Tr­êng THPT Kr«ng B«ng                        Gi¸o ¸n ho¸ 11 c¬ b¶n n¨m häc : 2008 - 2009

Ngày soạn :  27/09/2008

Tuần: 06

Tiết 11:   NITƠ

  1. Mục tiêu:

     HS hiểu:

-         Vị trí của nitơ trong bảng tuần hoàn.

-         Cấu hình electron của nguyên tử nitơ và đặc điểm cấu tạo của phân tử nitơ.

-         HS hiểu được tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và các phương pháp điều chế của nitơ.

Kĩ năng:

-         HS vận dụng đặc điểm cấu tạo của phân tử nitơ để giải thích tính chất vật lí, tính chất hóa học của phân tư nitơ.

-         Tóm tắc thông tin về tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng và điều chế.

  1. Chuẩn bị:

-         GV: Bảng tuần hoàn, hình vẽ về công thức cấu tạo của nitơ.

-         HS: Nghiên cứu bài ở nhà, tìm hiểu trước các thông tin về nitơ.

  1. Tiến trình dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh:

Hoạt động 1:

GV: Khái quát về phân nhóm chính nhóm VA. Cho HS quan sát bảng tuần hoàn.

GV: Nitơ chiếm vị trí thử mấy trong bảng tuần hoàn?

GV: HS hãy viết cấu hình electron của nitơ ? Nhận xét về lớp electron  ngoài cùng của nitơ?

GV: Từ đặc điểm trên HS hãy cho biết công thức phân tử và công thức cấu tạo của phân tử nitơ ?

Hoạt động 2:

GV: HS dựa vào SGK và những kiến thức cũ ở lớp 8, 9 hãy cho biết:

- Trạng thái tồn tại của nitơ trong tự nhiên?

- Màu sắc? mùi vị?

- Tỉ khối so với không khí?

- Nhiệt độ hóa lỏng, nhiệt độ hóa rắn.?

- Kh năng duy trì sự cháy, sự sống.?

Hoạt đông 3:

GV: Nitơ là phi kim hoạt động (độ âm điện 3,04), nhưng ở nhiệt độ thường khá trơ về mặt hóa học. Dựa vào cấu tạo của nitơ hãy giãi thích vì sao?

GV: Bổ sung ở nhiệt độ cao nitơ hoạt động mạnh hơn.

Hoạt động 4:

GV: Thông báo tính oxi hóa của nitơ được thể hiện khi phản ứng với chất có độ âm điện nhỏ hơn nitơ và có tính chất hoạt động mạnh, thường là kim loại hoạt động mạnh như Ca, Mg, Al và khí H2.

GV: HS hãy viết phương trình phản ứng của một kim loại mạnh bất kì với nitơ?

GV: HS hãy xác định số oxi hóa của phản ứng trên? Nhận xét?

GV: Tính oxi hóa còn thể hiện khi phản ứng với hiđro và đây là phản ứng thuận nghịch. HS hãy viết phương trình phản ứng đó? Xác định số oxi hóa của nitơ trong phản ứng?

Hoạt động 5:

GV: Thông báo tính khử của nitơ được thể hiện khi phản ứng với chất có độ âm điện lớn hơn như oxi.

GV: Thông báo phản ứng của N2 và O2 là phản ứng khó khăn cần nhiệt độ cao khoảng 30000C hoặc tia lưa điện và là phản ứng thuận nghịch tạo NO.

GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng giữa N2 và O2 ?

GV: HS hãy xác định số oxi hóa của nitơ trong phản ứng trên và rút ra nhận xét gì?

GV: Thông báo NO là chất khí không màu, kém bền dễ bị oxi hóa thành NO2 có màu nâu  đỏ.

GV: HS hãy viết phương trình phản ứng oxi hóa NO?

GV: Từ tính oxi hóa và tính khử của nitơ. HS rút ra kết luận gì về tính chất hóa học của nitơ.

Hoạt động 6:

GV: Bằng những kiến thức đã học và dựa vào SGK, HS hãy cho biết những ứng dụng của nitơ.?

Hoạt động 7:

GV: Trong tự nhiên Nitơ được tồn tại ở dạng nào?

Hoạt động 8:

GV: HS hãy cho biết hiện nay nitơ được điều chế ở đâu?

 

GV: Dựa vào nhiệt độ hóa lỏng, HS hãy cho biết trong công nghiệp người ta điều chế nitơ bằng cách nào?

GV: Hóa lỏng không khí như thế nào?

 

 

 

GV: Trong phòng thí nghiệm người ta dùng chất nào để điều chế khí nitơ?

GV: HS hãy viết phương trình điều chế nitơ từ NH4NO2?

GV: Bổ xung muối NH4NO2 có thể thay thế bằng hỗn hợp NH4Cl và NaNO2.

GV: HS hãy viết phương trình điều chế N2 từ hỗn hợp trên?

 

I. VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ:

HS: Nitơ ở ô thử 7, nhóm VA, chu kì 2 trong bảng tuần hoàn.

HS:   1s22s22p3

Nitơ có 5 electron lớp ngoài cùng.

 

HS: CTPT:        N2

        CTCT:      N ≡ N

Là liên kết công hóa trị không có cực.

 

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:

HS:   SGK.

 

 

 

 

 

 

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:

HS: Liên kết N ≡ N là liên kết bền vững, cần năng lượng lớn mới có thể phá vở liên kết đó. Nên ở nhiệt độ thường nitơ trơ về mặt hóa học.

 

 

1.Tính oxi hóa:

 

 

 

 

a. Phản ứng với kim loại:

HS: Al0    +    N20       t0           AlN   

HS: Nitơ nhân electron nên nitơ là chất oxi hóa.

b.Phản ứng với hiđro:

HS: N20   +   H20                    NH3

HS: Nitơ nhân electron nên nitơ có tính oxi hóa.

 

2. Tính khử:

 

 

 

 

 

 

HS:   N20   +    O20                    2NO

 

HS: Nitơ nhường nhường electron nên nitơ có tính khử.

 

 

 

HS: 2NO    +     O2                   2NO2 

 

HS: Kết luận N2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

 

 

IV. Ứng dụng:

HS: SGK

 

 

V. Trạng thái tự nhiên:

HS: SGK

 

VI. Điều chế:

HS: Trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

a. Trong công nghiệp:

HS: Hóa lỏng không khí.

 

HS: không khí (đã loai CO2 và nước) hóa lỏng đến – 1830C > t0 >-1960C tức O2 thành lỏng, N2 chư hóa lỏng, loại bỏ oxi lỏng thu được N2.

b. Trong công nghiệp:

HS: Nhiệt phân NH­4­NO2.

HS: NH4NO2                  N2    +   2H2O

 

 

 

NH4Cl   +    NaNO2                   NaCl    

                               +    N2   +      2H2O

  1. Cũng cố và bài tập về nhà:

-         GV: cũng cố tính chất hóa học của nitơ là tính oxi hóa và tính khử

-         GV: Yêu cầu HS nắm công thức cấu tạo, tính chất hóa học và phương pháp điều chế.

Bài tập về nhà : 4,5/31 SGK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn :  28/09/2008

Tuần: 06

Tiết 12:    AMONIAC VÀ MUỐI AMONI (T1)

  1. Mục tiêu:

     HS hiểu:

-         Đặc điểm cấu tạo phân tử amoniac.

-         Tính chất vật lí của amoniac.

-         Tính chất hóa học của amoniac: Tính bazơ yếu và tính khử.

-         Vai trò của amoniac trong đời sống, kĩ thuật.

-         Phương pháp điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

Kĩ Năng:

-         Dự đoán tính chất của amoniac, dựa vào số oxi hóa của nitơ

-         Viết phương trình phản ứng biểu diễn tính chất hóa học của amoniac.

-         Rèn luyện khả năng nhận biết amoniac.

  1. Chuẩn bị:

-         GV: Mô hình phân tử amoniac, tranh (hình 2.3 SGK)

-         HS: Ôn tập tính chất chung của bazơ và phản ứng oxi hóa khử.

  1. Kiểm tra bài cũ:

-         GV: HS hãy nêu tính chất hóa học cơ bản của nitơ?

-         GV: HS hãy cho biết trong công nghiệp người ta điều chế nitơ bằng cách nào?

-         GV: Trong phòng thí nghiêm, ta điều chế nitơ bằng cách nào? Viết phương trình phản ứng.

-         GV: Nhận xét, cho điểm.

  1. Tiến trình dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:

GV: HS dựa vào SGK hãy cho biết CTPT của amoniac là như thế nào?

GV: HS hãy viết công thức electron của NH3?

 

 

GV: HS hãy viết CTCT của phân tử NH3 và cho biết liên kết N – H là liên kết gì? Vì sao?

 

 

 

GV: Vẽ sơ đồ cấu tạo không gian của NH3 dạng hình chóp tam giác (tứ diện không đều). HS hãy giải thích vì sao là tứ diện không đều?

Hoạt động 2:

GV: Dựa vào SGK và những hiểu biết của mình, HS hãy cho biết tính chất vật lí của NH3:

-         Trạng thái tồn tại?

-         Màu sắc?

-         Mùi vị?

-         Tính tan trong nước?

GV: Cho HS quan sát hình 2.3 SGK và giải thích tính tan.

Hoạt động 3:

GV: Dựa vào cấu tạo của NH3 và thuyết Bromstet hãy cho biết NH3 có tính axit hay bazơ?

GV: Khi tan trong nước một phần phản ứng với nước tạo cation amoni và anion hiđroxit. HS hãy viết phương trình phản ứng?

GV: Bổ sung Kb của NH3 là 1,8.10-5. HS nhận xét?

GV: Bổ sung tuy tính bazơ yếu nhưng dung dịch amoniac vẫn làm đổi màu quỳ tím và phenolphthalein.

Hoạt động 4:

GV: yêu cầu HS hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

Fe3+   +    NH3   +  H2O                

Na+     +   NH3    +  H2O                 

 GV: Từ hai phương trình phản ứng trên HS hãy kết luận về phản ứng của amoniac với dung dịch muối.?

GV: Bổ sung dung dịch muối Cu2+, Zn2+, Ag+…Phản ứng với dung dịch NH3 tạo kết tủa, nếu dư NH3 kết tủa tan do tạo phức.

Hoạt động 5:

GV: Khi NH3 cũng như dung dịch NH3 đều dễ dàng nhận ion H+ của dung dịch axit tạo thành muối?

GV: Mô tả thí nghiệm khí NH3 phản ứng với khí HCl.

GV: HS hãy viết phương trình phản ứng? giải thích hiện tượng?

GV: Bổ sung phản ứng này có thể nhận biết NH3 hay HCl.

GV: HS hãy viết phương trình phản ứng của NH3 và H2SO4.?

Hoạt động 6:

GV: Yêu cầu HS xác định số oxi hóa của N trong NH3, nhắc lại số oxi hóa của nitơ có thể có và có nhận xét gì khi có sự thay đổi số oxi hóa của nitơ trong NH3?

 

GV: Vậy NH3 có tính khử hay tính oxi hóa?

GV: Tính khử thể hiện khi nào?

GV: Bổ sung tính khử NH3 yếu hơn H2S.

GV: HS quan sát hình 2.4 SGK và viết phương trình phản ứng của NH3 với O2?

GV: HS xác định số oxi hóa của các chất trong phản ứng và rút ra nhận xét?

 

GV: Clo là chất oxi hóa mạnh, vậy clo có phản ứng với NH3 hay không? Viết Ptpư?

GV: HS hãy xác định số oxi hóa của các chất trong phản ứng và nhận xét?

GV: Bổ sung NH3 phản ứng đồng thời lại với HCl sinh ra:

2NH3   +   3Cl2       t0            N2    +    6HCl

6NH3   +   6HCl                6NH4Cl

Nên phản ứng sẻ là:

8NH3    +     3Cl2     t0      N2     +     6NH4Cl

Hoạt động 7:

GV: HS nghiên cứu SGK trình bày ứng dụng của NH3?

Hoạt động 8:

GV: NH3 là một bazơ yếu nên bị bazơ mạnh đẩy ra khỏi dung dịch muối. HS hãy lấy vi dụ về cách điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm?

GV: HS nghiên cứu lại bài nitơ và trình bày nguyên tắc điều chế NH3 trong công nghiệp.

GV: HS hãy viết phương trình phản ứng đó?

GV: Vận dụng nguyên lí LiloSatolie để giải thích sự tạo thành sản phẩm.

A. AMONIAC

I. Cấu tạo phân tư

HS: CTPT: NH3

HS:               

             H : N : H

                   H

 

HS:   H – N – H

                 H

liên kết cộng hóa trị có cực vì độ âm điện của nitơ là 3,04 lớn hơn độ âm điện của H 2,2.

 HS: Do nitơ còn 1 cặp electron tự do và liên kết N – H là liên kết cộng hóa trị có cực, cặp electron liên kết bị lệch về phía nitơ.

 

II. Tính chất vật lí (SGK)

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Tính chất hóa học

1. Tính bazơ yếu:

a. Phản ứng với nước:

HS: Nguyên tử N trong NH3 còn 1 cặp electron tự do nên dễ nhận thêm proton (H+) do đó NH3 có tính bazơ.

