   - Kĩ năng trình bày ý t­ưởng thể hiện qua văn nghệ ca ngợi phong tục tập quán , truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước.

 

 Hoạt động 2: Thi giữa các tổ
   -Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi(ví dụ: Hãy kể về phong tục đón tết của dân tộc mà bạn biết.Hãy trình bày một bài hát về mùa xuân...). Tổ nào chuẩn bị xong trước sẽ giơ tay(hoặc cắm cờ) và cử đại diện lên trả lời câu hỏi.

-Ban giám khảo chấm điểm và ghi lên bảng để cả lớp cùng theo dõi.

-Nếu tổ trả lời trước chưa đúng thì các tổ khác sẽ trình bày đáp án của mình và cũng được chấm điểm.

   Hoạt động 3 : Biểu diễn tiết mục văn nghệ cá nhân(Ca ngợi về quê hương đất nước) .
   - Ngư­ời điều khiển mời một bạn xung phong biểu diễn ,sau đó ngư­ời đó đ­ược quyền mời bạn khác bất kì biểu diễn tiếp và cứ như vậy cho dến kết thúc hoạt động .
   - Bạn đ­ược mời biểu diễn tiết mục của mình có thể hát hoặc đọc thơ , ngâm thơ , kể chuyện.
   - Lớp bình chọn các tiết mục theo thứ hạng : nhất , nhì , ba,...

3.Thực hành(10)

   - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

- Kĩ năng giao tiếp / ứng xử .

*Hoạt động 4 :  Đóng vai

 
     - HS phân vai diễn lại hoạt cảnh Thị Màu lên chùa.

    - Một HS đóng vai Thị Màu ( có trang phục phù hợp với hoạt cảnh )
    - Một HS đọc tiểu sử và lời bình...

    + Kết thúc hoạt cảnh một HS hát bài hát “Lên chùa vẽ một cành sen “
 

4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 5’

 

 

- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.

* Hoạt động 5 :

  GV  : Giao bài tập về nhà cho HS : Em hãy kể tên và trình bày  những phong tục tập quán , truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc . 

- Em học tập đ­ược điều gì qua những  phong tục tập quán , truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc  

 

* Kêt thúc hoạt động :

Người dẫn chương trình:

-Công bố kết quả thi.

-Nhận xét kết quả và tinh thần tham gia hoạt động của cá nhân,tổ, lớp.

 

 

HOẠT ĐỘNG 2:

 

 

I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: học xong hoạt động hs cần đạt

            -Hiểu quyền được tiếp nhận các thông tin, tư liệu về sự đổi mới và phát triển đât nước do Đảng lảnh đạo.

 -Tự hào về Đảng, càng tin yêu Đảng hơn.

 -Không ngừng học tập và rèn luyện, biết phát huy những mặt tích cực trong thời kì đổi mới, biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh  với những mặt tiêu cực trong đời sống hằng ngày.

 

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC :
   -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.

 III-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

 1-Nội dung:

 -Những nét chứng của sự đổi mới đất nước trong một số lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội... từ 1986 đến nay.

 2-Hình thức hoạt động:

-Trao đổi, thao luận.

-Văn nghệ. 

 III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

 1-Phương tiện hoạt động:

-Tư liệu, sách báo... liên quan đến sự đổi mơí và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo.

-Thực tiễn đời sống, văn hoá, xã hội của đất nước mà học sinh được trải nghiệm, được nhận thức.

-Các bài thơ, bài hát ca ngợi Đảng.

-Điều 12,13,17 Công ước Liên hợp quốc về Quyền  trẻ em (Xem phầnTư liệu tham khảo).

 2-Về tổ chức:

-Yêu cầu HS sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu, bài viết phản ánh sự đổi mới của đất nước trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội..., tìm đọc Điều 12,13,17 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.

-Chuẩn bị câu hỏi, một số vấn đề để cùng trao đổi thảo luận (Xem phần Tư liệu tham khảo).

-Mời GV môn GDCD hoặc cán bộ tuyên truyền ở địa phương làm cố vấn cho hoạt động trao đổi, thảo luận.

-Phân công người điều khiển chương trình, nhóm trang trí. 

 

IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:

Tiến trình hoạt động, thời lượng

PP/ Kỹ thuật được áp dụng

Người điều khiển

Nội dung hoạt động

(  ND chi tiết)

1. Khám phá (5)

-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

* Hoạt động 1: Mở đầu.

  -Hát một bài hát tập thể.

-Tuyên bố lí do

-Giới thiệu khách mời.

-Giới thiệu chương trình hoạt động.

 

2. Kết nối(25)

     -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
 

 

 Hoạt động 2:  Thảo luận/đàm thoại.

-Lần lượt đưa ra các câu hỏi hoặc các vấn đề.

1-Bạn có quyền được biết những thông tin về sự đổi mới và phát triển đất nước hiện nay không?

2-Bạn có quyền được bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn về những thông tin của sự đổi mới, phát triển đất nước mà bạn thu nhận được không? Tại sao?

3- Bạn có quyền được bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn về những hiện tượng tiêu cực, sai trái trong đời sống văn hoá, xã hội, kinh tế hiện nay không? Tại sao?

4-Sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ năm nào?

TL:

1976-khi đất nước thống nhất

1985- xoá bỏ thời kì bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường.

