Chương I : TỨ GIÁC
§1 TỨ GIÁC
A. Mục tiêu :
- HS nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác.
- Biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi.
- Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản.
B. Chuẩn bị :
- GV : Bảng phụ ( vẽ hình 1, hình 5, hình 6 ), thước thẳng.
- HS : SGK, thước thẳng.
C. Tiến trình dạy học :

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng

Hoạt động 1 : Định nghĩa

- GV cho HS quan sát hình 1. Hỏi: có nhận xét gì về các hình 1a, 1b, 1c, 1d ?
- Các hình 1a, 1b, 1c được gọi là tứ giác. Vậy tứ giác là gì ?
* Lưu ý :
+ Bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA “khép kín”.
+ Bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
- GV cho 1 vài học sinh nhắc lại.
- GV giới thiệu cách gọi, các đỉnh, các cạnh của tứ giác.
?1. Trong các tứ giác ở hình 1, tứ giác nào luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác ?
- GV : Tứ giác ABCD ở hình 1a gọi là tứ giác lồi. Vậy thế nào là tứ giác lồi ?
?2. Quan sát tứ giác ở hình 3 rồi điền vào chỗ trống :





- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời.

- HS : Hình 1a, 1b, 1c đều gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA. Bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng. Hình 1d gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA có BC và CD cùng nằm trên 1 đường thẳng.
- HS phát biểu định nghĩa tứ giác.
- Vài HS nhắc lại.
- HS lắng nghe

?1. Tứ giác ở hình 1a

- HS trả lời.


?2.

- HS đứng tại chỗ lần lượt trả lời.

§1 TỨ GIÁC

- Định nghĩa : Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.





Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.



* Chú ý : Từ nay khi nói đến tứ giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi.



Hoạt động 2 : Tổng các góc của một tứ giác

?3. a/ Nhắc lại định lí về tổng ba góc của một tam giác.
b/ Vẽ tứ giác ABCD tuỳ ý. Dựa vào định lí về tổng ba góc của một tam giác, hãy tính tổng


- GV cho HS nhận xét.
- GV nhận xét việc hoạt của các nhóm.





- GV : Qua kết qủa trên em nào rút ra được định lí về tổng các góc của một tứ giác(lồi).
?3.
a/ Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800.
b/
- Cho HS hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.

- HS nhận xét.







- HS phát biểu.
?3.




Kẻ đường chéo AC. Aùp dụng định lí tổng ba góc của tam giác, ta có :
+ (ABC :


+(ADC :







Định lí : Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600.

Hoạt động 3 : Củng cố

- Cho HS làm BT1/66-SGK
- GV đưa hình 5, 6 lên bảng. Yêu cầu HS hoạt động nhóm. Đại diện nhóm lên trình bày.




- GV cho HS nhận xét.
- GV nhận xét việc hoạt của các nhóm.
BT1/66-SGK
* Hình 5: Aùp dụng định lí tổng các góc của tứ giác.
a/ Ta có : x=3600-(1100+1200+800) =500
b/ Ta có: x=3600-(900+900+900)=900
c/ Ta có: x=3600-(900+900+650)=1150
d/ Ta có :x=3600-(900+1200+750)=750
* Hình 6 : Aùp dụng định lí tổng các góc của tứ giác.
nguon VI OLET