HS: NH3  +   H2O           NH4+   +   OH-

 

HS: Kb = 1,8.10-5

Kb nhỏ nên NH3 là bazơ yếu.

 

 

b. Phản ứng với dung dịch muối

Fe3+   +    3NH3   +  3H2O                    

                  Fe(OH)3     +    3NH4+  

Na+     +   NH3    +  H2O                    

                                 Không phản ứng.

HS: Dung dịch NH3 phản ứng với dung dịch muối của kim loại tạo kết tủa hiđroxit.

 

 

 

c. Phản ứng với axit:

 

 

 

 

 

HS: NH3   +   HCl                      NH4Cl

Có khói trắng do tạo muối NH4Cl khan.

 

HS: 2NH3 +  H2SO4             (NH4)2SO4

 

2. Tính khử

HS: Số oxi hóa của nitơ trong NH3 – 3

Các số oxi hóa của nitơ có thể  có là -3 o, +1, +2, +3, +4, +5.

HS: chuyển lên số oxi hóa cao hơn (tăng lên).

HS: NH3 thể hiên tính khử.

HS: Khi tác dụng với chất oxi hóa

 

a. Phản ứng với oxi:

 

NH3    +   3O2      t0      2N20   +  6H2O

HS: NH3 là chất khử.

 

b. phản ứng với clo:

 

2NH3   +   3Cl2       t0      N20    +   6HCl

HS: NH3 là chất khử.

 

 

 

 

 

 

IV. Ứng dụng

HS: SGK

 

V. Điều chế

a. Trong phòng thí nghiệm:

NH4Cl  +   NaOH            NaCl   + NH3

                                            +  H2O

NH4+   +    OH-             NH3   +    H2O

b. Trong công nghiệp:

HS: Thực hiện phản ứng N2 và H2

HS: N2    +   3H2                2NH3 

 

  1. Cũng cố và bài tập về nhà:

-         GV: HS cần nắm vững NH3 là bazơ yếu và có tính khử

-                HS lưu ý các phương pháp điều chế NH3

     Bài tập 1/37 SGK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn :  30/09/2008

Tuần: 06

                           Tiết 13:    AMONIAC VÀ MUỐI AMONI (T2)

  1. Mục tiêu:

     HS hiểu:

-         Tính chất vật lí của muối amoni.

-         Tính chất hóa học: muối của bazơ yêu và kém bền nhiệt

     Kĩ năng

-         Rèn luyện nhận biết các chất

-         Kĩ năng lập luận logic và viết phương trình phản ứng.

  1. Chuẩn bị

-         HS: Nắm vững kiến thức về amoniac và các phản ứng tạo muối amoni.

  1. Kiểm tra bài cũ:

-         GV: HS hãy nêu tính chất hóa học của amoniac?.

-         GV: HS cho biêt trong phòng thí nghiệm người ta điều chế amoniac bằng cách nào ?

-         GV: Trong công nghiệp người ta dùng phản ứng nào để điều chế amoniac?

-         GV: Nhận xét, cho điểm.

  1. Tiến trình dạy – học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:

GV: Muối amoni được tạo thành từ phản ứng nào?

GV: HS hãy cho một sô muối amoni?

GV: Nhận xét về thành phần của muối amoni?

Hoạt động 2:

GV: Dựa vào bảng tính tan, HS hãy nêu tính chất vật lí của muối amoni?

Hoạt động 3:

GV: Muối amoni là muối của bazơ yếu hay bazơ mạnh?

GV: Khi phản ứng với bazơ mạnh là như thế nào?

GV: Yêu cầu HS hoàn thành một số phản ứng:

(NH4)2CO3    +   Ca(OH)2                    

(NH4)2SO4     +    NaOH              

GV: Yêu cầu HS rút ra ứng dụng của muối amoni với dung dịch kiềm?

Hoạt động 4:

GV: Muối amoni dễ bị nhiệt phân bởi nhiệt độ?

GV: Mô tả thí nghiệm 2.6 SGK và yêu cầu HS giải thích và rút ra nhân xét?

 

 

GV: HS viết phương trình phản ứng nhiệt phân muối amoni: (NH4)2CO3, NH4HCO3

GV: Bổ sung phản ứng nhiệt phân muối amoni của axit HNO3 và HNO2 là phản ứng oxi hóa khử nên sản phẩm là N2O và N2

GV: HS viết phương trình phản ứng nhiệt phân muối NH4NO3 và NH4NO2?

GV: Hướng dẫn HS ứng dụng của muối amoni trong thực tế.

B. MUỐI AMONI

HS: Phản ứng giữa NH3 và axit.

 

HS: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2CO3

HS: gồm cation NH4+ và anion gốc axit.

 

I. Tính chất vật lí:  (SGK)

 

 

II. Tính chất hóa học:

a. Phản ứng với dung dịch kiềm

HS: Muối của bazơ yếu

HS: NH3 bi bazơ mạnh đẩy ra khỏi dung dịch muối amoni.

HS: (NH4)2CO3  + Ca(OH)2              

                   CaCO3   +   2NH3  +   2H2O     

(NH4)2SO4     +    2NaOH               

                  Na2SO4   +   2NH3   +  2H2O

HS: Điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm và nhận biết ion amoni.

b. Phản ứng nhiệt phân:

HS: NH4Cl(r) bị nhiệt phân tạo ra 

NH3 (k) và HCl(k). Khi bay lên miệng bình ở nhiệt độ thấp hơn nên NH3 và HCl phản ứng lại tạo thành NH4Cl

NH4Cl            t0         NH3    +    HCl

HS: Muối amoni dễ bị nhiệt phân .

HS: (NH4)2CO3       t0     2NH3   +   CO2 

                                          +    2H2O

NH4HCO3       t0       NH3 +  CO2H2O

 

 

HS: NH4NO3       t0       N2O      +    H2O­

NH4NO2        t0         N2           +    H2O

HS: Ứng dụng của muối amoni

-         Điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm

-         NH4Cl là lựu đạn khói

-         NH4HCO3 là bột nở

-         NH4NO2 và NH4NO3 điều chế N2O và N2.

-         Ngoài ra một số muối còn làm phân bốn.

  1. Cũng cố và bài tập về nhà:

GV: Yêu cầu HS nắm tính chất hóa học của muối amoni là phản ứng với kiềm và phản ứng nhiệt phân

Bài tập:   2, 3, 4, 5, 6, 7 SGK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn :  03/10/2008

Tuần: 07

                        Tiết 14:    AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT (T1)

  1. Mục tiêu:

     HS hiểu:

-         Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học của axit nitric và các phương pháp điều chế axit nitric trong  phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.

     Kĩ năng

-         Dựa  vào công thức phân tử của axit nitric và số oxi hóa của nitơ trong phân tử axit nitric, HS suy luận dự đoán tính chất hóa học của axit nitric.

-         Viết các phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion thu gọn

-         Viết các phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử.

-         Giải thích và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit nitric.

  1. Chuẩn bị:

     GV:

-         Chuẩn bị hình vẽ về cấu tạo phân tử của axit nitric.

           HS:

-         Ôn tập các phương pháp cân bằng của phản ứng oxi hóa – khử.

-         Ôn tập về tính chất hóa học của nitơ, amoniac, muối amoni.

  1. Kiểm tra bài cũ:

-         GV:HS trình bày tính chất hóa học của muối amoni.

-         GV: Nhận xét, cho điểm.

  1. Tiến trình dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:

GV: HS nghiên cứu SGK hãy cho biêt công thức phân tử của axit nitric là như thế nào?

GV: HS hãy suy luận viết công thức cấu tạo của axit nitric? Hãy giải thích sự tạo thành liên kết cho nhận?

GV: Bổ sung HNO3 có cấu trúc phẳng.

GV: HS hãy xác định số oxi hóa của nitơ trong phân tử axit nitric.

Hoạt động 2:

GV: hướng dẫn HS tìm hiểu SGK để rút ra nhận xét về tính chất vật lí:

-         Trạng thái tồn tại ?

-         Màu sắc ?

-         Tính bền?

-         Độ tan ?

Hoạt động 3:

GV: Dựa vào công thức cấu tạo HS hãy dự đoán HNO3 có những tính axit hay không? Tại sao.?

GV: HS nghiên cứu SGK và hãy cho biết tính axit của axit nitric được thể hiên như thế nào? Bằng phương trình phản ứng hóa học HS hãy chứng minh HNO3 có tính axit.?

 

Hoạt động 4:

GV: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của HNO3, HS hãy cho biêt HNO3 có tính khử hay tính oxi hóa ? Vì sao?

 

GV: Dựa vào SGK, HS hãy cho biêt tính oxi hóa của axit nitric được thể hiện bằng những phản ứng nào?

Hoạt động 5:

GV: Nêu lên đặc điểm của phản ứng giữa axit nitric và kim loại là phản ứng không giải phóng H2 như mọi axit khác

GV: Bổ sung tùy theo nồng độ của axit HNO3 mà cho sản phẩm khác nhau, thông thường axit HNO3 đặc phản ứng với kim loại cho khí NO2, HNO3 loãng có thể cho NO, N2O, N2 hoặc NH3 (NH4NO3)

GV: HNO3 phản ứng hầu hết các kim loại trừ Au, Pt, Rh, Ta, W, Zr. HS hãy viết phản ứng giữa kim loại Cu với axit đặc cho NO2 và axit loãng cho NO? 

 

 

GV: HS hãy viết phương trình phản ứng giữa kim loại Zn với HNO3 loãng cho NH4NO3?

GV: HS hãy xác định số oxi hóa của các chất trong các phản ứng trên và từ đó rút ra kết luận gì?

GV: Bổ sung Axit HNO3 đặc nguội gây thụ động hóa nhiều kim loại: Al, Be, Co, Cr, Fe, Pb và không phản ứng với SiO2 vì vậy có thể dùng bình làm bằng các chất này để đựng HNO3 đặc nguội.

Hoạt động 6:

GV: Axit HNO3 là chất oxi hóa mạnh, HNO3 đặc có thể oxi hóa các phi kim như C, S, P …

GV: HS hoàn thành các phản ứng sau:

 

C   +    HNO3đặc           ….     +    NO2   +  ….

 

S   +    HNO3đặc           ….     +    NO2   +  ….

 

P  +    HNO3đặc            ….     +    NO2   +  ….

GV: HS hãy xác định số oxi hóa của các chất trong các phản ứng trên và từ đó rút ra kết luận gì?

Hoạt động 7:

GV: Bổ sung ngoài phản ứng vói kim loại và phi kim tính oxi hóa của axit HNO3 còn được thể hiện bởi phản ứng oxi hóa nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. HS hãy hoàn thành phản ứng sau:

FeO +    HNO3đặc           ….  +    NO2   +  ….

 

H2S  +    HNO3đặc           …. +    NO2   +  ….

GV: HS hãy xác định số oxi hóa của các chất trong các phản ứng trên và từ đó rút ra kết luận gì?

Hoạt động 8:

GV: HS dựa vào SGK hãy nêu những ứng dụng của HNO3?

Hoạt động 9:

GV: HS hãy cho biết trong thực tế người ta điều chế HNO3 như thế nào

GV: Mô tả thí nghiệm hình 2.7 SGK: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 bằng tinh thể NaNO3 hoặc KNO3 tác dụng với axit H2SO4 đặc, đun nóng.

GV: Yêu cầu HS rút ra nguyên tắc và viết phương trình hóa học điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm.

GV: HS hãy cho biết tại sao phải dùng NaNO3 khan, H2SO4 đặc, nước đá?

 

GV: Bổ sung: Axit HNO3 kém bền, cần đun nhẹ, một lượng nhỏ HNO3 phân hủy làm cho axit sinh ra có màu nâu, khi làm lạnh mầu nâu nhạt dần.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết công nghiệp điều chế HNO3 từ NH3, có mấy giai đoạn? Viết phản ứng của mỗi giai đoạn?

GV: Bổ sung: dung dịch HNO3 thu được có nồng độ 52 -68% để có nồng độ cao hơn thì chưng cất với H2SO4 đậm đặc

A. AXIT NITRIC

I. Cấu tạo phân tử:

HS:    CTPT:         HNO3  

                                     O

CTCT:     H – O – N   

                                      O   

 

Trong phân tử axit nitric nitơ có số oxi hóa  + 5.

II. Tính chất vật lí:  (SGK)

 

 

 

 

 

 

III. Tính chất hóa học:

1. Tính axit:

HS: Là axit mạnh, dd HNO3 làm đổi màu quỳ tím, tác dụng với bazơ, oxit bazơ và muối.

6HNO3 + Fe2O3            2Fe(NO3)3 + 3H2O

HNO3  +   NaOH           NaNO3    +   H2O

2HNO3   +    CaCO3             Ca(NO3)2  

                                      +    CO2   +    H2O

2. Tính oxi hóa:

HS: HNO3 có tính oxi hóa mạnh vì số oxi hóa của N trong HNO3 là + 5 là số oxi hóa lớn nhất nên N5+ có khả năng nhân electron để về số oxi hóa thấp hơn.