5-Kể tên những thành phần kinh tế nước ta hiện nay.

TL:Có 6 thành phần kinh tế:

+Kinh tế nhà nước

+Kinh tế tập thể

+Kinh tế cá thể, tiểu chủ

+Kinh tế tư bản tư nhân

+Kinh tế tư bản nhà nước

+Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

6-Bày tỏ cảm nhận của bạn với sự đổi mới của đất nước về mặt đời sống văn hoá hiện nay.

7-Kể những biểu hiện đổi mới của quê hương mà bạn biết.

8-Bạn bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn với những tiêu cực hiện nay.

-Suy nghĩ phát biểu ý kiến trao đổi, thảo luận

 

3.Thực hành(10)

   - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

- Kĩ năng giao tiếp / ứng xử .

*Hoạt động 3 :    Văn nghệ

- Người điều khiển giới thiệu các tổ thi hát trình bày các bài hát ca ngợi về sự đổi thay của quê hương đất nước.
- Các tổ trình bày.

- Tổng kết lại kết quả của các tổ.

4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 5’

 

 

- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.

* Hoạt động 4 :

-GV: Giao nhiệm vụ cho hs về nhà tìm hiểu những đổi thay của quê hương đất nước.

- Thấy được trách nhiệm của bản thân trong quá trình góp phần xây dựng quê hương đất nước.

* Kêt thúc hoạt động :

   -Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh

-Phát biểu ý kiến nêu bật trách nhiệm của học sinh trong mọi hoạt động của xã hội.

-Cảm ơn sự tham gia của GV và các bạn.

 

HOẠT ĐỘNG 3:

 

SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN

 

I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh:

-Càng thêm tin yêu Đảng, luôn tự hào về Đảng ta đã mang lại mùa xuân tươi đẹp cho quê hương, đất nước.

-Rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ, làm phong phú hơn khả năng văn nghệ của lớp.

 

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC :
    -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
  - Kĩ năng giao tiếp /ứng xử.

 

III-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

1-Nội dung:

-Những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm...ca ngợi Đảng, ca ngợi mùa xuân và quê hương, đất nước.

2-Hình thức hoạt động:

-Trình diễn văn nghệ.

-Trò chơi văn nghệ. 

IV- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

1-Phương tiện hoạt động:

-Những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm...

-Một số nhạc cụ (nếu có)

2-Về tổ chức:

-Phân công người điều khiển chương trình.

-Mọi HS đều chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để tham gia. 

-Cá nhân, tổ đăng kí các tiết mục văn nghệ.

-Chuẩn bị các trò chơi văn nghệ như: hát nối, hát có từ, kể tên bài hát...

 

V- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:

 

Tiến trình hoạt động, thời lượng

PP/ Kỹ thuật được áp dụng

Người điều khiển

Nội dung hoạt động

(  ND chi tiết)

1. Khám phá (5)

-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

* Hoạt động 1: Mở đầu.

-Hát tập thể Mùa xuân và tuổi thơ(Nhạc và lời: Bùi Anh Tú).

-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, nêu nội dung, hình thức giao lưu, giới thiệu hai đội thi đấu và thành phần ban giám khảo.Mời hai đội lên vị trí của mình. 

2. Kết nối(25)

     -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
 

 

 Hoạt động 2:  Biểu diễn văn nghệ

 -Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố để các đội tiến hành giao lưu(ví dụ: yêu cầu các đội lần lượt kể tên bài hát và tác giả theo chủ đề “ca ngợi Đảng”, “mùa xuân”, “quê hương”...,các đội lần lượt hát một câu(hoặc một đoạn) có từ “quê hương”, từ “đất nước”,từ “Đảng”,từ “mùa xuân”...).

Các đội tiến hành theo yêu cầu của người dẫn chương trình. Đội nào đến lượt mà “bị tắc”-coi như thua.Lúc đó ngường dẫn chương trình sẽ hỏi các “cổ động viên”.

Đồng thời giám khảo sẽ cho điểm các đội. Điểm được công bố và biết ngay trên bảng.

-Trong quá trình tiến hành giao lưu, người dẫn chương trình cần dành thời gian yêu cầu hai đội ra câu đố, câu hỏi cho nhau và cũng được giám khảo chấm điểm.Ngoài ra cũng cần dành cho “cổ động viên” những câu đố, câu hỏi riêng, tạo không khí sôi nổi,phấn khởi cho cuộc chơi.

3.Thực hành(10)

   - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

- Kĩ năng giao tiếp / ứng xử .

*Hoạt động 3 :    Trò chơi

 -Hát các bài hát có từ: Đảng, mùa xuân.

-Hát các bài hát chủ đề về Đảng

Ai hát nhiều hơn chiến thắng, có phần thưởng.

 

4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 4’

 

 

- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.

* Hoạt động 4 :

 -Hát bài "Nồi vòng tay lớn"

-Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh.

-Giao nhiệm vụ về nhà sưu tầm các bài thơ, bài hát có chủ đề ca ngợi về Đảng, về mùa xuân.

 

* Kêt thúc hoạt động :

Người dẫn chương trình:

-Công bố kết quả của các đội và cá nhân.

-Nhận xét chung, biểu dương tinh thần ý thức tham gia của hai đội và của cả lớp.

