Ngày soạn: 21/8/2009
Ngày dạy: 22/8/2009
Chương I - Đoạn thẳng

Tiết1 Điểm - Đường thẳng
I- Mục tiêu:
Học sinh nắm được hình ảnh của điểm, hình ảnh của đường thẳng
Học sinh hiểu được quan hệ điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng.
Rèn kỹ năng: Vẽ điểm, đường thẳng, đặt tên điểm, đặt tên đường thẳng, kí hiệu điểm, kí hiệu đường thẳng, sử dụng kí hiệu , .
Quan sát các hình ảnh thực tế
* Trọng tâm: Đặt tên: Điểm, đường thẳng.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, thước.
HS: Nghiên cứu bài mới.
III. Các hoạt động dạy học:
1. định tổ chức:
2. Kiểm tra :
Kiểm tra dụng cụ học tập và triển khai phương pháp học tập môn toán.
3. Bài mới:

Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng

Hoạt động 1: Giới thiệu về điểm.
Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu sgk/103
Qua nghiên cứu thông tin sgk cho biết cách vẽ điểm và đặt tên điểm?
Quan sát hình 1 cho biết có mấy điểm, đọc tên các điểm?
Ba điểm ở hình 1 gọi là ba điểm phân biệt.
Quan sát hình 2 cho biết có mấy điểm? Đọc tên các điểm?
ở hình 2 ta có hai điểm A và C trùng nhau.
Hãy vã ba điểm và đặt tên cho chúng?
Qua nghiên cứu thông tin về điểm ta cần lưu ý điều gì?
Một điểm có là một hình không?
Chốt lại kiến thức phần điểm


Cách vẽ: Vẽ 1 dấu chấm nhỏ trên giấy hoặc trên bảng.
Đặt tên: Dùng chữ cái in hoa.
Có ba điểm đó là điểm A, điểm B, điểm C.
Có 1 điểm đó là điểm A hoặc điểm C.

HS thực hiện.
Nói hai điểm mà không nói gì thêm, ta hiểu ...... phân biệt.
Bất cứ hình nào cũng là một tập hợp các điểm. 1 điểm cũng là một hình.
1. Điểm:

Dấu chấm nhỏ trên trang giấy là hình ảnh của điểm.
Dùng chữ cái in hoa để đặt tên cho điểm.




Ba điểm A, B, C phân biệt.

hai điểm A và C trùng nhau






Hoạt động 2: Đường thẳng.
Nghiên cứu sgk/103
Qua nghiên cứu sgk cho biết:
+ Hình ảnh của đường thẳng
+ Cách vẽ đường thẳng
+ Cách đặt tên cho đường thẳng.
Lấy ví dụ minh hoạ?
Sau khi kéo dài đường thẳng về hai phía em có nhận xét gì?
Cho hình vẽ:


 
  
Hình vẽ trên có những điểm nào? đường thẳng nào?
Điểm nào nằm trên, không nằm trên đường thẳng đã cho?

Chốt lại cách vẽ và đặt tên đường thẳng
Nghiên cứu sgk và trình bày.
Lấy ví dụ minh hoạ
Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía.
Điểm: A, B, N, M, đường thẳng a.
Điểm M, N nằm trên đường thẳng a, điểm A, B không nằm trên đường thẳng a.
2.Đường thẳng:

- C
nguon VI OLET