HS: Tính oxi hóa của axit nitric được thể hiện qua phản ứng với kim loại, phi kim và hợp chất?

a. Phản ứng với kim loại:

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        

 

 

 

 

 

 

 

Cu  +  4HNO3              Cu(NO3)2­ +   2NO2    

                                                +    2H2O

 

3Cu   +  8HNO3           3Cu(NO3)2  + 2NO   

                                              +    4H2O

 

4Zn +10 HNO3         4Zn(NO3)2+NH4NO3  

                                             +     3H2O

HS: HNO3 có tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại.

 

HS: Lưu ý: HNO3đặc nguội thụ động hóa với Al, Be, Co, Cr, Fe, Pb và không phản ứng với SiO2

 

 

b. Phản ứng với phi kim:

 

 

HS:

 

C   +  4HNO3đặc   t0     CO2 +  4NO2   + 2H2O

 

S   +  6HNO3đặc    t0     H2SO4+ 6NO2 + 3H2O

 

P  +  5HNO3đặc    t0     H3PO4 +  5NO2   + H2O

HS: HNO3 có tính oxi hóa khi tác dụng với phi kim.

 

c. Phản ứng với hợp chất:

 

 

 

HS:

 

FeO + 4HNO3đặc  t0     Fe(NO3)3 + NO2+ 2H2O

 

H2S  +  8HNO3đặc    t0   H2SO4+ 8NO2 + 4H2O

HS: HNO3 có tính oxi hóa khi tác dụng với hợp chất.

IV. Ứng dụng:  SGK

 

 

V. Điều chế:

HS: Trong phong thí nghiệm và trong công nghiệp.

 

 

 

 

HS: Dùng axit H2SO4 đặc đẩy axit HNO3 (dễ bay hơi) ra khỏi muối của nó.

NaNO3(r) +H2SO4đn           HNO3 + NaHSO4

HS: Để HNO3 thoát ra dễ dàng hơn, nước đá có tác dụng ngưng tụ hơi HNO3 và giảm sự phân hủy của nó.

 

 

 

HS: Có 3 giai đoạn:

4NH3   +   5O2       t0,pt        4NO  +   6H2O

2NO   +   O2               2NO2

4NO2   +   2H2O    +   O2              4HNO3

 

 

E. Cũng cố và bài tập về nhà:

GV: HS cần nắm vững tính chất hóa học của HNO3: Tính axit và tính oxi hóa.

        HS nắm các phương pháp điều chế HNO3: trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

Bài tập về nhà:   2,6/45   SGK

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn : 06/10/2008

Tuần: 07

Tiết 15:    AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT (T2)

  1. Mục tiêu:

     HS hiểu:

-         Muối nitrat được tạo ra bằng phản ứng giữa axit nitric với bazơ, oxit bazơ, phản ứng oxi hóa kim loại.

-         Tính chất hóa học của muối nitrat

-         Cách nhận biết muối nitrat

Kĩ năng:

-         Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng nhiệt phân và phản ứng trao đổi ion

-         Suy luận logic, dự đoán tính chất.

-         Tính toán các bài tập liên quan.

  1. Chuẩn bị:

-         GV: Bảng tính tan cỡ lớn và các câu hỏi liên quan đến muối nitrat.

-         HS: Ôn tập về axit nitric và xem trước bảng tính tan SGK trang 223

  1. Kiểm tra bài cũ:

-         GV: HS hãy cho biết tính axit của axit nitric thể hiện ở những đặc điểm nào?

-         GV: Tính oxi hóa của axit nitric thể hiện khi nào?HS hãy viết một số phương trình phản ứng chứng minh tính oxi hóa của axit nitric.

-         GV: Nhận xét, cho điểm

  1. Tiến trình dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:

GV: Muối nitrat được tạo ra bằng những phản ứng nào?

 

 

GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu bảng tính tan của các hợp chất và yêu cầu HS nhận xét về tính tan của muối nitrat?

GV: HS viết phương trình điện li các muối sau: NaNO3 , AgNO3?

GV: Bổ sung: ion NO3- không màu và muối nitrat dễ chảy rữa trong không khí do hấp thụ nước: NaNO3, NH4NO3….

Hoạt động 2:

GV: Thông báo các muối nitrat kém bền, dễ bị nhiệt phân, giải phóng oxi. Vì vậy ở nhiệt độ cao muối nitrat có tính oxi hóa.

GV: Các muối nitrat của kim loại hoạt động mạnh từ đầu dãy điện hóa đến Mg (Li, K, Ca, Ba) bị phân hủy tạo ra muối nitrit và O2, HS hãy viết phương trình nhiệt phân muối NaNO3, KNO3?

 

GV: Các muối nitrat của những kim loại từ Mg đến Cu (Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, Cu) thì bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại, NO2 và O2, HS hãy viết phương trình nhiệt phân muối Zn(NO3)2, Cu(NO3)2 ?

GV: Các muối của những kim loại hoạt động yếu (Ag, Hg, Au) bị nhiệt phân tạo ra kim loại, NO2 và O2, HS viết phương trình nhiệt phân AgNO3 ?

Hoạt động 3:

GV: Trong môi trường trung tính anion NO3- không có tính oxi hóa, nhưng trong môi trường axit, ion NO3- thể hiện tính oxi hóa giống HNO3?

GV: Mô tả thí nghiệm nhận biết ion NO3- bằng Cu và H2SO4loãng đun nhẹ có khí NO2 màu nâu xuất hiện ngoài miệng bình. HS hãy viết phương trình phản ứng và giải thích hiện tượng?

GV: HS có nhận xét gì về phản ứng nhận biết muối nitrat?

 

 

Hoạt động 4:

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế rút ra những ứng dụng của muối nitrat?

 

Hoạt động 5:

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thảo luận về sự tuần hoàn của nitơ trong tự nhiên

GV: Sự chuyển hóa qua lại giữa nitơ vô cơ và nitơ hữu cơ là như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

GV: Sự chuyển hóa qua lại giữa nitơ tự do và nitơ hợp chất là như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: HS hãy cho biết sự can thiệp của con người đến sự chuyển hóa nitơ như thế nào?

 

 

GV: HS có nhận xét gì về sự biến đổi của nitơ trong tự nhiên?

B. MUỐI NITRAT

HS: Phản ứng giữa axit nitric với bazơ, oxit bazơ, muối và phản ứng oxi hóa axit nitric với kim loại.

I. Tính chất của muối nitrat:

a. Tính tan:

HS: Tất cả các muối nitrat đều tan trong nước và là những chất điện li mạnh.

HS: NaNO3                 Na+        +     NO3-   

       AgNO3                 Ag+       +     NO3-  

 

 

 

b. Phản ứng nhiệt phân:

 

 

 

HS: Muối nitrat của kim loại hoạt động mạnh:

NaNO3        t0     NaNO2    +   O2

KNO3         t0       KNO2      +   O2

HS: Muối nitrat của kim loại hoạt động trung bình:

2Zn(NO3)2       t0        2ZnO  +  4NO2 + O2

2Cu(NO3)2        t0      2CuO +  4NO2  + O2

 

HS: Muối nitrat của kim loại hoạt động yếu:

2AgNO3        t0          2Ag   +  2NO2   + O2

 

 

c. Nhận biết ion nitrat:

 

 

 

 

HS:

Cu  +   8H+ + 2NO3-       t0       3Cu2+  +2NO

                                                            + 4H2O

Có khí màu nâu là do NO bị oxi hóa ngoài miệng bình bởi oxi không khí thành NO2

HS: ion nitrat có tính oxi hóa trong môi trường axit tương tự như HNO3 nên dùng Cu và H2SO4 loãng để nhận biết ion NO3- trong dung dịch.

II. Ứng dụng:

HS: Phần lớn muối nitrat được dùng làm phân bón: NH4NO3, NaNO3, …

Ngoài ta còn làm thuốc nổ,…

C. CHU TRÌNH CỦA NITƠ TRONG TỰ NHIÊN.

HS: thảo luận

HS: Sự chuyển hóa qua lại giữa nitơ vô cơ và nitơ hữu cơ là:

-         Thực vật hấp thụ NO3-, NH4+ trong đất thành protein thực vật, Động vật chuyển protein thực vật thành protein thực vật.

-         Động vật, thực vật chết thối rữa nhờ một số vi khuẩn trong đất tạo thành muối nitrat và nitơ tự do.

HS: Sự chuyển hóa qua lại giữa nitơ tự do và nitơ hợp chất là:

-         Nitơ không khí khi gặp các tia sấm sét trong cơn going tạo thành HNO3 theo nước mưa chuyển vào đất và chuyển hóa thành muối nitrat, một số vi khuẩn trong đất chuyển hóa được nitơ tự do thành hợp chất hữu cơ có chứa nitơ.

-         Khi đốt cháy các chất hữu cơ tạo thành nitơ tự do.

HS: Sự can thiệp của con người đến sự chuyển hóa nitơ:

- Con người cung cấp lượng nitơ cho cây trồng từ phân bón.

HS: sự biến đổi của nitơ trong tự nhiên là một quá trình biến đổi tuần hoàn.

  1. Cũng cố và bài tập về nhà:

-         GV: HS cần nắm vững tính chất của muối nitrat: sự điện li và phản ứng nhiệt phân

-         GV: Yêu cầu HS nắm cách nhận biết muối nitrat và chu trình nitơ trong tự nhiên

Bài tập về nhà: 5,6 /45 SGK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn :  11/10/2008

Tuần: 08

Tiết 16:      PHOTPHO

  1. Mục tiêu:

     HS hiểu:

-         Vị trí của photpho trong bảng tuần hoàn, cấu tạo  phân tử, tính chất vật lí các dạng thù hình của photpho và sự biến đổi giữa chúng.

-         Tính chất hóa học của photpho: photpho trắng hoạt động hơn photpho đỏ và photpho hoạt động hơn nitơ ở nhiệt độ thường. Photpho có tính khử và tính oxi hóa.

-         Hiểu ứng dụng trong đời sống, một số dạng tồn tại của photpho trong tự nhiên.

-         Phương pháp điều chế và sản xuất photpho hiện nay.

Kĩ năng:

-         Biết dự đoán tính chất hóa học cơ bản của photpho

-         Viết các phương trình hóa học chúng minh tính chất hóa học của photpho.

-         Giải thích các hiên tượng trong tự nhiên và các bài tập liên quan đến photpho.

  1. Chuẩn bị:

-         GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cỡ lớn, tranh về photpho.

-         HS: Nghiên cứu bài ở nhà và tìm hiểu các thông tin về photpho

  1. Kiểm tra bài cũ:

-         GV: HS hãy cho biêt muối nitrat có những tính chất gì? Giải thích tính chất bằng phương trình phản ứng.

-         GV: Người ta dùng các nào để nhận biết ion NO3-

-         GV: Nhận xét, cho điểm.

  1. Tiến trình dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:

GV: Cho HS quan sát bảng tuần hoàn.

GV: Photpho chiếm vị trí nào trong bảng tuần hoàn?

GV: HS hãy viết cấu hình electron của photpho ? Nhận xét về lớp electron  ngoài cùng của photpho?HS hãy cho biết hóa trị của photpho có thể có?

GV: Dựa vào cấu hình của photpho HS cho biết photpho có những số oxi hóa nào?

Hoạt động 2:

GV: HS nghiên cứu SGK hãy cho biết photpho có mấy dạng thù hình phổ biến?

GV: Photpho trắng có đặc điểm gì?

 

 

 

 

 

GV: Bổ sung có thể hơi có mùi tỏi

GV: Photpho đỏ có đặc điểm gì?

 

 

 

 

 

GV: Sự chuyển hóa giữa photpho trắng và photpho đỏ như thế nào?

 

 

 

 

Hoạt động 3:

GV: Thông báo do dạng thù hình có cấu trúc khác nhau nên mức độ hoạt động của chúng cũng khác nhau. P trắng hoạt động mạnh hơn P đỏ.

GV: Dựa vào cấu hình của photpho và các số oxi hóa của photpho HS dự đoán tính chất hóa học của photpho?

GV: HS hãy so sánh độ hoạt động của photpho và nitơ ?

 

Hoạt động 4:

GV: Khi nào photpho thể hiện tính oxi hóa?

 

 

GV: HS viết phương trình phản ứng giữa photpho và kẽm? Nhận xét sự thay đổi số oxi hóa và rút ra kết luận?

 

GV: Bổ sung Zn3P2 dùng làm thuốc diệt chuột.

Hoạt động 5:

GV: Khi nào photpho thể hiện tính khử ?

GV: Bổ sung khi thiếu chất oxi hóa thì hợp chất của photpho (III) được tạo thành, còn khi thừa chất oxi hóa tạo thành hợp chất photpho (V).

GV:Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng hóa học giữa photpho với oxi, clo trong cả hai trường hợp thiếu và dư chất oxi hóa? Nhận xét sự thay đổi số oxi hóa và rút ra kết luận?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: HS hãy nhận xét về tính chất hóa học của photpho?

Hoạt động 6:

GV: HS nghiên cứu SGK và nêu những ứng dụng của photpho?

GV: Bổ sung photpho đỏ có ở vỏ bao diêm.

Hoạt động 7:

GV: HS nghiên cứu SGK hãy cho biết trong tự nhiên photpho tồn tại ở các dạng nào?

GV: liên hệ mỏ quặng apatit ở Lào Cai và giải thích hiện tượng “ma trơi” trong tự nhiên.