-Cảm ơn các đại biểu đã tham gia hoạt động với lớp.

 

HOẠT ĐỘNG 4:

 

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

“TRƯỜNG XANH, SẠCH, ĐẸP”

 

I, YÊU CẦU GIÁO DỤC: Sau khi học xong hoạt động này, hs cần đạt được.

-Hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của việc xay dựng môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp đối với sức khoẻ của mỗi người, chất lượng học tập và giáo dục của nhà trường, trong đó có bản thân các em.

-Gắn bó và càng thêm yêu trường, lớp.

-Tích cực tham gia xây dụng kế hoạch thực hiện “Trường xanh, sạch đẹp”.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC :
    -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
  - Kĩ năng giao tiếp /ứng xử.

III, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

 1 ).Nội dung :

-Làm vệ sinh trường, lớp sạch, đẹp.

-Làm bồn hoa, cây cảnh.

-Trồng cây xanh ở sân trường, vườn trường, cổng trường.

-Chăm sóc cây trồng; chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.

-Trang trí lớp.

2,Hình thức hoạt động :

Thảo luận- xây dựng nội dung, kế hoạch thực hiện.

IV, CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

1. Về phương tiện hoạt động :

-Bản dự thảo nội dung, bản dự thảo kế hoạch.

-Các câu hỏi để thảo luận.

2  .Về tổ chức :

Giáo viên chủ nhiệm: 

*Nêu vấn đề, yêu cầu cả lớp suy nghĩ và sẵn sàng tham gia bàn bạc, thảo luận để xây dựng nội dung, kế hoạch thực hiện “ Trường xanh,sạch đẹp”

*Hội ý với cán bộ lớp, chi đội trưởng và các tổ trưởng để phân công chuẩn bị các cônh việc cụ thể như sau:

-Dự thảo nội dung và kế hoạch thực hiện “Trường xanh, sạch đẹp”.

-Các câu hỏi thoả luận(ví dụ: Bạn hiểu thế nào là trường xanh, sạch đẹp?

Xây dựng trường xanh, sạch, đẹp có ý nghĩa và tác dụng như thế nào?

Theo bạn lớp ta nên làm bồn hoa ở đâu? Trồng loại cây, loại hoa nào ở bồn hoa thì đẹp?

Theo bạn, kế hoặch thực hiện của lớp có khó khăn, thuận lợi gì?)

-Cử người điều khiển hoạt động.

-Cử người ghi biên bản.

-Cử người điều khiển chương trình văn nghệ.

V, TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:

Tiến trình hoạt động, thời lượng

PP/ Kỹ thuật được áp dụng

Người điều khiển

Nội dung hoạt động

(  ND chi tiết)

1. Khám phá (5)

-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

* Hoạt động 1: Mở đầu.

  Hát tập thể bài Mái trường mến yêu(Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng)

Người điều khiển nêu lí do, hình thức hoạt động.

  

2. Kết nối(25)

     -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
 

 

 Hoạt động 2:  Thảo luận.

   -Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi thảo luận.

-Mỗi câu hỏi nêu ra phải được trao đổi, bổ sung cho đủ. Người điều khiển tổng kết lại và thư kí ghi biên bản.

-Kết quả thảo luận là nội dung, kế hoạch thực hiện “Trường xanh, sạch đẹp” mà lớp đã xây dựng nên, được biểu quyết nhất trí.

 

3.Thực hành(10)

   - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

 

*Hoạt động 3 :    Văn nghệ.

  Người điều khiển chương trình văn nghệ giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của lớp (đơn ca, tốp ca, sông ca, ngâm thơ...)

 

 

4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 4’

 

 

- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.

* Hoạt động 4 :

- Về nhà mỗi em xây dựng một kế hoạch của bản thân để thực hiện trường “Xanh, sạch. đẹp”

- Hãy làm những việc làm thường ngày để giữ gìn vệ sinh trường, lớp.

5.Kêt thúc hoạt động :

-Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động.

-Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.

 

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM

1. HS tự đánh giá xếp loại .
   Câu 1 : Qua các hoạt động của chủ điểm : Em thu hoạch đ­ược những gì ?
   Câu 2 : Tự đánh giá kết quả hoat động của bản thân ?


      Tốt                                  Khá                             Trung bình                   Yếu       


   2. Tổ HS đánh giá , xếp loại :


    Tốt                                  Khá                             Trung bình                   Yếu        

   3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá , xếp loại :


   Tốt                                  Khá                             Trung bình                   Yếu        

 

 

 

CHỦ ĐIỂM THÁNG 3 TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN

 

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

GIÚP HỌC SINH:

-Hiểu được nét cơ bản về mục đích, vị trí, vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản HCM và truyền thống vẽ vang của Đoàn.

-Tự hào tin tưởng vào Đoàn, tôn trọng các anh chị đoàn viên.

-Học tập và rèn luyện theo các gương tốt đoàn viên, có ý thức phấn đấu trở thành đoàn viên.

 

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM

1-Thi tìm hiểu về Đoàn.

2-Chúng em ca hát về mẹ và cô giáo.

3-Xây dựng kế hoạch tham gia hội trại 26-3.

4-Rèn luyện theo gương sáng đoàn viên.

 

HOẠT ĐỘNG 1: THI TÌM HIỂU VỀ ĐOÀN

 

 I, YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh:

-Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 –3.Những mốc lịnh sử lớn của Đoàn,những gương đoàn viên tiêu biểu.

