GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRAI NGHIỆM VỚI STEAM
CHỦ ĐỀ: CHẾ BIẾN RƯỢU TRÁI CÂY LÊN MEN

VẤN ĐỀ: Mùa hè đến, có rất nhiều loại trái cây tươi ngon, giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ. Nhưng thời gian để thu hoạch ngắn, muốn ba bao quan được lâu, chế biến thành thức uống ngon, tốt cho sức khoe.
I. MỞ ĐẦU:
1. Mục đích của chủ đề:
Chế biến rượu trái cây tại nhà, hạn chế được tác hại của rượu giả.
Xây dựng quy trình lên men cho trái cây, giúp chúng ta xây dựng được quy trình lên men cho một số sản phẩm khác.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu chung: Thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh phải đạt được 3 yếu tố:
* Kiến thức: Học sinh có thể tạo ra một sản phẩm lên men tại nhà trên cơ sở vận dụng kiến thức của môn Công nghệ 8(bài 18: các phương pháp chế biến thực phẩm); Sinh học 6 (bài 50: vi sinh vật); Hoá học 9(bài 44: Rượu Etylic; bài 45: Axit axetic).
* Kỹ năng; HS rèn luyện kĩ năng sử dụng các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ các thao tác trong quá trình chế biến rượu trái cây lên men; kĩ năng tính toán, đo lường, nghiên cứu một trong các yếu tố của quá trình lên men để tạo thành một sản phẩm cho gia đình; rèn luyện kỹ năng thuyết trình, lắng nghe, phản biện; kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm, tự tìm tòi kiến thức mới.
* Thái độ: Yêu thích khoa học, tích cực tìm tòi, sáng tạo. có ý thức cộng đồng, làm ra sản phẩm sạch để phục vụ gia đình, bạn bè, người thân, người tiêu dung.
2.2. Năng lực đặc thù:
Tham gia hoạt động trải nghiệm này, giúp học sinh phát triển những năng lực đặc thù là:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động
- Năng lực định hướng nghề nghiệp
2.3. Phát triển năng lực với STEAM:
* Khoa học(Science): HS tìm hiểu nguyên lý tạo ra một sản phẩm lên men(sữa chua, giấm, rượu, dưa muối, rược cái…) từ những nguyên liệu có sẵn nhờ vi sinh vật. Nhờ các phản ứng hoá học trong quá trình lên men rượu mà từ nguyên liệu ban đầu tạo ra được sản phẩm theo nhu cầu.
* Công nghệ (Technology):
HS đọc sách, tra Internet, hỏi người thân, giáo viên, chuyên gia…để tìm hiểu về qua strifnh lên men vi sinh, các yếu tố ảnh hưởng đến sự lên men rượu, quy trình thực hiện làm ra một sản phẩm lên men
HS biết dùng một số dụng cụ đo lường phổ thông(giấy chỉ thị vạn năng) hay máy đo độ lường, độ cồn cầm tay mini cho kết quả chính xác cao.
* Kỹ thuật (Engineering):
HS sử dụng các vật dụng như dao để cắt, gọt thực phẩm; muỗng, thìa để trộn đều thực phẩm với men; rổ rá để rửa, sơ chế thực phẩm ban đầu; cân để cân chính xác lượng nước, đường, nguyên vật liệu…
* Nghệ thuật (Art): HS biết lựa chọn loại bình ngâm sao cho đẹp mắt.
* Toán học(Mathmatics):
HS tính toán thể tích tổng cộng của tất cả các nguyên vật liệu và men để chuẩn bị bình chứa cho phù hợp. Tính toán tỉ lệ phù hpj giữa khối lượng hoa quả với khối lượng men; cân khối lượng và dung biểu đồ để so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men; tính toán chi phí cho một sản phẩm rượu trái cây thành phẩm.
3. Thời gian, hình thức tổ chức chủ đề:
- Thời gian: 05 tiết trên lớp và 04 tuần chuẩn bị tại nhà.
- Thời điểm thực hiện: Từ tuần 20 đến tuần 24 học kì II
- Địa điểm: Trong lớp hoặc ngoài sân trường và ở nhà.
- Nội dung: Học sinh tham gia cả 4/4 hoạt động trải nghiệm: HĐTN hướng tới bản thân; HĐ hướng tới xã hội; HĐ hướng đến tự nhiên; HĐ hướng nghiệp
- Phương thức trải nghiệm:
II. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI STEAM:
1. Trải nghiệm:
1.1. HS tìm hiểu ở nhà qua tài liệu, sách vở, mạng internet để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Tìm hiểu quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật, từ đó nêu đặc điểm của quá trình này.
Câu 2: Tìm hiểu ứng dụng của quá trình lên men rượu: chế biến siro, làm rượu cái.
Câu 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của nồng độ đường đến hiệu suất và chất
nguon VI OLET