Hoạt động 8:

GV: Trong công nghiệp người ta điều chế photpho bằng quặng photphoric và quặng apatit với các và than.

GV: Hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng.

I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử:

HS: quan sát

HS: Photpho ở ô thứ 15, nhóm VA, chu kì 3 trong bảng tuân hoàn.

HS: 1s22s22p63s23p3

Có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên hóa trị của photpho có thể là 5, trong một số hợp chất có hóa trị 3.

HS: Photpho có các số oxi hóa: -3, 0, +3, +5.

 

II. Tính chất vật lí:

HS: Photpho có 2 dạng thù hình chính là photpho trắng và photpho đỏ.

a. Photpho trắng:

HS: Photpho trắng là chất rắn trong suốt giống sáp có cấu trúc tứ diện nút mạng là phân tử P4 bằng lực liên kết yếu.

Photpho trắng mềm, dễ nóng chảy tnc=44,10C rất độc gây bỏng nặng cho da. Cháy ngay ở nhiệt độ trên 400C.

b. Photpho đỏ:

HS: Photpho đỏ là chất bột màu đỏ, dễ hút ẩm dễ chảy rữa, bền trong không khí, bốt cháy ở 2500C. Photpho đỏ có cấu trúc dạng polime nên khó nóng chảy và khó bay hơi hơn photpho trắng.

HS: 

 

                                            4500C không có oxi

 

                          2500C

 

III. Tính chất hóa học:

 

 

 

 

HS: Photpho vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.

 

HS: Liên kết giữa các nguyên tử photpho kém bền hơn liên kết N ≡ N nên ở điều kiện thường photpho hoạt động mạnh hơn nitơ.

1. Tính oxi hóa:

HS: Khi tác dụng với chất khử mạnh chẳng hạn như kim loại mạnh (K, Na, Ca, Mg,…)

 

HS:  2P   +   Zn     t0       Zn3P2 

                                   Kẽm photphua

Số oxi hóa của photpho giảm từ 0 đến -3

Kết luận: Photpho có tính oxi hóa

 

 

2. Tính khử:

HS: Khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh như oxi, halogen, lưu huỳnh, HNO3đặc,H2SO4đặc.

 

 

HS: 4P   +    3O2 (thiếu)      t0         2P2O3  

                                           Điphotpho trioxit 

 

        4P   +   5O2 (dư)       t0          2P2O5  

                                       Điphotpho pentaoxit

 

        2P    +   3Cl2 (thiếu)      t0       2PCl3 

                                           Photpho triclorua

 

        2P    +    5Cl2 (dư)     t0         2PCl5  

                                      Photpho pentaclorua

Số oxi hóa của photpho tăng từ 0 đến +3 hoặc +5.

Kết luận: Photpho có tính khử.

 

HS: Photpho vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

IV. Ứng dụng:  

HS: SGK

 

 

V. Trạng thái tự nhiên:

HS: Quặng photphoric Ca3(PO4)2 và quặng apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2.

 

 

 

VI. Điều chế:

 

HS:

Ca3(PO4)2   +   3SiO2  +  5C     12000C   

                       3CaSiO3    +   2P   +   5CO

  1. Cũng cố và bài tập về nhà:

-         GV: HS cần nắm vững tính chất hóa học của photpho

-         GV: Trạng thái tồn tại và phương pháp điều chế photpho trong công nghiệp.

Bài tập về nhà:    2, 5/49 – 50 SGK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn :  15/10/2008

Tuần: 08

Tiết 17:   AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT

  1. Mục tiêu:

     HS hiểu:

-         Cấu tạo phân tử của axit photphoric, tính chất vật lí của axit photphoric

-         Tính chất hóa học của axit photphoric: Tính axit trung bình và không thể hiện tính oxi hóa

-         Những ứng dụng của axit photphoric và phương pháp điều chế axit photphoric.

-         Tính chất và cách nhận biết muối photphat.

Kĩ năng:

-         Viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa tính chất hóa học của axit photphoric và muối photphat.

-         Viết các phương trình phản ứng dạng ion, viết các cân bằng ion trong dung dịch của axit photphoric và muối photphat.

-         Rèn luyện kĩ năng nhận biết các chất hóa học.

-         Vận dụng kiến thức về axit photphoric, muối photphat để giải quyết các bài tập liên quan đến axit photphoric và muối photphat.

  1. Chuẩn bị:

-         GV:Chuẩn bị hình vẽ về cấu tạo phân tử của axit photphoric

-         HS: Xem lại tính chất của HNO3.

  1. Kiểm tra bài cũ:

-         GV: HS hãy cho biêt photpho có mấy dạng thù hình? Nêu đặc điểm của các dạng thù hình?

-         GV: HS cho biêt photpho có những tính chất hóa học nào? Viết phương trình phản ứng hóa học minh họa?

-         GV: HS cho biết trạng thái tồn tại của photpho trong tự nhiên và cách điều chế photpho trong công nghiệp.

-         GV: Nhận xét, cho điểm.

  1. Tiến trình dạy – học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:

GV: HS nghiên cứu SGK hãy cho biêt công thức phân tử của axit photphoric là như thế nào?

GV: HS hãy suy luận viết công thức cấu tạo của axit photphoric? Hãy giải thích sự tạo thành liên kết trong phân tử axit photphoric?

 

GV: Bổ sung phân tử H3PO4 có cấu tạo tứ diện. Nguyên tử P ở tâm còn 4 nguyên tử oxi ở 4 đỉnh, có 3 liên kết oxi và hiđro ở đáy tứ diện.

GV: HS hãy xác định số oxi hóa của photpho trong phân tử axit photphoric.

Hoạt động 2:

GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu SGK để rút ra nhận xét về tính chất vật lí:

-         Trạng thái tồn tại ?

-         Nhiệt độ nóng chảy?

-         Màu sắc ?

-         Độ tan trong nước?

Hoạt động 3:

GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu tính axit của axit photphoric và viết phương trình điện li của axit photphoric chứng tỏ đó là một axit 3 nấc?

GV: Hướng dẫn HS gọi tên sản phẩm điện li.

 

 

 

 

GV: Yêu cầu HS hãy xét khả năng phân li của các nấc và cho biết độ mạnh của axit H3PO4?

GV: Trong dung dịch H3PO4 có chứa những cấu tử nào?

GV: Yêu cầu HS thảo luận về tính axit của H3PO4?

 

GV: Cho NaOH tác dụng với H3PO4 HS cho biết có thể tạo ra những muối nào? HS hãy viết phương trình phản ứng hóa học?Gọi tên các muối?

 

 

 

 

GV: HS cho biết dựa vào đâu để biết khi nào tạo ra muối axit, khi nào tạo ra muối trung hòa hay hỗn hợp hai muối?

GV: Hướng dẫn HS thiết lập các khoảng giá trị của tỉ lệ nNaOH/nH3PO4­ và xác định sản phẩm trong mỗi trường hợp tạo muối.

 

 

 

GV: HS rút ra kết luận gì về phản ứng giữa H3PO4 với oxit bazơ và bazơ.?

 

Hoạt động 4:

GV: HS nghiên cứu SGK và cho biết H3PO4 có tính oxi hóa như HNO3 hay không?

GV: Giải thích H3PO4 không có khả năng oxi hóa như HNO3 do gốc PO43- có cấu tạo tứ diện còn HNO3 có gốc NO3- có cấu tạo phẳng. Cấu tạo phẳng của NO3- nitơ dương năm không được bảo vệ từ mọi phía, không bền nên có xu hướng nhận thêm điện tử và thể hiện tính oxi hóa.H3PO4 ở nhiệt độ trên 3500C có tính oxi hóa yếu.

Hoạt động 5:

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK rút ra phương pháp điều chế H3PO4?

GV: Trong phòng thí nghiệm người ta dùng chất nào để điều chế H3PO4?

GV: HS hãy viết phương trình điều chế H3PO4 trong phong thí nghiệm?

GV: Trong công nghiệp người ta dùng mấy phương pháp để điều chế H3PO4?

 

 

 

 

 

 

GV: HS hãy cho biết phương pháp nào thu được H3PO4 có độ tinh khiết cao hơn? Giải thích?

Hoạt động 6:

GV: Yêu cầu HS cho biết các loại muối của axit photphoric và lấy ví dụ?

 

 

 

 

 

GV: HS nghiên cứu bảng tính tan và SGK, rút ra nhận xét về tính tan của các muối photphat?

 

 

 

GV: HS nghiên cứu SGK cho biêt Ag3PO4 có màu gì?

GV: Vậy AgNO3 có thể làm thuốc thử để nhận biết ion photphat được không? Nếu được hãy viết phương trình phản ứng dạng ion?

A. AXIT PHOTPHORIC

I. Cấu tạo phân tư:

HS:    CTPT:         H3PO­4  

 

CTCT:

 

Photpho có 5 liên kết cộng hóa trị do photpho có phân lớp 3d0 trống.

HS:Cấu tạo không gian:

 

 

 

Số oxi hóa của photpho

là +5

II. Tính chất vật lí:

HS: SGK

 

 

 

 

 

III. Tính chất hóa học

1. Tính axit:

HS: Trong dung dịch H3PO4 phân li theo 3 nấc:

H3PO4                    H+    +    H2PO4-    

                                    Anion đihiđrophotphat

H2PO4-                   H+     +    HPO42-    

                                  Anion hiđrophotphat

HPO42-                   H+     +      PO43-    

                                      Anion photphat

HS: Nấc 1 > Nấc 2  >> Nấc 3

Axit H3PO4 là axit có độ mạnh trung bình

 

HS: H+, H2PO4-, HPO42-, PO43- và H3PO4.

 

HS: Dung dịch H3PO4 làm đổi màu quỳ tím hóa đỏ, tác dụng với bazơ, với oxit bazơ, muối, kim loại.

HS: Axit H3PO4 là axit 3 nấc nên khi phản ứng với NaOH có thể tạo ra 3 muối.

H3PO4    +   NaOH             NaH2PO4   +  H2O

                                     Natri đihiđrophotphat

H3PO4   + 2NaOH              Na2HPO4   + 2H2O

                                     Natri hiđrophotphat

H3PO4   + 3NaOH              Na3PO4    + 3H2O

                                      Natri photphat

HS: Dựa vào tỉ lệ số mol giữa NaOH và H3PO4

 

HS: a = nNaOH/nH­3PO4 

Nếu a ≤ 1 tạo NaH2PO4 

Nếu  1 < a < 2 tạo NaH2PO4 và Na2HPO4 

Nếu a = 2 tạo Na2HPO4 

Nếu 2 < a < 3 tạo Na2HPO4 và Na3PO4  

Nếu a ≥ 3 tạo Na3PO4  

HS: H3PO4 tác dụng với bazơ hoặc oxit bazơ, tùy theo tỉ lệ số mol các chất phản ứng mà có thể tạo ra các muối khác nhau.

2. Tính oxi hóa:

HS: H3PO4 không có tính oxi hóa như HNO3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Điều chế:

HS: Trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

1.Trong phòng thí nghiệm:

HS: Cho P tác dụng với HNO3 đặc

P  +  5HNO3đặc    t0     H3PO4 +  5NO2   + H2O

 

2.Trong công nghiệp:

HS: có 2 phương pháp:

a. Đi từ quặng photphoric hoặc quặng apatit:

Ca3(PO4)2  + 3H2SO4     t0    2H3PO4 + 3CaSO4

b. Đi từ photpho:

4P      +     5O2      t0         2P2O5

P2O5    +      3H2O            2H3PO4

HS: Đi từ P có độ tinh khiết cao hơn vì phương pháp đi từ quặng chứa các tạp chất có thể tan trong H2SO4 đặc hòa lẫn với H3PO4.

B.MUỐI PHOTPHAT

HS: Có 3 loại muối

-         Muối phatphat là muốitrung hòa: Na3PO4, (NH4)3PO4, Ca3(PO­4)2….

-         Muối đihiđro photphat là muối axit: NaH2PO4, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2

-         Muối hiđro photphat là muối axit: Na2HPO4, (NH4)2HPO4, CaHPO4...

I. Tính tan:

HS: Tất cả các muối đihiđro photphat đều tan.

Trong các muối hiđro photphat và photphat chỉ có các muối của Na+, K+, NH4 tan còn muối của kim loại khác đều không tan hoặc ít tan.

II. Nhận biết ion photphat:

HS: Ag3PO4 có màu vàng.

 

HS: được vì có kết tủa vàng Ag3PO4.

3Ag+   +   PO4          Ag3PO4

  1. Cũng cố và bài tập:

-         GV: Yêu cầu HS nắm vững tính chất hóa học của axit photphoric và giải thích được vì sao axit photphoric không có tính oxi hóa như axit nitric.

-         GV: HS nắm tính chất của muối photphat và thuốc thử nhận biết muối photphat.

     Bài tập về nhà: 4,5/54 SGK.

 

 

 

 Ngày soạn :  26/10/2008

Tuần: 10

Tiết 18:         PHÂN BÓN HÓA HỌC

  1. Mục tiêu:

     HS hiểu:

-         Vai trò của các nguyên tố N, P, K, các nguyên tố vi lượng đối với dinh dưỡng củacây trồng.

-         Thành phẩn hóa học các loại phân bón: phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phân phức hợp…và tác dụng của chúng đối với cây trồng.