-Tự hào và yêu mến Đoàn

-Học tập, rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn.

 

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC :
    -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
  - Kĩ năng giao tiếp /ứng xử.

 

III, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:  

1,Nội dung:

-Lịch sử ngày thành lập Đoàn 26-3.

-Các mốc truyền thống vẻ vang của Đoàn.

-Các gương sáng Đoàn viên tiêu biểu.

-Những bài thơ,bài hát về Đoàn.

2, Hình thức hoạt động

Thi tìm hiểu về truyền thống của Đoàn giữa các đội(mỗi tổ cử một đội thi).

 

IV, CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

1. Về phương tiện hoạt động :

-Các tư liệu sưu tầm được về truyền thống của Đoàn.

-Các câu hỏi và đáp án.

2  .Về tổ chức :

Giáo viên chủ nhiệm:

-Nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động.Hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu cho hoạt động.

-Hội ý với cán bộ lớp và các tổ trưởng để thống nhất chuẩn bị và phân công các công việc cụ thể như:

+Mỗi tổ cử một đội thi 2-3 học sinh, các tổ viên còn lại sẽ là cổ động viên cho đội nhà.Mỗi đội thi chọn một tên thích hợp đặt cho đội(ví dụ:Lê Văn Tám,Kim Đồng....).

+Chuẩn bị các câu hỏi,câu đố,tranh ảnh... và đáp án.Ví dụ: nhìn tranh đoán việc,nhìn ảnh đoán người; hoặc các câu hỏi như: Đoàn thành lập khi nào, lúc đó Đoàn mang tên gì? Từ ngày thành lập,Đoàn đã mấy lần đổi tên? Bạn hãy kể về ngường  đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên của Đoàn ta.Bạn hãy đặt câu hỏi cho các nội dung sau đây: “Ngày 26-3-1931”, “Đoàn thanh niên Cộng sản Đông Dương”...

+Cử người dẫn chương trình.

+Cử ban giám khảo.

+Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ.

+Phân công trang trí.

+Dự kiến mời đại biểu.

 

V, TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

Tiến trình hoạt động, thời lượng

PP/ Kỹ thuật được áp dụng

Người điều khiển

Nội dung hoạt động

(  ND chi tiết)

1. Khám phá (5)

-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

* Hoạt động 1: Mở đầu.

-Hát tập thể Cùng nhau ta đi lên(Nhạc và lời:Phong Nhã).

-Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu ban giám khảo.

-Các đội thi giới thiệu.   

2. Kết nối(25)

     -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
 

 

 Hoạt động 2:  Thảo luận/ đàm thoại..

 -Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố hoặc tranh ảnh...cho các đội thi, Thời gian suy nghĩ là 10 giây. Hết 10 giây,đội nào có tín hiệu(cắm cờ, lắc chuông, đánh trống...)sẽ được trả lời trước.

+Mỗi tổ cử một đội thi 2-3 học sinh, các tổ viên còn lại sẽ là cổ động viên cho đội nhà.Mỗi đội thi chọn một tên thích hợp đặt cho đội(ví dụ:Lê Văn Tám,Kim Đồng....).

+ Ví dụ: nhìn tranh đoán việc, nhìn ảnh đoán người; hoặc các câu hỏi như: Đoàn thành lập khi nào, lúc đó Đoàn mang tên gì? Từ ngày thành lập,Đoàn đã mấy lần đổi tên? Bạn hãy kể về ngường  đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên của Đoàn ta.Bạn hãy đặt câu hỏi cho các nội dung sau đây: “Ngày 26-3-1931”, “Đoàn thanh niên Cộng sản Đông Dương”...

-Nếu có đội trả lời không đúng hoặc không trả lời được thì cổ động viên đội nhà có quyền trả lời,sau đố mới đến lượt cổ động viên các đội khác. Điểm của cổ động viên sẽ được cộng vào điểm của đội nhà.

-Sau mỗi câu trả lời đúng, người dẫn chương trinh xin ý kiến đánh giá của ban giám khảo. Điểm được viết công khai trên bảng cho mỗi đội.

 

3.Thực hành(10)

   - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

 

*Hoạt động 3 :    Văn nghệ.

  Người điều khiển chương trình văn nghệ giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của lớp (đơn ca, tốp ca, sông ca, ngâm thơ...) ca ngợi về Đoàn.

 

 

4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 4’)

 

 

- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.

* Hoạt động 4 :

- Về nhà các em tìm hiểu thêm những thông tin về Đoàn, sưu tầm các bài hát ca ngợi về Đoàn.

- Phấn đấu, rèn luyện để trở thành người đoàn viên.

.Kêt thúc hoạt động:

Người dẫn chương trình:

-Công bố kết quả cuộc thi.

-Nhận xét kết quả hoạt động.

 

HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THAM GIA HỘI TRẠI 26/3

 

I, YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh:

-Hiểu ý nghĩa của hội trại, tăng thêm tinh thần trách nhiệm tham gia Hội trại.

-Hứng thú với hoạt động Hội trại.

-Tích cực thảo luận, bàn bạc chuẩn bị Hội trại.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC :
    -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
  - Kĩ năng giao tiếp /ứng xử.

III, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

1 ).Nội dung :

-Các công cụ dựng trại.

-Hình thức dựng trại.

-Địa điểm dựng trại.

-Các hoạt động trại.

-Kế hoạch chuẩn bị.

2)Hình thức hoạt động:

-Thảo luận theo lớp.

-Phân công thực hiện.

IV, CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

1. Về phương tiện hoạt động :

-Bản thông báo của nhà trường về tổ chức Hội trại.

-Cácnhiệm vụ nhà trường giao cho lớp.

-Các câu hỏi để thảo luận bàn bạc(ví dụ: Lớp ta đặt tên cho trại là gì?Cần có các dụng cụ gì  để dựng trại? Nội dung hoạt động trại của lớp ta và kế hoạch tiến hành như thế nào?...).

2  .Về tổ chức :

Giáo viên chủ nhiệm:

-Nêu vấn đề cho cả lớp định hướng thảo luận.

-Giao cho chi đội trưởng và lớp trưởng chuẩn bị điều khiển lớp thảo luận.

-Giao cho cán bộ văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.

-Cử thư kí lớp ghi lên bảng.

V, TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

 

Tiến trình hoạt động, thời lượng

PP/ Kỹ thuật được áp dụng

Người điều khiển

Nội dung hoạt động

(  ND chi tiết)

1. Khám phá (5)

-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

* Hoạt động 1: Mở đầu.

  -Hát tập thể bài Mơ ước ngày mai(Nhạc : Trần Đức, Lời: Phong Thu).

-Nêu lí do giới thiệu chương trình thảo luận của lớp.

    

2. Kết nối(25)

     -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
 

 

 Hoạt động 2:  Thảo luận/ đàm thoại..

 -Người điều khiển lần lượt nêu từng vấn đề( tên trại, dụng cụ trại, nội dung hoạt động trại, địa điểm dựng trại,...) và hướng dẫn lớp thảo luận, bàn bạc.

-Mỗi vấn đề thảo luận có lấy biểu quyết.

-Thư kí lớp ghi lên bảng.

Người điều khiển:

-Phân công các công việc cụ thể cho cá nhân,tổ, nhóm chuẩn bị.

-Tổng kết lại và thông qua biên bản, lấy biểu quyết.

 

3.Thực hành(10)

   - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

 

*Hoạt động 3 :    Văn nghệ.

   

Người phụ trách văn nghệ điều khiển lớp thực hiện một số tiết mục văn nghệ hoặc trò chơi...

 

4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 4’)

 

 

- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.

* Hoạt động 4 :

  Phân công các công việc cụ thể cho cá nhân,tổ, nhóm chuẩn bị.

-Tổng kết lại và thông qua biên bản, lấy biểu quyết.

 

Kêt thúc hoạt động :

-Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động.

-Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.

 

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM

1 Học sinh tự đánh giá:

Câu 1 : Thông qua các hoạt động của chủ điểm “Tiến bước lên Đoàn” em thu hoạch được những gì?

Câu 2: Em hãy tự đánh giá, xếp loại về tinh thần, thái độ và kết quả tham gia các hoạt động của chủ điểm trong tháng.

 

Tốt   Khá   Trung bình   Yếu

 

2 Tổ học sinh đánh giá, xếp loại:

 

Tốt   Khá   Trung bình   Yếu

 

3 Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại:

 

Tốt   Khá   Trung bình   Yếu

 

 

 

CHỦ ĐIỂM THÁNG 4 HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ

 

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

 

GIÚP HỌC SINH:

 -Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc, năm được một số di sản văn hoá di tích và lịch sử của quê hương, đất nước.

-Biết vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các kĩ năng chung sống ở mọi nơi, mọi lúc trên tinh thần thân thiện, hợp tác và hoà bình.

-Biết tỏ thái độ đồng tình với cách ứng sử có văn hoá đời sống hằng ngày;biết phê phán những thái độ và các ứng sử thiếu văn hoá, không thân thiện.

 

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM

1, Di sản, di tích lịch sử với thiếu nhi.

2, Tình đoàn kết hữu nghị.

3, Hát mừng ngày chiến thắng 30/4.

4, Hội vui học tập.

HOẠT ĐỘNG 1:

 

DI SẢN, DI TÍCH LỊCH SỬ VỚI THIẾU NHI

 

I, YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh:

-Có hiểu biết về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước; biết xác định trách nhệm của người học sinh trong việc bảo vệ các di sản, di tích lịch sử đó.

-Biết tôn trọng và có thái độ tích cực trong việc góp phần bảo vệ các di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước.

-Tich cực góp phần vào việc giữ gìn và bảo vệ các di sản, di tích lịch sử.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC :
    -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
  - Kĩ năng giao tiếp /ứng xử.

III, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

 1 ).Nội dung :

-Hiểu thế nào là di sản, di tích lịch sử.

-Hiểu được vì sao phải bảo vệ và phát huy di sản, di tích lịch sử.

-Biết làm thế nào để thiết thực góp phần bảo vệ các di sản, di tích lịch sử đó.

2 )Hình thức hoạt động :

-Thi trình bày kết quả sưu tầm các tài liệu viết về di sản, di tích lịch sử.

-Vui văn nghệ.

IV, CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

 1. Về phương tiện hoạt động .

-Các tư liệu, tranh ảnh, bài viết bài thơ, ca dao tục ngữ về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước.