-         Cách điều chế các loại phân bón.

-         Cách bảo quản và sử dụng một số loại phân bón.

     Kĩ năng:

-         Nhận biết được một số loại phân bón hóa học.

-         Đánh giá chất lượng của từng loại phân bón hóa học với từng loại đất cây trồng khác nhau.

  1. Chuẩn bị:

-         GV: Một số tài liệu về sản xuất phân bón ở Việt Nam.

-         HS: Xem lại bài muối amoni, muối nitrat, muối photphat

-         HS: Quan sát các loại phân bón đã được gia đình sử dụng cho cây trồng.

  1. Kiểm tra bài cũ:

-         GV: HS trình bày tính chất hóa học của axit photphoric.

-         GV: HS giải thích vì sao axit photphoric lại không có tính oxi hóa như axit nitric.

-         GV: Nhận xét cho điểm

  1. Tiến trình dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:

GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và thảo luận cây trồng cần những nguyên tố dinh dưỡng nào? Lấy từ đâu?

 

 

GV: Những nguyên tố nào cần bổ sung cho cây dưới dạng phân bón hóa học?

GV: HS cho biết các loại phân bón hóa học được gia đình thường sử dụng cho cây trồng?

Hoạt động 2:

GV: HS cho biết phân đạm có vai trò gì đối với cây trồng?

 

 

GV: Người ta dựa vào đặc điểm nào để đánh giá chất lượng đạm?

Hoạt động 3:

GV: HS dựa vào bài “muối amoni” cho biết tính chất của phân đạm amoni?

 

 

GV: Yêu cầu HS trình bày cách điều chế đam amoni.?Lấy ví dụ?

 

GV: Bổ sung phân đạm này có tác hại là tạo môi trường axit cho đất nếu sử dụng lâu dài do ion gốc axit tạo ra.

Hoạt động 4:

GV: HS dựa vào bài “muối nitrat” cho biết tính chất của phân đạm nitrat?

 

 

GV: Yêu cầu HS trình bày cách điều chế đam nitrat.?Lấy ví dụ?

 

 

Hoạt động 5:

GV: HS dựa vào đặc điểm của phân đạm urê ngoài thị trường hãy cho biết tính chất của urê?

GV: Nghiên cứu SGK cho biết hiện nay ở nước ta nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Hà Bắc (Bắc Giang) điều chế phân urê như thế nào?

GV: Trong đất quá trình biến đổi của phân đạm urê như thế nào?

Hoạt động 6:

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thực tế bón phân của gia đình cho biết phân lân cung cấp nguyên tố nào cho cây ?

GV: Phân lân có tác dụng gì đối với cây trồng?

GV: Người ta dựa vào đâu để đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân?

GV: Hiện nay trên thị trường có những loại phân nào?

GV: Nguyên liệu để sản xuất phân lân là gì?Hiện nay nước ta chủ yếu sử dụng nguyên liệu gì?

Hoạt động 7:

GV: HS nghiên cứu SGK cho biết phân supephotphat được chia làm mấy loại?

GV: Phân supephotphat đơn được điều chế như thế nào? Viết phương trình điều chế?

 

 

 

GV: Tại sao trong quá trình sản xuất phân supephotphat đơn người ta thêm nước?

 

 

GV: Supephotphat đơn gồm những thành phần nào?

GV: Phân supephotphat kép được điều chế như thế nào? Viết phương trình điều chế phân supephotphat kép?

 

GV: So với supephotphat đơn, supephotphat kép như thế nào?

 

GV: HS nghiên cứu SGK cho biết phân lân nung chảy được điều chế như thế nào?

 

 

 

GV: Phân lân nung chảy gồm những thành phần nào?

Hoạt động 8:

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thực tế bón phân của gia đình cho biết kali cung cấp nguyên tố nào cho cây ?

GV: Phân kali có tác dụng gì đối với cây trồng?

 

GV: Người ta dựa vào đâu để đánh giá độ dinh dưỡng của phân kali?

Hoạt động 9:

 

GV: Phân hỗn hợp là loại phân như thế nào?

 

GV: Phân phức hợp là loại phân như thế nào?

GV: Phân phức hợp được điều chế như thế nào?

Hoạt động 10:

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thực tế bón phân của gia đình cho biết vi lượng cung cấp nguyên tố nào cho cây ?

HS:Thảo luận

                           C, H, O: Tổng hợp từ không            

                                           khí và nước

Cây trông cần

                             N, P, K, Mg, Zn…hấp thụ 

                              từ đất

HS: N, P, K, Zn, Mg,….

 

HS: Phân đạm, phân lân, phân kali, phân vi lượng…

 

I. Phân đạm:

HS: Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp dưới dạng ion nitrat NO3- và ion amoni cho cây có tác dụng làm cho cây phát triển nhanh, xanh tươi.

HS: Phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ % về khối lượng của nguyên tố N.

1. Phân đạm amoni:

HS: Phân đạm amoni là các muối amoni: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3…Tất cả các phân đạm amoni điều tan trong nước và là chất phân li mạnh.

HS: Phân đạm amoni được điều chế từ amoniac và axit tương ứng.

2NH3        +       H2SO4                 (NH4)2SO4

 

 

 

2. Phân đạm nitrat:

HS: Phân đạm nitrat là các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2… Tất cả các phân đạm nitrat điều tan trong nước và là chất phân li mạnh.

HS: Phân đạm amoni được điều chế từ cacbonat kim loại tương ứng và axit nitric.

CaCO3   +   2HNO3             Ca(NO3)2CO2 

                                                            + H2O

3. Phân đạm urê:

HS: Ure là chất rắn màu trắng dạng viên tròn có công thức (NH4)2CO là loại phân đạm tốt nhất hiện nay có tỉ lệ % nitơ cao.

HS: Dùng CO2 phản ứng với amoniac ở nhiệt độ cao, áp suất cao.

CO2    +    2NH3       t0, p    (NH2)2CO  +  H2O

 

HS: Trong đất

(NH2)2CO   +   2H­2­O              (NH4)2CO3  

II. Phân lân:

HS: Phân lân cung cấp nguyên tố photpho cho cây trồng hấp thụ dưới dạng H2PO4, HPO4.

HS: làm cho cành lá cây to chắc, nhiều hạt , củ to…

HS: Dựa vào % P2O5 tương ứng với lượng P trong phân lân.

HS: có 2 loại là : supephotphat, phân lân nung chảy.

HS: Quặng apatit và quặng photphoric, hiên nay nước ta chủ yếu sử dụng quặng apatit ở Lào Cai.

1. Supephotphat:

HS: chia làm hai loại là supephotphat đơn và supephotphat kép.

a. Supephotphat đơn

HS: Trôn bột quặng photphat hoặc quặng apatit với dung dịch axit sunfuaric đặc.

Ca3(PO4)2  +   2H2SO4               Ca(H2PO4)2 

                                                       +2CaSO4

HS: Phản ứng này tỏa nhiệt làm cho nước bay hơi.Người ta thêm nước để muối CaSO4 kết tinh thành muối ngậm nước CaSO4.2H2O (thạch cao).

HS: Supephotphat đơn là hỗn hợp của canxi đihiđrophotphat và thạch cao.

b. Supephotphat kép:

HS: Trộn bột quặng phophat hoặc quặng apatit với axit photphoric

Ca3(PO4)2   +   4H3PO4               Ca(H2PO4)2

HS: Trong thành phần của supephotphat kép không có lẫn thạch cao, do đó tỉ lệ % P2O5 cao hơn.

c. Phân lân nung chảy:

HS: Nung hỗn hợp quặng apatit, đá có magie và than cốc ở nhiệt độ 10000C sau đó làm nguội nhanh bằng nước, sấy khô và nghiền bột.

HS: Phân lân nung chảy là hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie.

III. Phân kali:

HS: Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng ion K+.

 

HS: Phân kali có tác dụng làm cho cây trồng đẩy nhanh quá trình sinh trương, chống sâu bệnh, chống rét…

HS: Dựa vào % K2O tương ứng với lượng kali có trong phân kali.

IV. Phân hỗn hợp và phân phức hợp

a. Phân hỗn hợp:

HS: chứa N, P, K (Đạm, lân, kali) còn gọi chung là phân NPK.

b. Phân phức hợp:

HS: Chỉ chứa N, P

HS: Cho NH3 tác dụng với H3PO4.

 

V. Phân vi lượng

HS: Cung cấp các nguyên tố như Mg, Zn,Mn, Bo…

  1. Cũng cố và bài tập:

-         GV: HS cần nắm tính chất các loại phân bón và lợi ích của nó đối với cây trông mà áp dụng thực tế sản xuất nông nghiệp ở gia đình.

Bài tập về nhà: 2, 3, 4/58    SGK

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn :  27/10/2008

Tuần: 10

                                       Tiết 19:      LUYỆN TẬP (T1)
                TÍNH CHẤT CỦA NITƠ, PHOTPHO VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA CHÚNG

  1. Mục tiêu:

     HS hiểu:

-         Cấu tạo của N2, NH3, HNO3, các tính chất hóa học cơ bản của đơn chất nitơ và của một số hợp chất: amoniac, muối amoni, axit nitric, muối nitrat

-         Các kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của photpho, axit photphoric và muối amoni.

-         Cách nhận biết sự có mặt của nitơ, photpho, amoniac, ion amoni, ion nitrat, ion photphat.

Kĩ năng:

-         Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng hóa học

-         Vận dụng kiến thức để giải các bài toán hóa học

  1. Chuẩn bị:

-         GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập liên quan đến nitơ, photpho và các hợp chất của nitơ, photpho.

-         GV: Chuẩn bị bảng tóm tắt nội dung lí thuyết cần thiết.

-         HS: Ôn tập các kiến thức của nitơ, photpho và các hợp chất của nitơ, photpho.

  1. Kiểm tra bài cũ:

-         GV: HS cho biết các loại phân bón hóa học hiện nay được con người sử dụng cho cây trồng.

-         GV: Nhận xét, cho điểm.

  1. Tiến trình dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:

GV: Sử dụng bảng tóm tắt nội dung lí thuyết về nitơ và hợp chất nitơ, yêu cầu HS cho điền các thông tin vào bảng ?

 

Đơn chất

Amoniac

Muối amoni

Axit nitric

Muối nitrat

Công thức

 

 

 

 

 

Tính chất vật lí

 

 

 

 

 

Tính chất hóa học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2:

GV: Sử dụng bảng tóm tắt nội dung lí thuyết về photpho và hợp chất photpho, yêu cầu HS cho điền các thông tin về photpho và hợp chất của photpho vào bảng?

 

Đơn chất

Axit photphoric

Muối photphat

Công thức

 

 

 

Tính chất vật lí

 

 

 

Tính chất hóa học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. KIẾN THỨC CẦN NẮM

1. Kiến thức về nitơ và hợp chất của nitơ

HS:

 

 

Đơn chất

Amoniac

Muối amoni

Axit nitric

Muối nitrat

Công thức

N ≡ N

NH3­

NH4+

HNO3

NO3-

Tính chất vật lí

Khí không màu không mùi, ít tan trong nước

Khí mùi khai, tan nhiều trong nước

Dễ tan, điện li mạnh

Chất lỏng, không màu, tan vô hạn

Dễ tan, điện li mạnh

Tính chất hóa học

- Bền ở nhiệt độ thường

- P/ứ với O2

- P/ứ với H2

- P/ứ với KL

- Tính bazơ yếu
- Thủy phân

- P/ứ với axit

- P/ứ với dd muối

- Tính khử

- Thủy phân tạo mối trường axit

- Nhiệt phân

- Là axit mạnh

- Là chất oxi hóa mạnh

- Phân hủy bởi nhiệt

 

 

2. Kiến thức về photpho và hợp chất của photpho

HS:

 

 

 

Đơn chất

Axit photphoric

Muối photphat

Công thức

P

H3PO4

PO4-

Tính chất vật lí

Có 2 dạng thù hình phổ biến là photpho trắng và photpho đỏ

Tinh thể trong suốt háo nước, dễ chảy rửa, tan nhiều trong nước.

Dung dịch thường sánh không màu

Muối trung hòa và một số muối axit của kim loại kiềm dễ tan

Đa phần là khó tan

Tính chất hóa học

- Bền ở nhiệt độ thường

- Tính oxi hóa

- Tính khử:

- Tính axit trung bình: điện li ba nấc, phản ứng với bazơ, oxit bazơ.

Không có tính oxi hóa.
 

Là muối của axit trung bình thể hiện tính chất của muối

Nhận biết bằng Ag+

  1. Cũng cố:

- GV: HS về nhà ôn lại các kiến thức về nitơ, photpho và hợp chất của nó, làm các bài tập 7,8,9 /62 SGK chuẩn bị cho tiết luyện tập tiếp theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn :  30/10/2008

Tuần: 10

Tiết 20:      LUYỆN TẬP (T2)
                TÍNH CHẤT CỦA NITƠ, PHOTPHO VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA CHÚNG

  1. Mục tiêu:

     HS hiểu:

-         Các dạng bài tập về nitơ, photpho và hợp chất của nitơ, photpho

-         Các phương pháp giải toán hóa học và phương pháp nhận biết về nitơ, photpho và hợp chất của nó

Kĩ năng:

-         Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải bài tập

  1. Chuẩn bị:

-         GV: Các bài tập liên quan đến nitơ, photpho và hợp chất của nó

-         HS: Ôn tập lí thuyết và làm đầy đủ bài tập ở nhà.

  1. Tiến trình dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:

GV: Để thu được 6,72 lít N2 (đktc) cần nhiệt phân hoàn toàn m gam NH4NO2. Giá trị của m là:

  1. 17,8 gam
  2. 18,6 gam
  3. 19,2 gam
  4. 20,3 gam

Hoạt động 2:

GV: Cho 3,2 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, thu được duy nhất khí X màu nâu đỏ. Thể tích khí X ở đktc là:

  1. 0.68 lít
  2. 0.95 lít
  3. 1.1   lít
  4. 1.12 lít

Hoạt động 3:

GV:

Photpho            B            C                P2O5

 

B, C là

A. Ca3P2, PCl5 

B. Ca3P2,  PH3

C. Ca2P3, PCl5

D. Ca2P3, PH3

Hoạt động 4

GV: Người ta điều chế nitơ bằng cách nhiệt phân hoàn toàn muối amoninitrơ thu được khí N2, lượng N2 này phản ứng với oxi ở điều kiện 30000C thu được NO, NO bị oxi hóa thành NO2 có thể tích 6,72 lít. Hãy tính khối lượng muối amoninitrơ ban đầu.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 5:

GV: Hoà tan hết a gam Cu trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 16,6. Xác định giá trị a?

II. BÀI TẬP

HS: Đáp án C

 

 

 

 

 

 

 

HS: Đáp án D

 

 

 

 

 

 

HS: Đáp án B

 

 

 

 

 

 

 

 

HS:

Phương trình phản ứng:

NH4NO2          t0          N2       +      H2O    (1)

N2    +     O2      30000C            2NO   (2)

2NO    +   O2                       2NO2     (3)

Ta có:  số mol của NO2

nNO2 = = 0,3 mol

Theo phản ứng (1), (2) và (3) thì số mol

nNH4NO2 = nN2 = 2nNO = 2nNO2 = 0,3.2

                                                         = 0,6 mol

Nên khối lượng của muối amoninitrơ là

  m = n .M = 0,6.64 = 38,4 gam

HS:

Ta có số mol hỗn hợp là :

nhh = nNO + nNO2 = = 0,05 mol

gọi x là số mol của NO thì số mol của NO2 là 0,05 – x

Phương trình phản ứng :

3Cu + 8HNO3    3Cu(NO3)2 +2NO +4H2O

                                                x

Cu  +  4HNO3 Cu(NO3­)2 + 2NO2 + 2H2O

                              (0,05 – x)

Ta thấy Mhh = 16,6 .2 = 33,2 gam

Mà Mhh = = 33,2 gam

         = 33, 2 gam  

Suy ra x  = 0,035 mol

Theo phương trình phản ứng sô mol của Cu tham gia phản ứng:

nCu = = 0,06 mol

Khối lượng của Cu:mCu =a = 0,06.64 = 3,84g

D. Cũng cố:

- GV: Yêu cầu HS nắm vững các kiến thức chương II, nắm các dạng bài tập và các phương pháp giải liên quan đến nitơ và photpho chuẩn vị cho kiểm tra 1 tiết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn :  01/11/2008

Tuần: 11

Tiết 21:        BÀI THỰC HÀNH 2

                TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ - PHOTPHO

  1. Mục tiêu:

     HS hiểu:

-         Tính chất oxi hoá mạnh của axit nitric, muối nitrat, axit photphoric và muối photphat

-         Nhận biết các ion amoni, ion nitrat, ion photphat.

Kĩ năng:

-         Rèn luyện kỹ năng thao tác thực hành

-         Cách nhận biết một số loại phân bón.

  1. Chuẩn bị:

-         GV:

       Dụng cụ:

-         Ống nghiệm.              - Nút cao su.

-         Kẹp gỗ.    - Đèn cồn.

-         Giá thí nghiệm.   - Bông gòn.

-         Kẹp sắt.    - Chậu cát.

      Hoá chất:

-         Dung dịch HNO3 68% và 15%.  - Than.

-         Đồng lá.     - (NH4)2SO4.

-         Dung dịch NaOH.    - KCl

-         KNO3 tinh thể.    - Ca(HPO4)2.

-         Dung dịch AgNO3.               - Quỳ tím.

-          HS:

-          Cần chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.

  1. Tiến trình dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:

GV: giới thiệu mục đích yêu cầu thí nghiệm hương dẫn cách tiến hành thí nghiệm.

Chú ý yêu cầu an toàn, chính xác. Hoá chất lấy với lượng nhỏ, đủ dùng.

Thận trọng trong các thí nghiệm với HNO3 đặc.

Hoạt động 2:

GV: Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn SGK. Sau khi tiến hành xong thí nghiệm thì ngâm ống nghiệm ngay vào cốc xút đặc để hấp thụ hết NO2.

 

 

 

 

Hoạt động 3:

GV: Chú ý cẩn thận không lấy lượng hoá chất nhiều sẽ gây nổ

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4:

GV: HS hòa tan các mẫu phân bón trong các ống nghiệm.

 

GV:HS nhận biết phân đạm amoni.

 

 

 

 

 

 

GV: HS nhận biết phân kali clorua và supe photphat kép.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 5:

GV: Hướng dẫn HS vệ sinh phòng thí nghiệm.

Hoạt động 6

GV: Hướng dẫn HS Viết tường trình.

 

Hoạt động 7:

GV: nhận xét buổi thực hành.

I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành

 

 

 

 

 

 

1.Thí nghiệm 1: Tính oxi hoá của axit nitric đặc và loãng

HS: Cho 1ml dung dịch HNO3 68% vào ống nghiệm 1.

Cho 1ml dung dịch HNO3 15% vào ống nghiệm 2.

Cho là đồng vào 2 ống nghiệm và đậy bằng bông tẩm xút. Đun nhẹ ống nghiệm thứ 2. Quan sát và giải thích hiện tượng.

2. Thí nghiệm 2 Tính oxi hoá của muối kali nitrat nóng chảy

HS:Lấy một ống nghiệm sạch, khô cặp vào giá. Đặt giá sắt vào chậu cát rồi cho một lượng nhỏ KNO3 vào ống nghiệm và đun. Đun đến khi có bọt khí bắt đầu xuất hiện thì dùng kẹp sắt cho một mẩu than nóng đỏ vào ống nghiệm chứa KNO3 nóng chảy. Quan sát hiện tượng và giải thích

3. Thí nghiệm 3: Phân biệt một số loại phân bón hóa học

HS: Hoà tan các mẩu phân bón trong các ống nghiệm chứa 4-5ml nước.

a. Phân đạm amoni sunfat

HS: Lấy 1ml dung dịch của mỗi loại phân bón cho vào ống nghiệm riêng. Cho vào mỗi ống 0,5ml dung dịch NaOH và đun nóng nhẹ mỗi ống. Ống nghiệm nào có khí thoát ra làm xanh quỳ tím ẩm là amoni sunfat. Quan sát và giải thích.

b. Phân kali clorua và phân supephotphat kép

HS: Lấy 1ml dung dịch pha chế của kali clorua vào một ống nghiệm và của supephotphat vào ống nghiệm khác. Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào từng ống. Phân biệt hai loại phân bón trên bằng cách quan sát hiện tượng ở mỗi ống. Giải thích.

 

 

 

 

II. Viết tường trình

 

D. Báo cáo kết quả thực hành:

1. H và tên HS:…………………………………………. Lớp:……………………..

2. Tên bài thực hành :…………………………………………………………………

TT

Tên TN 

Cách tiến hành TN

Hiện tượng quan sát được

Giải thích kết quả TN

 

 

 

 

 

E. Cũng cố:

-         GV: HS xem lại các nội dung kiến thức và bài tập chương II.

 

 

 

 

 

 

THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM

H và tên HS:…………………………………………. Lớp………Tổ…………….

TT

Tên TN 

Cách tiến hành TN

Hiện tượng quan sát

Giải thích kết quả TN

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Phản ứng trao đổi ion giữa các dung dịch các chất điện li

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tính oxi hóa của axit nitric đặc và loãng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy

 

 

 

 

 

 

 

Phân biệt một số loại phân bón hóa học

a.Hòa tan phân bón

 

 

 

b.Nhận biết phân amoni sunfat

 

 

 

 

 

 

 

c.Nhận biết phân kali clorua và phân supe photphat

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét của giáo viên:……………………………………………………………………….

Điểm thực hành:………………………………………………………………………………

 

 

 

Ngày soạn :  06/11/2008

Tuần: 11

Tiết 22:         KIỂM TRA 1 TIẾT

Họ và tên:……………………………………...Lớp:……11B4……………………….

Câu1: (3đ)Viết phương trình hóa học thực hiện các dãy chuyển hóa sau :

 

a) N2                  NH3                NH4NO3                           N2O

 

 

   NO                  NO2                HNO3                Cu(NO3)2                        CuO                  Cu

 

b)Photpho                 B                  C                   P2O5

 

Câu 2:(2đ) Nung nóng hỗn hợp gồm 33,6 lít khí N2 và 100,8 lít khí H2 có xúc tác thích hợp. Tính khối lượng NH3 thu được.Biết rằng các thể tích khí đo ở đktc và hiệu suất phản ứng tổng hợp là 25%

Câu 3:(3đ)  Để hoà tan 10g hỗn hợp đồng và đồng(II)oxit cần Vml dd HNO3 15%(D=1,2g/ml), thu được 1,792 lít khí NO (ở đktc)

 a/ Tính khối lượng và % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đồng và đồng(II)oxit.

 b/ Tính  V

 

 

                                   Tiết 22:         KIỂM TRA 1 TIẾT

Họ và tên:……………………………………...Lớp:…………………………….

Câu1: (3đ)Viết phương trình hóa học thực hiện các dãy chuyển hóa sau :

 

a) N2                  NH3                NH4NO3                           N2O

 

 

   NO                  NO2                HNO3                Cu(NO3)2                        CuO                  Cu

 

b)Photpho                 B                  C                   P2O5

 

Câu 2:(2đ) Nung nóng hỗn hợp gồm 6,72t khí N220,16 lít khí H2 có xúc tác thích hợp. Tính khối lượng NH3 thu được.Biết rằng các thể tích khí đo ở đktc và hiệu suất phản ứng tổng hợp là 75%

Câu 3:(3đ) Hoà tan hoàn toàn 10g hỗn hợp 2 kim loại Mg và Cu bằng dd HNO3 , thu được 11,2 lít khí NO2 (ở đktc)

 a/ Tính khối lượng và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp 2 kim loại Mg và Cu.

 b/ Tính thể tích dd HNO3 0,1M cần dùng

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn :  10/11/2008

Tuần: 12

Tiết 23:            CACBON

  1. Mục tiêu:

     HS hiểu:

-         Mối liên hệ giữa vị trí trong BTH, cấu hình electron nguyên tử và tính chất của cacbon; Ba dạng thù hình của cacbon; Cacbon vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá

-         Trạng thái thiên nhiên, khai thác ứng dụng của cacbon.

     Kĩ năng:

-         Xác định được vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn.

-         Viết được cấu hình electron nguyên tử cacbon và suy đoán tính chất hoá học cơ bản của cacbon.

-         Viết được các phương trình phản ứng biểu diễn tính khử và tính oxi hoá của cacbon

-         Biết được thông tin, quan sát mô hình cấu tạo tinh thể các dạng thù hình của cacbon  trong sgk, nhớ lại kiến thức ở lớp 9 …

  1. Chuẩn bị:

-         GV: Mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim cương, than chì,Fuleren.; bảng tuần hoàn  các nguyên tố hóa học.

-         HS: Chuẩn bị bài trước khi lên lớp theo hướng dẫn của GV.

  1. Tiến trình dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:

GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng tuần hoàn và thảo luận các nội dung sau:

-         Vị trí của C trong BTH?

-         Cấu hình e nguyên tử C?

-         Số oxi hóa có thể có của C?

 

 

 

 

GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về hợp chất chứa C thể hiện các số oxi hóa đã nêu.

Hoạt động 2:

GV: sử dụng mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim cương, than chì, fulenren trong SGK

GV: hướng dẫn HS nghiên cứu SGK rút ra tính chất vật lí của 3 dạng thù hình của C.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3:

GV: yêu cầu HS dự đoán tính chất hoá học của cacbon dựa vào cấu trúc nguyên tử và các trạng thái số oxi hoá của các bon.

GV: Yêu cầu học sinh giải thích tại sao C vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

 

 

 

Hoạt động 4:

GV: yêu cầu HS cho biết: C thể hiện tính khử khi nào?

GV: Chất oxi hóa là những chất nào?

GV: HS viết PTHH minh hoạ các tính chất đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 5:

GV: yêu cầu HS cho biết: C thể hiện tính oxi hóa khi nào?

GV: Chất oxi hóa là những chất nào?

GV: HS viết PTHH minh hoạ các tính chất đó

 

 

 

 

 

Hoạt động 6:

GV: yêu cầu HS cho biết kim cương, than chì, than vô định hình có những ứng dụng gì?