-Một số câu hỏi phục vụ cho cuộc thi.

2  .Về tổ chức :

-Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu, nội dung hoạt động và định hướng tổ chức hoạt động.

-Hướng dẫn học sinh cách sưu tầm và sắp xếp các tư liệu thu thập được, nếu có thể trình bày trên tờ giấy khổ to hoặc thành quyển album trong đố bao gồm tất cả  các tư liệu mà tổ đã sưu tầm được.

-Giáo viên chủ nhiệm xây dựng một số câu hỏi thi tìm hiểu theo chủ đề hoạt động này(phối hợp với giáo viên môn Lich sử, Địa lí).

-Cùng với học sinh xây dựng chương trình cuộc thi.

-Cử người điều khiển chương trình.

-Cử ban giám khảo cuộc thi.

-Chuẩn bị một vài bài hát, truyện kể.

V, TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

Tiến trình hoạt động, thời lượng

PP/ Kỹ thuật được áp dụng

Người điều khiển

Nội dung hoạt động

(  ND chi tiết)

1. Khám phá (5)

-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

* Hoạt động 1: Mở đầu.

  * giới thiệu kết quả sưu tầm của từng tổ

-Từng tổ trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình trong ba phút. Khi trình bày nói theo

thứ tự:tên di sản, di tích lịch sử, địa điểm, ý nghĩa của di sản đó.

 

    

2. Kết nối(25)

     -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
 

 

 Hoạt động 2:  Thi tìm hiểu.

  Lớp cử hai đội, mỗi đội từ 5-10 học sinh và phân công một bạn làm đội trưởng.

-Sau hiệu lệnh của người điều khiển, đội trưởng mỗi đội lên bốc thăm câu hỏi.Từng đội

chuẩn bị trả lời. Đọc to câu hỏi và trả lời rõ ràng.Nếu đội nào trả lời chưa đúng hoặc chưa đủ, ban giám khảo có thể mời học sinh ở dưới trình bày ý kiến của mình. Sau đó, ban giám khảo công bố điểm cho cả hai đội.

? Em hiểu thế nào là di sản, di tích lịch sử?

? Vì sao phải bảo vệ và phát huy di sản, di tích lịch sử?

? Chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ các di sản, di tích lịch sử đó?

 

3.Thực hành(10)

   - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

 

*Hoạt động 3 :    Văn nghệ.

    - Các tổ , cá nhân thi hát những bài hát ca ngợi về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên đất nước ta.

- HS thể hiện các bài hát.

 

 

4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 4’)

 

 

- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.

* Hoạt động 4 :

  -Kết thúc cuộc thi, ban giám khảo công bố kết quả của từng đội và phát thưởng(nếu có).

- Về nhà sưu tầm tranh ảnh về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên đất nước ta

- Có ý thức gìn giữ và bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh .

.Kêt thúc hoạt động:

–Nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia của học sinh.

-Rút kinh ngiệm về khâu chuẩn bị, về cách điều khiển của cán bộ lớp và cách tham gia của học sinh.

HOẠT ĐỘNG 2:

 

HÁT MỪNG NGÀY CHIẾN THẮNG 30/4

 

I, YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh:

- ý thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

-Có lòng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hi sinh sương máu vì sự nghiệp thóng nhất đất nước.

-Luyện tập các kĩ năng  tham gia hoạt động văn nghệ của tập thể.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC :
    -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
  - Kĩ năng giao tiếp /ứng xử.

III, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

 1 ).Nội dung :

-Những tấm gương hi sinh quên mình vì độc lập của nước nhà.

-Truyền thóng chiến đấu ngoan cường, chịu đựng gian khổ của đồng bào ta.

-ý nghĩa quan trọng của ngày 30-4- ngày giải phóng toàn miền nam, thống nhất Tổ Quốc.

2 )Hình thức hoạt động :

- -Biểu diễn hát, múa.

-Kể truyện, đọc(hoặc ngâm) thơ.

IV, CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

 1. Về phương tiện hoạt động .

Một số bài hát, điệu múa, câu chuyện, bài thơ có liên quan đến nội dung của hoạt động.

-Các trang phục biểu diễn(nếu có).

2,.Về tổ chức :

Học sinh:

-Mỗi tổ học sinh chuẩn bị từ 2-4 tiết mục văn nghệ và có kế hoạch luyện tập.

-Cán bộ lớp tập hợp các tiết mục văn nghệ của các tổ và xây dựng chương trình biểu diễn.

-Cử người điều khiển chương trình.

-Phân công trang trí lớp.

 

V, TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

Tiến trình hoạt động, thời lượng

PP/ Kỹ thuật được áp dụng

Người điều khiển

Nội dung hoạt động

(  ND chi tiết)

1. Khám phá (5)

-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

* Hoạt động 1: Mở đầu.

    -Người điều khiển chương trình nêu lí do,giới thiệu đại biểu tham dự.

    

2. Kết nối(25)

     -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
 

 

 Hoạt động 2:  Thi tìm hiểu.

  Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố để các đội tiến hành giao lưu(ví dụ: yêu cầu các đội lần lượt kể tên bài hát và tác giả theo chủ đề ngày giải phóng Miền Nam, “quê hương”, ...,các đội lần lượt hát một câu(hoặc một đoạn) có từ “quê hương”, từ “đất nước”,

Các đội tiến hành theo yêu cầu của người dẫn chương trình. Đội nào đến lượt mà “bị tắc”-coi như thua.Lúc đó ngường dẫn chương trình sẽ hỏi các “cổ động viên”.

Đồng thời giám khảo sẽ cho điểm các đội. Điểm được công bố và biết ngay trên bảng.

-Trong quá trình tiến hành giao lưu, người dẫn chương trình cần dành thời gian yêu cầu hai đội ra câu đố, câu hỏi cho nhau và cũng được giám khảo chấm điểm.Ngoài ra cũng cần dành cho “cổ động viên” những câu đố, câu hỏi riêng, tạo không khí sôi nổi,phấn khởi cho cuộc chơi.

 

3.Thực hành(10)

   - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

 

*Hoạt động 3 :    Văn nghệ.

 -Trình diễn các tiết mục văn nghệ.Cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, nếu đẹp thì càng tốt.Sau mỗi tiết mục là sự cổ vũ của “khán giả” phía dưới.

Nếu có cựu chiến binh tham dự thì có thể mời họ phát biểu hay tâm sự nhưng cần ngắn gọn.

 

4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 4’)

 

 

- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.

* Hoạt động 4 :

    -Kết thúc chương trình biểu biễn nên hát bài:Như có Bác trong ngày vui đại thắng.   

- Sưu tầm các bài hát ca ngợi về ngày giải phóng 30/4

 

*Kêt thúc hoạt động :

-Nhận xét về ý thức chuẩn bị của học sinh, về tinh thần tham gia trong hoạt động này.

-Rút ra những kinh ngiệm tốt cho những lần hoạt động tiếp theo.

 

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM

  1. Học sinh tự đánh giá:

Câu 1: Qua các hoạt động của chủ điểm, em thu hoạch được những gì?

Câu 2: Em tự xếp loại kết quả hoạt động của bản thân như thế nào?

Tốt    Khá   Trung bình   Yếu

 

2. Tổ học sinh đánh giá, xếp loại:

 

Tốt    Khá   Trung bình   Yếu

 

3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại :

 

Tốt    Khá   Trung bình   Yếu

 

 

 

CHỦ ĐIỂM THÁNG 5  BÁC HỒ KÍNH YÊU

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

 

GIÚP HỌC SINH:

-Nâng cao hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu đối với dân tộc, đặc biệt là tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng, sự quan tâm chỉ đạo của Bác đối với tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

-Kính trọng và yêu quý Bác Hồ,có thái độ tích cực trong việc phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ.

-Có thói quen rèn luyện thường xuyên theo 5 điều Bác Hồ dạy.

 

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM

 

1, Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi

2, Bác Hồ với thiếu nhi; Thiếu nhi với Bác Hồ

3, Hát về Bác Hồ kính yêu.

HOẠT ĐỘNG 1:

 

BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI; THIẾU NHI VỚI BÁC HỒ

 

I, YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh:

-Có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi, về những quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc.

-Tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác.

-Rèn luyện một số kĩ năng tham gia hoạt động như trình bày ý kiến, lắng nghe ý kiến của bạn...

 

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC :
    -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
  - Kĩ năng giao tiếp /ứng xử.

 

III, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

 1 ).Nội dung :

  -Những tình cảm đặc biệt mà Bác dành cho thiếu nhi.

-Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.

2 )Hình thức hoạt động :

Trao đổi thảo luận.

-Vui văn nghệ.

 

IV, CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

1, Về phương tiện hoạt động :

-Những câu chuyện có nội dung cảm động, những bài thơ bài hát về Bác có liên quan đến hoạt động.

2  .Về tổ chức :

-Giáo viên xây dựng một vài câu hỏi và định hướng để học sinh có ý thức chuẩn bị phát biểu hoặc báo cáo trước lớp.

-Học sinh suy nghĩ để thảo luận một vài vấn đề có liên quan đến chủ đề này.

-Phân công trang trí lớp.

-Cử người điều khiển chương trình cùng với giáo viên chủ nhiệm.

-Cử người mời đại biểu.

-Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ.

V, TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

Tiến trình hoạt động, thời lượng

PP/ Kỹ thuật được áp dụng

Người điều khiển

Nội dung hoạt động

(  ND chi tiết)

1. Khám phá (5)

-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

* Hoạt động 1: Mở đầu.

  - Cả lớp hát 1 bài hát tập thể.

- Người dẫn chương trình giới thiệu lí do.  

    

2. Kết nối(25)

     -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
 

 

 Hoạt động 2:  Thảo luận chung:

  -Dưới sự điều khiển của người dãn chương trình, toàn lớp tham gia các hoạt động:  kể truyện, hát và tiến hành trao đổi thảo luận theo một vấn đề mà giáo viên đã chọn, chăng hạn như thảo luận về tình cảm và sư quan tâm của Bác đối với thiếu nhi.

Trong quá trình thảo luận, giáo viên có thể cùng trao đổi và nêu ý kiến của mình, cũng có thể khơi gợi vấn đề để học sinh tự tìm  hiểu khi thảo luận.

Các ý kiến của lớp được ghi thành biên bản. Sau đó, bạn thơ kí đọc to cho cả lớp nghe để cùng nhau thống nhất.