 

 

 

 

Hoạt động 7:

GV: yêu cầu HS dựa vào SGK và hiểu biết cuộc sống cho biết trạng thái thiên nhiên của cacbon

 

Hoạt động 8:

GV: cho HS nghiên cứu SGK, từ đó hãy nêu các cách điều chế các dạng thù hình của C.

 

I. VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ:

HS:

- Các bon thuộc chu kì 2, nhóm IVA, Z = 6.

- Cấu hình e: 1S22S22P2

- Lớp ngoài cùng có 4 e nên C có thể tạo được tối đa 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác.

- Các số oxi hóa của C: -4, 0, +2, +4.

HS:

VD:    -4      0   +2  +4

           CH4, C,  CO, CO2

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:

HS:

1. Kim cương:

- Là chất tinh thể không màu, trong suốt, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém.

- Tinh thể thuộc loại tinh thể nguyên tử.

2. Than chì:

- Tinh thể xám đen, có cấu trúc lớp.

- Các lớp lân cận liên kết với nhau bằng tương tác yếu.

3. Fulenren:

* Fuleren: gồm các phân tử C60, C70,…có cấu trúc hình cầu rỗng, gồm 32 mặt.

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:

HS: ở nhiệt độ thường C khá trơ về mặt hoá học nhưng trở nên hoạt động khi đun nóng. Trong các phản ứng C thể hiện tính khử, tính oxi hoá.

HS: - 4 0 +2, +4

Ở số oxi hóa trung gian 0 có thể tăng lên hoặc giảm xuống nên vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

1. Tính khử:

HS: Khi tác dụng với chất oxi hóa

HS: Phi kim mạnh và hợp chất có tính oxi hóa.

a. Tác dụng với oxi

                0                      +4

            C + O2    CO2

b. Tác dụng với hợp chất:

- Ở nhiệt độ cao có thể khử được nhiều oxit :

    Fe2O3 + 3 2Fe +3O

    CO2 + 2O

    SiO2  + 2 Si +2O

- Với HNO3, H2SO4đặc, KClO3

C + HNO3 CO2 + NO2 + H2O

2 . Tính oxi hóa:

HS: Khi tác dụng với chất khử

HS: Hiđro và các kim loại

a. Tác dụng với hiđro:

     Ở nhiệt độ cao và có xúc tác:     

            + 2H2   CH4

b.Tác dụng với kim loại :

        Ở nhiệt độ cao:      

        4 +3 Al43

                       (nhôm cacbua)

IV. ứng dụng:

HS:

- Đồ trang sức, dao cắt thuỷ tinh, mũi khoan . . .

- Dùng làm các điện cực . . .

- Dùng làm chất khử trong luyện kim . . .

- Dùng làm thuốc nổ đen . . .

- Dùng trong mặt nạ phòng độc . . .

V. Trạng thái tự nhiên:

HS

Kim cương và than chì là cacbon tự do gần như tinh khiết, ngoài ra còn có trong khoáng vật .

VI. Điều chế:

- Kim cương nhân tạo: điều chế từ than chì, bằng cách nung ở 30000C và áp suất 70 - 100 nghìn atm trong thời gian dài.

- Than chì: nung than cốc ở 2500 - 30000C trong lò điện không có không khí .

- Than cốc: Nung than mỡ ở 1000 - 12500C, trong lò điện, không có không khí .

- Than gỗ: Khi đốt cháy gỗ trong điều kiện thiếu không khí .

- Than muội:   CH4   C + 2H2 .

- Than mỏ: Khai thác trực tiếp từ các vỉa than .

  1. Củng cố :

-         GV: Yêu cầu HS nhắc lại ý chính của bài và lưu ý C vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử nhưng tính khử vẫn là tính chất chủ yếu của C.

-         GV: Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà 3, 4, 5 SGK trang 70

-         GV: Yêu cầu HS nghiên cứu trước bài : hợp chất của cacbon

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn :  12/11/2008

Tuần: 12

Tiết 24:     HỢP CHẤT CỦA CACBON

  1. Mục tiêu:

     HS hiểu:

-         CO có tính khử; CO2 là một oxit axit có tính oxi hóa.

-         H2CO3 là axit rất kém bền, tính axit yếu và là axit hai nấc.

-         Tính chất của muối cacbonat: tính tan, tác dụng với axit, tác dụng với kiềm

-         Muối cacbonat dể bị nhiệt phân hủy trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.

-         Tính chất vật lý của CO, CO2.

-         Điều chế và ứng dụng của CO, CO2 và muối cacbonat

Kĩ năng

-         Giải thích tính chất hóa học của CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat.

-         Viết PTHH và xác định vai trò chất khử hoặc chất oxi hóa . . . để chứng minh cho tính chất của chúng.

-         Phân biệt khí CO, CO2, muối cacbonat với một số chất khác

  1. Chuẩn bị:

-         GV: Chuẩn bị hình vẽ sơ đồ lò gas

-         HS: nghiên cứu trước bài

  1. Kiểm tra bài cũ:

-         GV: HS hãy nêu tính chất hóa học của cacbon

-         GV: HS hãy viết phương trình phản ứng chứng minh cacbon có những tính chất trên.

-         GV: Nhận xét, cho điểm

  1. Tiến trình dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:

GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết điểm giống nhau và khác nhau về tính chất vật lý của CO và N2 ?

 

 

Hoạt động 2:

GV:  Yêu cầu học sinh từ đặc điểm số oxi hóa của CO dự đoán tính chất hóa học của CO

 

 

GV: Giới thiệu các phản ứng của CO với O2, oxit kim loại. Yêu cầu học sinh hoàn thành các phản ứng.

 

 

 

 

Hoạt động 3:

GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết khí CO được điều chế như thế nào? Viết PTHH minh họa?

 

 

 

 

Hoạt động 4:

GV: cho HS nghiên cứu SGK và hiểu biết thực tế để rút ra tính chất vật lý của CO2.?

GV: bổ sung thêm ảnh hưởng của CO2 đến môi trường gây hiệu ứng nhà kính....

 

 

 

Hoạt động 5:

GV: Yêu câu HS cho viết CO2 có tính oxi hóa hay tính khử?

GV: Tại sai CO2 có tính oxi hóa yếu?

 

GV: Yêu cầu học sinh viết phương trình chứng minh CO2 là oxit axit.

 

 

 

 

 

Hoạt động 6:

GV: cho HS nghiên cứu SGK cho biết điều chế CO2 trong công nghiệp và phòng thí nghiệm?

 

 

 

 

Hoạt động 7:

GV: Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm đã biết về axit cacbonic và viết phương trình  điện li của axit cacbonic?

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 8:

GV: yêu cầu HS trình bày tính chất của muối cacbonat và hiđrocacbonat.

 

 

 

GV: Yêu cầu HS dùng bảng tính tan nhận xét về tính tan của muối cacbonat trung hòa.

Giới thiện tính tan của muối hidrocacbonat.

 

 

 

 

GV: Yêu cầu HS viết các phản ứng chứng minh tính chất hóa học của muối cacbonat (tác dụng với axit mạnh, kiềm mạnh, oxit bazơ và phản ứng nhiệt phân)

GV: thông báo khả năng bị nhiệt phân của các loại muối cacbonat

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 9:

GV: Yêu HS nghiên cứu sách giáo khoa tìm hiểu một số muối cacbonat quan trọng và nêu các ứng dụng của nó?

 

A. CACBON MONOOXIT

I. Tính chất vật lý:

HS:

- Khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước, khác Nitơ là CO rất độc.

II. Tính chất hóa học:

1. Cacbon monoxit là oxit không tạo muối:

- Giống N2, CO2 kém hoạt động ở nhiệt độ thường và trở nên hoạt động khi đun nóng. Nó là oxit không tạo muối (oxit trung tính).

2. Tính khử:

- CO cháy trong không khí

2CO + O2  2CO2

- Tác dụng nhiều oxit kim loại

CO + CuO Cu + CO2

3CO + Fe2O3  2Fe + 3CO2

III. Điều chế:

1. Trong phòng thí nghiệm:

- HCOOH CO + H2O

2. Trong công nghiệp:

C + H2O CO + H2

CO2 + C 2CO

B. CACBON ĐI OXIT

I. Tính chất vật lí:

Là chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí , tan ít trong nước.

Ở nhiệt độ thường, áp suất 60atm CO2 hóa lỏng

Làm lạnh đột ngột ở -760C CO2 hóa thành khối rắn gọi “nước đá khô “ có hiện tượng thăng hoa.

II. Tính chất hóa học:

HS: Tính oxi hóa vì C có trong CO2 ở trạng thái số oxi hóa + 4 là số oxi hóa lớn nhất.

HS: C có độ âm điện nhỏ, trạng thái số oxh +4 bền nên có tính oxh yếu.

a. Là không khí duy trì sự sống và sự cháy.

b. Là oxit axit:

- Tác dụng với nước:

CO2 + H2 H2CO3

- Tác dụng với oxit bazơ:

- Tác dụng với dung dịch kiềm

III. Điều chế:

1. Trong phòng thí nghiệm:

muối cacbonat + axit mạnh:

CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 H2O

2. Trong công nghiệp :

CaCO3 CaO + CO2

C. AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT

I. Axit cacbonic:

- H2CO3 là axit hai nấc rất yếu, kém bền phân huỷ thành CO2 và H2O

- Trong dung dịch:

              H2CO3 H+ + HCO3-   

             HCO3- H+ + CO32

- Axit cacbonic có thể tạo được hai loại muối:

+ Muối axit

+ Muối trung hòa

II. Muối cacbonat:

1. Tính chất:

- Tác dụng với oxit bazơ

- Tác dụng với dung dịch kiềm tạo muối trung hoà: Na2CO2, CaCO3. . .và tạo muối axit: NaHCO3, Ca(HCO3)2. . .

a. Tính tan:

- Muối trung hòa của kim loại kiềm (trừ Li2CO3) amoni và các muối hiđrocacbonat dễ tan trong nước (trừ NaHCO3).

- Muối cacbonat trung hòa của các kim loại khác không tan hoặc ít tan trong nước .

b. Tác dụng với axit:

VD:

NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O

HCO-3 + H+  CO2 + H2O

Na2CO3 + 2HCl  NaCl + CO2 + H2O

CO32- + 2H+ CO2 + H2O

c. Tác dụng với dung dịch kiềm:

 VD:

- NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O

- HCO-3 + OH-  CO32- + H2O

d. Phản ứng nhiệt phân:

2NaHCO3  Na2CO3 + CO2 + H2O

MgCO3  MgO + CO2

2. ng dụng:

- Canxicacbonat (CaCO3 ): Là chất bột nhẹ màu trắng, được dùng làm chất độn trong lưu hóa và một số nghành công nghiệp.

- Natri cacbon khan (Na2CO3): Là chất bột màu trắng, tan nhiều trong nước (dạng tinh thể Na2CO3 .10H2O) được dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt . . .

- NaHCO3: Là tinh thể màu trắng hơi ít tan trong nước, được dùng trong công nghiệp thực phẩm, y học.

  1. Cũng cố:

-         GV: Yêu cầu HS nắm các tính chất của cacbon monooxit, cacbon đioxit, axit cacbonic và muối cacbonát

-         GV: Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập 5, 6/75 SGK và xem trước bài silic và hợp chất của silic ở nhà.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn :  15/10/2008

Tuần: 13

                  Tiết 25:            SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC

  1. Mục tiêu:

     HS hiểu:

-         Tính chất vật lí, tính chất hóa học của silic

-         Tính chất vật lí, hóa học của các hợp chất silic: SiO2, H2SiO3, muối silicat.

-         Phương pháp điều chế và ứng dụng của các hợp chất silic

Kĩ năng:

-         Dự đoán tính chất hóa học của Si và so sánh với cacbon; Viết các phương trình của phản ứng chứng minh tính chất của Si và tính chất của một số hợp chất của Si.

-         Vận dụng kiến thức để giải các bài tập có liên quan

-         Vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề liên quan trong thực tế đới sống

  1. Chuẩn bị:

-         GV: Chuẩn bị bảng tuần hoàn và các tài liệu có liên quan đến silic và hợp chất của silic

-         HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà và xem xét những ứng dụng của silic trong vật dụng gia đình

  1. Kiểm tra bài cũ:

-         GV: HS hãy nêu tính chất hóa chung của cacbonmonooxit, cacbonđioxit, axit cacbonic, muối cacbonat

-         GV: HS viết một số phản ứng chứng minh những tính chất của nó

-         GV: Nhận xét, cho điểm

  1. Tiến trình dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu sách giáo khoa và so sánh tính chất vật lí của si và C.

 

 

 

Hoạt động 2:

GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK rồi so sánh với C, Si có tính chất hoá học giống và khác nhau như thế nào?

GV: HS viết PTHH minh hoạ các tính chất đó.

 

 

 

 

Hoạt động 3:

GV: Yêu cầu HS nghiên cứa SGK và cho biết các dạng khác nhau của silic trong tự nhiên.

GV: Giới thiệu ứng dụng và điều chế silic

 

 

Hoạt động 4:

GV: Yêu cầu HS quan sát mẫu cát nhận xét về tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của silic đioxit?

GV: HS nghiên cứu SGK cho biết tính chất hóa học của SiO2? Viết phương trình phản ứng minh họa?