Kết thúc thảo luận, hát tập thể bài Hoa thơm dâng Bác và chuyển sang phần vui văn nghệ.

 

3.Thực hành(10)

   - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

 

*Hoạt động 3 :    Văn nghệ.

  Người điều khiển chương trình mời lần lượt các tiết mục văn nghệ lên trình diễn trước lớp.

- Nội dung của các bài hát là ca ngợi về Bác Hồ , thể hiện tình cảm của Thiếu nhi với Bác Hồ.

 

4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 4’)

 

 

- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.

* Hoạt động 4 :

 - Sưu tầm các câu chuyện thể hiện mối quan hệ giữa Bác Hồ với thiếu nhi và ngược lại.

- Có kế hoạch học tập và rèn luyện để trở thành cháu ngoan Bác Hồ.

*Kêt thúc hoạt động :

-Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung về ý thức tham gia của các thành viên trong lớp.

-Giáo viên động viên và chúc học sinh có một kì nghỉ hè bổ ích, lí thú.

 

HOẠT ĐỘNG 2:

 

HÁT VỀ BÁC HỒ KÍNH YÊU

 

I, YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh:

Hiểu được công lao to lớn của Bác đối với dân tộc nói chung, với thiếu nhi nói riêng.

-Tỏ lòng kính yêu và tự hào về Bác Hồ vĩ đại.

-Tích cực rèn luyện các kĩ năng hoạt động tập thể.

 

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC :
    -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

  - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
  - Kĩ năng giao tiếp /ứng xử.

 

III, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

 1 ).Nội dung :

   -Ca ngợi công lao to lớn của Bác Hồ.

-Tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi.

2 )Hình thức hoạt động :

  -Biểu diễn văn nghệ.

-Thi hát liên khúc.

 

IV, CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

1, Về phương tiện hoạt động :

-Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác.

-Một vài hình ảnh về cuộc đời của Bác.

-Các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động.

2.Về tổ chức :

-Giáo viên chủ nhiệm phổ biến yêu cầu, nội dung hoạt động để toàn lớp nắm được và chuẩn bị.

-Cán bộ lớp giao cho từng tổ chuẩn bị từ 3 đến 5 tiết mục văn nghệ, có kế hoạch tập luyện.

-Cán sự văn nghệ tập hợp số tiết mục đăng kí của các tổ để cùng cán bộ lớp xây dựng thành chương trình biểu diễn và thi.

-Cử ban giám khảo cuộc thi.

 

V, TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

Tiến trình hoạt động, thời lượng

PP/ Kỹ thuật được áp dụng

Người điều khiển

Nội dung hoạt động

(  ND chi tiết)

1. Khám phá (5)

-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

* Hoạt động 1: Mở đầu.

    *Người điều khiển giới thiệu chương trình hoạt động và mời ban giám khảo lên vị trí của mình.

    

2. Kết nối(15)

   - Tự tin tham gia các trò chơi.
  - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
 

 Hoạt động 2:  Biểu diễn văn nghệ  

     Hoạt động này diễn ra khoảng 15 phút.Theo chương trình đã xây dựng, lần lượt từng tiết mục sẽ được mời lên trình diễn trước lớp.

 

3.Thực hành(25)

   - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
-Kĩ năng trình bày, lắng nghe.

 

*Hoạt động 3 : Thi hát lên khúc

   Yêu cầu của hát liên khúc là: tổ đầu tiên hát một câu hoặc một đoạn của bài hát nào đó  về Bác Hồ , tổ tiếp theo phải hát nối được ngay, nếu chậm sẽ bị phạt(hình thức phạt tuỳ lớp quy định ) và tổ khác sẽ hát tiếp.

Người điều khiển đề nghị một tổ nào đó xung phong hát đầu tiên.Trước khi hát phả giới thiệu tên và tác giả của bài hát. Có thể hát một đoạn của bài hát đó thì dừng lại, người điều khiển mời tổ tiếp theo hát nối ngay.Nếu tổ này khong hát được thì mời ngay tổ khác.

Cuộcthi hát liên khúc diễn ra theo đúng yêu cầu như đã phổ biến.Thừi gian thi khoảng từ 20-25 phút.

 

4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 4’)

 

 

- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.

* Hoạt động 4 :

 *Kết thúc cuộc thi, Hát tập thể bài Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.

- Sưu tầm các bài hát ca ngợi về Bác Hồ kính yêu.

*.Kêt thúc hoạt động :

-người điều khiển nhận xét chung về ý thức tham gia của lớp.

-Rút kinh nghiệm, động viên toàn lớp chuẩn bị cho một kì nghỉ hè vui vẻ khoẻ mạnh.

 

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM

1 . Học sinh tự đánh giá

Câu 1: Qua các hoạt động của chủ điểm, em thu hoạch được những gì?

Câu 2: Em tự xếp loại kết quả hoạt động của bản thân theo mức độ nào?

 

Tốt   Khá   Trung bình   Yếu

 

  1. Tổ học sinh đánh giá, xếp loại

 

Tốt   Khá   Trung bình   Yếu

 

  1. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại

 

Tốt   Khá   Trung bình   Yếu

Lê Thị Phương Mai                                                   1                                           Trường THCS Nguyễn Du                                                    

 

nguon VI OLET