GV: nhận xét ý kiến của HS và bổ sung những điều cần thiết.

 

 

Hoạt động 5:                               

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết tính chất vật lí và tính chất hóa học của axit silixic?

 

 

Hoạt động 6:

GV: Yêu cầu HS tra bảng tính tan nhận xét, tính chất muối silicat

A. SILIC

I. Tính chất vật lí:

+ Có hai dạng thù hình: tinh thể và vô định hình (giống C).

+ Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao

+ Si có tính bán dẫn (khác C)

II. Tính chất hóa học:

1. Tính khử:

a. Tác dụng với phi kim:

Si + 2F2 SiF4

Si + O2 SiO2

b. Tác dụng với hợp chất:

3Si + 2Fe2O3 4Fe + 3SiO2

Si + 2NaOH + H2O Na2SiO3 + H2 

2. Tính oxi hóa:

Si + Mg Mg2Si

III. Trạng thái tự nhiên: SGK

IV. Ứng dụng và điều chế:

1. Ứng dụng: SGK

2. Điều chế: Cho SiO2 tác dụng với chất khử mạnh ở nhiệt độ cao:

2C + SiO2 Si + 2CO

2Mg + SiO2 Si + MgO

B. HỢP CHẤT CỦA SILIC

I. Silic đioxit :

a. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên: (SGK)

b. Tính chất hóa học:

- SiO2 là oxit axit (tác dụng với kiềm đặc, nóng)

SiO2 + 2NaOH Na2SiO3 + H2O

SiO2 + Na2CO3 Na2SiO3 + CO2

- SiO2 tan trong HF

4HF + SiO2 SiF4 + 2H2O

II. Axit silixic

- Kết tủa keo, không tan trong nước:

- Dễ mất nước khi đun nóng

   H2SiO­3  SiO2 + H2O

Là axit yếu, yếu hơn cả H2CO3

Na2SiO3 + CO2 + H2O H2SiO3 + Na2CO3

III. Muối silicat:

Hầu hết muối silicat không tan trong nước.Chỉ có muối silicat của kim loại kiềm tan trong nước và dung dịch thu được có môi trường kiềm:

Na2SiO3 + H2O NaOH + NaHSiO3 

  1. Cũng cố

-         GV: HS cần nắm vững tính chất hóa học của silic, silic đioxit và phương pháp điều chế silic, axit silixic

-         GV: HS về nhà làm bài tập 6/79 SGK và xem trước bài : Công nghệ silicat.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn :  20/11/2008

Tuần: 14

Tiết 26:            CÔNG NGHỆ SILICAT

  1. Mục tiêu:

     HS hiểu:

-         Thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh, xi măng, gốm

-         Phương pháp sản xuất thủy tinh, gốm, xi măng từ nguyên liệu thiên nhiên.

Kĩ năng:

-         Phân biệt thủy tinh, gốm, xi măng dựa vào thành phần, tính chất của chúng.

-         Biết sử dụng và bảo quản các sản phẩm làm bằng vật liệu silicat: thủy tinh, đồ gốm, xây dựng như xi măng . .

  1. Chuẩn bị:

-         GV: Sơ đồ sản xuất clinke, xi măng

-         HS: Sưu tầm tìm kiếm các mẫu vật bằng thủy tinh, gốm, sứ.

  1. Kiểm tra bài cũ:

-         GV: HS trình bày tính chất hóa học của silic?

-         GV: trình bày tính chất hóa học của silic đioxit?

-         GV: Nhận xét, cho điểm.

  1. Tiến trình dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGKthực tế trả lời theo gợi ý:

- Thủy tinh có thành phần hóa học chủ yếu là gì?

- Nêu những tính chất quan trọng của thủy tinh

- Thủy tinh được chia thành những loại nào?

GV: nhận xét các ý kiến của HS và bổ sung thêm thành phần và tính chất của một số loại thuỷ tinh

 

 

Hoạt động 2:

GV: HS nghiên cứu SGK cho biết thành phần chủ yếu của đồ gốm là gì?Có những loại đồ gốm nào? Cách sản xuất các loại đồ gốm như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3:

GV: HS nghiên cứu SGK và từ kiến thức thực tế cho biết:

+ Xi măng có thành phần hoá học chủ yếu là gì?

+ Quá trình đông cứng xi măng xảy ra như thế nào?

GV: dùng sơ đồ lò quay sản xuất clanke để mô tả sự vận hành của lò

A. THỦY TINH

I. Thành phần và tính chất:

- Thành phần: Na2O.CaO.6SiO­2

- Tính chất: Giòn, hệ số giản nở nhiệt lớn

II. Một số loại thủy tinh:

- Thuỷ tinh thường: Chủ yếu là Na2O, CaO, 6SiO2. Làm cửa kính, gương soi

- Thuỷ tinh pha lê: Thay Na2O, CaO bằng K2O, PbO. Làm thấu kính, lăng kính...

- Thuỷ tinh đổi màu: Có chứa AgBr, AgCl

- Thuỷ tinh thạch anh: Chủ yếu SiO2

- Thuỷ tinh có màu: Thêm một số loại oxit có màu; Cr2O3, Fe2O3, MnO...

B. ĐỒ GỐM

Vật liệu được điều chế từ đất sét và cao lanh

I. Gạch ngói: (SGK)

II. Gạch chịu lửa: (SGK)

III. Sành sứ và men:

1. Sành: Đất sét nung 12000C sành. Tráng men là các muối nóng chảy tạo lớp bảo vệ.

2. Sứ: Cao lanh, fenspat, thạch anh, oxit kim loại nung 10000C, tráng men, nung tiếp 14000C Sứ

3. Men: có thành phần là giống sứ, nhưng dể nóng chảy hơn, khi nung tạo thủy tinh che bề mặt

C. XI MĂNG

I. Thành phần: 3CaO.SiO2; 2CaO.SiO2; 3CaO.Al2O3 .

II. Sản xuất xi măng:

Đá vôi, đất sét nung ở 13000C trong lò quay clanke, nghiền nhỏ với chất phụ gia Xi măng

II. Quá trình đông cứng ximăng:

 3CaO.SiO2­ + 5H2O Ca2SiO4.4H2O + Ca(OH)2

2CaO.SiO2 + 4H2O Ca2SiO4. 4H2O

3CaO.Al2O3 + 6H2O Ca3(AlO3)2.6H2O

 Các tinh thể hidrat xen kẽ với nhau tạo thành khói cứng và bền

  1. Cũng cố:

       - GV: HS nắm các thành phần của thủy tinh, đồ gốm và xi măng

       - GV: HS về nhà làm các bài tập SGK và ôn lại kiến thức chương 3: Cacbon – silic

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn :  25/11/2008

Tuần: 14

Tiết 27:      LUYỆN TẬP
                TÍNH CHẤT CỦA CACBON, SILIC VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA CHÚNG

  1. Mục tiêu:

     HS hiểu:

-         Củng cố kiến thức tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của C, Si, CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat và hidrocacbonat, axit silixic, muối silicat

     Kĩ năng:

-         So sánh cấu hình e, tính chất hóa học cơ bản giữa C và Si và giữa các loại hợp chất tương ứng.

-         So sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần phân tử, cấu tạo phân tử, tính chất hóa học cơ bản giữa các hợp chất: oxit CO2 và SiO2, axit H2CO3 và H2SiO3, muối cacbonat và silicat

-         Viết các PTHH minh họa cho những kết luận về sự giống nhau và khác nhau giữa đơn chất và giữa các hợp chất

-         Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải bài tập

     B. Chuẩn bị:

-         GV: Chuẩn bị bảng tóm tắt nội dung lí thuyết cần thiết.

-         HS: Ôn tập lý thuyết và làm đầy đủ bài tập ở nhà.

     C. Tiến trình – dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1

GV: HS so sánh tính chất của cacbon và silic điền các thông tinh vào bảng sau:

Các tính chất

Cacbon

Silic

Cấu hình .

 

 

Độ âm điện

 

 

Số oxy hoá

 

 

Các dạng thù hình

 

 

Tính khử

 

 

Tính Oxy hoá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2 :

GV:HS so sánh tính chất của CO, CO2, SiO2 và điền các thông tinh vào bảng sau:

Các tính chất

CO

(oxit không tạo muối)

CO2­

( oxit axit)

SiO2

( oxit axit)

Soh của C & Si

 

 

 

Trạng thái, độc

 

 

 

Tác dụng với Kiềm

 

 

 

Tính khử

 

 

 

Tính

oxy hoá

 

 

 

Tính chất khác

 

 

 

 Hoạt động 3 :

GV : Yêu cầu HS so sánh tính chất của H2CO3 và H2SiO3

Các tính chất

H2CO3

H2SiO3

Tính bền

 

 

Tính Axit

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4:

GV: HS so sánh tính của muối cacbonat và muối silicat.

Các tính chất

Na2CO3, CaCO3

Na2SiO3,

CaSiO3

Tính chất

 

 

 

Hoạt động 5:

GV: Để đốt cháy 6,80 g hỗn hợp X gồm hiđro và cacbon mono oxit cần 8,96 lít oxi (đo ở đktc). Xác định thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của hỗn hợp X

I. KIẾN THỨC CẦN NẮM

1. So sánh tính chất của cacbon và silic

Các tính chất

Cacbon

Silic

Cấu hình

1s2 2s22p2

1s2 2s22p6 3s23p2

Độ âm điện

2,55

1,9

Soxy hoá

-4, 0, +2, +4

-4, 0, (+2 ), +4

Các dạng thù hình

KC, TC, C VĐH

Si TT, Si VĐH

Tính khử

+ Tác dụng với O2 ( t0)

+ Tác dụng với hợp chất ( oxi hoá mạnh) HNO3 đ, H2SO4 đ, KClO3

* Với các NTố PK có ĐÂĐ lớn hơn như  F2, O2 ( t0)…

* Với dd kiềm.

Tính oxy hoá

+ Tác dụng H2 ( Ni, t0)

+ Tác dụng KL ( Al, Mg… cần t0).

Ở t0 cao t/d với các LK Ca, Mg, Fe…

2. So sánh tính chất của  CO, CO2 , SiO2

 

 

Các tính chất

CO

(oxit không tạo muối)

CO2­

( oxit axit)

SiO2

( oxit axit)

Soh của C & Si

+2

+4

+4

Trạng thái, độc

Khí, độc

Khí, không độc

Rắn, không độc

Tác dụng với Kiềm

Không

nước vôi trong tạo kết tủa

NaOH tạo muối

Tính khử

không

không

Tính

oxy hoá

Không

Tính chất khác

Không

Không

Tan trong HF

3. So sánh tính chất của H2CO3 và H2SiO3

Các tính chất

H2CO3

H2SiO3

Tính bền

- Chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, rất dễ bị phân huỷ thành CO2 và H2O.

- Bền hơn H2CO3, H2SiOdạng keo, khi đun nóng mới bị mất nước.

Tính Axit

- Axit yếu

- Axit rất yếu

Khi đun nóng bị mất nước một phần tạo silicagen có S bề mặt lớn là chất hấp phụ.

 

4. So sánh tính của muối cacbonat và muối silicat.

Các tính chất

Na2CO3, CaCO3

Na2SiO3,

CaSiO3

Tính chất

Chỉ có kim loại kiềm bền

Muối silicacat khá bền

II.BÀI TẬP

HS:

 

                             2mol          1mol          

Phản ứng:            2H2       +        O2 2H2O   (1)  

                               x               0,50x

                             2CO     +        O2 2CO2    (2)          

                              2.mol            1mol

                               y                   0,50y              

Gọi x là số mol H2 và y là số mol CO

                 2x + 28 y = 6,80 (a)    

   0,50 (x + y) =    

                    x + y = 0,800      (b)                               

   Giải ra được x = 0,600 và y = 0,200 vì số mol tỉ lệ với thể tích vậy H2 chiếm 75.0% ( ứng với 0,600mol) và 25,0% ( ứng với 0,200mol).

- Khối lượng hiđro:    = 17,6%

- Khối lượng cacbon mono oxit: 100%-17,6% = 82,4

 

  1. Cũng cố:

- GV: Yêu cầu HS về nhà xem lại các kiến thức đã học trong chương 3 và chuẩn bị trước bài: Mở đầu về hợp chất hữu cơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Ngày soạn :  01/12/2008

Tuần: 15

Tiết 28:      MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

  1. Mục tiêu:

     HS hiểu:

-         Vì sao tính chất của các hợp chất hữu cơ lại rất khác so với tính chất của hợp chất vô cơ

-         Tầm quant trọng của việc phân tích nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

-         Khái niệm về hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ và đặc điểm chung của chất hữu cơ.

-         Cách phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần hoặc theo mạch C

    Kĩ năng:

-         Nắm được các phương pháp tinh chế, nhận biết các hợp chất hữu cơ

  1. Chuẩn bị:

      - GV: chuẩn bị một số hình ảnh tài liệu liên quan đến bài dạy

      - HS: nghiên cứu bài trước ở nhà và xem lại những bài học về hóa học hữu cơ ở lớp 9

C. Tiến trình dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 

 

 

 

 

 

 

Tæ Hãa - Gi¸o viªn : TrÇn Quèc Quèc                                                                        Trang 1                                                                                                                                                       

nguon VI OLET